Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị

Kiến thức:

- Nêu được thế nào là lịch sự tế nhị

Yêu cầu HS nêu được 3 ý sau:

+ Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ lời nói và hành vi giao tiếp

+ Thể hiện những hiểu biết, những quy định chung của xã hội

+ Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.

- Nêu được ý nghĩa của lịch sự tế nhị

Kỉ năng:

- Biết phân biệt hành vi lịch sự tế nhị và không lịch sự tế nhị.

- Trái với lịch sự tế nhị

- Biết giao tiếp lịch sự tế nhị với mọi người xung quanh

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 22/10/2010
Tiết 11 Lớp 6A1:.
Bài 9 Lớp 6A2:
 Lớp 6A3:..
LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
I./ MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Nêu được thế nào là lịch sự tế nhị
Yêu cầu HS nêu được 3 ý sau:
+ Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ lời nói và hành vi giao tiếp
+ Thể hiện những hiểu biết, những quy định chung của xã hội
+ Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
- Nêu được ý nghĩa của lịch sự tế nhị
Kỉ năng:
- Biết phân biệt hành vi lịch sự tế nhị và không lịch sự tế nhị.
- Trái với lịch sự tế nhị
- Biết giao tiếp lịch sự tế nhị với mọi người xung quanh
Thái độ:
- Yêu mến quý trọng những người lịch sự tế nhị.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống
III./ TÀI LIỆU: Tranh ảnh về lịch sự, tế nhị ( nếu có) ( ăn mặc, lời nói) bài soạn, SGK, SGV
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1) Ổn định
2) Kiểm tra bài cũ: 
a) Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Ý nghĩa của sống chan hoà với mọi người?
b) Tìm những hành vi thiếu chan hoà với mọi người?
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI
GV: Nêu tình huống để HS sấm vai: “ 1 bạn làm cô giáo, 1 bạn đi học muộn. Cô đang ghi bảng thì bạn đó chạy ào vào lớp trước vẻ ngở ngàng của bạn bè trong lớp cùng cô giáo”
HS: Nhận xét về hành vi của bạn nói trên.
GV: Hướng HS vào bài học.
HĐ2./ TÌM HIỂU PHẦN TRUYỆN ĐỌC
GV: Mời 1 em đọc ( hoặc 2 em đọc 2 lần )
HS: đọc 
GV: Nêu câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận nhóm:
HS: Chia thành từng nhóm nhỏ thảo luận.
1) Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào qua tình huống trên? Vì sao? 
HS: Em đồng ý với cách cư xử của bạn Tuyết 
Vì: cách cư xử của bạn Tuyết đứng nép ngoài cửa để khỏi phải làm phiền thầy và các bạn trong lớp là thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự, tế nhị. Đứng nghiêm chào thầy xin thầy cho vào lớp và nói lời xin lỗi thầy giáo.
2 ) Em không đồng ý với cách cư xử của bạn nào qua tình huống trên? Vì sao? 
HS: Em không đồng ý với cách cư xử của các bạn chạy ào vào lớp.
Vì: có bạn không chào thể hiện vô lễ đã đi muộn còn không không xin lỗi vào lớp lúc thầy đang nói là thể hiện thiếu lịch sự, tế nhị. Có bạn lại chào rất to là thiếu lịch sự, tế nhị.
3) Nếu là thầy Hùng thì em xử sự như thế nào? Đoán xem thầy Hùng cư xử như thế nào? Giáo viên nêu các cách cư sử để học sinh lựa chọn:
- Phê bình gắt gao.
- Nhắc nhở nhẹ nhàng.
- Coi như không có chuyện gì.
- Không nói lúc ấy, tan học sẽ nhắc trực tiếp các bạn.
- Không nói gì với học sinh, phản ánh chuyện đó với GVCN.
- Kể một câu chuyện thể hiện sự lịch sự, tế nhị để học sinh tự liên hệ.
GV: yêu cầu các nhóm trả lời 
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, liên hệ đến bài học
GV: Qua tình huống trên em hiểu thế nào là lịch sự?
HS: Trả lời nội dung SGK
GV: Yêu cầu HS ghi tập
GV: Em hiểu thế nào là tế nhị?
HS: Trả lời nội dung SGK
GV: Yêu cầu HS ghi tập
I./ TÌNH HUỐNG
II./ BÀI HỌC
1) Thế nào là lịch sự?
Lịch sự là những cử chỉ, hành vi trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
2) Thế nào là tế nhị?
Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cữ chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
HĐ3./ LIÊN HỆ BẢN THÂN
 GV: Bản thân em có thể hiện lịch sự, tế nhị hay chưa? Kể những hành vi ấy ra?
HS: tự do trả lời
HS: nhận xét
GV: kết luận
GV: Khi đi học thì chúng ta ăn mặc như thế nào?
HS: tự do trả lời
HS: nhận xét
GV: kết luận
GV: Khi đi chợ thì ăn mặc như thế nào?
HS: tự do trả lời
HS: nhận xét.
GV: kết luận.
GV: Khi đi ăn đám cưới thì ăn mặc như thế nào?
HS: tự do trả lời.
HS: nhận xét.
GV: kết luận.
GV: Khi đi đám tang thì ăn mặc, nói năng như thế nào?
HS: tự do trả lời.
HS: nhận xét.
GV: kết luận.
GV: Qua đó em hãy cho biết thể hiện của lịch sự, tế nhị trong cuộc sống?
HS: Trả lời 
GV: Nhận xét
HS: Ghi tập
GV: Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì?
 HS: Trả lời. 
GV: Nhận xét.
HS: Ghi tập.
3) Thể hiện của lịch sự, tế nhị?
Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói, và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
4) Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị?
Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người.
* Ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua,
 Lựa lợi mà nói cho vừa lòng nhau. 
HĐ5./ CỦNG CỐ BÀI TẬP
Em hãy so sáng sự giống nhau và khác nhau của lịch sự, tế nhị ?
Đánh dấu x vào những cột thể hiện hành vi lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị ?
Hành vi
Lịch sự, tế nhị
Thiếu lịch sự, tế nhị
1. Biết nhường nhịn bạn bè, em nhỏ
2. Mở nhạc to khi đã quá nữa đêm
3. Đùa giỡn trong khi thầy đang giảng bài
4.Ăn mặc sạch đẹp, gọn gàng đi đám cưới.
5. Ăn mặc hở hang khi vào lễ chùa, nhà thờ
6. Chen vào câu chuyện của người khác khi họ đang nói.
7. Biết cảm ơn khi nhận được quà.
8. Nói chuyện với người khác mà mắt nhìn đâu đâu.
9. Nói không có đầu có đuôi.
10. nói nhỏ nhẹ với bạn bè người lớn tuổi.
HĐ6./ DẶN DÒ
Học bài
Làm bài tập a, b, công đoàn SGK
Chuẩn bị bài 10. tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
Đọc truyện Trương Quế Chi
Trả lời các câu hỏi gợi ý SGK
Xem trước nội dung bài học
Xem các bài tập cuối sách.
Tìm những việc làm thuộc về hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc