1.1 Kiến thức: (GT)
- Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
1.2. Kỹ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.
- Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
1.3. Thái độ:
Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Bài: Tiết 12 + 13 Tuần dạy: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: (GT) - Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. 1.2. Kỹ năng: - Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người. - Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 1.3. Thái độ: Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 2.TRỌNG TÂM. - Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. - Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. - Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người. - Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 3. CHUẨN BỊ 3.1 Giáo viên: - Tranh ảnh về các hoạt động Đoàn, đội của trường. 3.2 Học sinh: Đồ dùng học tập. 4. TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức và KTSS. 4.2. Kiểm tra miệng. Câu 1: Thế nào là lịch sự, tế nhị ? Câu 2: Vì sao chúng ta cần phải biết lịch sự, tế nhị ? Câu 3: Em hãy kể 1 số hoạt động tập thể của lớp và trường em mà em từng tham gia ? 4.3. Giảng bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên: Mỗi con người đều sống, đều phải tồn tại trong một tập thể, một xã hội nhất định và chỉ có thể phát triển, hoàn thiện bản thân mình trong tập thể. Vì vậy chúng ta phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội nhằm xây dựng một tập thể tốt đẹp, vững mạnh; phát huy năng lực cá nhân và sống lành mạnh, tự tin, vui vẻ. *Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc - Giáo viên: Gọi học sinh đọc truyện đọc. - Giáo viên: Cho học sinh thảo luận nhóm các nội dung sau: + Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? + Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ, bạn bè xung quanh? + Những chi tiết nào thể hiện tính tích cực, tính tự giác, tính sáng tạo của Trương Quế Chi? + Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hành động tích cực, tự giác. => Giáo viên: Trở thành con ngoan, trò giỏi là mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của học sinh, là sự thể hiện đạo đức, nhân cách, xác định đúng trách nhiệm xã hội của tuổi học trò. * Mơ ước trở thành nhà báo thể hiện Trương Quế Chi sớm xác định lý tưởng, nghề nghiệp của cuộc đời. Như vậy giữa mục tiêu trước mắt và lý tưởng sống lâu dài đã được Trương Quế Chi định hướng kỹ nhất và có quan hệ với nhau, chi phối việc tích cực, tự giác trong việc lựa chọn nội dung học tập và hoạt động. - Giáo viên: Như vậy ngay từ bây giờ các em phải làm gì?( Cần xác định mục tiêu phấn đấu để có kế hoạch.) *Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học và liên hệ thực tế. - Giáo viên: Vậy em hiểu tích cực, tự giác là gì? => Giáo viên: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là tự nguyện tham gia các hoạt động của tập thể, hoạt động của xã hội vì lợi ích chung, vì mọi người. Giáo viên: Hoạt động chính trị - xã hội nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi công dân, thể hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng quan hệ xã hội. - Giáo viên: Vậy nhiệm vụ của các em là gì? + Có ý thức đóng góp công sức, suy nghĩ vào những hoạt động chung cho tập thể lớp hoặc tập thể xã hội tổ chức; tham gia xây dựng tập thể tốt. + Thường xuyên cùng với bạn bè, nhắc nhở bạn bè chống lại những biểu hiện sai trái trong hoạt động tập thể. + Ủng hộ người tốt, việc tốt trong học tập, hoạt động tập thể. + Có ý chí, có quyết tâm không ngừng vượt khó để nâng cao hiệu quả hiệu quả học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Tranh thủ tham gia các hoạt động tập thể (lớp, trường, Đoàn Đội) + Tự nguyện nhận những công việc được phân công khi bản thân thấy có đủ điều kiện, khả năng. * Giáo viên kể cho học sinh nghe và yêu cầu học sinh kể những tấm gương người tốt, việc tốt, có nhiều thành tích tham gia hoạt động xã hội. * Giáo viên: Cho học sinh xem ảnh về các hoạt động tập thể của trường, Đoàn, Đội. => Hình ảnh ở các em ý chí, mong muốn và có hành động thực sự tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, làm chủ bản thân 1.Truyện đọc: - Điều ước của Trương Quế Chi II.Bài học: a. Khái niệm: - Tích cực là luôn luôn tham gia mọi hoạt động. - Tự giác là chủ động làm vệc, không cần ai nhắc nhở, giám sát. - Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố. Câu 1: Thế nào là tích cực, tự giác tham gia HĐTT HĐXH ? Đáp án câu 1: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là tự nguyện tham gia các hoạt động của tập thể, hoạt động của xã hội vì lợi ích chung, vì mọi người. 4.5 Hướng dẫn HS tự học. - Xem bài tập 3. - Xây dựng các tình huống liên quan đến tích cực, tự giác tham gia HĐTT HĐXH( ngắn gọn, hay) 5. RÚT KINH NGHIỆM * Nội dung: . * Phương pháp: . * Sử dụng đồ dùng- TB dạy học: TIẾT 2: 4.1 Ổn định tổ chức và KTSS. 4.2 Kiểm tra miệng. Câu 1: Thế nào là tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội ? Câu 2: Nam lo sợ các bạn khác trong lớp chê bai mình nên dù rất thích tham gia biểu diễn văn nghệ, thích phát biểu ý kiến nhưng Nam vẫn không dám đăng kí. Em có nhận xét gì về Nam ? Nếu em là Nam em sẽ làm như thế nào ? Là bạn Nam, em sẽ làm gì để giúp bạn ? 4.3 Giảng bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *Hoạt động 1: Giới thiệu bài Nói tích cực, tự giác.là 1 đức tính tốt của HS, các bạn của chúng ta đã thực hiện như thế nào ? * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài và diễn tình huống. GV: Cho hs đọc và làm các bài 3a,b,c,d - Bài tập a: Biểu hiện tính tích cực tự giác? - Bài tập b: Nhận xét việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương? GV: Cho hs chuẩn bị 5 phút tình huống của nhóm. HS: Chuẩn bị và diễn tình huống. GV, HS: nhận xét, tuyên dương nhóm có tình huống hay, nhóm xử lí tình huống giỏi, và cá nhân diễn xuất tốt. - Bài tập c: Biểu hiện tích cực? - Bài tập d: Biểu hiện tự giác? III. Luyện tập: - Bài tập a: - Bài tập b: - Bài tập c: Ví dụ: Tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng. - Bài tập d: Ví dụ: Xung phong nhận công tác sao nhi đồng. 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố. Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện tốt, đúng đắn: a/ Tự giác trực nhật không để ai nhắc nhở. b/ Trốn không tham gia sinh hoạt lớp. c/ Hăng hái nhận trang trí lớp học. d/ Luôn tham gia nhanh chóng, đúng thời hạn các phong trào của trường, lớp: trồng cây, tập thể dục, báo tường, nuôi heo đất Đáp án câu 1: biểu hiện tích cực, tự giác tham gia HĐTT HĐXH là:a,c,d 4.5 Hướng dẫn HS tự học. - Xem bài: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. 5. RÚT KINH NGHIỆM * Nội dung: * Phương pháp: . * Sử dụng đồ dùng- TB dạy học: .
Tài liệu đính kèm: