. Mục tiêu:
- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy .
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy việc của mình ở nhà, ở trường.
- Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT
- Tranh tranh 10 – 11 sách BT
- Bảng phụ ghi nội dung BT5, 6
Tuần 5 - 6 Tự làm lấy việc của mình I. Mục tiêu: - Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy . - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. - Biết tự làm lấy việc của mình ở nhà, ở trường. - Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: Vở BT Tranh tranh 10 – 11 sách BT Bảng phụ ghi nội dung BT5, 6 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung dạy học PP, hình thức tổ chức dạy học A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ ? Như thế nào là tự làm lấy việc của mình ? (Là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.) ? Tự làm lấy việc của mình sẽ đem lại điều gì tốt đẹp? (Giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.) * Ktra, đánh giá - HS trả lời - HS nhận xét, bổ sung - GV đánh giá, khen ngợi... C. Bài mới 1. Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta tiếp tục thảo luận về việc Tự làm lấy việc của mình * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS lấy vở BT 2. Hoạt động 1: Bài 4: Liên hệ thực tế *Mục tiêu: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm. Em đã tự mình làm những việc gì? Em tự làm việc đó như thế nào? Em cảm thấy ntn sau khi hoàn thành công việc? ã Câu hỏi thêm : ? Nếu em không làm việc đó mà phải để người khác làm thì em sẽ cảm thấy thế nào? (áy náy, ân hận, xấu hổ...) * Vấn đáp - 1 HS đọc yêu cầu - GV nêu câu hỏi - Nhiều HS trả lời -H nx v.làm của bạn - GV nx, kngợi HS có ý thức làm cviệc của mình, kkhích bạn khác noi theo. 3. Hoạt động 2: Bài 5: Đóng vai *Mục tiêu: HS t. hiện được 1số hđộng và biết btỏ tđộ phù hợp trong công việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi. + Tình huống 1: ở nhà, Hạnh được phân công quét nhà. Hôm nay Hạnh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ. Nếu em ở nhà Hạnh lúc đó, em sẽ khuyên bạn tnào? + Tình huống 2: Hôm nay, đến phiên Xuân làm trực nhật lớp. Tú bảo : “ Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi của cậu thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho”. Bạn Xuân nên ứng xử thế nào khi đó? Kết luận: + Em khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao. + Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi. * Câu hỏi thêm : + Nếu bạn Hạnh và bạn Xuân không tự làm lấy việc của mình các bạn ấy sẽ trở thành người thế nào? (Các bạn sẽ trở nên lười biếng, ỷ lại vào người khác, không được mọi người yêu mến) + Chúng ta có hành động như vậy không? Vì sao? Phải tự làm lấy công việc của mình, không ỷ lại vào người khác. * T.luận, sắm vai - HS đọc ndung BT - HS thảo luận - Đại diện các nhóm lên sắm vai thể hiện cách ứng xử - Nhóm khác nhận xét, đưa cách giải quyết khác... - HS kết luận về cách giải quyết. - GV nhận xét, nêu câu hỏi thêm - HS trả lời - HS khác bổ sung - HS rút ra cách giải quyết đúng nhất 4. Hoạt động 3 : Bài 6: Thảo luận nhóm *Mục tiêu: HS biết btỏ tđộ của mình về các ý kiến lquan. a) Tự lập kế hoạch, phân công nhiêm vụ cho nhau là một biểu hiện tự làm lấy việc của mình. + b) Tr.em có quyền tgia đánh giá công việc mình làm. - c) Vì mỗi người tự làm lấy việc của mình nên không cần giúp đỡ người khác. - d) Chỉ cần tự làm những việc mà mình yêu thích. + đ) Tr.em có quyền tgia kiến các cviệc có lq đến mình. - e) Tr.em có quyền tự qđịnh mọi công việc của mình. Kết luận : a) ... vì phân công công việc sẽ giúp mọi người tự làm việc phù hợp với điều kiện và thuận lợi hơn. b) ... vì đó là một nội dung trong quyền tgia của trẻ em. c) ... phải quan tâm, giúp đỡ nhau. d) ... đã là việc của mình thì việc nào cũng phải hoàn thành. đ) ... vì đó là quyền trẻ em e) ... trẻ em chỉ có thể tự qđịnh những công việc phù hợp khả năng của bản thân, trẻ em cần có người lớn chỉ bảo... ã Kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em phải tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy, em mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến. * Thảo luận - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài tập - GV nêu ý kiến - HS nêu ý kiến của mình. - HS khác nhận xét - HS giải thích lí do - HS nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận - GV nhận xét, kết luận theo từng nội dung. - HS kết luận chung - HS nhận xét, nhắc lại D. Củng cố - dặn dò - Thế nào là tự làm lấy việc của mình ? - Vì sao phải tự làm lấy việc của mình? - Dặn dò: Tự làm các công việc của mình, quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. * Vấn đáp - HS nhắc lại nội dung bài - GV nhận xét giờ học, dặn dò Tuần 7- 8 Tiết 7 : Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em I. Mục tiêu: - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. - Biết vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau. - Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ anh chị em trong cuộc sống hành ngày ở gia đình. - Biết bổn phận trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng của mình II. Đồ dùng dạy học: Vở BT Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình. Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng. Giấy màu, bút màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung dạy học PP, hình thức tổ chức dạy học A. Ôn định tổ chức Hát: Cả nhà thương nhau B. Kiểm tra bài cũ ? Con đã tự mình làm nhũng việc gí? ? Con cảm thấy ntn sau khi hoàn thành công việc? * Ktra, đánh giá - HS trả lời - HS nhận xét, bổ sung - GV đgiá, khen ngợi... C. Bài mới 1. Giới thiệu bài : - Bài hát vừa rồi nói lên điều gì ? (Tình cảm giữa cha mẹ và con cái) ð Các con thấy rằng trong gia đình, mọi người luôn yêu thương, quan tâm đến nhau. Vậy, con có thể làm những việc gì để thể hiện sự yêu thương, quan tâm của mình với mọi người? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. * Trực tiếp - GV gthiệu, ghi tên bài - HS lấy vở BT 2. Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ dành cho mình. * Mục tiêu: HS cảm nhận được những tình cảm và sự quan tâm chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã giành cho các em, hiểu được giá trị của quyền được sống trong gia đình, được bố mẹ quan tâm, chăm sóc. ? Hãy kể về sự qtâm, chsóc ông bà, cha mẹ dành cho con. ? Con nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã giành cho con? ? Con nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta phải sống thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ? *PP thảo luận nhóm - GV nêu yêu cầu. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trbày - H S thảo luận cả lớp - Nhiều hs trả lời câu hỏi. ð Mỗi chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng. Song cũng còn những bạn nhỏ thiệt thòi, sống thiếu tình thương và sự chăm sóc trong gia đình. Vì vậy, chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn . Các bạn đó có quyền được xã hội và mọi người xung quanh cảm thông, hỗ trợ và giúp đỡ. - Gv kết luận 3. Hoạt động 2: Kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất” *Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Nội dung thảo luận : ? Hai chị em đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ? (Hái một bó hao dại để tặng mẹ) ? Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất? (Vì đó là sự quan tâm, tình cảm yêu thương của 2 chị em Ly dành cho mẹ) PP luyện tập. - 1 HS đọc yêu cầu - Gv kể chuyện - GV giao việc cho các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày. - Lớp trao đổi, bổ sung. ð Con cháu phải có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho ông, cha mẹ và mọi người trong gia đình. - GV kết luận 4. Hoạt động 3: Đánh giá hành vi. * Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự qtâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ anh chị em. Bài tập3: - Việc làm của các bạn Huơng, Hồng là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ. - Việc làm của các bạn Lâm và Linh là chưa quan tâm đến bà, đến em nhỏ. Liên hệ thực tế: ? Các con có làm được các việc như bạn Hương, Phong, Hồng đã làm để thể hiện sự quan tâm giúp đỡ ông bà, cha mẹ không? ? Ngoài những việc đó ra, các em còn có thể làm được những việc làm nào khác? Vấn đáp - Gv đọc các hành vi. - Hs giơ các tấm biển đỏ (không đồng tình), xanh (đồng tình), trắng (phân vân) để thể hiện thái độ của mình - Lớp và G rút ra kluân cuối cùng 3- 4 HS liên hệ trước lớp. D. Củng cố - dặn dò - Sưu tầm các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc giữa các người thân trong gia đình. * Vấn đáp - HS nhắc lại ndung bài - GV nxét giờ học, ddò *Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 GV: Trần Thị Thanh Hà Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2006 Kế hoạch dạy học môn Đạo đức Tiết 8 :tuần 8 Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em( tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. - Biết vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau. - Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ anh chị em trong cuộc sống hành ngày ở gia đình. - Biết bổn phận trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng của mình II. Đồ dùng dạy học: Vở BT Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình. Giấy màu, bút màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học A. Ôn định tổ chức B. Khởi động Kể về những việc mình làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân. * Báo cáo - HS kể - GV nxét, khen ngợi C. Bài mới 1. Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta tiếp tục thảo luận về việc Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. * Nêu vấn đề - GV gthiệu, ghi tên bài - HS lấy vở BT 2. Hoạt động 1:Xử lí tình huống và đóng vai *Mục tiêu: HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong những tình huống cụ thể. Bài tập 4: Xử lí tình huống và đóng vai Tình huống 1 : Lan đang ngồi trong nhà thì thấy em bé chơi trò chơi nguy hiểm ở ngoài sân (như trèo cây, nghịch lửa, chơi ở bờ ao,...) Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì? Tình huống 2 : Ông của Huy có thói quen đọc báo hằng ngày. Nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được. Nếu em là bạn Huy, em sẽ làm gì ? Vì sao? Kết luận : Tình huống 1: Lan cần chạy ra ngoài ngăn không cho em nghịch, nếu cần thiết phải gọi người lớn giúp đỡ. Tình huống 2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe * Thảo luận, vấn đáp - 1 HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm 4 tìm cách xử lí và đóng vai thể hi ... xét - GV nhận xét, đánh giá C. Bài mới 1. Giới thiệu bài : - như mục I * Trực tiếp - GV gthiệu, ghi tên bài 2. Hoạt động 1: Trò chơi Ai đoán đúng? * Mục tiêu: HS biết sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống của con người. Yêu cầu: - Nêu một số đặc điểm của vật nuôi / cây trồng mình yêu thích và giải thích lí do mình yêu thích. Kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng và vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người. * Trò chơi - GV giới thiệu trò chơi, chia lớp thành hai nhóm. Các nhóm thảo luận theo yêu cầu - HS nêu ý kiến - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận 3. Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh. * Mục tiêu: HS nhân biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. * Cách tiến hành: - Yêu cầu : Đặt câu hỏi về các bức tranh (SGK trang 46) + Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? + Việc làm đó của các bạn mang lại lợi ích gì? => Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn tham gia làm những công việc có ích và phù hợp với khả năng của mình. * Thảo luận nhóm - 1 HS đọc yêu cầu và các trường hợp - HS làm bài tập vào vở BT - 6 HS nêu ý kiến nối tiếp, giải thích lí do - HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận 4. Hoạt động 3: Đóng vai * Mục tiêu: HS biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. * Cách thực hiện : - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có nhiệm vụ chon cho mình một loại cây trồng hoặc vật nuôi yêu thích để lập trang trại sản xuất. Ví dụ: - Một nhóm là chủ trại gà - Một nhóm là chủ vườn hoa, cây cảnh - Một nhóm là chủ trại bò - Một nhóm là chủ ao cá,... * Thảo luận, sắm vai - GV giới thiệu hoạ động, chia nhóm - HS thảo luận theo nhóm, tìm cách chăm sóc, bảo vệ cho trang trại của mình - HS trbày dự án sxuất - HS khác nxét, bổ sung - GV nhận xét, cùng HS bình chọn dự án khả thi. D. Củng cố - dặn dò * Hướng dẫn thực hành : - Tìm hiểu hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi nơi em sống. - Sưu tầm các loại truyện, thơ, bài hát về hoạt động này - Tham gia các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở như cũng như ở trường - GV kết luận chung, nhận xét giờ học, dặn dò Tiết 31: Chăm sóc cây trồng vật nuôi (tiết 2) I. Mục tiêu: Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người. Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng vật nuôi. Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng vật nuôi ở gia đình, nhà trường. Biết được vì sao cần khải chăm sóc cây trồng vật nuôi. II. Đồ dùng dạy học: + Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi + Vở bài tập Đạo đức 3 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 4’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Kể những việc em chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong tuần qua *Kiểm tra, đánh giá - HS kể - HS khác nhận xét - GV nhận xét, đánh giá 2’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : - như mục I * Trực tiếp - GV gthiệu, ghi tên bài 10’ 2. Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra * Mục tiêu: HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Yêu cầu: Trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau: + Hãy kể tên các loại cây trồng mà em biết + Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào? + Hãy kể tên các vật nuôi mà em biết + Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào? + Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào? * Báo cáo - GV nêu yêu cầu - HS báo cáo về từng vấn đề - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, khen thưởng, khuyến khích,... 8’ 3. Hoạt động 2: Đóng vai. * Mục tiêu: HS biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em. * Các tình huống: - Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản: Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới. Nếu là Tuấn Anh, em sẽ làm gì? (... sẽ tưới cây và giải thích cho bạn hiểu) - Dương đi thăm ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ, nước chảy ào ào. Nếu là Dương, em sẽ làm gì? (...nên đắp lại ao và báo cho người lớn biết) - Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn. Nếu là Nga, em sẽ làm gì? (... vâng lời mẹ về cho lợn ăn) - Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần. Nếu là Hải, em sẽ làm gì? (... khuyên bạn không nên đi như vậy) * Thảo luận nhóm, sắm vai - 1 HS đọc yêu cầu và các trường hợp - HS thảo luận, tìm cách giải quyết - HS đại diện các nhóm lên sắm vai, thể hiện cách giải quyết - HS khác nxét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận 7’ 4. Hoạt động 3: Vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi * Biểu diễn - GV gthiệu hoạt động - HS đại diện các nhóm lên trình bày - HS khác nhận xét - GV nx, khuyến khích 3’ D. Củng cố - dặn dò Kết luận : Cây trồng, vật nuôi rất cần thiét cho cuộc sống của con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - HS nêu kết luận chung của bài học - GV nhận xét giờ học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn đạo đức Tiết 32: Hà Nội (tiết 1) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS hiểu: - Hà Nội là Thủ đô của đất nước Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hoá, thương mại và du lịch của Việt Nam. - HS biết những việc cần làm để xây dựng và bảo về Thủ đô. - HS yêu mến và có ý thức giữ gìn để Thủ đô Hà Nội ngày thêm tươi đẹp. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu, tranh sưu tầm . Bản đồ Hà Nội III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 1’ A. Ôn định tổ chức B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Trong tiết học này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thủ đô Hà Nội. * Trực tiếp. - GV gthiệu, ghi tên bài 20’ 2. Phát triển bài: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: - HS biết: Hà Nội là Thủ đô của đất nước Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hoá, thương mại và du lịch của Việt Nam.. * Nội dung : - Vị trí địa lí của Hà Nội? Diện tích? Dân số? Hà Nội bao gồm các quận (huyện) nào? - Các trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục của HNội. - Hệ thống giao thông ở Hà Nội. - Các danh lam thắng cảnh của Hà Nội *Kết luận: - HN thuộc khu vực Đông Bắc Bộ. Diện tích . km2. Dân số triệu người. HN bao gồm các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Ba Đình; các huyện: Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm. - Trung tâm văn hóa, giáo dục: Nhà hát lớn, rạp chiếu phim Quốc gia, các trường đại học: Bách Khoa, Xây dựng, Giao thông, Sư phạm, - Hệ thống giao thông: Có sân bay Nội Bài, đường xe lửa, bến tàu, phà, đường bộ cho ô tô, xe buýt, xe máy. - Các thắng cảnh: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Lăng Bác, các viện bảo tàng *Thảo luận nhóm. - HS thảo luận nhóm 5 rồi trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu đại diện 4 nhóm trình bày, gthiệu tranh nhóm mình sưu tầm được các nhóm khác bsung. - GV nêu kết luận. 12’ Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến *Mục tiêu: - HS biết những việc cần làm để xây dựng và bảo vệ Thủ đô. *Nội dung: - Làm thế nào để Hà Nội của chúng ta xanh, sạch, đẹp xứng đáng là trái tim của đất nước, là nơi dừng chân lí tưởng của khách thập phương? * Kết luận: Để Hà Nội của chúng ta xanh, sạch, đẹp xứng đáng là trái tim của đất nước, là nơi dừng chân lí tưởng của khách thập phương: Chúng ta phải bảo vệ môi trường, bảo tồn tôn tạo những nét đẹp văn hoá từ nghìn xưa, phát *Thảo luận nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý. - Đại diện 4 nhóm tbày. - Các nhóm khác bổ sung. - GV nêu KL. 1’ D. Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Khen nhợi các nhóm làm tốt, cbị bài kĩ càng * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn đạo đức Tiết 33: Hà Nội (tiết 2) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS hiểu: - Hà Nội là Thủ đô của đất nước Việt Nam, là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh - HS biết những việc cần làm để xây dựng và bảo về Thủ đô. - HS yêu mến và có ý thức giữ gìn để Thủ đô Hà Nội ngày thêm tươi đẹp. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu, tranh sưu tầm về Hà Nội. III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 1’ A. Ôn định tổ chức B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Trong tiết học này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp về thủ đô Hà Nội. * Trực tiếp. - GV gthiệu, ghi tên bài 30’ 2. Phát triển bài: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: - HS biết: Hà Nội là Thủ đô của đất nước Việt Nam, là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh * Nội dung : - Mỗi nhóm chọn 1 hoặc 1 cụm di tích, danh lam để giới thiệu trước lớp theo gợi ý: + Tên di tích, danh lam + Thuộc khu vực nào của Hà Nội? + Có gì đẹp, hấp dẫn du khách? - Các nhóm lần lượt trình bày trước lớp * Thảo luận nhóm. - HS thảo luận nhóm 5, dán tranh ảnh sưu tầm được vào giấy khổ to. - GV yêu cầu đại diện 4 nhóm trình bày, gthiệu tranh nhóm mình sưu tầm được các nhóm khác bsung. - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm giới thiệu hay nhất - GV nêu kết luận. 2’ D. Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Khen nhợi các nhóm làm tốt, cbị bài kĩ càng * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: