Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 48 đến 50 - Năm học 2012-2013

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 48 đến 50 - Năm học 2012-2013

A/ MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Nguyên nhân nảy sinh cuộc vận động cứu nước theo khuynh mới ở đầu thế kỉ XX.

- Những điểm giống và khác của hai xu hướng cứu nước đầu thế ki XX.

 2/ Tư tưởng: Trân trọng tấm lòng yêu nước của các nhà cách mạng đầu thế kỉ XX.

 3/ Kĩ năng: Biết so sánh giống và khác của hai xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX.

B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY – HỌC: Tranh ảnh, các tư liệu về các nhà yêu nước trong thời kì này.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1/ Ổn định, kiểm tra:

 2/ Giới thiệu bài mới:

 3/ Dạy bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI

* Hoạt động 1: Cá nhân

GV: Vì sao nhiều sĩ phu hướng đến Nhật?

HS: Nhật đi theo con đường tư sản trở nên giàu mạnh và là nước “đồng chủng đồng văn”

GV: Xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và kết quả của phong trào Đông du?

HS: Bạo động, đi theo tư sản. Vì Nhật-Pháp đã thỏa hiệp trục xuất -> Phong trào Đông du tan rã

GV: So với phong trào Đông du Đông Kinh nghĩa thục có điểm gì khác?

HS: Lập trường, dạy người dạy chữ nâng cao lòng yêu nước để chống Pháp

GV: Kết quả, ý nghĩa của Đông Kinh nghĩa thục?

HS: Dựa SGK trả lời

GV: Cùng với Đông Kinh nghĩa thục, ở Trung Kì có cuộc vận động Duy tân. Ai là người lãnh đạo?

HS: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

GV: Giới thiệu chân dung ông

GV: Hoạt động của phong trào này?

HS: tuyên truyền, đả phá hủ tục phong kiến

GV: Vì sao Pháp đàn áp phong trào này?

HS: Hoạt động của phong trào góp phần cho sự đấu tranh của nhân dân

* Hoạt động 1: Cả lớp (Tiết 2)

GV: Khi Chiến tranh thế giới I nổ ra thực dân Pháp đã có chính sách như thế nào?

HS: Pháp tăng cường bóc lột sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến

GV: Đời sống nhân dân ta trong thời kì này?

HS: Đời sống vốn khốn khổ nay càng cơ cực thêm

GV: Vì sao cuộc mưu khởi ở Huế bùng nổ?

HS: Do bất bình trước chính sách bắt lính của Pháp

GV: Vì sao cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại?

GV: Cuộc khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên đã nổ ra như thế nào?

HS: Dựa SGK trả lời

GV: Ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa trên?

HS: Nêu cao tinh thần yêu nước của người Việt trong quân đội Pháp

GV: Giới thiệu hình 105, 106 SGK

* Hoạt động 2: Cá nhân

GV: Gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK trang 148

GV: Em hãy nêu hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Hướng đi của Người có gì khác so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

HS: Người thấy rõ sự bế tắc của các bậc tiền bối

GV: Tổng kết bài giáo dục ý thức cho HS.

 I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất

 1. Phong trào Đông du (1905-1909)

 - Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện xu hướng cứu nước mới con đường dân chủ tư sản.

 - Năm 1904, Phan Bội Châu sáng lập Hội Duy tân.

 - Mục đích: lập ra nước Việt Nam độc lập

 - Kết quả: 3/1909, phong trào Đông du ta rã

 2. Đông Kinh nghĩa thục (1907)

 - Tháng 3/1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lập trường Đông Kinh nghĩa thục

 - Mục đích: Nâng cao lòng yêu nước, học tập cái mới

 - Tháng 11/1907, Đông Kinh nghĩa thục bị giải tán

 - Ý nghĩa: (SGK)

 3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)

 - Đầu thế kỉ XX, ở Trung Kì diễn ra cuộc vận động Duy tân do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo

 - Mục đích: tuyên truyền, đả phá hủ tục phong kiến Năm 1908, Pháp đàn áp

II. Phong trào yêu trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

 1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến

 Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp tăng cường bóc lột sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến

 2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)

 * Vụ mưu khởi ở Huế: do Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo nổ ra đêm 3, sáng 4/5/1916 nhưng nhanh chóng bị thất bại

 * Khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên: do Trịnh Văn Cấn lãnh đạo sau 5 tháng bị đàn áp.

 * Ý nghĩa: nêu cao tinh thần yêu nước của người Việt trong quân đội Pháp

 3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước

 - Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước: Nguyễn Sinh Cung sinh trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước (05.6.1911).

- Trong thời gian ở Pháp Người đã tiếp nhận Cách mạng tháng Mười Nga.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 48 đến 50 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 48, 49	Bài 30	 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
	 TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918
A/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: 
- Nguyên nhân nảy sinh cuộc vận động cứu nước theo khuynh mới ở đầu thế kỉ XX.
- Những điểm giống và khác của hai xu hướng cứu nước đầu thế ki XX.
 2/ Tư tưởng: Trân trọng tấm lòng yêu nước của các nhà cách mạng đầu thế kỉ XX.
 3/ Kĩ năng: Biết so sánh giống và khác của hai xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX. 
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY – HỌC: Tranh ảnh, các tư liệu về các nhà yêu nước trong thời kì này. 
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Ổn định, kiểm tra:
 2/ Giới thiệu bài mới:
 3/ Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Vì sao nhiều sĩ phu hướng đến Nhật?
HS: Nhật đi theo con đường tư sản trở nên giàu mạnh và là nước “đồng chủng đồng văn”
GV: Xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và kết quả của phong trào Đông du?
HS: Bạo động, đi theo tư sản. Vì Nhật-Pháp đã thỏa hiệp trục xuất -> Phong trào Đông du tan rã
GV: So với phong trào Đông du Đông Kinh nghĩa thục có điểm gì khác?
HS: Lập trường, dạy người dạy chữ nâng cao lòng yêu nước để chống Pháp
GV: Kết quả, ý nghĩa của Đông Kinh nghĩa thục?
HS: Dựa SGK trả lời
GV: Cùng với Đông Kinh nghĩa thục, ở Trung Kì có cuộc vận động Duy tân. Ai là người lãnh đạo?
HS: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
GV: Giới thiệu chân dung ông
GV: Hoạt động của phong trào này?
HS: tuyên truyền, đả phá hủ tục phong kiến
GV: Vì sao Pháp đàn áp phong trào này?
HS: Hoạt động của phong trào góp phần cho sự đấu tranh của nhân dân
* Hoạt động 1: Cả lớp (Tiết 2)
GV: Khi Chiến tranh thế giới I nổ ra thực dân Pháp đã có chính sách như thế nào?
HS: Pháp tăng cường bóc lột sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến
GV: Đời sống nhân dân ta trong thời kì này?
HS: Đời sống vốn khốn khổ nay càng cơ cực thêm
GV: Vì sao cuộc mưu khởi ở Huế bùng nổ?
HS: Do bất bình trước chính sách bắt lính của Pháp
GV: Vì sao cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại?
GV: Cuộc khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên đã nổ ra như thế nào?
HS: Dựa SGK trả lời
GV: Ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa trên?
HS: Nêu cao tinh thần yêu nước của người Việt trong quân đội Pháp
GV: Giới thiệu hình 105, 106 SGK
* Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK trang 148
GV: Em hãy nêu hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Hướng đi của Người có gì khác so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
HS: Người thấy rõ sự bế tắc của các bậc tiền bối
GV: Tổng kết bài giáo dục ý thức cho HS.
I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất
 1. Phong trào Đông du (1905-1909)
 - Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện xu hướng cứu nước mới con đường dân chủ tư sản.
 - Năm 1904, Phan Bội Châu sáng lập Hội Duy tân.
 - Mục đích: lập ra nước Việt Nam độc lập
 - Kết quả: 3/1909, phong trào Đông du ta rã
 2. Đông Kinh nghĩa thục (1907)
 - Tháng 3/1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lập trường Đông Kinh nghĩa thục
 - Mục đích: Nâng cao lòng yêu nước, học tập cái mới
 - Tháng 11/1907, Đông Kinh nghĩa thục bị giải tán
 - Ý nghĩa: (SGK)
 3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
 - Đầu thế kỉ XX, ở Trung Kì diễn ra cuộc vận động Duy tân do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo
 - Mục đích: tuyên truyền, đả phá hủ tục phong kiến Năm 1908, Pháp đàn áp
II. Phong trào yêu trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
 1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến
 Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp tăng cường bóc lột sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến
 2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
 * Vụ mưu khởi ở Huế: do Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo nổ ra đêm 3, sáng 4/5/1916 nhưng nhanh chóng bị thất bại
 * Khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên: do Trịnh Văn Cấn lãnh đạo sau 5 tháng bị đàn áp.
 * Ý nghĩa: nêu cao tinh thần yêu nước của người Việt trong quân đội Pháp
 3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước
 - Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước: Nguyễn Sinh Cung sinh trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước (05.6.1911). 
- Trong thời gian ở Pháp Người đã tiếp nhận Cách mạng tháng Mười Nga.
 4/ Củng cố:
Lập bảng niên biểu (theo SGK_149) và nhận xét gì về các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX?
 5/ Hướng dẫn tự học:
 a/ Bài vừa học: Như đã củng cố
 b/ Bài sắp học:
 Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 31
Ngày soạn: 1//2008. Ngày dạy: 01/5/2008 (Dạy bù)
Tiết 50	Bài 31	ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1 918
A/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: 
- Lịch sử Việt Nam từ 1858-1918. Quá trình tiến hành xâm lược nước ta của thực dân Pháp và quá trình chống xâm lược của nhân dân ta. 
- Đặc điểm, diễn biến và nguyên nhân thất bại của phong trào 
- Bước chuyển biến của phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX.
 2/ Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng HS lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc 
 - Trân trọng sự hy sinh dũng cảm các chiến sĩ cách mạng tiền bối đã tranh đấu cho độc lập dân tộc.
 3/ Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp phân tích, nhận xét đánh giá sao sánh những sự kiện lịch sử những nhân vật lịch sử 
 - Kĩ năng sử dụng bản đố van tranh ảnh lịch sử; biết tường thuật một sự kiện lịch sử.
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: 
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1/ Ổn định, kiểm tra:
 2/ Giới thiệu bài mới:
 3/ Dạy bài mới:
Bảng kê các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1884)
Niên đại
Sự kiện
1.9.1858
Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam
2.1859
Pháp đánh Gia Định 
2.1862
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
5.6.1862
Ký hiệp ước Nhâm Tuất 
6.1867
Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì 
20.11.1873
Pháp đánh thành Hà Nội 
18.8.1883
Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký hiệo ước Hác-măng
6.6.1884
Ký hiệp ước Pa-tơ-nốt 
Bảng kê các sự kiện chính của phong trào Cần Vương (1885 – 1896)
Niên đại
Sự kiện
5.7.1885
Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huế
13.7.1885
Ra chiếu Cần vương 
1886-1887
Khởi nghĩa Ba Đình 
1883-1892
Khởi nghĩa Bãi Sậy
1885-1895
Khởi nghĩa Hương Khê 
1884-1913
Khởi nghĩa Yên Thế 
Nửa cuối TK XIX 
Trào lưu cải cách Duy Tân 
Bảng kê các sự kiện chính của phong trào Yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918)
Niên đại
Sự kiện
1905 – 1909
- Phong trào Đông Du 
1907
- Đông Kinh Nghĩa Thục 
1908
- Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì 
1916
- Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế 
1917
- Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên 
1911
- Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước 
2. Những nội dung chủ yếu :
 Gợi ý cách làm: GV nêu từng vấn đề về nội dung, tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 * Nội dung 1 : Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
 Hướng trả lời : Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ... nhu cầu xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam giàu sức người, sức của ...
 * Nội dung 2 : Nguyên nhân làm cho nước ta biến thành thuộc địa của thực dân Pháp ? 
 Hướng trả lời : Thái độ không kiên quyết, ảo tưởng vào thương lượng, xa vời nhân dân của triều đình Huế. Trách nhiệm thuộc về triều đình Huế .
 * Nội dung 3 : Phong trào Cần vương 
 Hướng trả lời : Nguyên nhân, nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn, ý nghĩa lịch sử của phong trào .
 * Nội dung 4 : Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX ? 
 Hướng trả lời : 
 + Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê 
 + Hình thức và phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).
 + Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .
 + Ý nghĩa: Chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được .
 * Nội dung 5 : Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX 
 Hướng trả lời : 
 - Nguyên nhân sự chuyển biến : tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.
 - Những biểu hiện cụ thể: 
 + Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).
 + Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy tân cải cách.
 + Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH :
	Yêu cầu HS lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương theo bảng sau :
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Nguyên nhân thất bại
Ý nghĩa bài học
 4. Hướng dẫn tự học:
 a. Bài vừa học: Như đã củng cố
 5/ Hướng dẫn tự học:
 b/ Bài sắp học: thi học kì II 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 49.doc