Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 20 - Tiết 19 - Bài 12 : Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiếp)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 20 - Tiết 19 - Bài 12 : Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiếp)

- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước Liên Hợp Quốc, hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.

 - Phân biệt những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em; HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành động vi phạm quyền trẻ em.

 - HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. Phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.

II. Phương tiện:

 - Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em VN

 - Một số mẩu chuyện ngắn liên quan.

 

doc 33 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 20 - Tiết 19 - Bài 12 : Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: 14/01/2009
Tiết 19
Bài 12 : CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
I. Mục tiêu bài học:
	- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước Liên Hợp Quốc, hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
	- Phân biệt những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em; HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành động vi phạm quyền trẻ em.
	- HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. Phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
II. Phương tiện:
	- Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em VN
	- Một số mẩu chuyện ngắn liên quan.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC (chưa kiểm tra)
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu truyện đọc (sgk)
? Qua truyện đọc em thấy tết diễn ra ở làng trẻ em SOS Hà Nội như thế nào?
? Nhân vật nào được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần?
? Chi tiết nào nói lên sự quan tâm của chị Đỗ đối với các em nhỏ?
GV: Chị đỗ vừa là một người mẹ, vừa là một cô giáo luôn quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ các em nên người.
? Quan sát ảnh ở sgk. Em hãy cho biết nội dung bức ảnh nói lên điều gì?
GV: Ngoài vui chơi, múa hát, các em nhỏ ở đây còn được học tập.
? Nhờ đâu mà các em có được nguồn hạnh phúc đó?
? Xem tivi, em thấy có những chương trình gì nhằm giúp đỡ trẻ em nghèo, tàn tật?
? Em hãy kể một số chương trình trên tivi dành riêng cho trẻ em?
? Ở trường ta đã có những phong trào, hoạt động nào ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn?
? Em có suy nghĩ gì về những việc làm vừa kể của học sinh trường ta?
? Nếu em ở vào hoàn cảnh của các em nhỏ trong làng trẻ em SOS thì em sẽ làm gì?
GV: Ngoài làng trẻ em SOS Hà Nội, ở nước ta còn rất nhiều trung tâm nuôi dạy trẻ em mồ côi, trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn khác, như: Quỹ bảo trợ trẻ em
HĐ2: Giới thiệu khái quát về Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.
GV: Treo bảng phụ "Các mốc thời gian về Công ước Liên Hợp Quốc.
GV: Công ước LHQ về QTE là luật quốc tế về quyền trẻ em. VN là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên Thế giới phê chuẩn và tham gia Công ước này.
HĐ3: Tìm hiểu về các nhóm quyền trong Công ước.
* Hoạt động nhóm:
GV cho HS quan sát 4 bức tranh nội dung nói về các nhóm quyền của trẻ em.
? Các nhóm điền tên các nhóm quyền vào các tranh cho đúng với nội dung của các bức tranh?
HĐ4: Luyện tập.
Làm bài tập a - sgk.
- Đọc truyện
- Vui vẻ, đầm ấm
- Chị Đỗ.
- Chăm sóc, dạy dỗ; sắm quần áo, dép, bánh kẹo....
- Cảnh sinh hoạt tập thể, vui chơi, múa hát của các em nhỏ trong làng trẻ em SOS Hà Nội.
- Nhờ Đảng, nhà nước, các tổ chức, cá nhân đã quan tâm giúp đỡ.
- "Một ước mơ", "ủng hộ trẻ em nhiễm chất độc màu da cam".
- "chương trình tuổi thơ", "phim hoat hình", "đô rê mí"
- Mua vé số, tăm tre, quyên góp tiền, quần áo
- Những việc làm trên rất có ý nghĩa, các bạn nhỏ thật đáng thương, mỗi chúng ta cần phải quan tâm, giúp đỡ.
- Chăm ngoan, cố gắng học tập tốt để trở thành người có ích cho xã hội.
Nội dung bảng phụ:
- 1989: Công ước LHQ về QTE ra đời.
- 1990: VN kí và phê chuẩn.
- 1991 VN ban hành Luật BV, CS và Giáo dục trẻ em.
- Các nhóm thảo luận và điền tên vào các bức tranh sau đó các nhóm trình bày kết quả thảo luận -> GV kết luận: Công ước LHQ về quyền TE gồm 4 nhóm quyền: Quyền sống còn; Quyền bảo vệ; Quyền Phát triển; Quyền tham gia.
- HS làm -> GV kết luận.
1. Tìm hiểu vấn đề (sgk)
2. Nội dung bài học:
- Công ước LHQ về QTE gồm 4 nhóm:
+ Quyền sống còn.
+ Quyền bảo vệ.
+ Quyền phát triển.
+ Quyền tham gia.
3. Bài tập:
 Làm bài tập a - sgk.
4. Củng cố : Công ước LHQ về QTE gồm có những nhóm quyền nào?
	5. Hướng dẫn về nhà:
 	- Học bài cũ.
 	- Xem tiếp nội dung bài học và tham khảo các tài liệu khác về quyền trẻ em để tiết sau học tiếp.
Tuần 21 Ngày soạn: 18/01/2009
Tiết 20
Bài 12 : CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (TT)
I. Mục tiêu bài học:
	(như tiết 20)
II. Phương tiện:
	- Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em VN
	- Một số mẩu chuyện ngắn liên quan.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC :
	? Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em gồm những nhóm quyền nào?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu về Công ước LHQ về QTE.
GV: Công ước này gồm 4 nhóm quyền. Mỗi nhóm đều có vai trò riêng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em.
? Nhóm quyền sống còn gồm có những quyền cụ thể nào? 
? Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt nhóm quyền này?
? Nhóm quyền bảo vệ gồm có những quyền cụ thể nào?
? Nêu một vài việc làm thực hiện tốt nhóm quyền này?
? Nhóm quyền phát triển gồm có những quyền cụ thể nào?
? Nêu các việc làm thực hiện tốt nhóm quyền này?
? Nhóm quyền tham gia bao gồm những quyền cụ thể nào?
? Nêu một số việc làm thực hiện tốt nhóm quyền này?
GV: Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều tổ chức, cá nhân đã thực hiện rất tốt các quyền của trẻ em, tuy nhiên cũng có những tổ chức, cá nhân chưa thực hiện tốt hoặc vi phạm các quyền về trẻ em.
HĐ2: Liên hệ thực tế.
? Em hãy nêu một số ví dụ mà cá nhân hoặc tổ chức chưa thực hiện hoặc vi phạm quyền trẻ em?
? Em có suy nghĩ gì về những việc làm vi phạm quyền trẻ em của những cá nhân cũng như các tổ chức khác?
? Theo em, Công ước LHQ về QTE có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em?
GV: Nếu chúng ta quan tâm tốt đối với trẻ em, trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền của mình thì trẻ sẽ có cơ hội phát triển về mọi mặt và trở thành người có ích có gia đình, đất nước.
? Nếu vi phạm quyền trẻ em thì sẽ bị xử lí như thế nào?
? Nếu quyền trẻ em không được thực hiện tốt thì dẫn đến điều gì?
? Để quyền của mình được thực hiện tốt, trẻ em cần phải làm gì?
? Bổn phận và nghĩa vụ của trẻ em là gì?
GV: Nhiệm vụ của trẻ em, của học sinh là phải cố gắng học tậ, rèn luyện thật tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngan Bác Hồ, mai sau trở thành người công dân có ích cho xã hội.
HĐ3: Luyện tập.
Làm các bài tập sgk
- Được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, được sống. 
- Tiêm phòng, uống vắc xin....
- Không bị phân biệt đối xử, không bị bỏ rơi, bóc lột, xâm hại...
- Ngăn chặn các việc làm bóc lột sức lao động của trẻ em, buôn bán trẻ em....
- Được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao...
- Được học tập suốt đời, tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, ...
- Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng liên quan đến bản thân.
- Bày tỏ ý kiến của mình trong các buổi sinh hoạt tập thể, trong cuộc sống gia đình...
- Đánh đập, bóc lột sức lao động, buôn bán trẻ em; không cho trẻ em đi học,...
- Cần phê phán, ngăn chặn kịp thời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ em sẽ không có điều kiện tốt để phát triển toàn diện.
- Trả lời.
- Phải chăm ngoan, học giỏi, rèn luyện tốt....
- Học sinh làm bài tập, GV hướng dẫn.
2. Nội dung bài học:
- Các quyền của trẻ em rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em.
- Nếu vi phạm quyền trẻ thì sẽ bị xử lí nghiêm minh trước pháp luật.
- Trẻ em phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác, đồng thời phải thực hiện tốt bồn phận và nghĩa vụ của mình.
3. Bài tập:
 Làm bài tập trong sgk.
4. Củng cố : 
- Công ước LHQ về QTE có ý nghĩa như thế nào? Nếu vi phậm quyền trẻ em thì bị xử í như thế nào?
- Để các quyền của trẻ em được thự hiện tốt, trẻ em cần phải làm gì?
	5. Hướng dẫn về nhà:
 	- Học bài cũ.
 	- Làm bài tập ở sgk.
	- Xem trước bài mới.
Tuần 22 Ngày soạn: 28/01/2009
Tiết 21
Bài 13 : CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
I. Mục tiêu bài học:
	HS cần biết:
	- Công dân là người dân của một nước và mang quốc tịch nước đó
	- Tự hào là công dân nước CHXHCN Việt Nam
	- Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện đạo đức để trở thành người công dân tốt, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân.
II. Phương tiện:
	- Hiến pháp - 1992
	- Luật Quốc Tịch - 1994 (điều 4)
	- Một số mẩu chuyện ngắn liên quan.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC :
? Công ước LHQ về QTE có ý nghĩa như thế nào? Nếu vi phậm quyền trẻ em thì bị xử í như thế nào?
? Để các quyền của trẻ em được thự hiện tốt, trẻ em cần phải làm gì?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu truyện đọc
? Qua tìn huống, em hãy cho biết Alia nói như vậy có đúng hay không? Vì sao?
? Vậy, người nước ngoài đến VN công tác có phải là công dân VN không? Vì sao?
GV: Công dân là người dân của một nước.
HĐ2: Xác định CD của một nước.
GV: Quốc tịch là phần sổ sách về cá nhân của một ai đó được công nhận là công dân của một nước nào đó như giấy khai sinh, hộ khẩu...
GV: Treo các câu hổi phần gợi ý - sgk lên bảng và yêu cầu HS trả lời.
GV: Trường hợp của Alia có các khả năng sau:
- Nếu bố của Alia có quốc tịch VN thì Alia -> đúng (Alia là công dân VN)
- Nếu bố của Alia không mang quốc tịch VN -> sai (Alia không là công dân VN)
GV: Những người đến VN làm ăn, sinh sống, học tập họ không phải là công dân VN nếu họ không mang quốc tịch VN, tất nhiên họ đều phải tuân th ... tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
II. Phương tiện:
	- Hiến pháp 1992, Bộ luật Hình sự 1999
	- Tranh ảnh liên quan.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: (không)
3. Bài mới: * Giới thiệu bài.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu truyện đọc
* Thảo luận nhóm:
- N1: Vì sao ông Hùng gây ra cái chết của ông Nở? Hành vi đó là cố ý hay vô ý?
- N2: Oâng Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?
- N3: Đối với con người thì điều gì là quan trọng nhất? Vì sao?
- N4: Khi TM, SK, TT, DD và NP của em có nguy cơ bị xâm phạm thì em sẽ làm gì?
? Em hãy cho ví dụ về việc VPPL về quyền được PL bảo hộ TM, SK, TT, DD và NP mà em biết?
GV: Đối với con người thì TM, SK, TT, DD và NP là những điều quý giá. Mọi việc làm xâm hại đến các điều trên sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
HĐ2: Tìm hiểu Nội dung:
? Bản thân em đã được PL bảo hộ về TM, TT, SK, DD, NP chưa? Cho ví dụ.
? Bản thân em đã bao giờ xâm phạm đến TM, TT, SK, DD, NP của người khác chưa? Nếu rồi (hoặc chưa) thì học xong bài này em sẽ làm gì?
? Thế nòa là quyền được PL bảo hộ về TM, TT, SK, DD, NP ? và được qui định như thế nào?
? Thế nào là bất khả xâm phạm về thân thể?
GV: Nếu người nào xâm hại đến TM, TT, SK, DD, NP của người khác thì xẽ bị PL trùng trị.
HĐ3: Luyện tập:
Làm bài tập b- sgk.
? Tuấn vi phạm điều gì?
? Anh trai của Tuấn có phạm tội không?
? Nếu em là Hải thì em sẽ xử sự như thế nào?
- Oâng Hùng cứu lúa bằng cách chăng dây điện nên đã làm ông Nở bị chết. Hành vi đó của ông Hùng là vô ý (diệt chuột chứ không phải để giết người)
- Chứng tỏ con người đưuọc PL bảo hộ, mặc dù hành vi của ông Hùng là vô tình những vẫn bị xử lí theo PL chứng tỏ PL nghiêm minh.
