I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi con người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
2. Kỹ năng: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
TIẾT 1 BÀI 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức:- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi con người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt. - Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân. 2. Kỹ năng: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác. - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. II. KNS cơ bản: - KN lập kế hoạch; KN đặt mục tiêu rèn luyện sức khỏe. - KN tư duy phê phán, đánh giá III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm.- Động não; Trình bày 1 phút IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên chuẩn bị: tranh bài 1, tục ngữ, ca dao nói về sức khỏe 2. HS chuẩn bị: Xem truyện đọc ở SGK và soạn bài V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. a. Khám phá: Cha ông ta thường nói: " Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng...." Vậy sức khoẻ là gì? Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện việc đó bằng cách nào? GV dẫn dắt vào bài mới. b. Kết nối: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: - Mục tiêu: hs Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi con người cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt. - KNS: KN tư duy phê phán, đánh giá. - Cách tiến hành: GV cho HS tự kiểm tra vệ sinh cá nhân lẫn nhau. GV. Gọi HS nhận xét về vệ sinh của bạn. GV. Gọi Hs đọc truyện SGK. GV. Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?. GV. Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy? GV. Theo em sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao?. GV: yêu cầu hs lấy vd những người biết giữ gìn sức khỏe, luyện tập hằng ngày nên có cơ thể khỏe, đẹp, nhanh nhẹn, dẻo dai.. Hoạt động 2: Mục tiêu: hs nêu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. Cách tiến hành: GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận theo ND: - Muốn có SK tốt chúng ta cần phải làm gì?. HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại. GV. Theo em SK có ý nghĩa gì đối với học tập? Lao động? Vui chơi giải trí?. Hoạt động 3: GV. Hãy nêu những hậu quả của việc không rèn luyện tốt SK? c. Thực hành, luyện tập: GV: hd hs làm bài tập vào vở. - GV.Yêu càu HS làm BT a,b SGK trang 5 1. Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi con người cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt. Thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất đối với mỗi con người, không có gì thay thế đượ, vì vậy cần phải biết giữ gìn, tự chăm sóc, rèn luyện để có thân thể, sức khỏe tốt. 2. Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Sức khoẻ là vốn quý của con người. - Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc. 3. Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân - Ăn uống điều độ , đủ chất dinh dưỡng - Luyện tập thể dục thường xuyên - Phòng bệnh hơn chữa bệnh 4. Luyện tập: Bài tập a,b. d. Vận dụng: - Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần làm, cần tránh những điều gì? - Hãy nêu tác hại của nghiện thuốc lá, uống rượu bia? 4. Hướng dẫn về nhà: - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, nói về sức khoẻ - Làm các bài tập còn lại ở SGK - Xem trước bài 2. TIẾT 2 BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ (T1) I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì, những biểu hiện của siêng năng, kiên trì 2. Kỹ năng: Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về SN,KT cả trong học tập và lao động. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích lao động và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, công việc có ích đã đề ra. II. KNS cơ bản: KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút. -Động não Nghiên cứu trường hợp điển hình IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên chuẩn bị: SGK, SGV GDCD 6... 2. HS chuẩn bị: Xem trước nội dung bài học, soạn bài V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ : 1. Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì?. 2. Hãy kể một vài việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho bản thân?. 3. Bài mới: a. Khám phá: Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. b. Kết nối: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Mục tiêu: HS hiểu tn là siêng năng, kiên trì? Trái với siêng năng, kiên trì là gì? KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. Cách thức thực hiện: GV. Gọi Hs đọc truyện SGK. Gv: Bác Hồ của chúng ta sử dụng được bao nhiêu thứ tiếng nước ngoài?. GV. Vì sao Bác nói được nhiều thứ tiếng như vậy?. GV: Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học?. GV. Bác đã khắc phục những khó khăn đó ntn?. Gv: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?. Gv: Thế nào là siêng năng? Gv: Yêu cầu mỗi HS tìm 2 ví dụ thể hiện SN trong học tập và trong lao động?. Gv: Trái với SN là gì? Cho ví dụ? Gv: Giới thiệu quan niệm SN của Bác Hồ. Gv: Thế nào là kiên trì? Gv: Trái với KT là gì? Cho ví dụ? Gv: Nêu mqh giữa SN và KT? GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận theo 4 nd sau: 1. Kể tên những danh nhân mà nhờ có tính SNKT đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp. 2. Kể một vài việc làm chứng tỏ sự SN,KT. 3. Kể những tấm gương SNKT trong học tập. 4. Khi nào thì cần phải SNKT?. HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại. c. Thực hành, Luyện tập. GV : Hd hs làm bài tập ở sgk. 1. Thế nào là siêng năng, kiên trì? - Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn. * Trái với SN là: lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám... - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ. * Trái với KT là: nãn lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm... 2. Luyện tập: GV: Hd hs làm bài tập a sgk d. Vận dụng:GV yêu cầu hs chơi sắm vai tình huống. * BT tình huống: Chuẩn bị cho giờ Kt văn ngày mai, Tuấn đang ngồi ôn bài thì Nam và Hải đến rủ đi đánh điện tử. Nếu em là Tuấn em sẽ làm gì? 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Làm các bài tập b,c,d SGK - Xem nd còn lại của bài. TIẾT 3 BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ (TT) I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì và cách rèn luyện. 2. Kỹ năng: Học sinh biết phân biệt đức tính SNKT với lười biếng chống chán; biết phê phán những biểu hiện lười biếng nãn chí trong học tập, lao động. 3. Thái độ: Học sinh biết tôn trọng sản phẩm lao động, kiên trì, vượt khó trong học tập. II. KNS cơ bản: KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Kích thích tư duy. - Giải quyết vấn đề. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên chuẩn bị: SGK, SGV GDCD 6... 2. HS chuẩn bị: Sưu tầm những tấm gương SNKT trong học tập. V. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: II. Kiểm tra bài cũ : 1. Thế nào là SNKT? Cho ví dụ?. III. Bài mới. a.Khám phá: Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. b.Kết nối: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 2: Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. Cách thức thực hiện: GV. Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo 3 nd sau: 1. Tìm biểu hiện SNKT trong học tập. 2.Tìm biểu hiện SNKT trong lao động. 3. Tìm biểu hiện SNKT trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác. HS; Thảo luận, nhận xét, bổ sung, GV chốt lại. Gv: yêu cầu Hs nhắc lại quan niệm về siêng năng, kiên trì của Bác Hồ. Gv: Nêu việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì của bản thân và kết quả của công việc đó?. Gv: Nêu việc làm thể hiện sự lười biếng,chóng chán của bản thân và hậu quả của công việc đó?. c. Thực hành, luyện tập: Gv: HD học sinh làm bt b, c SGK Làm bt 3 SBT. Gv: Theo em cần làm gì để trở thành người SNKT?. 2. Ý nghĩa: - Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. + Trong học tập:Chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập: đi học đều, làm bài đầy đủ + Trong lao động: Tham gia lao động đều đặn, cố gắng trong khi làm việc đạt kết quả tốt, chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình; có nếp sống gọn gàng, ngăn nắptham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. + Trong các hoạt động khác: ( kiên trì luyện tập TDTT, đấu tranh phòng chốngTNXH, bảo vệ môi trường...) 3. Luyện tập: d. Vận dụng: GV chốt lại toàn bài. GV: Yêu cầu hs tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì. VD: - Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho. - Nói ít làm nhiều - Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Làm các bài tập d SGK - Xem nd bài 3 " Tiết kiệm". TIẾT 4 BÀI 3: TIẾT KIỆM I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là tiết kiệm, cách tiết kiệm và ý nghĩa của nó. 2. Kỹ năng: Học sinh biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí. 3. Thái độ: Học sinh thường xuyên có ý thức tiết kiệm về mọi mặt ( thời gian, tiền của, đồ dùng, dụng cụ học tập, lao động..). * Tích hợp Tư Tưởng Hồ Chí Minh. * Tích hợp GDMT: II. KN sống cơ bản: - KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thực hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và những hành vi keo kiệt, bủn xỉn.. KN thu nhập và xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm.. II. Phương pháp: -Động não. - Thảo luận nhóm. - Chúng em biết 3 IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên chuẩn bị: SGK, SGV GDCD 6, những gương tiết kiệm... 2. HS chuẩn bị: Xem trước nội dung bài học. V Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Vì sao phải siêng năng, kiên trì? 2. Hãy tìm câu cd,tn,dn nói về SNKT. 3. Bài mới. a. Khám phá: Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. b. Kết nối: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Mục tiêu: HS nêu được thế nào là tiết kiệm? KNS: KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thực hiện tiết kiệm. Cách thức thực hiện: GV. Gọi Hs đọc truyện SGK. Gv: Thảo và Hà có xứng đáng để được mẹ thưởng tiền không? Vì sao?. GV. Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?. GV: Hà có những su ... ỗ ở cua công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm” Hoạt động 2. ? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm chỗ ở cua công dân? c. Thực hành, luyện tập. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập đ. HS: Làm bài tập vào vở. Chúng ta không cho người lạ, người không có thẩm quyền vào nhà mình, cũng như không tự tiện vào nhà người khác, nếu chủ nhà không đồng ý. Trong trường hợp cần thiết, muốn vào nhà người khác phải có sự chứng kiến của nhiều người xuông quanh. 1. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. 2.Trách nhiệm của công dân. Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác. 3 Luyện tập:. Bt đ (sgk) d. Vận dụng: GV: - Tổ chức cho học sinh trò chơi “đến trung tâm tư vấn” 4. Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại bài.- Đọc trước bài mới.- Làm các bài tập còn lại Tiết 31: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN TÍN, ĐIỆN THOẠI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 2. Kỹ năng: - Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - Biết xử lí các tình huống phù hợp với quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, biết bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm an toàn và bí mật thư tín của người khác. 3. Thái độ: Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác và của mình. II. KNS cơ bản: KN ra quyết định và giải quyết vấn đề;KN tư duy phê phán; III. Phương pháp: Động não, thảo luận nhóm.Xử lí tình huống IV. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Hiến pháp năm 1992.( điều 73) - Bộ luật hình sự năm 1999.Điều 125 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa, soạn bài V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? 3. Bài mới: a. Khám phá:GV đưa tình huống : Nếu nhặt được thư của bạn em sẽ làm gì? b. Kết nối: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Mục tiêu: HS nêu nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Cách tiến hành: GV: gọi hs đọc tình huống sgk HS: thảo luận nhóm: ? Theo em Phượng có thể đọc thư Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao? ? Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? Vì sao? ? Nếu em là Loan em sẽ làm thế nào? GV: cho hs trình bày 1 phút, bổ sung. - Gv: giới thiệu Điều 73 Hiến pháp 1992 ? Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật và an toàn thư tín, điện tín? Hs: - đọc trộm thư người khác, nghe trộm điện thoại của người khác... ? Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì? Hs: - Nhắc nhở bạn không được làm như vậy; phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật. - Nếu bạn vẫn không nghe, có thể nhờ thầy, cô hoặc gia đình cùng phân tích để bạn hiểu. c. Thực hành, luyện tập: GV: hd hs làm các bài tập ở sgk HS: làm bài vào vở. Nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. -Là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta (điều 73, Hiến pháp 1992) GV: giới thiệu phần tư liệu tham khảo. Luyện tập: BT a: HS trả lời theo nội dung bài học. BT b: Hành vi vi phạm pháp luật về bí mật thư tín... - Đọc trộm thư bạn. - Nghe trộm điện thoại.... d. Vận dụng: GV gọi hs hệ thống lại nội dung bài học. 4. Hướng dẫn về nhà: - Làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị cho tiết thực hàng ngoại khóa các vấn đề địa phương Tiết 32: THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA KỸ NĂNG SỐNG I Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Trang bị cho hs những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho hs những thói quen hành vi lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong hoạt động thường ngày. - Tạo cơ hội cho hs thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân để phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần đạo đức. 2. Kỹ năng: Hs biết tự nhận thức, tự đánh giá về bản thân, biết tìm các KN khác nhau để tạo sự giúp đỡ. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học, tin ở khả năng của bản thân trong việc sử dụng các tình huống. II. Phương pháp: Đàm thoại, động não, sắm vai, thảo luận III. Chuẩn bị: các tình huống IV.Tiến trình lên lớp: 1.Ôn định lớp 2. KTBC: 3. Bài mới: a. Khám phá: Hiện nay , nội dung,GDKNS đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho hs ở các trường PT dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở VN, để nâng cao chất lượng GD toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đát nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Bộ GD-ĐT xác định đưa KNS vào trong trường học là một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, hs tích cực: trong các trường PT giai đoạn 2008-2013. b. Khám phá: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: GV: Em hiểu thế nào là KNS? HS: thảo luận nhóm GV kết luận Hoạt động 2: Mục tiêu: HS hiểu và nêu được các KNS Cách tiến hành: HS: - thảo luận nhóm Quan niệm về KNS - Theo tổ chức Y tế thế giới(WHO) KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thử thách của cuộc sống hàng ngày. - Theo UNICEP: KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ, kỹ năng. - Theo tổ chức GD-KH, văn hóa LHQ: KNS gắn 4 trụ cột của GD đó là:Học để biết, học để sống với người khác, học để làm, học để tự khẳng định. II. Phân loại KNS: - Theo Uneso, WHO, Unicef thì KNS gồm các kỹ năng cốt lõi sau: + KN giải quyết vấn đề + KN suy nghĩ + KN giao tiếp + KN ra quyết định + KN tư duy sáng tạo + KN giao tiếp ứng xử cá nhân + KN tự nhận thức + KN thể hiện sự cảm thông. + KN ứng phó với căng thẳng, cảm xúc * Trong GD ở Vương Quốc Anh KNS chia làm 6 nhóm chính + Nhóm hợp tác + Tự quản + Tham gia hiệu quả + Suy nghĩ, tư duy bình luận, phê phán + Suy nghĩ sáng tạo + Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề * Trong GD nước ta, KNS được phân loại theo các mqh, bao gồm: + Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin + Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với khác, bao gồm các KNS: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, hợp tác + Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả bao gồm các KNS: tìm kiếm, sử lí thông tin, TD phê phán 4.Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu thêm về KNS Tiết 33: THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA KỸ NĂNG SỐNG I Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS hiểu được một số kỹ năng cần thiết 2. Kỹ năng: Nhận biết và đánh giá hành vi của mình và người khác Biết tìm kiếm các KN ở người khác 3. Thái độ: Vận dụng được các KN trong cuộc sống II. Phương pháp: Đàm thoại, động não, thảo luận III. Chuẩn bị: Sách KNS IV.Tiến trình lên lớp: 1.Ôn định lớp 2. KTBC: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 3: GV: Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng GD KNS ở VN những năm qua, GD KNS cơ bản cho hs trong trường PT các KNS cần thiết sau: - Kỹ năng này có được nhờ sự kết hợp các kỹ năng sống khác: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xử lí cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. - GV: Đây là kỹ năng cần thiết cho nhiều kỹ năng khác: Kỹ năng bày tỏ sự cảm thông, thương lương, hợp tác, giải quyết mâu thuẫn. - Kỹ năng hợp tác là khả năng các nhân biết chia sẻ trách nhiệm biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. - Đây là kỹ năng rất cần thiết cho cuộc sống giúp cho con người có sự lựa chọn phù hợp và kịp thời đem lại thành công trong cuộc sống. Để có khái niệm này con người cần xác định được các giá trị cảu bamnr thân đồng thời kết hợp tốt với kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp - Đây là KN giúp con người biết sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. III.Nội dung GD KNS trong trường PT cho hs. Kỹ năng tự nhận thức: - Là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ XH của bản thân, biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng tình cảm, sở thích...của bản thân mình, quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. 2. KN xác định giá trị. Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động lối sống của thân trong cuộc sống. Kỹ năng kiểm soát kiểm xúc. - là khả nang con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào? Đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. 4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tỉnh, sẵn sàng đón nhận tình huống căng thẳng như một phần tất yếu cuộc sống 5. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 6. Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp các nhân giao tiếp có hiệu quả hơn mạnh giạn bày tỏ suy nghĩ ý kiến quyết đoán trong việc ra quyết định 7. Kỹ năng giao tiếp 8. kỹ năng lắng nghe tích cực đây là một phần quan trọng trong giao tiếp 9. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 10. Kỹ năng thương lượng. 11. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: - Là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hài hòa 12. Kỹ năng hợp tác 13. Kỹ năng tư duy phê phán 14. Kỹ năng tư duy sáng tạo 15. Kỹ năng ra quyết định 16. Kỹ năng giải quyết vấn đề 17. Kỹ năng kiên định 18. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 19. Kỹ năng đặt mục tiêu 20. Kỹ năng quản lí thời gian. 21. Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. 4.Cũng cố, dặn dò: – Về nhà đọc thêm về KNS - Vận dụng KNS vào thực tiễn cuộc sống. Xem lại các bài để chuẩn bị cho tiết ôn tập cuối năm
Tài liệu đính kèm: