.1 Kiến thức:
- Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
- Nêu được ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
1.2. Về kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè
- Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân
1.3. Về thái độ:
Tôn trọng quyền của mình và của mọi người
Bài:12 Tiết: 19,20. Tuần dạy: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM 1. MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức: - Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em - Nêu được ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1.2. Về kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân 1.3. Về thái độ: Tôn trọng quyền của mình và của mọi người 2. TRỌNG TÂM -HS nhận biết được các quyền của trẻ em và biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và bạn bè. 3.CHUẨN BỊ 3.1 GV: - Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em. - Những sự kiện, sự kiện về hoạt động thực hiện quyền trẻ em và sự vi phạm quyền trẻ em trên thế giới, ở Việt Nam và địa phương. - Tranh ảnhvề các hoạt động vui chơi, học tập hội họp của trẻ em, hoạt động chăm sóc trẻ em. 3.2 HS Đồ dùng học tập. TIẾT 1: 4. TIẾN TRÌNH. 4.1 Ổ định tổ chức và KTSS. 4.2 Kiểm tra miệng. GV kiểm tra đồ dùng học sinh. 4.3 Giảng bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu một vài hình ảnh về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS khai thác nội dung truyện. - Giáo viên: Gọi học sinh đọc truyện “Tết ở làng SOS Hà Nội”. - Giáo viên: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? - Giáo viên: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em thể hiện trong truyện trên?( Trẻ em mồ côi trong các làng trẻ em SOS được sống hạnh phúc, chăm sóc đầy đủ và được học tập đàng hoàng.) => Đó cũng là quyền của trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước bảo vệ chăm sóc (điều 20 của Công ước) Hoạt động 3: GV hướng dẫn Hsti2m hiểu khái quát về Công ước. * Công ước LHQ là luật quốc tế về quyền trẻ em. Các nước tham gia Công ước phải đảm bảo mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền trẻ em ghi trong Công ước. - Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới tham gia Công ước; đồng thời ban hành luật để đảm bảo quyền trẻ em ở Việt Nam. Hoạt động 4: GV Giúp HS hiểu và phân biệt các nhóm quyền của trẻ em. - Giáo viên giới thiệu 4 nhóm quyền trẻ em, giải thích từng nhóm quyền. ghi lên bảng tên 4 nhóm quyền thành cột. - Giáo viên đọc cho học sinh nghe các điều trích Công ước LHQ về quyền trẻ em (SGV/ 70, 71) và yêu cầu học sinh sắp xếp vào các nhóm quyền. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ở thực tế địa phương mình những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em. => Giáo viên nhận xét, đánh giá đối với từng trường hợp. Hoạt động 5: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em và bổn phận của trẻ em. - Giáo viên: Các quyền của trẻ em cần thiết như thế nào?( Quyền của trẻ em rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em) - Giáo viên: Là trẻ em, chúng ta phải làm gì?( Chúng ta phải biết bảo vệ quyền của mình, chống lại mọi sự xâm phạm, tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận của mình.) I. Truyện đọc: II. Bài học: - Năm 1989 Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời. - Năm 1990 Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước. - Năm 1991 Việt Nam ban hành luật chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Nhóm quyền sống còn - Nhóm quyền bảo vệ - Nhóm quyền phát triển - Nhóm quyền tham gia 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố. Câu 1: Em hãy cho biết vài nét về công ước LHQ ? Đáp án câu 1: - Năm 1989 Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời. - Năm 1990 Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước. - Năm 1991 Việt Nam ban hành luật chăm sóc và giáo dục trẻ em. Câu 2: Em hãy kể tên 4 nhóm quyền trong công ước LHQ về quyền trẻ em ? Đáp án câu 2: - Nhóm quyền sống còn - Nhóm quyền bảo vệ - Nhóm quyền phát triển - Nhóm quyền tham gia 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học. -Học bài theo nội dung bài học. -Chuẩn bị các bài tập số 3. 5. RÚT KINH NGHIỆM * Nội dung: * Phương pháp: . * Sử dụng đồ dùng- TB dạy học: . . TIẾT 2: 4. TIẾN TRÌNH 4.1 Ổn định tổ chức và KTSS. 4.2 Kiểm tra miệng Câu 1: Em hãy cho biết vài nét về công ước LHQ về quyền trẻ em ? Câu 2: Em hãy nêu 1 tấm gương thực tế mà em biết đã thực hiện tốt quyền trẻ em ? 4.3 Giảng bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: GTB Hoạt động 2: Hướng dẫn học tập luyện tập: - Bài tập a: Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Bài tập b: Giáo viên nêu yêu cầu . - Bài tập c: - Bài tập d: Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập, nêu câu hỏi. - Bài tập đ: Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập và nêu câu hỏi. - Bài tập e: Giáo viên yêu cầu học sinh dự kiến cách ứng xử của mình trong các trường hợp. - Giáo viên nhận xét các cách ứng xử, nêu lên cách ứng xử phù hợp nhất. Thái độ của bạn Lan là sai vì: như vậy là Lan chưa ý thức được hoàn cảnh kinh tế gia đình, đua đòi và Lan cũng không được oán trách mẹ. Học sinh đặt mình vào hoàn cảnh của Lan và đưa ra cách ứng xử () - Học sinh đặt mình vào tình huống: Nếu em là quân em sẽ không nóng giận cha mẹ vì biết rằng cha mẹ muốn tốt cho em và em sẽ giải thích để cha mẹ hiểu và yên tâm rằng em cần có bạn bè và sẽ học hỏi những điều hay lẽ phải từ bạn bè và biết tránh cái xấu. - Học sinh phát biểu. * Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập: - Bài tập a: Việc làm thực quyền trẻ em: 1, 4, 5, 7, 9. - Bài tập d: - Bài tập đ: - Bài tập e: 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố. Câu 1: Em có nhận xét, suy nghĩ như thế nào về các hình ảnh sau: H1: Trẻ em được đi học. H2: Trẻ em được tiêm chủng miễn phí. H3: Trẻ em lễ phép với ba mẹ. H4: trẻ em bị ngược đãi. Đáp án câu 1: H1,2: thể hiện tốt quyền trẻ em. H3: trẻ em thực hiện tốt bổn phận của mình. H4: Trẻ em bị phâm phạm quyền trẻ em. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học. -Học bài. Xem bài: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. 5. RÚT KINH NGHIỆM * Nội dung: * Phương pháp: . * Sử dụng đồ dùng- TB dạy học: . .
Tài liệu đính kèm: