Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 23 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (tiết 2)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 23 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (tiết 2)

Học xong bài này học sinh cần nắm được:

1. Về kiến thức:

- Nêu được nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- Hiểu được 2 hình thức cơ bản của nền dân chủ XHCN là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện).

2. Về kỹ năng:

- Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực văn hóa – xã hội phù hợp với lứa tuổi

 

doc 10 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 23 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/02/2012
Tiết PPCT: 23
BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức:
- Nêu được nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Hiểu được 2 hình thức cơ bản của nền dân chủ XHCN là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện).
2. Về kỹ năng:
- Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực văn hóa – xã hội phù hợp với lứa tuổi
3. Về thái độ:
- Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi
- Phê phán những hành vi luận điệu xuyên tạc chống lại nền dân chủ XHCN. 
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp:
- Sử dụng phối hợp các phương pháp sau: Thuyết trình giảng giải, thảo luận nhóm, đàm thoại, trực quan
2. Phương tiện:
- SGK Giáo dục công dân 11, sách giáo viên GDCD 11
- Bảng phụ để thảo luận nhóm, tranh ảnh.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
 Câu hỏi: Em hiểu dân chủ là gì? Bản chất nền dân chủ XHCN được thể hiện như thế nào? 
Trả lời:
- Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước. Dân chủ là một hình thức Nhà nước gắn liền với giai cấp thống trị.
Bản chất: + Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân
 + Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu tư
liệu sản xuất.
 + Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác Lênin làm nền tảng
tinh thần của xã hội.
 + Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động.
 + Dân chủ xã hội gắn với pháp luật, kỷ cương.
3. Dạy bài mới (35 phút)
Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về bản chất và nội dung của nền dân chủ XHCN. Đó là nền dân chủ rộng rãi và triệt để nhất trong lịch sử, là nền dân chủ của nhân nhân lao động. Vậy nền dân chủ XHCN được thể hiện thông qua các hình thức cơ bản nào, hôm nay chúng ta tìm hiểu qua tiết 2 của bài : “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1 (15 phút): GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại để giảng dạy đơn vị kiến thức: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa, xã hội
- GV thuyết trình: Trong đời sống, văn hóa có mặt mọi nơi và nó được thể hiện rất phong phú và đa dạng nhưng để làm chủ bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa chúng ta phải hiểu được công dân có những quyền gì?
- GV hỏi: Vào ngày nghỉ gia đình em có đi xem phim, nghe ca nhạc hay đi công viên chơi không?
- Nhà văn nhà báo hay một người nào đó sáng tác thơ, văn được đăng bài thì họ được hưởng quyền lợi gì không?
- Là một học sinh em có tham gia viết bài, chuyện cười cho tờ báo nào không?
- HS trả lời:
- GV bổ sung, kết luận:
Ai cũng có quyền tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng lợi ích sáng tạo, văn hóa văn nghệ. Các em cũng thế nên hãy phát huy quyền dân chủ đó của mình. Dân chủ còn được thể hiện ở việc giải phóng những thiên kiến lạc hậu và áp bức về tinh thần, đưa văn hóa đến cho mọi người.
- GV chuyển ý: Trong lĩnh vực văn hóa dân chủ được thể hiện rộng rãi như vậy còn trong lĩnh vực xã hội thế nào?
- GV hỏi: 
+ Em hãy cho biết độ tuổi lao động là bao nhiêu?
+ Con thương binh, liệt sĩ khi đang học được hưởng những gì?
+ Em hãy lấy 1 số ví dụ về bình đẳng nam nữ?
- HS trả lời: 
- GV bổ sung và kết luận:
Theo Điều 145 Bộ Luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Điều 50 khoản 1 điểm a Luật bảo hiểm xã hội quy định về độ tuổi nghỉ hưu như sau nam nghỉ hưu từ 60 tuổi, nữ từ 55 tuổi.(Tuổi lao động nam từ 15 - 60, nữ từ 15 - 55; Điều 6 Luật lao động qui định: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.) Mỗi công dân đều có quyền dân chủ, đều được Nhà nước quan tâm và giúp đỡ. Chúng ta nắm rõ những quyền này để tạo ra thuận lợi cho mình trong cuộc sống.
- GV chuyển ý: Dân chủ được thể hiện trên nhiều lĩnh vực tuy nhiên cách thức để thể hiện dân chủ như thế nào chúng ta sang phần 3: Những hình thức cơ bản của dân chủ.
* Hoạt động 2 (20 phút): Cho học sinh thảo luận nhóm để giúp học sinh hiểu rõ hơn những hình thức cơ bản của dân chủ
- GV chia lớp thành 4 nhóm: 
+ Nhóm 1: Thế nào là dân chủ trực tiếp? Cho ví dụ ?
+ Nhóm 2: Những hình thức phổ biến nhất của dân chủ trực tiếp ngày nay? Cho ví dụ minh họa cụ thể từng hình thức?
+ Nhóm 3: Thế nào là dân chủ gián tiếp? Hãy nêu những hình thức dân chủ gián tiếp mà em biết?
+ Nhóm 4: Hai hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp có mối quan hệ như thế nào? 
- GV: Sau khi đưa câu hỏi thảo luận, phát bảng phụ cho HS.
- HS: Thảo luận, cử đại diện lên trả lời.( Thời gian cho mỗi nhóm vừa thảo luận + trả lời là 6 phút)
- GV: Nhận xét và kết luận: 
+ Nhóm 1: Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước.
Ví dụ: + Tất cả công dân trực tiếp tham gia bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố.
+ Các cuộc họp toàn dân quyết định việc sửa sang đường sá, hợp tác xã
+ Lớp 11/4 cùng nhau bàn bạc kế hoạch cắm trại của lớp sắp tới
- GV treo bảng phụ 1 số hình ảnh ( hình ảnh 1, 2, 3, 4) thể hiện hình thức dân chủ trực tiếp để giúp học sinh hiểu rõ hơn bài học.
+ Nhóm 2: Các hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp là:
- Trưng cầu dân ý: Là khi nhà nước quyết định một vấn đề quan trọng thường đem ra thảo luận bàn bạc, lấy ý kiến của đại đa số nhân.
 Ví dụ: Vấn đề tăng giảm học phí của bộ GD- ĐT, hay đổi mới sách giáo khoa ở các cấp học
- Thực hiện sáng kiến pháp luật
Ví dụ: Người dân được tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các điều luật.
- Hình thức dân chủ tự quản, xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước phù hợp với pháp luật.
Ví dụ: Quy định của tổ dân phố nơi em ở về khu phố văn minh, nề nếp và thực hiện gia đình có lối sống văn hóa
+ Nhóm 3 : Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.
Ví dụ: + Bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội. 
+ Bầu hội đồng nhân dân các cấp
+ Ban cán sự cùng cô giáo chủ nhiệm họp để xem xét, đưa ra các hình thức kỷ luật xử lý học sinh vi phạm nội quy, không học bài 
- GV: Treo bảng phụ (hình ảnh 5, 6, 7, 8) giúp học sinh hiểu hơn nền dân chủ gián tiếp là như thế nào.
+ Nhóm 4: Mối quan hệ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp: đều là hình thức của chế độ dân chủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nó mang tính quần chúng nhân dân rộng rãi và phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Cần kết hợp sử dụng tốt cả 2 hình thức để phát huy tối đa hiệu quả của nền dân chủ XHCN.
- GV: Vậy là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em làm gì để thể hiện và thực hiện lối sống dân chủ?
- HS suy nghĩ, trả lời:
- GV nhận xét, kết luận: Là học sinh, để góp phần thực hiện lối sống dân chủ, các em cần:
+ Luôn lắng nghe ‎ kiến ở các cuộc thảo luận những vấn đề của lớp, trường hay tổ dân phố nơi em ở, tham gia đóng góp những ý kiến hay, góp phần vào việc xây dựng trường, lớp, khu phố
+ Luôn tôn trọng ‎ ý kiến của mọi người
+ Có thái độ phê phán, chống lại quan điểm sống lạc hậu, còn mang nặng tàn dư của xã hội phong kiến.
2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam
c, Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa
- Nội dung: Làm chủ bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa
- Biểu hiện: 
+ Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa
+ Hưởng lợi ích sáng tạo văn hóa, văn nghệ của chính mình.
+ Quyền sáng tác phê bình văn học, nghệ thuật.
c, Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội
- Nội dung: Đảm bảo các quyền lợi về xã hội
- Biểu hiện:
+ Quyền lao động
+ Quyền bình đẳng nam nữ
+ Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội
+ Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe
+ Quyền được đảm bảo về vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động
+ Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ
3. Những hình thức cơ bản của dân chủ.
a. Dân chủ trực tiếp
- Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước.
- Các hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp là:
+ Trưng cầu dân ‎ý
+ Thực hiện sáng kiến pháp luật
+ Hình thức dân chủ tự quản, xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước phù hợp với pháp luật.
b, Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện)
- Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.
* Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp đều là hình thức của chế độ dân chủ có mối quan hệ mật thiết với nhau.
4. Luyện tập củng cố (4 phút)
Câu hỏi trắc nghiệm: 
- Em cho biết ý kiến đúng về trách nhiệm của bản thân góp phần thực hiện nếp sống dân chủ:
a. Thực hiện nếp sống văn hóa nơi công cộng
b. Đi bầu cử khi đủ tuổi
c. Thực hiện tốt nề nếp học tập
d. Có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
e. Phê phán hiện tượng tiêu cực
Đáp án: Tất cả đều đúng
GV kết luận toàn bài: Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc, nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Mọi chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đều thể hiện lợi ích của nhân dân, có sự tham gia góp ý kiến của nhân dân nhằm góp phần xây dựng đất nước dân chủ, giàu mạnh.
5. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
- Yêu cầu làm các bài tập SGK
 - Xem trước bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm.
 6. Rút kinh nghiệm: 
	Đà Nẵng, ngày, tháng, năm 2012
	BCĐTTSP Duyệt GVHDGD Duyệt SVTT
Hình 1: Họp thôn, xã
Hình 2: Họp tổ dân phố
Hình 3: Bỏ phiếu bầu cử chủ tịch xã
Hình 4: Bầu cử trưởng khu phố
	Hình 5:Bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội	
Hình 6: Quốc hội bỏ phiếu để bầu ra lãnh đạo nhiệm kì mới
Hình 7: Các đại biểu nêu ý kiến tại cuộc họp Quốc hội
Hình 8: Họp hội đồng nhân dân các cấp

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 10 tiet 2 Nen dan chu xa hoi chu nghia.doc