Giáo án Lớp 4 - Trường Tiểu học Tân An Hội A

Giáo án Lớp 4 - Trường Tiểu học Tân An Hội A

I. MỤC TIÊU :

 - Hiểu nội dung bài Thợ rèn .

- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ Thợ rèn . Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai l / n hoặc uôn / uông .

 - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa cảnh hai bác thợ rèn to khỏe đang quai búa trên cái đe có một thanh sắt nung đỏ .

 - Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HOẠT ĐỘNG HỌC

MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả đoạn văn .

HTTC: Hoạt động lớp .

- Cả lớp theo dõi trong SGK .

- Đọc thầm lại bài thơ , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , những từ ngữ được chú thích , trả lời câu hỏi : Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn ? ( Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn )

- Viết bài vào vở .

 HOẠT ĐỘNG DẠY

Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết

- Đọc bài thơ Thợ rèn .

- Nhắc HS : Ghi tên bài thơ vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu dòng nhớ viết hoa , có thể viết sát lề vở cho đủ chỗ .

- Đọc cho HS viết .

- Đọc toàn bài cho HS soát lại .

- Chấm , chữa bài .

- Nêu nhận xét .

MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .

HTTC: Hoạt động lớp , nhóm .

- Đọc thầm yêu cầu BT , suy nghĩ , làm bài .

- Sau thời gian quy định , đại diện mỗi nhóm đọc kết quả .

- Cả lớp nhận xét về chính tả , tốc độ làm bài , chữ viết , kết luận nhóm thắng cuộc

- Vài em đọc lại những câu thơ của Nguyễn Khuyến .

- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng . Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .

- Bài 2 : ( lựa chọn )

+ Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu , mời 3 , 4 nhóm lên bảng thi tiếp sức .

Nhận xét

Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò

- Chấm bài , nhận xét .

- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .

- Nhận xét tiết học .

 

