Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 4 - Bài 3: Tiết kiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 4 - Bài 3: Tiết kiệm

. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là tiết kiệm, cách tiết kiệm và ý nghĩa của nó.

2. Kĩ năng: Học sinh biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí.

3. Thái độ: Học sinh thường xuyên có ý thức tiết kiệm về mọi mặt ( thời gian, tiền của, đồ dùng, dụng cụ học tập, lao động.).

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV GDCD 6, những gương tiết kiệm.

2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

C. Tiến trình lên lớp:

 

doc 62 trang Người đăng levilevi Lượt xem 4734Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 4 - Bài 3: Tiết kiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/9/2014
TIẾT 4	
BÀI 3: 	TIẾT KIỆM
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là tiết kiệm, cách tiết kiệm và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: Học sinh biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí.
3. Thái độ: Học sinh thường xuyên có ý thức tiết kiệm về mọi mặt ( thời gian, tiền của, đồ dùng, dụng cụ học tập, lao động..).
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: SGK, SGV GDCD 6, những gương tiết kiệm...
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	1. Vì sao phải siêng năng, kiên trì? 
	2. Hãy tìm 5 câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về SNKT và giải thích một câu trong năm câu đó.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động (1 phút)
Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
HĐ2: Phân tích truyện đọc SGK . (10 phút)
GV. Gọi Hs đọc truyện SGK.
Gv: Thảo và Hà có xứng đáng để được mẹ thưởng tiền không? Vì sao?.
GV. Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?.
GV: Hà có những suy nghĩ gì trước và sau khi đến nhà Thảo?.
- Cho biết ý kiến của mình về 2 nhân vật trong truyện?
- Qua câu truyện trên đôi lúc em thấy mình giống Hà hay Thảo?.
HĐ3: Tìm hiểu nd bài học ( 10 phút)
Gv: Thế nào là tiết kiệm?
Gv: Chúng ta cần phải tiết kiệm những gì? Cho ví dụ?.
Gv: Trái với tiết kiệm là gì? Cho ví dụ.
Gv: Hãy phân tích tác hại của sự keo kiệt, hà tiện? và xa hoa, lãng phí? 
 Gv: Vì sao cần phải tiết kiệm?
HĐ4: Cách thực hành tiết kiệm ( 6 phút)
Gv: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo 4 nd sau:
- N1: Tiết kiệm trong gia đình.
- N2: Tiết kiệm ở lớp.
- N3: Tiết kiệm ở trường.
- N4: Tiết kiệm ở ngoài xã hội 
HS thảo luận, trình bày, bổ sung sau đó gv nhận xét, chốt lại.
Gv: Mỗi HS cần thực hành tiết kiệm ntn?
Gv: Vì sao phải xa lánh lối sống đua đòi?
HĐ5: Luyện tập ( 6 phút)
GV: Hướng dẫn HS giải thích TN, DN 
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a SGK/10
HS: Đọc truyện "chú heo rô bốt" ( sbt)
I. Tìm hiểu truyện:
* Thảo: dùng tiền thưởng mua gạo => cần thiết hơn => có đức tính tiết kiệm
* Hà: Trước: -Đòi mẹ thưởng tiền đi chơi => không cần thiết
- Sau đó : ân hận , hứa sẽ tiết kiệm
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là tiết kiệm? 
- Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
* Trái với tiết kiệm là: xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện...
2. Ý nghĩa:
- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác.
- Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
3. Học sinh phải rèn luyện và thực hành tiết kiệm ntn?
- Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian.
- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.
- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.
- Sử dụng điện nước hợp lí.
4. Củng cố: (2 phút).
	- Yêu cầu Hs khái quát nd toàn bài.
-Tìm ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm?
5. Hướng dẫn học bài: ( 2 phút).
	- Học bài
	- Làm các bài tập b,c,SGK/10
	- Xem trước bài 4	
******************************************
	Ngày soạn: 15/9/2014
	TIẾT 5:	 
BÀI 4: 	 LỄ ĐỘ 
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là lễ độ và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và kịp thời điều chỉnh hành vi của mình.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức và thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với những người lớn tuổi hơn mình và với bạn bè.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: SGK, SGV GDCD 6, những gương tiết kiệm...
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
1. Thế nào là tiết kiệm? Em đã thực hành tiết kiệm như thế nào?
2. Tìm những hành vi trái với tiết kiệm, và hậu quả của nó?.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động (1 phút)
Gv hỏi một số học sinh: Trước khi đi học, khi đi học về, khi cô giáo vào lớp các em cần phải làm gì?
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
 Hoạt động 2 Tìm hiểu truyện đọc SGK (10 phút)
GV. Gọi Hs đọc truyện SGK.
Gv: Thuỷ đã làm gì khi khách đến nhà?
(Gv: lưu ý các câu hội thoại giữa Thủy và khách , cử chỉ lễ phép, thái độ vui vẻ...
- Quan sát ảnh (SGK) nhận xét bức ảnh...? GV. Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của Thuỷ?
HĐ2: Phân tích nội dung bài học (12 phút)
Gv: Thế nào là lễ độ?
 *Thảo luận nhóm.
GV chia HS thành nhóm nhỏ thảo luận theo nd sau:
N1: Lễ độ biểu hiện qua lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, thái độ ntn?
N2: Tìm hành vi thể hiện lễ độ và thiếu lễ độ, ở trường, ở nhà, ở nơi công cộng...
N3: Tìm hành vi trái với lễ độ?
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại.
Gv: Có người cho rằng đ/v kẻ xấu không cần phải lễ độ, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?.
Gv: hãy nêu các biểu hiện của lễ độ : đối với ông bà cha mẹ,anh chị em, cô, dì , chú bác, người già cả lớn tuổi
 Gv: trái với lễ độ là gì?
Gv: yêu cầu 1 Hs kể lại câu chuyện; " lời nói có phép lạ" ( sbt)
Gv: Vì sao phải sống có lễ độ?
Gv: chúng ta rèn luyện như thế nào để trở thành người lễ độ?
HĐ3: HDHS làm bài tập ( 10 phút)
GV. Cho hs chơi sắm vai theo nội dung bài tập b sgk/13.
Gv: Theo em cần phải làm gì để trở thành người sống có lễ độ
Gv: HD học sinh làm bài tập c, a sgk/13.
Gv: Yêu cầu HS kể những tấm gương thể hiện tốt đức tính này.
I. Tìm hiểu truyện
- Thủy nhanh nhẹn, khéo léo lịch sự khi tiếp khách : biết chào, mời, thưa, gửi...
- biết tôn trọng bà và khách
- Làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp
=> Thủy là học sinh ngoan, lễ độ
II. Nội dung bài học
1. Lễ độ là gì?
 Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác, thể hiện sự tôn trọng quý mến của mình đối với người khác
* Biểu hiện:
- Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.
- Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi...
* Trái với lễ độ là: Vô lễ, hổn láo, thiếu văn hóa..
2. Ý nghĩa:
- Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.
- Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
3. Cách rèn luyện: 
- Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá.
- Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp.
- Tránh xa và phê phán thái độ vô lễ.
III. Bài tập :
* Ca dao, tục ngữ: 
- Đi hỏi, về chào;
- Gọi dạ bảo vâng
- Lời chào cao hơn mâm cỗ
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
4. Củng cố: (2 phút).
- Yêu cầu Hs khái quát nd toàn bài.
+ Bài tập; đánh dấu x vào ý kiến đúng:
- Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn
- lễ độ thể hiện người có đạo đức tốt 
- Không lễ độ với kẻ xấu
- Sống có văn hóa là phải lễ độ
5. Hướng dẫn học bài	
	- Học bài
 	- Làm các bài tập còn lại
	- Xem trước bài 5: “ Tôn trọng kỉ luật”	
Ngày soạn:19/9/2014
TIẾT 6:	
BÀI 5: 	 TÔN TRỌNG KỈ LUẬT (1T)
A. Mục tiêu bài học:
	- Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.
	- HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỉ luật.
