Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 40 và 41 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 40 và 41 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Đây là giai đoạn 2 của phong trào Cần vương phong trào phát triển mạnh quy tụ thành các trung tâm kháng chiến lớn đó là cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khuê

- Mỗi cuộc khởi nghĩa có những đặc điểm riêng, nhưng tất cả giai cấp lãnh đạo này đều do văn thân và sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Tất cả đều thất bại vì chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân ta.

b) Về kỹ năng

- Rèn luyện cho HS kĩ năng rèn luyện bản đồ để tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử

c) Về thái độ

- Giáo dục cho HS truyền thống yêu nước đánh giặc của dân tộc, biết kính yêu những anh hùng dân tộc hy sinh vì nghĩa lớn

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Bản đồ về phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX; tranh ảnh các nhân vật lịch sử; Sử dụng những tư liệu lịch sử địa phương

b) Chuẩn bị của HS

- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học

- Bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỷ XIX

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ (15’)

- Kết cục giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương ntn?

* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Nguyên nhân và diễn biến vụ binh biến tại kinh thành Huế 5-7-1885. Những nét khái quát nhất của phong trào Cần vương giai đoạn đầu (1858 " 1888). Mục đích, lãnh đạo, quy mô vai trò của các văn thân sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần vương diễn ra như thế nào chúng ta đi tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 40 và 41 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21.01.2013
Ngày dạy: 02.02.2013 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 28.01.2013 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 40 – Bài 26:
PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 
CUỐI THẾ KỶ XIX
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Nguyên nhân và diễn biến vụ binh biến tại kinh thành Huế 5-7-1885.
- Những nét khái quát nhất của phong trào Cần vương giai đoạn đầu (1858 " 1888). Mục đích, lãnh đạo, quy mô vai trò của các văn thân sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần vương
- Đây là giai đoạn 2 của phong trào Cần vương phong trào phát triển mạnh quy tụ thành các trung tâm kháng chiến lớn đó là cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khuê
- Mỗi cuộc khởi nghĩa có những đặc điểm riêng, nhưng tất cả giai cấp lãnh đạo này đều do văn thân và sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Tất cả đều thất bại vì chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân ta.
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng rèn luyện bản đồ để tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử
c) Về thái độ
- Giáo dục cho HS truyền thống yêu nước đánh giặc của dân tộc, biết kính yêu những anh hùng dân tộc hy sinh vì nghĩa lớn
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ về phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX; tranh ảnh các nhân vật lịch sử: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng; sử dụng những tư liệu lịch sử địa phương 
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học 
- Bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỷ XIX
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5’)
?: Thông qua Hiệp ước mà triều đình Huế đã ký với Pháp. Hãy CMR: Đó là quá trình từng bước thực dân Pháp xâm lược nước ta, đồng thời cũng là từng bước nhà Nguyễn đầu hàng?
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Nguyên nhân và diễn biến vụ binh biến tại kinh thành Huế 5-7-1885. Những nét khái quát nhất của phong trào Cần vương giai đoạn đầu (1858 " 1888). Mục đích, lãnh đạo, quy mô vai trò của các văn thân sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần vương diễn ra như thế nào chúng ta đi tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay 
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (18’)
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm nghi ra “Chiếu Cần vương”
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế (7-1885).
GV: Bối cảnh lịch sử của vụ biến kinh thành Huế 5/7/1885?
HS: Dựa vào kiến thức sgk
