Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 23 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 23 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức.

- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

- Nêu được quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định -đối với trẻ em.

- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.

- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toan giao thông.

2. Kĩ năng.

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 23 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn; 20/ 2/ 2011
Ngày giảng:
6A..
6B.. Tiết 23
Bài 14. THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.
- Nêu được quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định -đối với trẻ em.
- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.
- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toan giao thông.
2. Kĩ năng.
- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.
3. Thái độ.
- Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông.
- Đồng tình, ủng hộ hanhhf vi thực hiện đúng, phê phan hành vi vi pham..
II. Chuẩn bị.
giáo viên: Số liệu về tai nạn giao thông ở địa phương.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức. 6A 6B
2. Kiểm tra bài cũ.
H: : Nêu mối quan hệ giữa nhà nước và công dân?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 Họat động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
HS: Đọc thông tin sự kiện
GV: Tổ chức thảo luận nhóm (3 phút).
Nhóm 1, 2: Em hãy quan sát bảng thông kê và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người do tại nạn gây ra? 
HS: Số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng.
Nhóm 3, 4: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nhiều như hiện nay? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?
HS: + Dân cư tăng, các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
 + Quản lý của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
 + Ý thức của một số người tham gia giao thông còn chưa tốt.
 + Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.
GV: Nhận xét, bổ sung.
Nhóm 5, 6: Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, bảo đảm an tòan khi đi đường?
HS: + Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.
 + Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
 + Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.
 + Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.
HS: Thảo luận, đại diện nhóm lên trả lời.
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý, chuyển qua phần bài học. 
 Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
 Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.
GV: Hệ thống báo hiệu giao thông bao gồm những gì?
HS: Trả lời
GV: Dẫn vào tìm hiểu đèn tín hiệu và biển báo
GV: Khi tham gia giao thông em thấy có những kiểu đèn tín hiệu nào? Mỗi đèn tín hiệu có ý nghĩa gì?
HS: Trả lời, học sinh khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
GV: Cho HS quan sát tranh vi phạm giao thông.
HS: Quan sát tranh
GV: Em nhận xét gì về hành vi của người tham gia giao thông trong tranh?
HS: Trả lời 
GV: Bản thân em có thực hiện đúng theo tín hiệu đèn giao thông không?
HS: Trả lời
GV: Chốt ý và củng cố, chuyển ý
GV: Cho HS quan sát các biển báo giao thông
HS: Quan sát
GV: Biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm mấy nhóm? Ý nghĩa của từng nhóm biển báo?
HS: Trả lời 
GV: Cho học sinh quan sát tranh. 
- Người tham gia giao thông có hành vi nào sai phạm?
HS: Trả lời.
GV:Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
Họat động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV: Cho HS làm bài tập b SGK/46.
HS: Trả lời bài tập, HS khác nhận xét bổ sung.
GV: Đưa ra hai biển báo minh họa. Nhận xét. 
I. Thông tin, sự kiện.
Số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân: 
+ Dân cư tăng, các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
 + Quản lý của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
 + Ý thức của một số người tham gia giao thông còn chưa tốt.
 + Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông
II.Nội dung bài học
1. Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ:
a. Đèn tín hiệu giao thông:
- Đèn đỏ: dừng lại
- Đèn vàng: đi chậm lại
- Đèn xanh: được đi
b/ Biển báo hiệu đường bộ:
Gồm 5 nhóm:
- Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.
- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.
- Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.
- Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam để chỉ các hướng đi hoặc điều cần biết.
- Biển phụ: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt cạnh các biển báo nhằm thuyết minh, bổ sung cho các biển báo.
III. Bài tập:
* Bài tập b:
- Biển báo 305 cho phép người đi bộ được đi.
 - Biển báo 304 cho phép người đi xe đạp được đi.
4. Củng cố.
GV khái quất lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 44, 45
- Làm các bài tập còn lại sách giáo khoa trang 46,47
- Chuẩn bị bài 14:(tiếp theo)
- Tìm tranh ảnh về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 23.doc