Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 6: Biết ơn

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 6: Biết ơn

Giúp HS:

- Hiểu thế nào là biết nơ, ý nghĩa và sự cần thiết của sự rèn luyện lòng biết ơn.

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.

- Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ thầy cô giáo đang giảng dạy.

II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề

III./ TÀI LIỆU: sách giáo khoa, sách giáo viên, ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn

IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1) Ổn định

2) Kiểm tra bài cũ:

a) Em hãy cho biết thế nào là tôn trọng kỉ luật ?

b) Tìm ca dao, tục ngữ nói tính tôn trọng kỉ luật ? Tìm những hành vi thiếu tôn trọng kỉ luật ?

3) Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1068Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 6: Biết ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 7
Bài 6 BIẾT ƠN
I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Hiểu thế nào là biết nơ, ý nghĩa và sự cần thiết của sự rèn luyện lòng biết ơn.
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn. 
Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ thầy cô giáo đang giảng dạy.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề
III./ TÀI LIỆU: sách giáo khoa, sách giáo viên, ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn 
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1) Ổn định
2) Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy cho biết thế nào là tôn trọng kỉ luật ? 
b) Tìm ca dao, tục ngữ nói tính tôn trọng kỉ luật ? Tìm những hành vi thiếu tôn trọng kỉ luật ? 
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI
GV: Hằng năm cứ đến ngày 10 tháng 03 âm lịch, nhân dân ta lại nô nức về dự Giỗ tổ Hùng Vương, việc làm đó thể hiện lòng biết ơn các vua Hùng đã có công dựng nên nước Việt Nam ngày nay.
Nhà nước ta đã quyết định lấy ngày 10 tháng 03 hằng năm làm ngày Giỗ tổ của dân tộc.
Qua đó em thấy thể hiện đạo lý gì của dân tộc ta?
HĐ2./ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC
GV: Cho HS đọc truyện
HS: đọc
GV: nêu câu hỏi
1) Vì sao chị Hồng không thể quên được người thầy giáo cũ của mình dù đã hơn hai mươi năm?
HS: Vì chị Hồng quen viết tay trái, thầy thường xuyên sửa bằng cách cầm tay phải của Hồng để hướng dẫn viết; thầy khuyên nét chữ là nết người.
2) Chị Hồng đã có ngững việc làm và ý định gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan?
HS: ân hận vì làm trái lời thầy; quyết tâm thực hiện lời dạy bảo của thầy là viết tay phải; hơn hai mươi nam sau, Hồng vẫn nhớ ơn thầy rèn cách viết cho mình và đã viết thư thăm thầy.
3) Việc làm của Chị Hồng thể hiện đức tính gì?
HS: Việc làm của chị Hồng thể hiện đức tính biết ơn.
4) Em hãy cho biết thế nào là biết ơn?
HS: Trả lời nội dung bài học a.
GV: Nhận xét.
HS: Ghi bài. 
I./ TRUYỆN ĐỌC
Thư của một học sinh cũ
II./ BÀI HỌC
1) Thế nào là biết ơn?
Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, với đất nước.
HĐ3./ THẢO LUẬN TÌM NỘI DUNG PHẨM CHẤT BIẾT ƠN
GV: Hướng dẫn HS thảo luận
HS: ngồi theo nhóm
GV: đặt câu hỏi
1) Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao?
2) Tìm những việc làm trái ngược với biết ơn? Những hành vi đó gọi là gì?
3) Tìm ca dao, tục ngữ nói lên lòng biết ơn? 
GV: Ý nghĩa của lòng biết ơn?
HS: Trả lời nội dung bài học b.
GV: Nhận xét
HS: Ghi bài vào tập
GV: Yêu cầu HS ghi các câu tục ngữ sách Giáo khoa
è HS thảo luận
è HS thảo luận
è HS thảo luận
2) Ý nghĩa của lòng Biết ơn?
Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp tốt đẹp giữa người với người.
@ Tục ngữ:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ nguồn.
HĐ4./ LIÊN HỆ THỰC TẾ
GV: Nêu một số tình huống
HS: Giải quyết tình huống
1) Khi nhận quà từ ba mẹ thì em phải làm gì?
HS: nói cảm ơn ba, mẹ.
2) Ta có được một nước độc lập, tự do như ngày hôm nay là nhờ những ai?
HS: Nhờ Bác Hồ, các anh hùng, liệt sĩ, những người có công với Cách mạng, các anh hùng dân tộc..
3) Chúng ta có được như ngày hôm nay là nhờ ai?
HS: Ông bà, cha, mẹ, thầy, cô giáo
HĐ5./ CŨNG CỐ
GV: yêu cầu HS làm bài tập a) SGK/18
Đánh dấu x vào ô trống với những hành vi biết ơn:
Lan cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng ¨
Trước đây ông An được ông Bình giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông An đã vượt qua đói nghèo, trở nên giàu có. Bây giờ, gặp lại ông Bình, ông An có vẻ lãng tránh ¨
Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng ngõ xóm sạch đẹp ¨
Vào dịp tết Nguyên Đán, bạn Dũng cùng ba mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại ¨
Em hãy cho biết thế nào là Biết ơn? Ý nghĩa của Biết ơn? 
 Tìm ca dao tục ngữ nói lên lòng biết ơn?
HĐ6./ DẶN DÒ:
Học thuộc bài
Làm bài tập biết ơn, c SGK/ 19
Chuẩn bị bài 7 “ Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên”
Xem phần truyện đọc
Trả lời gợi ý
Chuẩn bị nội dung bài học
Các bài tập SGK.
Tìm hiểu các hành vi của con người gây ô nhiễm môi trường?
Để cho môi trường luôn trong lành sạch đẹp chúng ta cần phải làm gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc