Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 33 - Tiết 32 - Ngoại khoá (môi trường)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 33 - Tiết 32 - Ngoại khoá (môi trường)

 1. Kiến thức:

 - Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 - Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 2. Kỹ năng:

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.

 - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và những hành vi gây hại đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1226Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 33 - Tiết 32 - Ngoại khoá (môi trường)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết CT: 32
Ngày dạy: 21/4/2011 – Tuần CM: 33
NGOẠI KHOÁ (MÔI TRƯỜNG) 
I. Mục tiêu:	 
 1. Kiến thức:
	- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
	- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 2. Kỹ năng:
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
	- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và những hành vi gây hại đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo về biện pháp, hành động để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
	- Kỉ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong việc xây dựng kế hoạch tìm hiểu tình hình và tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên ở địa phương.
 3. Thái độ:
	- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
	- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường.
II. Trọng tâm:
	Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
III. Chuẩn bị:
 1. GV:
- Tranh: Bảo vệ môi trường.
- Một số điều luật sgv-7/54.
- Bài tập tình huống GDCD-7.
 2. HS: Tập + sgk GDCD 7 + BT TH GDCD-7
IV. Tiến trình:
 1/. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 2/. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi
Câu 1:
	Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín, và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín? (4đ)
Câu 2: (6đ)
	Trên đường đi học, Tuấn và Thành phát hiện một thanh niên đang đổ một xô nước nhờn có màu khác lạ và nồng nặc, khó chịu xuống một hồ nước. Thấy vậy, Thành định chạy lại ngăn cản thì Tuấn kéo Thành đi và nói: “Thôi việc này liên quan gì đến bọn mình. Đi đi kẻo muộn học”.
- Em có đồng tình với việc làm của Tuấn không? Vì sao? (2đ)
- Nếu là Thành, em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao em lại ứng xử như vậy? (4đ)
Đáp án
Câu 1: (4đ)
	Những hành vi vi phạm pháp luật về bí mật thư tín, và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín:
	+ Đọc trộm thư của người khác.
	+ Thu giữ thư tín, điện tín của người khác.
	+ Nghe trộm điện thoại của người khác.
	+ Đọc thư của người khác rồi nói lại cho mọi người biết.
	+ . . .
Câu 2: (6đ)
- Không đồng tình với việc làm của Tuấn. Vì như vậy là không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường của người công dân. (2đ)
- Nếu là Thành em nói với Tuấn: Mình phải ngăn cản không cho người đó đổ nước xuống hồ, nếu có đến lớp muộn vì việc này, tớ tin rằng cô giáo cũng thông cảm và đồng ý với việc làm của mình. Sau đó nhanh chóng chạy lại, khéo léo kiên quyết ngăn cản việc làm trên. Nếu người đó đổn nước bẩn xuống hồ thì báo cáo cho người có trách nhiệm biết để kịp thời xử lí. Vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mọi người. (4đ)
3/. Bài mới:
Hoạt động của GV + HS.
Nội dung bài học.
HĐ 1: Vào bài.
 Ở tiết 22 chúng ta đã tìm hiểu xong khái niệm môi trường, tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đối với đời sống con người. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được thể hiện cụ thể ở:
 Tiết 23 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tt).
HĐ 2: Nội dung bài học.
* HS xem tranh: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên hiện nay:
+ Môi trường ô nhiễm, bị hủy hoại tài nguyên bị cạn kiệt:
 * Ô nhiễm không khí, nguồn nước (khói, bụi, rác thải, chất thải công nghiệp . . .), diện tích rừng bị thu hẹp, một số loài động vật bị tuyệt chủng. . .
+ Nguyên nhân: Do những tác đông xấu của con người, thiếu ý thức bảo vệ, giữ gìn, chỉ nghĩ đến lợi trước mắt.
 * Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật quý hiếm, đánh cá bằng mìn, xả chất thải vào nước, vào không khí không qua xử lí . . .
 (?) Tác hại của các việc làm ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch đã tác động đến thiên nhiên và cuộc sống của con người như thế nào ?
 + HS trả lời.
 + Gv nhận xét – kết luận:
 Ô nhiễm môi trường, huỷ hoại môi trường sử dụng tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch sẽ gây mất cân đối sinh thái gây các hiện tượng lũ lụt, mưa, bão, làm ảnh hưởng trực tiếp đời sống sinh hoạt của con người.
(LHTT)
- Các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
* Cách thực hiện:
GV: Cung cấp cho HS các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 + Hoạt động bảo vệ môi trường gồm những việc gì.
 * Quy định tại điều 3 khoản 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
 + Nghĩa vụ của công dân về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 * Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường. Các hoạt động làm suy kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường bị nghiêm cấm (liên quan đến bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật quý hiếm) được quy định tại Điều 29 Hiến pháp 1992 (sửa đổi), Điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Điều 12 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
HS: thảo luận cả lớp theo câu hỏi:
(?) Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường.
(?) Thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Trách nhiệm của công dân nói chung, và HS nói riêng trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 + Thực hiện tốt những quy định của pháp luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 + HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ mội trường ở địa phương.
(?) Em có nhận xét gì về việc bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương em ?
 + HS trả lời.
 + HS nhận xét.
 + GV nhận xét.
(?) Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
HĐ 3: Bài tập.
Thảo luận nhóm. (6 nhóm)
Nhóm 1 + 2 + 3:
Bài tập a sgk/46.
+ Biện pháp góp phần bảo vệ môi trường: 1, 2, 5.
Nhóm 4 + 5 + 6:
Bài tập đ sgk/47.
+ HS góp phần bảo vệ môi trường:
 - Tham gia vệ sinh công cộng, trồng cây gây rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ động thực vật, thuỷ – hải sản, nguồn nước . . . Tuyên truyền cho những người xung quanh cùng tích cực tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
* Đại diện nhóm trả lời.
 - HS nhận xét.
 - GV nhận xét – Chấm diểm.
d. Bảo vệ môi trường: 
Là giữ gìn cho môi trường trong lành, sạch đẹp bảo đảm cân bằng sinh thái, cải tạo môi trường, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Là khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên tu bổ tái tạo những nguồn tài nguyên có thể phục hồi được
đ. Biện pháp để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
 - Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.
 - Hạn chế dùng chất khó phân huỷ (nilon, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.
 - Tiết kiệm điện, nước sạch . . .
4/. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Bài tập c sgk/46.
Phương án 2 là phương án tốt nhất vì đảm bảo các yếu tố mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, giúp phần tăng năng suất lao động, bảo vệ môi trường, về chi phí, Tuy hiện tại phải có chi thêm một phần kinh tế bảo vệ môi trường. Nhưng xét về lâu dài việc giữ gìn bảo vệ môi trường sẽ có lợi về nhiều mặt và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn tiết kiệm hơn so với kinh phí phải bỏ ra để khắc phục hậu quả tại chỗ môi trường gây ra. Vì thế nên chọn phương án 2.
(?) Liên hợp quốc chọn môi trường thế giới vào ngày nào ?
Ngày 5 – 6 hằng năm.
* Qua bài học:
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
	- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường.
5/. Hướng dẫn học sinh tự học:
Về nhà học thuộc nội dung bài học.
Làm các bài tập d, đ, e, g sgk/47.
Chuẩn bị bài:
Tiết 34: ơn tập HK II
5. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung:	
 	- Phương pháp:	
	- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	
KIỂM TRA TUẦN 33
TTCM
Nguyễn Thị Thu Quí

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 32 NGOAI KHOA(MT).doc