Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 17: Ôn tập học kì I

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 17: Ôn tập học kì I

 

2.Kĩ năng.

- HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

3.Thái độ.

- HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.

II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên: Nội dung ôn tập.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 17: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn.
Ngày giảng.
6A..
6B.. Tiết 17 
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Môc tiªu bài học
1. KiÕn thøc.
- HS n¾m ®­îc c¸c kiÕn thøc ®· häc ë häc k× I vµ tr×nh bµy cã hÖ thèng, chÝnh x¸c.
- Lµm ®­îc c¸c bµi tËp liªn quan ®Õn néi dung bµi häc.
2.Kĩ năng.
- HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 
3.Thái độ.
- HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Nội dung ôn tập.
 2. Học sinh : Ôn lại nội dung các bài đã học.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức : 6A 6B
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra ôn tập.
3. Bài mới.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung
* Hoạt động 1. Hệ thống lại nội dung bài học
H: Thế nào là tự chăm sóc và rèn luyện thân thể ?
HS: Trả lời.
Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác.
H: Theo em SK có ý nghĩa gì đối với học tập? Lao động? Vui chơi giải trí?.
HS: - Sức khoẻ là vốn quý của con người.
- Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.
H: Thế nào là siêng năng, kiên trì? 
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
H: Thế nào là tiết kiệm? 
- Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
H: Học sinh phải rèn luyện và thực hành tiết kiệm ntn?
- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.
- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.
- Sử dụng điện nước hợp lí.
H: Lễ độ là gì?
 Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
H: Biểu hiện của lễ độ?
HS:
* Biểu hiện;
- Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.
- Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi...
* Trái với lễ độ là: Vô lễ, hổn láo, thiếu văn hóa
H: Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
 Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
H : Thế nào là biết ơn?
HS : Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.
H : Thiên nhiên bao gồm những gì?
HS : Bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản...
H: Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Con người cần phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
HS: 
- Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống,đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Thiên nhiên là môi trường sống của con người,không có thiên nhiên con người không thể tồn tại được.
Con người cần phải yêu thiên nhiên,sống gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên,tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên,không làm những điều có hại đến thiên nhiên,biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người,khắc phục những hạn chế ,tác hại do thiên nhiên gây ra.
H: Thế nào là sống chan hoà với mọi người?
HS: Sống chan hoà là sống vui vẽ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích.
H: Thế nào là lịch sự, tế nhị?
- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
H: Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
HS: Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát.
H: Mục đích học tập của học sinh hiện nay là gì? Em hiểu thế nào là mục đích học tập đúng? Mục đích học tập sai? Cho ví dụ cụ thể.
HS: Mục đích học tập của học sinh hiện nay:
Học tập để trở thành con ngoan trò giỏi,cháu ngoan Bác Hồ,người công dân tốt.
Trở thành người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Mục đích học tập đúng đắn là: Không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học tập vì tương lai của dân tộc,vì sự phồn vinh của đất nước.
Mục đích học tập sai là chỉ đến lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là học để nắm vững kiến thức,chỉ nghĩ đến lợi ích,tương lai của bản thân.
HS: Tự nêu ví dụ.
GV: Chuyển ý.
* Hoạt động 2.Luyện tập.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập .
Bài tập 1.Tuấn và Quang rủ nhau đi xem ca nhạc.Vào cửa rạp,Tuấn vẫn hút thuốc lá.Quang ghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá nhưng Tuấn lại gắt lên với Quang “ Kệ tớ,việc gì phải tắt.Chẳng liên quan đến ai cả .”
 Em có đồng ý với thái độ của Tuấn không?Tại sao?
HS: Đọc và xác định yêu cầu đề bài.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Trả lời,nhận xét,bổ sung.
GV: Nhận xét,kết luận.
Bài 2. Có người cho rằng thực hiện nếp sống có kỉ luật làm cho con người mất tự do.em có đồng ý với ý kiến đó không ? tại sao?
HS: Đọc và xác định yêu cầu đề bài.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Trả lời,nhận xét,bổ sung.
GV: Nhận xét,kết luận.
I. Nội dung bài học.
1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
2. Siêng năng, kiên trì.
3. Tiết kiệm.
4. Lễ độ.
5. Tôn trọng kĩ luật.
6. Biết ơn.
7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
8. Sống chan hoà với mọi người.
9. Lịch sự, tế nhị.
10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
11. Mục đích học tập của học sinh.
II. Bài tập.
Bài 1. Không đồng ý với thái độ của Tuấn.
Vì: Thái độ của Tuấn là không lịch sự,không những không tôn trọng lời nhắc nhở của Quang mà còn cố tình hút thuốc lá trước đám đông.
Không đồng ý với ý kiến trên.
-Vì tính kỉ luật không làm mất đi tự do mà làm cho cuộc sống con người có nền nếp,có kỉ cương,lợi ích của cá nhân và xã hội được đảm bảo.
4. Củng cố.
GV: hệ thống lại bài ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà.
 - Về nhà làm đề cương ôn tập.
- Tiết sau kiểm tra học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 17.doc