	- HS biết rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: SGK, SGV GDCD 6, những gương thực hiện tốt kỉ luật...
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Em hiểu thế nào là: " Tiên học lễ hậu học văn".
- Lễ độ là gì? Cho ví dụ và đưa ra hai cách giải quyết của người có lễ độ và thiếu lễ độ.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động (1 phút)
Theo em chuyện gì sẽ xãy ra nếu:
	- Trong nhà trường không có tiếng trống quy định giờ học, giờ chơi....
	- Trong cuộc họp không có người chủ toạ.
	- Ra đường mọi người không tân theo quy tắc giao thông......
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ2:Khai thác nội dung truyện đọc SGK (8phút)
GV: Gọi HS đọc truyện.
? Bác Hồ tôn trọng những quy định chung như thế nào.
- Bác Hồ vào chùa để dép ở ngoài,
- Gặp đèn đỏ: dừng lại
? Những việc làm đó thể hiện đức tính gì của Bác.
Mặc dù là chủ tịch nước, nhưng mọi cử chỉ việc làm của Bác đã thể hiện sự tôn trọng kỉ luật chung được đặt ra cho tất cả mọi người.
? Em học tập được gì ở con người của Bác qua câu chuyện này.
- Trong nhà trường, nơi công cộng, ở gia đình có những quy định chung nào?
- Em đã thực hiện những quy định ấy như thế nào?
GV kết luận: Mỗi chúng ta cấn tôn trọng kỉ luật để xây dựng nề nếp, kỉ cương
HĐ3: Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học. 
(13 phút)
? Theo em kỉ luật là gì? Cho ví dụ.
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
Gv: Trái với tôn trọng lỉ luật là gì? Cho ví dụ.
HS: Thảo luận nhóm.
Hãy nêu các biểu hiện tôn trọng kỉ luật ở:
Nhóm 1: Nhà trường (vào lớp đúng giờ, trật tự làm đủ bài tập)
Nhóm 2: Gia đình (ngủ dậy đúng giờ, đồ đạc để ngăn nắp)
Nhóm 3, 4: Nơi công cộng (nếp sống văn minh, giữ vệ sinh chung)
Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại ( gv chuẩn bị ở bảng phụ).
- Nêu lợi ích của việc tôn trọng kỉ luật?.
- Kỉ luật có làm cho con người bị gò bó, mất tự do không? Vì sao?
- Hãy kể những việc làm thiếu tôn trọng kỉ luật và hậu quả của nó?.
GV Phân tích những điểm khác nhau giữa Đạo đức, kỉ luật và pháp luật. Mối quan hệ, sự cần thiết của Đạo đức, kỉ luật và pháp luật.
HĐ4: Luyện tập. ( 5 phút)
Gv: Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
BT: Trong những câu thành ngữ sau, câu nào nói về tôn trọng kỉ luật:
1. Đất có lề, quê có thói.
2. Nước có vua, chùa có bụt.
3. Ăn có chừng, chơi có độ.
4. Ao có bờ, sông có bến.	
5. Dột từ nóc dột xuống.
6. Nhập gia tuỳ tục.
7. Phép vua thua lệ làng.
8. Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. 
I.Tìm hiểu truyện
Bác Hồ là tấm gương sáng về tôn trọng kỉ luật.
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
 Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
* Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành sự phân công
2. Ý nghĩa:
- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.
- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.
3. Cách rèn luyện:
III. Luyện tập
4. Củng cố: (2 phút)
	Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
5. Hướng dẫn học bài: (3 phút)
	- Học bài, làm bài tập b, c SGK.
	- Xem trước bài 6.
Ngày soạn: 26/9/2014
TIÊT 7:	
BÀI 6: 	 BIẾT ƠN 
A. Mục tiêu bài học:
	- Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn, cầ ...  công dân được đảm bảo an toàn và bí mật.
Việc bóc mở thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật"
HĐ3 Thảo luận nhóm tìm hiểu về quyền đảm bảo bí mật thư tin, điện thoại, điện tín
HS: Đọc Điều 125 BLHS 1999(t58-sgk) và thảo luận:
? Thế nào là quyền đảm bảo bí mật ,thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
? Những hành vi nào là vi phạm pl về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? ( Bóc mở thư của người khác, nghe trộm điện thoại..)