GV: Sau 2 điều ước 1883-1884 triều đình Huế phân hoá thành 2 bộ phận
+ Đa phần chủ hoà còn gọi là phe chủ hoà
+ Một bộ phận nhỏ hình thành phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết
GV: Phe chủ chiến tỏ thái độ NTN sau 2 điều ước 1883-1884 
HS: Dựa vào kiến thức sgk: 
+ Sau 2 điều ước 1883-1884 phe chủ chiến (đứng đầu là Tôn Thất Thuyết) vẫn chờ cơ hội giành lại chủ quyền tù tay Pháp 
+ Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến và những người cầm đầu 
GV: TTT cùng những người có chí hướng đã chuẩn bị những gì để chống lại Pháp ?
HS: Dựa vào kiến thức sgk:
GV: Trước hành động của TTT Pháp đã làm gì ?
HS: Dựa vào kiến thức sgk: + Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến và những người cầm đầu 
GV: Em hãy trình bày vụ biến kinh thành Huế 5-7-1885?
GV: Giành thời gian để học sinh xem lại diễn biến chính sau đó gọi 1 HS khá trình bày trên bản đồ
GV: Giải thích thêm.
 Sau hiệp ước Pa-tơ-nốt 6/6/1884, Tôn Thất Thuyết kiên quyết xóa bỏ những ông vua không có tinh thần chống Pháp: Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc Đưa Hàm Nghi lên ngôi vua ---> thẳng tay trừng trị bọn hoàng thân quốc thích thân Pháp. Thực dân Pháp tìm mọi cách để thủ tiêu phái kháng chiến Sau vụ biến không thành ông đã đưa vua Hàm Nghi ra căn cứ Tân Sở. Hàm Nghi đã ra “Chiếu Cần vương” phong trào Cần vương bùng nổ
- Nguyên nhân:
+ Sau 2 điều ước 1883-1884 phe chủ chiến (đứng đầu là Tôn Thất Thuyết) vẫn chờ cơ hội giành lại chủ quyền tù tay Pháp 
+ Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến và những người cầm đầu 
- Diễn biến:
+ Đêm 4 rạng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công vào đồn Mang Cá và Tòa khâm sứ 
+ Nhờ có ưu thế về vũ khí ,quân giặc phản công ,chiếm kinh thành Huế 
Hoạt động 2: (17’)
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm nghi ra “Chiếu Cần vương”
2. Phong trào Cần Vương bủng nổ và lan rộng.
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Cần Vương bùng nổ ?
HS: 
- Vụ biến kinh thành thất bại 
- Hàm nghi hạ lệnh ra chiến cần vương 
GV: Em hiểu cần vương nghĩa là gì ?
HS:
GV: Giới thiệu hình 89, 90 vài nét sơ lược về Tôn Thất Thuyết và Hàm Nghi
GV: phong trào cần vương diễn ra vào thời gian nào? được chia làm mấy giai đoạn ?
HS: Chia 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 1885-1888: 
+ Giai đoạn 2: 1888-1896
GV: Minh hoạ diễn biến trên bản đồ. Những phong trào tiêu biểu ở giai đoạn 1. Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Văn Ôn, Lê Trung Đình, (Lê Thành Phương ở Phú Yên)
GV: Phong trào cần vương diễn ra ở những khu vực nào? em hãy xác định trên bản đồ 
HS:
GV: Tại sao phong trào chỉ nổ ra ở Bắc, Trung mà không nổ ra ở Nam Kỳ
HS: Trả lời theo suy nghĩ của mình
GV: Nam kỳ là xứ trực trị của Pháp
GV: Trình bày diễn biến của phong trào Cần vương?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Thái độ của dân chúng đối với phong trào Cần vương?
HS: Phong trào đã được đông đảo quần chúng ủng hộ
GV: Trên đường đi ra Sơn phòng Tân Sở, nghĩa quân đã nhận được sự giúp đỡ tận tình chu đáo của đồng bào các dân tộc vùng biên giới Việt- Lào
GV- Kết cục giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương ntn?
HS: 1886 Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc Cầu Viện
Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An-giê-ri 1-1888
GV: Sơ kết ý
- TTT đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân sở (Quảng trị )
- Ngày 13-7-1885 ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần Vương 
- Kêu gọi nhân dân, sĩ phu và nhân dân đướng lên giúp vua cứu nước 
- Phong trào cần vương diễn ra sôi nổi từ 1885 đến cuối thế kỷ XIX 
- Diễn biến phong trào chia làm 2 giao đoạn Chia 2 giai đoạn:
 + Giai đoạn 1: 1885-1888: Phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra 
 + Giai đoạn 2: 1888-1896 phong trào quy tụ những cuộc khỡi nghĩa lớn, tập trung ở các tĩnh Bắc Trung kỳ và Bắc Kỳ 
c) Củng cố, luyện tập (3’)
- Phong trào cần vương diễn ra ở những khu vực nào? Em hãy xác định trên bản đồ?
- Kết cục giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương ntn?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Dặn dò HS đọc trước và soạn phần II bài 26.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 02.02.2013
Ngày dạy: 23.02.2013 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 23.02.2013 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 401 – Bài 26:
PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 
CUỐI THẾ KỶ XIX (Tiếp theo)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Đây là giai đoạn 2 của phong trào Cần vương phong trào phát triển mạnh quy tụ thành các trung tâm kháng chiến lớn đó là cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khuê
- Mỗi cuộc khởi nghĩa có những đặc điểm riêng, nhưng tất cả giai cấp lãnh đạo này đều do văn thân và sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Tất cả đều thất bại vì chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân ta.
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng rèn luyện bản đồ để tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử
c) Về thái độ
- Giáo dục cho HS truyền thống yêu nước đánh giặc của dân tộc, biết kính yêu những anh hùng dân tộc hy sinh vì nghĩa lớn
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ về phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX; tranh ảnh các nhân vật lịch sử; Sử dụng những tư liệu lịch sử địa phương 
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học 
- Bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỷ XIX
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (15’)
- Kết cục giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương ntn?
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Nguyên nhân và diễn biến vụ binh biến tại kinh thành Huế 5-7-1885. Những nét khái quát nhất của phong trào Cần vương giai đoạn đầu (1858 " 1888). Mục đích, lãnh đạo, quy mô vai trò của các văn thân sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần vương diễn ra như thế nào chúng ta đi tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay 
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (5’)
1. Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 – 1887).
GV: Yêu cầu hs đọc nội dung SGK mục 1.
HS: Đọc
GV: Khai quát về cuộc khởi nghĩa.
- Hướng dẫn HS đọc thêm.
Hoạt động 2: (5’)
II. Những cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883 – 1892).
GV: Yêu cầu hs đọc nội dung SGK mục 2.
HS: Đọc
GV: Khai quát về cuộc khởi nghĩa.
- Hướng dẫn HS đọc thêm.
Hoạt động 3: (15’)
II. Những cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.
3. Khởi nghĩa Hưng khê (1885- 1895).
Hỏi: Cuộc khởi nghĩa Hương khê diễn ra ơ tĩnh nào nước ta? địa bàn chủ yếu ở đâu 
?: Ai là người lãnh đại cao nhất ?
HS: dựa SGK trả lời
GV: Giới thiệu hình 94 về Phan Đình Phùng. 
?: Em biết gì về Phan Đình Phùng? Em biết gì về Cao Thắng
HS: dựa SGK trả lời
HS: Là dũng tướng trẻ, xuất thân từ nông dân, trở thủ đắc lực của Phan Đình Phùng
GV: Minh hoạ thêm về tài quân sự của Cao Thắng. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khuê
Gọi 1 HS khá lên trình bày trên lược đồ
Hỏi: Cuộc khởi nghĩa Hương khê diễn ra chia làm mấy giao đoạn ? Lực lượng nghĩa quân GĐI được chia như thế nào hoạt động chủ yếu ở đâu 
HS: Trình bày: Khởi nghĩa chia 2 giai đoạn 
+ Giai đoạn 1: 1885-1888: Lo chuẩn bị vũ khí, lực lượng
+ Giai đoạn 2: 1888- 1895: nghĩa quân dựa vào rừng núi hiểm trở tấn công địch đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch, Pháp tập trung binh lực tấn công vào Ngàn Trươi 28-12-1895 Phan Đình Phùng hy sinh, nghĩa quân tan rã
Hỏi : Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa thu được kết quả gì ?
HS: Cuộc khởi nghĩa Hương khê là cuộc khỡi nghĩa tiêu biểu có quy mô lớn nhất ,trình độ tổ chức cao , chiến đấu bền bỉ
GV: Sơ kết ý
- Địa bàn hoạt động chủ yếu ở các huyện Hương Sơn ,Hương Khê (Hà Tĩnh)sau đó lan rộng ra nhiều tĩnh khác 
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng 
- Khởi nghĩa chia 2 giai đoạn: 
+ Giai đoạn 1: 1885-1888: Lo chuẩn bị vũ khí, lực lượng,rèn đúc vũ khí ..
+ Giai đoạn 2: 1888- 1895: nghĩa quân dựa vào rừng núi hiểm trở tấn công địch đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch, Pháp tập trung binh lực tấn công vào Ngàn Trươi 28-12-1895 Phan Đình Phùng hy sinh, nghĩa quân tan rã
->Cuộc khởi nghĩa Hương khê là cuộc khỡi nghĩa tiêu biểu có quy mô lớn nhất ,trình độ tổ chức cao , chiến đấu bền bỉ
c) Củng cố, luyện tập (3’)
- Em biết gì về Phan Đình Phùng? Em biết gì về Cao Thắng
- Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa thu được kết quả gì ?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 27.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 40 - 41.doc