- TM, SK, DD, NP đều rất quan trọng đối với mỗi người. Vì các mặt trên được đảm bảo thì con người mới có cuộc sống tốt đẹp.
- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình bằng cách phê phán, tố cáo những việc làm có thể hoặc xâm hại đến bản thân mình (hoặc người khác)
- Đánh người khác, giết người, chửi bởi người khác, vu khống cho người khác...
- Rồi. Ví dụ: được bảo vệ về sức khỏe (tiêm vắc xin..), được nhà trường, các cơ quan PL bảo vệ...
- HS Trả lời. Nếu rồi thì rút kinh nghiệm để không tiếp tục vi phạm nữa, còn nếu chưa thì cố gắng đừng để vi phạm điều đó.
- Trả lời
- Là không ai được đánh đạp, xúc phạm... người khác.
- Tuấn xâm phạm đến DD, TT, SK của Hải (chửi và đánh bạn)
- Có. Vì đã xâm hại đến TT người khác.
- Trực tiếp giải thích cho Tuấn hiểu và Tuấn không nên chửi và đánh bạn. Nếu Tuấn không nghe thì báo với GVCN, người lớn... để giải quyết.
1. Tìm hiểu truyện đọc (sgk)
2. Nội dung bài học:
- Quyền được PL bảo hộ về TM, TT, SK, DD, NP là quyền cơ bản của công dân. Được PL qui định như sau:
+ CD có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
+ CD có quyền được PL bảo hộ về TM. SK, DD và NP.
=> Mọi việc làm xâm hịa đến TM, TT, SK, DD, NP của người khác đều bị PL trùng trị nghiêm khắc.
3. Bài tập:
4. Củng cố: Nhắc lại NDBH (phần đã học)
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài
- Xem tiếp NDBH để tiết sau học tiếp.
- Tìm hiểu thêm về tình hình vi phạm PL và thực hiện tốt PL ở địa phương.
Tuần 30 Ngày soạn: 20/3/2008
Tiết 29: 
Bài 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, 
 SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (TT)
I. Mục tiêu bài học:
	(Như tiết 28)
II. Phương tiện:
	- Hiến pháp 1992, Bộ luật Hình sự 1999
	- Tranh ảnh liên quan.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: ? Thế nào là quyền được PL bảo hộ về TM, SK, TT, DD và NP của công dân?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu về bản chất của Nhà nước Pháp luật VN:
GV: PL VN quy định rất rõ ràng về việc bảo hộ về TM, SK, TT, DD và NP của công dân. Nếu ai xâm phạm đến các điều trên đối với người khác thì bị PL trừng trị nghiêm khắc, nghĩa là xử lí đúng người, đúng tội.
? Vậy, PL nước ta quy định rõ ràng như vậy chứng tỏ cho thấy Nhà nước CHXHCN VN là Nhà nước như thế nào?
? Đối với quyền của mình cũng như quyền của người khác, em phải xử sự như thế nào?
HĐ2: Rèn luyện sự nhận biết và kĩ năng xử sự trước các tình huống liên quan đến quyền này:
GV: Cho HS làm bài tập 2 - sgk.
(cả 4 nhóm trả lời 1 câu hỏi).
? Em hãy nêu ví dụ về việ xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về TM, SK, TT, DD và NP trong học sinh?
? Nếu gặp những trường hợp trên, em sẽ làm gì?
GV: cho HS làm bài tập C - sgk.
GV: cho HS làm bài tập D - sgk.
- Nhà nước ta luôn coi trọng TM, SK, TT, DD và NP của công dân, luôn bảo vẹ con người trước những nguy cơ bị xâm hại.
- Bảo vệ qyền của của mình và tôn trọng quyền của người khác.
=> Việc làm trên của bố Na là trái PL, ông đã xâm hại đến TM, SK, DD và NP của Na (cưỡng ép hôn nhân, ngược đãi hành hung con gái)
 Đã giải quyết việc này, Na có thể nhờ Nhà trường, Đoàn TNCS HCM, Hội Phụ nữ ở địa phương giải thích cho gia đình của Na hiểu về việc làm đó là VPPL về Luật Hôn nhân và gia đình cũng như luật được PL bảo hộ về TM, SK, TT, DD và NP của công dân.
- Đánh nhau với bạn, xúc phạm, chửi bới, đùa dai, nói xấu ban...
- Gặp gỡ các bạn, phân tích để bạn thấy làm như vậy là VPPL. Nếu vẫn tiếp tục thì báo với thầy cô giáo, nhà trường và gia đình bạ biết để có biện pháp xử lí.
- Ý đúng: Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ và thầy cô biết.
- Ý đúng: 3 ý đầu đúng.
2. Nôi dung bài học:
- Những quy định trên của PL cho thấy Nhà nước ta thực sự coi trọng coi người. Chúng ta phải biết tôn trọng quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
3. Bài tập:
4. Củng cố: Nhắc lại NDBH (phần đã học)
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài
- Tìm hiểu thêm về tình hình vi phạm PL và thực hiện tốt PL ở địa phương.
Tuần 31 Ngày soạn: 04/4/2008
Tiết 30: 
Bài 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở
I. Mục tiêu bài học:
	- Giúp cho HS hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong Hiến Pháp của nước ta.
	- Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm PL về chỗ ở của công dân. Biết bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm chỗ ở của người khác. Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái PL, xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
	- Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn vf bảo vệ chỗ ở của mình cũng như chỗ ở của người khác.
II. Phương tiện:
	- Hiến pháp 1992, Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự.
	- Các mẩu chuyện liên quan.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: ? Vì sao công dân được PL bảo hộ về TM, SK, TT, DD và NP? Hãy cho ví dụ về việc thực hiện tốt cũng như chưa tốt về quyền được PL bảo hộ về TM, SK, TT, DD và NP.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu tình huống:
? Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa? Trước sự việc xảy ra, bà Hòa đã có những suy nghĩ và hành động như thế nào?
? Những hành vi của bà Hòa đúng hay sai? Vì sao?
GV: Cho HS đọc điều 73- HP 1992-sgk.
? Theo em, bà Hòa nên làm như thế nào để xác minh được T lấy trộm tài sản của mình mà không VP đến quyền bất khả xâm phạm đến chỗ ở của người khác?
GV: Cho HS đọc điều 124 - Bộ Luâït Hình sự 1999.
HĐ2: Tìm hiểu NDBH:
? Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của CD?
? Trường hợp nào được pháp luật cho phép?
GV: Bất kì việc gì dù khẩn cấp hay không đều không được tự ý vào nhà nguwoif khác nếu chưa được sự đồng ý của chủ nhà hoặc chưa có quyết định của cơ quan pháp luật.
? Những hành vi nào VPPL về chỗ ở của CD?
? Những hành vi đó sẽ bị PL xử lí như thế nào?
? Em cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền BKXP về chỗ ở của CD?
HĐ3: Liên hệ bản thân:
? Bản thân em có khi nào tự ý vào chỗ ở của người khác mà chưa được sự đồng ý của chủ nhà chưa?
? Học xong bài này, em rút ra được điều gì cho bản thân?
HĐ4: Luyện tập:
Làm bài tập đ - sgk.
- Mất gà mái mơ, bà Hòa nghĩ nhà T bắt trộm và chửi đổng suốt ngày.
- Mất quạt bàn, bà Hòa nghĩ nhà T lấy cắp, bà đã sang nhà T đòi khám xét nhà T.
- Sai. Vì làm như vậy là trái với PL.
- Quan sát theo dõi (bí mật); có thể báo với chính quyền địa phương để nhờ giúp đỡ (không được tự ý khám xét nhà người khác).
- Trả lời.
- Viện kiểm sát ra quyết định khám xét chỗ ở để phục vụ điều tra án...
- Tự tiện vào nhà người khác; vào nhà người khác để tìm kiếm những vật dụng cần thiết...
- Xử lí nghiêm theo quy định của PL.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Không được tự ý xâm phạm đến chỗ ở của người khác và phải biết bảo vệ chỗ ở của mình.
- HS làm - GV kết luận 
1. Tìm hiểu tình huống (sgk)
2. Nôi dung bài học:
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là 1 trong những quyền cơ bản của CD. Được quy định cụ thể: công dân có quyền được các cơ quan Nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người khác cho phép, trừ trườn hợp PL cho phép.
- Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình; phê phán, tố cáo người làm trái PL xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
3. Bài tập:
Làm bài tập đ - sgk.
4. Củng cố: Nhắc lại NDBH (phần đã học)
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài
- Làm các bài tập còn lại trong sgk
- Xem trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docCD moi 6 trang.doc