? Người vi phạm sẽ bị pl xử lí ntn?
GV: Nêu câu hỏi xử lí: Nếu em thấy bạn em bóc thư hoặc nghe trộm điện thọai người khác em sẽ làm gì?
HS: Các nhóm thảo luận và đại diện trình bày
GV: Nhận xét và kết luận những nội dung chính
HĐ3: Luyện tập:
Bài tập: Em sẽ làm gì khi gặp những trường hợp sau:
a. Bố mẹ xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em.
b.Nếu bố mẹ đọc nhật kí của em thì em sẽ làm gì.
HS: Ghi cách ứng xử ra giấy và tbày
I. Tình huống: sgk
II. Nội dung bài học:
1.Quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: 
- Là một trong những quyền cơ bản của công dân và được qui định trong HP của nhà nước ta (Điều 73)
- Điều đó có nghĩa là: Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
III. Bài tập:
- Bài tập ứng xử:
IV.Củng cố: - Thế nào là quyền đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
 Là hs em sẽ làm gì để đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mình và của người khác?
V. Hướng dẫn học tập:
 - Học thuộc nội dung bài, làm các bt còn lại và bt sth
 - Chuẩn bị bài thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương
Ngày 3/4/2012
Tiết 32:	NGOẠI KHÓA:BÀI TẬP THỰC HÀNH 
I-Mục tiêu:-Học sinh làm bài tập thực hành các nội dung đã học 
	-Rèn kĩ năng ứng xử phù hợp với chuẩn mực pháp luật đã học
	-Có thái độ đúng đắn trước những hiện tượng pháp luật
II-Các bước:
1-Ổn định tổ chức
2-Kiểm tra:
3-Bài mới:Học sinh làm các bài tập tình huống sau
Bài tập 1:Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây:
	a-Em nhặt được lá thư của ai đó rơi ở sân trường.
	b-Phát hiện có người chiếm đọat thư của người khác .
	c-Em đang nói chuyện điện thoại thì phát hiện có người nghe trộm.
	d-Bác đưa thư bỏ nhầm thư của người khác vào nhà em.
Bài tập 2:Theo em những hành vi sau vi phạm quyền gì của công dân mà em đã học
	a-Con đến tuổi đi học mà cha mẹ không cho đến trường.
 	b-nhặt được thư của người khác mở ra xem.
	c-Chửi mắng đánh đập người làm thuê.
	d-Tự ý vào nhà người khác khi không có mặt chủ nhà.
Bài tập 3:Vận dụng kiến thức đã học cho biết những ý kiến dưới đây là đúng hay sai? Vì sao?
Tất cả những người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là công dân Viẹt Nam.
Công dân Việt nam là người có quốc tịch Việt nam.
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tai nạn giao thông là do phương tiện cơ giới tăng nhanh
Không ai được xâm phạm đến chỗ ở của người khác
Nhân viên bưu điện có quyền kiểm tra thư của người khác
Bài tập4-Kể 1 số hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Bài tập 5-những hành vi nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể?
	a-Chữa bệnh bằng bùa chú gây hậu quả chết người
	b-Bắt giữ kẻ cướp giật trên đường phố
	c-Tung tin bịa đặt nói xấu người khác
	d-Phê bình người khác khi thấy có việc làm sai trái
Bài tập 6-Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: Học thày không tày học bạn?
Bài tập 7:Hãy nối mỗi cụm từ ở cột I (cách học) sao cho ứng với tên gọi của nó ở cột II
Cột I (cách học)
Cột II
a-Chỉ khi cô giáo dặn kiểm tra thì mới học bài ở nhà
1-Học vẹt
b-Chỉ chăm chú học 1 số môn mà mình thích, các môn khác thì học qua loa
2-Lí thuyết suông
c-Chỉ cần học thuộc bài không cần hiểu vì đã có sách giải để chép
3-Học đối phó
d-Chỉ học trong sách vở không biét liên hệ thực tế và thực hành
4-Học lệch
Bài tập 8	Sưu tầm những câu tục ngữ ca dao nói về việc học	
	Ăn vóc ,học hay
	-Có cày có thóc, có học có chữ
	-dao có mài mới sắc người có học mới khôn
	-Dốt đến đâu học lâu cũng biết
	-Học ăn học nói học gói học mở
	-học hành vất vả kết quả ngọt bùi
	-Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
	-Học thày không tày học bạn
	-Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi
Bài tập 9:1 nhóm bạn đang tranh luận với nhau , có ý kiến cho rằng làm theo công ước LHQ về quyền trẻ em thì cha mẹ , thày cô giào không còn vai trò và quyền gì nữavì trẻ em có quyền nói và làm theo ỳ chúng.Theo em ý kiến đó có đúng không?vì sao?	
Bài tập 10:Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm?
a-Hình tròn, viền đỏ ,nền trắng, hình vẽ màu đen
b-Hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng
c-Hình tam giác đều, viền dỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen
d-Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam 
	4-Củng cố:
	5-Hướng dẫn học ở nhà
Ngày :10/4/2011
Tiết 33 : 	 NGOẠI KHÓA:
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I-Mục tiêu:	
	-Giúp h/shiểu tình hình môi trường hiện nay đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng, tác hại của việc ô nhiễm mt đ/v đời sống co người
	-Môt số biện pháp để giữ gìn, bảo vệ môi trường
	-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, có thói quen,hành vi ứng xử văn minh lịch sự với môi trường
	II-Chuẩn bị:tư liệu tranh ảnh về tình hình môi trường hiện nay
	III-Các bước:
	1-Tổ chức.
	2-Kiểm tra:sự chuẩn bị của học sinh
	3-Bài mới;
Hoạt độnh thày trò
Nội dung cần đạt
-Em hiểu môi trường là gì?
-Kể tên các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
-Các tài nguyên này quan trọng ntn đ/vcon người?
-
-Em hiểu gì về môi trường Việt nam hiện nay?
-Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình đó?
-Nêu một số biện pháp giữ gìn,bảo vệ môi trường?
-Là h/s em cần ,đã và sẽ làm gì để giữ
 gìn bảo vệ môi trường?
1-Môi trường là gì?
-Môi trường là không gian sinh sống cho con người và mọi sinh vật
-Là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên càn thiết cho đời sống và sx của con người
-Là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sx
2-Tình hình môi trường Việt nam hiện nay.
-Nhiều nơi bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng ;về đất,rừng,nước không khí,đa dạng sinh học, chất thải.
-Nguyên nhân: Do sự phát triển của các ngành công nghiệp, do con người thiếu ý thức bảo vệ môi trường...
3-Một số biện phá giữ gìn,bảo vệ môi trường
-Phát triển công nghệ sạch,tiết kiệm nguyên,nhiên vật liệu
-Sản xuất thực phẩm sạch
-Bảo vệ tài nguyên đất, nước, không khí
-Giảm lượng rác thải,không thải chất thải chưa qua xử lý vào môi trường
-Bảo vệ rừng cũ, trồng rừng mới
-Bảo vệ các loài động vật ,thực vật hoang dã quý hiếm
-Hạn chế dùng than tổ ong,xăng không pha chì
-Không sử dụng túi ni lon
	4-Củng cố:
-Bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết đẻ bảo vệ cuộc sống của chúng ta
	-Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người
	5-Hướng dẫn về nhà:
	-Ôn các bài đã học ở học kỳ II
	-Giờ sau ôn tập 
NGÀY:17/4/2012
TIẾT 34:	ÔN TẬP HỌC KÌ II
I.MỤC TIÊU:
Cũng cố lại kiến thức và kỹ năng đã được học trong học kì 2, bước đầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn: 
II-.Phương pháp:
-Hỏi đáp thảo luận
III-.Tiến trình dạy học:
Ổn định:
Bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong bài ôn tập
Bài mới
Hoạt động thày trò
Nội dung
1. Nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em?
- Mỗi nhóm quyền cần thiết ntn đối với cuộc sống của trẻ em?
2- Căn cứ để xác định công dân một nước? Điều kiện để có quốc tịch VN?
Công dân CHXHCNVN bao gồm những ai?
-Công dân nước CHXHCNVN có những quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước?
3-Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông người tham gia giao thông phải làm gì?
-Cách nhận biết các loại biển báo?
-Các loại đèn tín hiệu giao thông?
- Qui định đối với người đi bộ, xe đạp..?
-Trách nhiệm của hs với vấn đề ATGT?
4-Quyền và nghĩa vụ học tập? Vì sao chúng ta phải học tập?
-Những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập?
5-Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?
-Vì sao cần tôn trọng tính mạng sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác?
- Lấy VD về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác?
6.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?VD?
-Những hành vi như thế nào là xâm phạm về chỗ ở của người khác?
7.Tại sao pluật qui định quyền bảo đảm an toàn bí mật, thư tín, điện thoại, điện tính của công dân?
-Em làm gì khi nhặt được thư của người khác?
-khi thấy bạn em xem trộm thư, nghe 
trộm điện thoại của người khác?
1-Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
2-Công dân nước CHXHCNVN
3-Thực hiện TTATGT
4-Quyền và nghĩa vụ học tập
5-Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , sức khoẻ danh dự và nhân phẩm
6-Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
7-Quyền đảm bảo an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tín
	4.Củng cố: GV: Giải đáp thắc mắc
5-Dặn dò: Học kĩ nội dung, xem lại các bài tập
- Tiết sau kiểm tra HKII
Ngày soạn:24/4/2012
Tiết 35:	KIỂM TRA HỌC KÌ II
	I-Mục tiêu:
	-Kiểm tra, đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh trong học kì II về các quyền và nghĩa vụ của công dân.
	-Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra.
	-Giáo dục ý thức tự giác làm bài
	II-Các bước:
1.Tổ chức: sĩ số
2.Kiểm tra
A-Ma trận đề
Lĩnh vực kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
-Các quyền cơ bản của trẻ em
-Quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín.
-Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Câu 3: 2đ
Câu 1: 4đ
Câu 2-a: 2đ
Câu2b:2đ
Tổng số điểm
2
6
2
B-Đề bài:
Câu 1: Nêu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của liên hợp quốc?
Câu 2: a,Theo em những hành vi thế nào là vi phạm pháp luật về an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
 b,Em sẽ làm gì khi:
	-Nhặt được thư của người khác.
	-Nhìn thấy bạn lấy trộm thư, nghe trộm điện thoại của người khác.
Câu 3: Hãy điền Đ (đúng), S (sai) vào đầu mỗi câu sau đây:
	a, Mọi việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều là vi phạm pháp luật.
	b, Khi bị người khác xâm hại thân thể thì tốt nhất là im lặng, khong để người khác biết.
	c, Công dâ có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể.
	d, Chỉ cần giữ gìn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phậm của mình còn của người khác thì không quan tâm.
C-Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: 4đ: Nêu được nội dung 4 nhóm quyền cơ bản: 
	-Nhóm quyền sống còn
	-Nhóm quyền bảo vệ
	-Nhóm quyền phát triển
	-Nhóm quyền tham gia
Câu 2:4đ
a, 2đ:Hành vi vi phạm pháp luật về thư tín
	+Chiếm đoạt thư tín, điện tín của người khác.
	+Tự ý mở thư tín, điện tín của người khác
	+Nghe trộm điện thoại
b, Em sẽ làm:
	-Nhặt được thư của người khácàkhông bóc xem, trả lại chủ.
	-Khuyên ngăn bạn vì đó là hành vi vi phạm pháp luật, không trung thực.
Câu 3:2đ
	a:Đ	c,Đ
	b:S	d,S
4-Củng cố:
-Thu bài
5-Hướng dẫn về nhà
-Tìm hiểu pháp luật phòng chống ma túy.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an.doc