doc 38 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Trường Tiểu học Tân An Hội A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học Tân An Hội A 	Môn :Tập đọc 
LỚP :4	 	 Tuần : 09 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 	 Tiết:17
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
 	Ngày dạy:	 
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu những từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em , không xem thợ rèn là nghề hèn kém . Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là chính đáng , nghề nghiệp nào cũng đáng quý .
- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại .
	- Biết ước mơ , giúp đỡ cha mẹ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông .
	- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- Có thể chia bài làm 2 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  để kiếm sống .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
HTTC: Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
- Cương thương mẹ vất vả , muốn học một nghề để kiếm sống , đỡ đần cho mẹ 
.- Đọc đoạn 2 .
- Mẹ cho là Cương bị ai xúi . Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang , bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình .
- Cương nắm tay mẹ , nói với mẹ những lời thiết tha : nghề nào cũng đáng trọng , chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường .
- Đọc thầm toàn bài , nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương :
+ Cách xưng hô : đúng thứ bậc trong gia đình .
+ Cử chỉ lúc trò chuyện : thân mật , tình cảm .
+ Cử chỉ của mẹ : Xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ .
+ Cử chỉ của Cương : Mẹ nêu lí do phản đối , em nắm tay mẹ , nói thiết tha .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
- Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ?
- Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Một tốp 3 em đọc toàn truyện theo lối phân vai .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng : học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Cương thấy  cây bông . 
+ Đọc mẫu khổ thơ .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò 
- Hỏi : Bài văn có ý nghĩa gì ?	- Giáo dục HS biết ước mơ , giúp đỡ cha mẹ . 
 - Nhận xét tiết học .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A 	 Môn : Chính tả
LỚP :4 	 Tuần :9
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 	 Tiết:9 
THỢ RÈN
 Ngày dạy:	 
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài Thợ rèn .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ Thợ rèn . Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai l / n hoặc uôn / uông .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa cảnh hai bác thợ rèn to khỏe đang quai búa trên cái đe có một thanh sắt nung đỏ .
	- Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả đoạn văn .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc thầm lại bài thơ , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , những từ ngữ được chú thích , trả lời câu hỏi : Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn ? ( Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn ) 
- Viết bài vào vở .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
- Đọc bài thơ Thợ rèn .
- Nhắc HS : Ghi tên bài thơ vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu dòng nhớ viết hoa , có thể viết sát lề vở cho đủ chỗ .
- Đọc cho HS viết .
- Đọc toàn bài cho HS soát lại .
- Chấm , chữa bài .
- Nêu nhận xét .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc thầm yêu cầu BT , suy nghĩ , làm bài .
- Sau thời gian quy định , đại diện mỗi nhóm đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét về chính tả , tốc độ làm bài , chữ viết , kết luận nhóm thắng cuộc 
- Vài em đọc lại những câu thơ của Nguyễn Khuyến .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu , mời 3 , 4 nhóm lên bảng thi tiếp sức .
Nhận xét 
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò 
- Chấm bài , nhận xét .
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
- Nhận xét tiết học .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A 
LỚP :4 	 Môn: LT & C
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 	 Tuần : 09 MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ Tiết:17	 
 Ngày dạy:	
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ đề Trên đôi cánh ước mơ .
	- Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh họa . Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm .
	- Giáo dục HS biết ước mơ về tương lai tươi sáng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2,3 .
	- Từ điển .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm lại bài Trung thu độc lập , tìm từ đồng nghĩa với ước mơ ghi vào Sổ tay từ ngữ .
- Phát biểu ý kiến , có thể kết hợp giải nghĩa từ .
- Đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm trao đổi , thảo luận , tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ ước mơ , thống kê vào phiếu .
- Đại diện mỗi nhóm dán bài ở bảng lớp , đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét .
- Làm bài vào vở theo lời giải đúng .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài 1 : 
+ Phát giấy cho 3 , 4 em làm bài .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng :
@ Mơ tưởng : mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai .
@ Mong ước : mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai .
- Bài 2 : 
+ Phát phiếu và từ điển cho các nhóm .
+ Gặp những từ chưa đúng , hướng dẫn cả lớp trao đổi , thảo luận . GV nên phân tích nghĩa để HS loại các từ ấy ra khỏi nhóm đồng nghĩa . Sau đó tổng kết xem nhóm nào có nhiều từ đúng .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm tiếp tục làm bài trên phiếu .
- Đại diện mỗi nhóm dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp trao đổi . Mỗi em nêu 1 ví dụ về 1 loại ước mơ .
- Phát biểu ý kiến .
- Nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT , từng cặp trao đổi .
- Trình bày cách hiểu thành ngữ .
@ Cầu được ước thấy : đạt được điều mình mơ ước .
@ Ước sao được vậy : đồng nghĩa với Cầu được ước thấy .
@ Ước của trái mùa : muốn những điều trái với lẽ thường .
@ Đứng núi này trông núi nọ : không bằng lòng với cái hiện đang có , lại mơ tưởng tới cái khác chưa phải của mình 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
- Bài 3 : 
HD làm theo nhóm
- Bài 4 : 
+ Nhắc HS tham khảo gợi ý 1 trong bài Kể chuyện đã nghe , đã đọc trang 80 để tìm ví dụ về những ước mơ .
- Bài 5 : ( Tìm hiểu các thành ngữ )
+ Bổ sung để có nghĩa đúng 
Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò 
- Các nhóm cử đại diện thi đua nêu lại nghĩa một số từ .
- Giáo dục HS có ước mơ về tương lai tươi sáng .
- Nhận xét tiết học .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A 	 Môn : Kể chuyện 
LỚP :4/4 	 Tuần :09 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết:9	 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 Ngày dạy:	
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS biết kể một câu chuyện mình được chứng kiến hoặc tham gia .
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè , người thân . Biết sắp xếp các sự việc thành mọt câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện . Lời kể tự nhiên , chân thực , có thể kết hợp lời nói với cử chỉ , điệu bộ . Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
	- Yêu thích việc kể chuyện cho người khác nghe .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng lớp viết đề bài .
	- Giấy khổ to viết vắn tắt : 
	+ Ba hướng xây dựng cốt truyện :
	@ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp .
	@ Những cố gắng để đạt ước mơ .
	@ Những khó khăn đã vượt qua , ước mơ đạt được .
	+ Dàn ý của bài Kể chuyện :
TÊN CÂU CHUYỆN
	@ Mở đầu : Giới thiệu ước mơ của em hay bạn bè , người thân .
	@ Diễn biến .
	@ Kết thúc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nắm yêu cầu của đề bài 
HTTC: Hoạt động lớp .
- 1 em đọc đề bài .
- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài để HS không kể chuyện lạc đề : ước mơ đẹp của em , của bạn bè , người thân .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài .
- Nhấn mạnh : Câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thực , nhân vật trong truyện chính là các em hoặc bạn bè , người thân .
MT : Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện và đặt tên cho câu chuyện của mình .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Cả lớp theo dõi .
- 1 em đọc cho cả lớp nghe  ... Cử 3 – 5 em làm Ban giám khảo , cùng theo dõi , ghi lại các câu trả lời của các đội .
- Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi , các thành viên trao đổi thông tin đã học từ những bài trước .
- Ban giám khảo lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi .
- Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Trò chơi Ai nhanh , ai đúng ? 
- Chia lớp thành 4 nhóm , sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động tổ chức trò chơi .
- Phổ biến cách chơi , luật chơi :
+ Nghe câu hỏi , đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông .
+ Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước .
+ Điểm được tính qua kết quả trả lời của mỗi đội .
+ Mỗi thành viên ở mỗi đội phải trả lời 1 câu .
- Hội ý với Ban giám khảo , phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi , hướng dẫn và thống nhất cách đánh giá , ghi chép .
MT : Giúp HS có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi , nhận xét về chế độ ăn uống của mình .
HTTC: Hoạt động lớp , cá nhân
- Từng em dựa vào bảng ghi tên các thức ăn , đồ uống của mình trong tuần và tự đánh giá theo các tiêu chí trên , sau đó trao đổi với bạn bên cạnh .
- Một số em trình bày kết quả làm việc của mình trước lớp .
Hoạt động 2 : Tự đánh giá .
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá :
+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa ?
+ Đã ăn phối hợp các chất đạm , chất béo động vật và thực vật chưa ?
+ Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa ?
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò 
 - Nêu lại các nội dung vừa thực hành .
- Giáo dục HS có ý thức ăn uống hợp vệ sinh để có sức khỏe tốt .
- Nhận xét tiết học .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A 
LỚP :4 Môn : Lịch sử 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần :9 ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN Tiết: 7	 
 Ngày dạy:	 
I. MỤC TIÊU : 
	- HS biết : Sau khi Ngô Quyền mất , đất nước rơi vào cảnh loạn lạc , nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên ; Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước , lập nên nhà Đinh .
	- Trình bày được việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân ; so sánh được tình hình nước ta trước và sau khi thống nhất .
	- Tự hào lịch sử hào hùng của dân tộc ta .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình SGK phóng to .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nắm được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng , đất nước bị chia cắt thành 12 vùng , dân chúng đổ máu vô ích , ruộng đồng bị tàn phá , quân thù lăm le ngoài bờ cõi .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : 
- Sau khi Ngô Quyền mất , tình hình nước ta như thế nào ?
MT : Giúp HS biết được công lao thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư , Gia Viễn , Ninh Bình . Truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ ông đã tỏ ra có chí lớn .
- Lớn lên , gặp buổi loạn lạc , Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng , đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân . Năm 968 , ông đã thống nhất được giang sơn .
- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua , lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng , đóng đô ở Hoa Lư , đặt tên nước là Đại Cồ Việt , niên hiệu là Thái Bình .
Hoạt động 2 : 
- Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
- Sau khi thống nhất đất nước , Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ?
- Giải thích các từ : 
+ Hoàng : là Hoàng đế , ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa .
+ Đại Cồ Việt : Nước Việt lớn .
+ Thái Bình : yên ổn , không có loạn lạc và chiến tranh .
MT : Giúp HS so sánh được tình hình nước ta trước và sau khi thống nhất .
HTTC: Hoạt động nhóm , lớp.
- Đại diện các nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm trước lớp .
- Nhận xét.
Hoạt động 3 : So sánh được tình hình nước ta trước và sau khi thống nhất .
- Yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất theo mẫu .
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò 
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc .
- Nhận xét tiết học .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A 
LỚP : Môn : Địa lí 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần :9 
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Tiết: 8	
 CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (tt) 	 
 Ngày dạy:	 
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên .
	- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên : khai thác sức nước , khai thác rừng . Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ . Dựa vào lược đồ , bản đồ , tranh , ảnh để tìm kiến thức . Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
	- Có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
	GD BVMT:Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du: Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nắm đặc điểm sông ngòi và việc khai thác sức nước của đồng bào Tây Nguyên .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm làm việc theo những gợi ý.
+ Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh ?
+ Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ?
+ Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì ?
+ Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li trên lược đồ và cho biết nó nằm trên con sông nào ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Khai thác sức nước .
+ Quan sát lược đồ hình 4 , kể tên một số con sông ở Tây Nguyên ; những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu ?
- Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
- Mời 3 em lên chỉ 3 con sông : Xê-Xan , Ba , Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y-a-li trên bản đồ ở bảng .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Quan sát hình 6 , 7 và đọc mục 4 SGK để trả lời các câu hỏi sau :
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào ?
+ Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau ?
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào việc quan sát tranh , ảnh và các từ gợi ý sau : rừng rậm rạp , rừng thưa , rừng thường một loại cây , rừng nhiều loại cây với nhiều tầng , rừng rụng lá mùa khô , xanh quanh năm .- Lập bảng so sánh 2 loại rừng : rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp .
- Vài em trả lời trước lớp .
Hoạt động 2 : Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên .
HD thảo luận
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật .
MT : Giúp HS nắm giá trị của rừng và việc sản xuất đồ gỗ ở Tây Nguyên 
HTTC: Hoạt động lớp .
 Đọc mục 2 , quan sát hình 8 , 9 , 10 SGK và vốn hiểu biết của bản thân đẻ trả lời các câu hỏi 
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
Hoạt động 3 : Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên (tt) .
Nêu câu hỏi .
Nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò 
- Giáo dục HS có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của người dân 
- Nhận xét tiết học .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A Môn :Đạo đức 
LỚP:4 Tuần :9
 Tiết: 9	
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ 	 
 Ngày dạy:	 
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được : Thời giờ là cái quý nhất , cần phải tiết kiệm ; nắm cách tiết kiệm thời giờ .
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm .
- Ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ .
	- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa : màu đỏ , xanh và trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nắm nội dung truyện kể SGK và bài học rút ra qua truyện .
HTTC: Hoạt động lớp , cá nhân .
Thảo luận 
Trình bày 
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Kể chuyện Một phút SGK
- Kể chuyện Một phút SGK .
- Hướng dẫn thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK .
- Kết luận : Mỗi phút đều đáng quý . Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ .
MT : Giúp HS biết cách giải quyết đúng các tình huống .
HTTC: Hoạt động nhóm , lớp 
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Các nhóm khác chất vấn , bổ sung ý kiến .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm .
- Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống .
- Kết luận :
+ HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi .
+ Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu , nhỡ máy bay .
+ Người bệnh được đưa vào bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng .
MT : Giúp HS biết bày tỏ thái độ qua các tình huống nêu trong bài tập .
HTTC: Hoạt động lớp .
Nêu ý 
Nhận xét 
- Vài em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ .
Gọi HS nêu tình huống.
Kết luận : Ý kiến d là đúng . Các ý kiến a , b , c là sai .
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò 
- Vài em đọc lại Ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .
- Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân .
- Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4.doc