Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 14 - Tiết 24, 25: Thực hiện An toàn giao thông

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 14 - Tiết 24, 25: Thực hiện An toàn giao thông

1.Kiến thức:

-Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

-Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

-Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.

-Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông.

2.Kĩ năng:

-Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

-Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.

 

doc 23 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 14 - Tiết 24, 25: Thực hiện An toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 14 Thực hiện An toàn giao thông. 
 Tiết 24+25 Ngày dạy : 
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
-Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.
-Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.
-Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.
-Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông.
2.Kĩ năng:
-Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
-Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.
3.Thái độ:
-Tôn trọng những quy định về trật tự, an toàn giao thông.
-Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Hệ thống biển báo.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: 
3/Bài mới:
a)/Khám phá: Một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó...
b)/Kết nối: Giới thiệu bài mới : Hiện nay tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nghiêm trọng Vậy đâu là nguyên nhân? Để hạn chế tai nạn giao thông, thì mọi người cần phải làm gì để góp phần hạn chế tai nạn giao thông ?Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay : “Thực hiện an toàn giao thông .”
*Hoạt động 1: “Tìm hiểu phần thông tin” 
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Câu hỏi :
*Em có nhận xét gì, qua phần thông tin trên ?
*Đọc phần thông tin .
-Nhận xét qua bảng số liệu trên :
-Tăng về :
+Số vụ tai nạn giao thông .
+số người chết .
+Số người bị thương .
ðTai nạn giao thông là hiểm họa của con người .
*Hoạt động 2: “Nguyên nhân-Hậu quả của tai nạn giao thông”
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Câu hỏi :
a/Hãy nêu hậu quả của các vụ tai nạn giao thông?
b/Muốn hạn chế tai nạn giao thông; thì mọi người cần phải làm gì ?
-Chia nhóm thảo luận .
-Thời gian : 2 phút .
-Câu hỏi :
*Các em hãy tìm những nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông ?
*Chốt lại : 
a/Hậu quả của tai nạn giao thông là :
+Gây chết người .
+Gây thương tật .
+Gây hao tiền ,tốn của .
+Gây hư hao tài sản .
ðẢnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
b/Muốn hạn chế tai nạn giao thông, thì mọi người cần phải:
+Chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông .
* Những nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông là do:
+Uống rượu, bia mà chạy xe .
+Phóng nhanh, giành đường ,vượt ẩu .
+Đua xe trái phép .
+Đi bộ dưới lòng đường .
+Lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường.
+Đi vào đường cấm, đường 1 chiều 
+Bị cây che khuất tầm nhìn .
+Đường hẹp, quá xấu .
+Số người, số phương tiện tham gia quá nhiều .
*Để đảm bảo an toàn giao thông, thì cần phải chấp hành tốt hệ thống báo hiệu giao thông .
*Hoạt động 3 : “Tín hiệu –Biển báo giao thông”
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Câu hỏi :
a/Hãy nêu các tín hiệu giao thông mà em thường gặp ?
b/Hãy miêu tả hình dạng,màu sắc, hình vẽ của các biển báo mà em thường gặp? (Về hình dạng, nền, viền, hình vẽ)
*Treo biển báo .
1)Biển báo cấm :
2)Biển báo nguy hiểm :
3)Biển báo hiệu lệnh :
a/Các tín hiệu giao thông mà em thường gặp :
+Dãy phân cách.
+Vạch phân đường .
+Vạch dành cho người đi bộ.
+Vòng xuyến .
+Cọc tiêu .
+Biển báo .
+Người điều khiển giao thông.
+Vỉa hè .
+Hàng rào chắn .
"Có hình tròn ,nền trắng ,viền đỏ,hình vẽ đen .
Hình vẽ đen thể hiện điều cấm .
"Có hình tam giác đều, nền vàng,viền đỏ, hình vẽ đen.
Hình vẽ đen thông báo sự nguy hiểm ở phía trước .
"Có hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ trắng . 
Hình vẽ trắng thông báo điều phải thực hiện .
*Có 3 loại biển báo giao thông thường gặp là :
1)Biển báo cấm :
Có hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ đen thể hiện điều cấm .
2)Biển báo nguy hiểm :
Có hình tam giác đều, nền vàng,viền đỏ, hình vẽ đen thông báo sự nguy hiểm ở phía trước .
3)Biển báo hiệu lệnh :
Có hình tròn ,nền xanh lam, hình vẽ trắng thông báo điều phải thực hiện .
*Hoạt động 4: “Một số quy định của pháp luật khi tham gia giao thông” 
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Treo tranh .
-Câu hỏi : Em có ý kiến gì sau khi quan sát các bức tranh trên ?
+Tranh a:
+Tranh b:
+Tranh c :
+Tranh d :
*Chốt lại :
"Sai vì người đi bộ đi dưới lòng đường nên rất nguy hiểm đến tính mạng .
"Đúng .Vì người đi bộ đi trên vỉa hè .
"Sai .Vì chạy xe đạp dàn hàng ngang rất dễ gây tai nạn .
"Sai .Vì chăn thả trâu, bò trên đường sắt .
*Những quy định khi tham gia giao thông :
1) Người đi bộ:
-Phải đi trên vỉa hè, hè phố không có vỉa hè, hè phố thì phải đi sát lề phải .
2)Người đi xe đạp :
-Không được đi hàng ba, hàng tư.
-Không được đi xe 1 bánh .
-Không được bám, đu theo xe cơ giới .
-Không được đùa giởn, lạng lách, buông cả 2 tay
c)Thực hành – Luyện tập: “Làm bài tập”
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
BTa – trang 40 SGK
BT b- trang 40 SGK
+ Đều vi phạm trật tự an toàn giao thông.
+ Biển báo cho phép người đi bộ được đi: 110a,226,305,423b
+ Biển báo cho phép người đi xe đạp được đi: 112,226,304
d/Vận dụng: 
*Bản thân em đã làm gì để góp phần đảm bảo TTATGT?
-Học và thực hiện đúng luật ATGT
-Tuyên truyền những QĐ của luật ATGT
- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ.
- Lên án tình trạng cố tình VP luật ATGT
4/Hướng dẫn học tập ở nhà :
-Chép nội dung bài học vào tập .
-Làm 1 biển báo / 1 học sinh . 
-Xem trước bài 15 “Quyền và nghĩa vụ học tập”
 +Đọc trước phần truyện đọc .
 +Trả lời những câu hỏi gợi ý .
Bài 15 Quyền và Nghĩa vụ học tập. 
Tiết 26+27 Ngày dạy : 
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, HS cần đạt được :
1.Kiến thức:
-Nêu được ý nghĩa của việc học tập.
-Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng.
-Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.
2.Kĩ năng:
-Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
-Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện.
3.Thái độ:
-Tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng đặt mục tiêu, KN lập kế hoạch, KN tư duy phê phán 
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-GV: Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, giấy khổ lớn, bút dạ , tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. Giáo án, SGK, SGV 
-HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
a)Khi tham gia giao thông, em thường gặp các tính hiệu giao thông nào ?
b)Hãy nêu nội dung, ý nghĩa của biển báo sau ?
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: Giới thiệu bài mới : Sau cách mạng Tháng Tám -1945 .Ngoài việc cứu đói ,Bác và Nhà nước ta còn quan tâm đến việc giặc dốt .Điều đó đã chứng minh rằng Đảng ,nhà nước ta rất quan tâm đến việc học của người dân .Ở điều 53 HP1992 đã ghi nhận ;”công dân có quyền và nghĩa vụ học tập “ Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay :“Quyền và nghĩa vụ họctâp của công dân” 
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Trả lời câu hỏi :
a/Hãy trình bày cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây ?
b/Điều đặc biệt của Cô Tô ngày nay là gì ?
c/Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm những gì để tất cả trẻ em đều được đến trường ?
*Đọc phần truyện đọc .
a/Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây :
+Hoang vắng .
+Rừng cây bị chặt phá .
+Ruộng đồng bỏ hoang do thiếu nước .
Trẻ em thì thất học .
Trình độ dân trí thấp .
b/Điều đặc biệt của Cô Tô ngày nay là :
-Thay đổi nhanh chóng .
-Đặc biệt là trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường .
+1993-1994: có 337 HS.
+2000-2001:có 1250 HS.
+10/2000 : Cô Tô được công nhận hoàn thành chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học . 
c/Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm những việc để tất cả trẻ em đều được đến trường 
-Hội khuyến học được thành lập .
-Vận động học sinh đến trường 
-Con gia đình chính sách, con gia đình nghèo đều được trợ cấp .
-Có nội trú cho học sinh ở xa .
-Thầy cô ở lại phục vụ lâu dài 
-Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường .
*Hoạt động 2: “Tầm quan trọng của học tập”
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Chia nhóm thảo luận .
-Thời gian : 2 phút .
-Câu hỏi :
*Theo các em ,việc học tập có tầm quan trọng như thế nào ?
*Chốt lại : 
-Các nhóm ghi ý kiến thảo luận của nhóm mình ra bảng phụ, cử người lên trình bày .
*Việc học tập rất quan trọng, bởi vì :
-Có học tập chúng ta sẽ :
+Hiểu được thêm nhiều kiến thức .
+Nâng cao sự hiểu biết .
+Nâng cao trình độ dân trí .
+Sẽ thành công, thành đạt trong cuộc sống .
+Biết áp dụng những thành tựu KHKT vào cuộc sống .
+Trở thành những công dân có ích cho xã hội .
+Biết tránh xa những tệ nạn xã hội .
*Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Có học tập thì chúng ta mới có kiến thức có hiểu biết, được phát triển toàn diện ,trở thành người có ích cho gia đình và xã hội .
*Hoạt động 3: “Những quy định của pháp luật nước ta về quyền và nghĩa vụ học tập”
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Treo các bảng phụ .
-Gọi học sinh đọc :
+Điều 53 HP 1992 :
+Luật bảo vệ,chăm sóc giáo dục trẻ em :
+Luật giáo dục :
+Luật phổ cập giáo dục 
-Trả lời câu hỏi :
*Qua các điều luật vừa nêu; Theo các em pháp luật nước ta đã quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập?
*Chốt lại :
" “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” 
" “Trẻ em ..phát triển năng khiếu”
"”Học tập là quyền ..”
"”Nhà nước tạo mọi ”
*Học tập là quyền của công dân; nghĩa là :
-Học không hạn chế .
-Học bằng nhiều hình thức .
-Học bất kỳ ngành nghề nào phù hợp .
.
*Học tập là nghĩa vụ của công dân, nghĩa là :
-Phải học xong bậc tiểu học .
-Gia đình phải tạo mọi điều kiện cho con em mình học tập .
-Phải học tập thật tốt .
.
*Về học tập; Pháp luật nước ta quy định :
-Mọi công  ... ng hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
4. Kiến thức trọng tâm.
- Nội dung quyền bất khả xâm phạm vê chỗ ở.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tự quản
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày 1 phút, N/C trường hợp điển hình
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
HP 1992, SGK GDCD 6, các BT tình huống, bộ luật hình sự 1999, bộ luật tố tụng hình sự 1998, tranh bài 17.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: 
a. Khi bị người khác xâm hại đến tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm cần phải làm gì?.
b. Theo em Hs cần có trách nhiệm gì đối với quyền được bảo hộ tính mạng....?
3/Bài mới:
a)/Khám phá: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân. Vậy nội dung của quyền đó là gì?. Nó có ý nghĩa như thế nào?. sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay : “ Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở” 
b)/Kết nối: 
*Hoạt động 1: “sắm vai” 
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Cho HS sắm vai theo tình huống ở SGK .
-Trả lời câu hỏi gợi ý :
a)Chuyện gì đã xảy ra ở gia đình bà Hòa ?
b)Bà Hòa có những suy nghĩ và việc làm thế nào ?
c)Em có nhận xét về việc làm của bà Hòa ?
*Chốt lại :
-Thực hiện sắm vai theo nhóm.
-Trả lời câu hỏi :
a)Ở gia đình bà Hòa đã xảy ra:
-Mất trộm : gà " quạt điện .
b)Bà Hòa đã :
-Nghi ngờ mẹ con nhà T.
-Mắng chửi vô cớ .
-Đòi vào khám xét nhà T.
c) Việc làm của bà Hòa Sai vì:
-Đã xâm phạm đến quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể,sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mẹ con nhà T.
-Đòi khám xét nhà T. mà chưa có tang vật 
ð Vi phạm PL về quyền bất khả xâm phạm về chổ ở .
*Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở là 1 trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong ở điều 73 HP 1992
*Hoạt động 2: “PL quy định về quyền bất khả xâm phạm về chổ ở”
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Gọi HS đọc phần tư liệu tham khảo ở SGK .
+Điều 73-HP 1992.
+Điều 124-luật hình sự 1999.
-Trả lời câu hỏi :
*Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chổ ở ?
*Chốt lại : 
-Đọc phần tư liệu tham khảo ở SGK .
+Điều 73-HP 1992.
+Điều 124-luật hình sự 1999.
* Bất khả xâm phạm về chổ ở; nghĩa là :
-Chổ ở của công dân được mọi người và pháp luật tôn trọng .
-Không được :
+Tự ý vào chổ ở của người khác .
+Đốt, phá chổ ở của người khác .
*Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước tôn trọng chổ ở của mình.
-Không ai được tự ý vào chổ ở của người khác nếu không có sự đồng ý, trừ những trường hợp được pháp luật cho phép.
*Hoạt động 3 : “Công dân thực hiện quyền này như thế nào?”
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Chia nhóm thảo luận .
-Thời gian : 2 phút .
-Câu hỏi :
*Dựa vào phần tình huống các em hãy đưa ra cách giải quyết của mình, nếu các em là bà Hòa để không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở ?
*Chốt lại : 
-Đối với chổ ở của người khác chúng ta cần phải làm gì?
-Các nhóm ghi ý kiến thảo luận của nhóm mình ra bảng phụ, cử người lên trình bày .
*Để bà Hòa không vi phạm pháp luật về chổ ở, cần phải :
-Âm thầm theo dõi để tìm chứng cớ .
-Báo công an, nhờ công an tìm giúp chứng cớ .
-Đối với chổ ở của người khác, chúng ta cần phải :
-Tôn trọng chổ ở của người khác .
-Biết lên án, phê phán, tố cáo các hành vi xâm phạm chổ ở của người khác . 
*Chúng ta phải tôn trọng chổ ở của người khác; phải biết tự bảo vệ chổ ở của mình; phải biết tố cáo, phê phán những hành vi xâm phạm chổ ở người khác.
c)Thực hành, luyện tập: *Hoạt động 4: “Luyện tập-Củng cố”
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
+Bài tập a : Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chổ ở ?
+Bài tập b : Nêu những hành vi vi pham quyền bất khả xâm phạm về chổ ở ?
+Bài tập c : Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở sẽ bị xử lý ra sao?
-Gọi HS đọc điều 124 Luật hình sự .
*Liên hệ thực tế (Bài tập d):
-Em sẽ làm gì khi :
+Đến nhà bạn mượn sách mà không có bạn ở nhà .
- Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân có nghĩa là:
+Mọi người, mọi tổ chức, cơ quan phải tôn trọng chổ ở của công dân .
+Không được tự ý vào chổ ở của người khác nếu không có sự đồng ý của họ .
-Những hành vi xâm phạm về chổ ở của công dân :
+Tự ý xông vào chổ ở của công dân .
+Phá,đốt chổ ở của người khác.
-Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở sẽ bị xử phạt :
+Bị phạt cải tạo đến 1 năm.
+Bị phạt tù từ 3 tháng " 1năm 
*Tự suy nghĩ và và trả lời .
d/Vận dụng:
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
1.Khi nào thì được khám chỗ ở của người khác?. Những ai có quyền khám chỗ ở?.
2.Để không bị xâm phạm chỗ ở, mỗi chúng ta cần làm gì?.
Khi khám nhà phải tuân thủ các thể thức sau: 
+Có lệnh khám nhà(Viện Trưởng phó ViệnTrưởng VKSND, VKSQS; Chánh án, phó chánh àn TAND; Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc TAQS cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà; trưởng CA, phó CA cấp huyện, Trưởng ,phó cơ quan điều tra cấp tỉnh..)
+ Người thi hành lệnh phải đi cùng đại diện UBND, và người láng giềng làm chứng.
+ Lập biên bản.
-Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.
-Tôn trọng chỗ ở của người khác.
-Phê phán, tố cáo những việc làm trái PL xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
4/Hướng dẫn học tập ở nhà :
-Chép nội dung bài học vào tập .
-Làm bài tập 
-Xem trước bài “ +Đọc trước phần truyện đọc .+Trả lời những câu hỏi gợi ý .
 Bài 18 Quyền được đảm bảo an toàn bí mật 
 Tiết 32+33 thư tín-điện thoại-điện tín. Ngày dạy : 
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
2. Kĩ năng: HS có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của CD trong việc đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
3. Thái độ: HS biết phân biệt hành vi đúng, sai, biết phê phán và tố cáo những việc làm trái PL xâm phạm đến bí mật thư tín.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng từ chối, KN thể hiện sự cảm thông
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Sắm vai, kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm....
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. 	
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: 
1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nghĩa là gì? Nêu một vài hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của công dân?
2. Khi nào thì được khám chỗ ở của người khác?
3/Bài mới:
a)/Khám phá: 
b)/Kết nối: Giới thiệu bài mới :
*Em sẽ làm gì khi gặp trường hợp sau đây :
Trên đường đi học thì nhặt được 1 bức thư .
*Em sẽ :
+Tự ý mở ra xem .
+Đưa thư đến địa chỉ ghi trên bì thư .
+Nhờ bưu điện xã gởi .
+Nhờ cha mẹ ,thầy cô chuyển .
"Để xem cách giải quyết nào là đúng theo quy định của pháp luật ? Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay:“Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín” 
*Hoạt động 1: “Sắm vai” 
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Cho học sinh sắm vai theo tình huống ở SGK .
* Học sinh sắm vai theo tình huống ở SGK.
*Nhận xét và rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân.
*Hoạt động 2: “Phân tích tình huồng”
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Gọi HS trả lời câu hỏi :
a/ Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không ?
b/Em có đồng ý với giải pháp: “Đọc rồi dán lại” không ?
Vì sao ?
c/Nếu là Loan thì em sẽ làm gì ?
*Chốt lại : 
a/ Phượng không thể đọc thư của Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền,vì đây là bức thư gởi cho Hiền chứ không phải gởi cho Phượng .
b/ Em không đồng ý với giải pháp: “Đọc rồi dán lại”Vì làm như thế là :
+Lừa dối bạn .
+Vi phạm pháp luật .
c/Nếu là Loan thì em sẽ :
+Khuyên bạn Phượng không được mở ra đọc .
+Đem thư đó giao cho bạn Hiền .
* Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là 1 trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận ở điều 73 HP 1992.
*Hoạt động 3 : “Nội dung của quyền này ”
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
-Gọi HS đọc phần tư liệu tham khảo .
-Trả lời câu hỏi :
*Qua phần tư liệu tham khảo, em hiểu thế nào là quyền được đảm bảo bí mật về thư tín,điện thoại,điện tín của công dân ?
*Chốt lại :
-Đọc điều 73 HP 1992 .
*Qua phần tư liệu tham khảo, em hiểu quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, nghĩa là:
-Không được :
+Chiếm đoạt thư của người khác .
+Tự ý xem thư của người khác 
+Nghe lén điện thoại của người khác.
* Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, nghĩa là :
 -Không ai đươc chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác 
-Không được nghe trộm điện thoại .
c)Thực hành – Luyện tập: *Hoạt động 4: “Luyện tập –củng cố”
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
+Bài tập a : Thế nào là quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân ?
+Bài tập b: Nêu những hành vi,việc làm vi phạm quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện thoại ,điện tín của công dân ?
*Gọi HS đọc điều 125 luật hình sự .
+Bài tập c : Khi vi phạm quyền này sẽ bị xử phạt ra 
sao ?
+Bài tập d: Em sẽ làm gì khi gặp các trường hợp sau đây :
1)Thấy bạn thân của mình đọc lén thư của người khác .
2) Thấy bạn thân của mình nghe lén điện thoaị của người khác.
* Quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, nghĩa là:
-Không được :
+Chiếm đoạt thư của người khác .
+Tự ý xem thư của người khác 
+Nghe lén điện thoại của người khác.
*Những hành vi,việc làm vi phạm quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân :
+Tự ý lấy thư của người khác .
+Tự ý xem thư của người khác 
+Nghe lén điện thoại của người khác .
* HS đọc điều 125 luật hình sự 
* Khi vi phạm quyền này sẽ bị xử phạt :
+Xử phạt hành chính .
+Phạt cảnh cáo .
+Bị phạt tiền từ 1 triệu "5 triệu đồng .
+Bị phạt cải tạo đến 1 năm .
*Khi gặp các trường hợp sau, em sẽ :
-Ngăn cản .
-Giải thích cho bạn hiểu làm như thế là vi phạm pháp luật 
d)vận dụng: Hãy nhận xét, cho ý kiến của em về tình huống sau:
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Tình huống: Khi mượn vở của Tâm để chép bài, Lý thấy kẹp giữa quyển vở của Tâm 1 lá thư đã bóc. Tò mò, Lý cầm lên đọc và biết đây là thư của Nam một bạn trai trong lớp gửi cho Tâm. Hôm sau đến lớp Lý liền kể cho một số bạn gái nghe.
Hãy nêu các sai phạm trong việc làm của Lý?.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14-15-16-17-18.doc