Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 24 đến 27 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 24 đến 27 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918- 1939.

- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918- 1938 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1939 và tác động của nó đ/v châu Âu?

- Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?

b) Về kỹ năng

- Rèn luyện tư duy lô-gích, sử dụng bản đồ, biểu đồ.

c) Về thái độ

- Bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít bảo vệ hoà bình thế giới.

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Bản đồ châu Âu sau chiến tranh t/g 1914- 1918: Biểu đồ sản lượng gan than và thép của Á, Phi, Đức.

b) Chuẩn bị của HS

- Sưu tần tài liệu liên quan đến nội dung bài học

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Nội dung của chính sách kinh tế mới và tác động của nó?

* Đặt vấn đề vào bài mới: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) tình hình châu Âu có gì biến chuyển, chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về tình hình châu Âu, cao trào cách mạng 1918- 1923 Quốc tế Cộng sản thành lập. Để rõ ta vào bài mới. (1 phút)

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 24 đến 27 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05.11.2012
Ngày dạy: 12.11.2012 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 12.11.2012 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 24 - Bài 16:
LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921- 1941)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Chính sách kinh tế mới 1921- 1925 được đề ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung chủ yếu và tác động của chính sách này đối với nước Nga.
- Những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH (1925- 1941).
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh...
c) Về thái độ
- Nhận thức được tính ưu việt của chế độ XHCN; tránh không để các em ngộ nhận những thành quả của CNXH.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ treo tường: tranh ảnh nước Nga trước và sau cách mạng;
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tần tài liệu liên quan đến nội dung bài học
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
* Đặt vấn đề vào bài mới: Sau khi ổn định được tình hình bảo vệ thành quả cách mạng, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH. Để hiểu rõ vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (30 phút)
I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921- 1925).
GV: Cho HS đọc đoạn chữ từ: “sau khi nhiều nơi” và quan sát tranh hình 58. Hướng dẫn HS thảo luận
* Tổ 1+2: Qua hình 58 bức áp phích năm 1921 nói lên điều gì? Là bức tranh của họa sĩ vô danh được phổ biến rộng rãi ở Nga 1921, ghi lại hình ảnh kiệt quệ của nước Nga sau chiến tranh: đói rét, bệnh tật phía bên trái là hình ảnh những người công nhân, nông dân, tuyên chiến với hậu quả của chiến tranh, xây dựng đất nước 
* Tổ 3+4: Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới: Chính sách này đã tác động ntn đến tình hình nước Nga?
→ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thực hiện tự do buôn bán có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển 
GV: Em hãy nêu ngắn gọn việc thành lập Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết?
HS: Tháng 12-1922 Liên bang Cộng hoà XHCN được thành lập
- Sau chiến tranh tình hình kinh tế vô cùng khó khăn
- Tháng 3-1921, thông qua Chính sách kinh tế mới. 
- Nội dung: 
+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa;
+ Tự do buôn bán, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư.
- Tháng 12-1922, Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết thành lập (Liên Xô). 
Hoạt động 2: (5 phút)
II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
( Hướng dẫn hs đọc thêm)
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Hãy đánh dấu x vào ô trống đầu câu em chọn 
Liên Xô đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới; 
Thanh toán nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; 
Có nhiều phát minh trong các ngành khoa học tự nhiên và xã hội; 
Tất cả các thành tựu trên. 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 17
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 12.11.2012
Ngày dạy: 19.11.2012 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 20.11.2012 .Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Chương II:
CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 
(1918 – 1939)
Tiết: 25 - Bài 17
CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
 (1918- 1939)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918- 1939.
- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918- 1938 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản. 
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1939 và tác động của nó đ/v châu Âu?
- Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện tư duy lô-gích, sử dụng bản đồ, biểu đồ.
c) Về thái độ
- Bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít bảo vệ hoà bình thế giới.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ châu Âu sau chiến tranh t/g 1914- 1918: Biểu đồ sản lượng gan than và thép của Á, Phi, Đức. 
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tần tài liệu liên quan đến nội dung bài học
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Nội dung của chính sách kinh tế mới và tác động của nó?
* Đặt vấn đề vào bài mới: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) tình hình châu Âu có gì biến chuyển, chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về tình hình châu Âu, cao trào cách mạng 1918- 1923 Quốc tế Cộng sản thành lập. Để rõ ta vào bài mới. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (30 phút)
I. Châu Âu trong những năm (1918 - 1929)
1. Những nét chung.
GV: Giới thiệu bản đồ châu Âu. Quan sát bản đồ em hãy giới thiệu một số quốc gia mới thành lập?
HS: Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan
GV: Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ sgk. 
GV Em hãy nhận xét kinh tế các nước tư bản châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
HS: Cả nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế. Sự khủng hoảng về chính trị qua cao trào cách mạng ở Đức, Áo - Hung → GV chốt ý và ghi bảng
GV: Trong những năm 1924- 1929 tình hình các nước tư bản châu Âu ntn? 
HS: Giới SGK trả lời
GV: Sử dụng bảng thống kê số lượng than và thép của Anh, Pháp, Đức những năm 1920- 1929
- Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về tình hình sản xuất `
HS: Tốc độ phát triển nhanh về kinh tế của 3 nước này 
GV: Chốt ý và ghi bảng
- Sự xuất hiện một số quốc gia tư bản mới trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và thất bại của Đức 
- Từ năm 1918- 1923, các nước châu Âu suy sụp về kinh tế kể cả nước thắng trận bại trận 
- Từ 1924 - 1929, chính trị ổn định, kinh tế phát triển.
Hoạt động 2: (5 phút)
I. Châu Âu trong những năm (1918 - 1929)
2/ Cao trào cách mạng 1918- 1923. Quốc tế cộng sản thành lập.
(Hướng dẫn đọc thêm)
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918- 1919. Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào Cách mạng thế giới trong những năm 1919- 1943?
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) và những hậu quả của nó. Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít ở các nước tư bản diễn ra ntn?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 18- Tổ 1+2: Quan sát tranh hình 65, 66 và đoạn chữ nhỏ em hãy nhận xét nền kinh tế Mỹ?
- Tổ 3: Quan sát tranh hình 65, 66, 67em có nhận xét gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mỹ?
 Đảng Cộng sản Mỹ được thành lập trong hoàn cảnh nào? 
- Tổ 4: Đảng cộng sản Mỹ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19.11.2012
Ngày dạy: 26.11.2012 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 28.11.2012 .Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết: 25 - Bài 17
CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
 (1918- 1939)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918- 1939.
- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918- 1938 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản. 
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1939 và tác động của nó đ/v châu Âu?
- Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện tư duy lô-gích, sử dụng bản đồ, biểu đồ.
c) Về thái độ
- Bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít bảo vệ hoà bình thế giới.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ châu Âu sau chiến tranh t/g 1914- 1918: Biểu đồ sản lượng gan than và thép của Á, Phi, Đức. 
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tần tài liệu liên quan đến nội dung bài học
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Nội dung của chính sách kinh tế mới và tác động của nó?
* Đặt vấn đề vào bài mới: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) tình hình châu Âu có gì biến chuyển, chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về tình hình châu Âu, cao trào cách mạng 1929 - 1939 Quốc tế Cộng sản thành lập. Để rõ ta vào bài mới. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (30 phút)
II. Châu âu trong những năm 1929 – 1939.
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 và hậu quả của nó.
GV: Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế 1929- 1933?
HS: Sản xuất ồ ạt chạy theo thuận lợi, hàng hoá ế thừa, người dân không có tiền mua.
GV: Cho HS xem sơ đồ so sánh sự phát triển của sản xuất thép giữa Anh và Liên Xô trong những năm 1921- 1931
HS: Sản lượng thép của Liên Xô tăng nhanh, còn sản lượng thép của Anh tụt hẳn xuống. Điều đó cho thấy khủng hoảng kinh tế t/g 1929- 1933 không ảnh hưởng đến Liên Xô, ngược lại khủng hoảng kinh tế đã làm cho ngành SX nói riêng, các ngành kinh tế khác của Anh bị đình đốn.
GV: Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ sgk
GV: Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức?
HS: Khủng hoảng kinh tế tàn phá nước Đức nghiêm trọng, bọn phát xít lên nắm quyền biến Đức thành lò lửa chiến tranh
GV: Em hãy nhận xét về hậu quả của khủng hoảng kinh tế đối với các nước TBCN?
HS: Sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp, người lao động đói khổ
- Tháng 10 1929 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ, đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng kéo dài có sức tàn phá chưa từng thấy làm hàng trăm triệu người rơi vào tành trạng đói khổ
- Để thoát khỏi khủng hoảng một số nước tư bản như Anh,Pháp tiến hành cải cách kinh tế ,xả hội . Một số nước như Đức Ý Nhật tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị phát động chiến tranh chia lại thị trường thế giới
Hoạt động 2: (5 phút)
II. Châu âu trong những năm 1929 – 1939.
2. Phong trào Mặt trận nhân dân chống chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929 – 1939.
(Hướng dân hs đọc thếm)
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918- 1919. Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào Cách mạng thế giới trong những năm 1919- 1943?
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) và những hậu quả của nó. Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát x ... - Kết quả: Góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế Mỹ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929- 1933.
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất có nét gì nổi bật ?
- Vì sao nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 19
- Nêu một vài nét về Nhật Bản trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất?
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong thời kì này diễn ra ntn?
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 21.11.2012
Ngày dạy: 28.11.2012 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 01.12.2012 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Chương III
CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 
(1918 -1939)
Tiết 27 - Bài 19:
NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 
(1918 - 1939)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Những nguyên nhân dẫn đến quá trình phát xít hoá ở Nhật và hậu quả của quá trình này đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới. 
b) Về kỹ năng
- Rèn cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử, hiểu những vấn đề lịch sử. 
- Biết cách so sánh liên hệ và tư duy lo-gích, kết nối các sự kiện khác nhau để hiểu bản chất, các sự kiện hiện tượng diễn ra trong lịch sử.
c) Về thái độ
- Giúp cho HS nhận thức rõ bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật.
- Giáo dục tư tưởng chống CNPX, căm thù những tội ác mà CNPX gây ra cho nhân loại.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Tranh ảnh: Thủ đô Tôkiô sau trận động đất 9-1923, Quân Nhật đóng chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc. 
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tần tài liệu liên quan đến nội dung bài học 
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Nền kinh tế Mỹ phát triển ntn trong thập niên 20 của TK XX?
* Đặt vấn đề vào bài mới: Những nguyên nhân dẫn đến quá trình phát xít hoá ở Nhật và hậu quả của quá trình này đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới như thế nào chúng ta đi tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (15 phút)
1. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
GV: Bằng kiến thức địa lý xác định Nhật Bản trên bản đồ? Nêu một vài nét về Nhật Bản trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất?
HS: 
GV: So với kinh tế Mỹ thì kinh tế Nhật Bãn phát triển như thế nào ?
HS: kinh tế Mỹ phát triễn vững chắc còn kinh tế Nhật không ổn định
GV: Nêu dẫn chứng chứng minh kinh tế không ổn định ?
GV: Kết luận
? Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong thời kì này diễn ra ntn?
HS: Trả lời ý sgk
GV: HS so sánh về sự phát triển của nền kinh tế Nhật trong thập niên 20 của thế kỷ XX có những điểm gì giống và khác so với Mỹ trong thời gian này?
+ Nhóm1-2: giống nhau; + Nhóm3-4: khác nhau
- Nhật Bản không tham gia vào chiến tranh thế giơi thứ nhất nhưng thu được nhiều lợi nhất là về kinh tế 
- Sau chiến tranh kinh tế gặp khó khăn nông nghiệp lạc hậu, đới sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
- Phong trào đấu tranh của công nhân lên cao. Đảng Cộng sản Nhật thành lập (7-1922)
- Khủng hoảng tài chính 1927 kết thúc sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật
Hoạt động 2: (20 phút)
2. Nhật Bản trong những năm 1929- 1939.
Thảo luận: 
Nhóm1: - Cuộc KHKT 1929-1933 đã tác động đến nền KT Nhật Bản ntn? Để thoát khỏi KH giới cầm quyền Nhật bản đã làm gì?
Nhóm2: - Qua đoạn chữ in nhỏ sgk trang 97 và quan sát tranh hình 71 em hãy trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản?
Nhóm3: - Quá trình phát xít hoá ở Nhật diễn ra ntn? Cuộc đ/t chống phát xít nhân dân Nhật Bản diễn ra ra sao?
Nhóm4: So sánh sự giống nhau và khác nhau của quá trình phát xít hoá ở I-ta-lia, Đức, Nhật?
HS: Đại diện các nhóm nêu ý kiến 
GV: Nhận xét bổ sung, chốt ý, ghi bảng 
GV: Sơ kết ý bài học
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản
- Tháng 9-1931 Nhật Bản tiến hành phát xít hoá bộ máy chính quyền gây chiến tranh xâm lược, bành trướng lãnh thổ tấn công vùng đông bắc Trung Quốc hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới 
- Trong thập niên 30 diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít sử sụng triệt để bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuên chế 
- Phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng khắp đất nước, làm chậm quá trình phát xít hoá ở Nhật
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
	Hãy chọn và khoanh tròn vào những câu đúng cho biết tình hình Nhật Bản (1918- 1939)?
a/ Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh và rất ổn định
b/ Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản lên cao
c/ Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ảnh hưởng nặng nề vào Nhật Bản;
d/ Chính phủ Nhật tăng cường mở rộng xâm lược
e/ Đảng cộng sản Nhật trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào đấu tranh.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
 Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 20
N1: Phong trào Ngũ tứ nổ ra ntn? Kết quả ý nghĩa?
N2: So sánh chủ trương của 2 phong trào cách mạng ở 2 thời kỳ của CMTQ TQĐMH và phong trào Ngũ tứ
N3: Phong trào CMTQ phát triển ntn? Trong những năm (1926 - 1937)
N4: Phong trào chống Nhật của Trung Quốc diễn ra ntn?
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 12.11.2012
Ngày dạy: 19.11.2012 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 20.11.2012 .Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 29 - Bài 20:
PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 - 1939)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)
- Phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm (1919- 1939).
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh
c) Về thái độ
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước quyết tâm chống chủ nghĩa thực dân, chống chủ nghĩa phát xít.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ châu Á, Đông Nam Á. 
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tần tài liệu liên quan đến nội dung bài học 
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ 
- Tình hình Nhật Bản trong những năm (1929- 1939)?
* Đặt vấn đề vào bài mới: Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939) vàPhong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm (1919- 1939). như thế nào chúng ta đi tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay
 b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1939.
1. Những nét chung.
GV: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào độc lập dân tộc có những tác động ntn?
HS: Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga → chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc → phong trào độc lập dân tộc lên cao
GV: Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ và treo bản đồ châu Á
HS: Xác định phong trào lan rộng ở ĐBÁ, ĐNÁ, Tây Á
GV: Dựa vào bản đồ nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu ở các nước châu Á?
HS: Trả lời Sgk: Mông-cổ; Ấn độ; Việt Nam
GV: Cho HS quan sát tranh hình 72 nêu một vài nét về tiểu sử của M. gan-đi
GV: Vài nét mới nhất của phong trào ĐLDT ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất 
HS: Giai cấp công nhân lãnh đạo phong trào, công nông tham gia đông đảo, đảng Cộng sản các nước ra đời
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga → chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc → phong trào độc lập dân tộc lên cao
- Phong trào độc lập dân tộc lan rộng khắp các khu vực: Đông Nam Á, Đông Bắc Á
- Điển hình ở: Trung Quốc, Ấn độ, Thổ Nhĩ Kỳ, In-đô-nê-xia
+ Năm 1919 ở Trung Quốc có phong trào ngũ tứ
+Cách mạng nhân dân mông cổ đưa tới sự thành lập nhà nước cộng hòa nhân dân mông cổ
+ 1919-1922 là thắng lợi của thổ nhỉ kỳ đưa tới sự thành lập nước thổ nhỉ kỳ
- Trong cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc nhiều Đảng cộng sản một số nước ra đời và giữ vai trò quan trọng như ở Trung Quốc ,Việt Nam
Hoạt động 2: 
I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1939.
2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1939.
GV: Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ và hướng dẫn HS thảo luận
Nhóm1: Phong trào Ngũ tứ nổ ra ntn? Kết quả ý nghĩa?
Nhóm 2: So sánh chủ trương của 2 phong trào cách mạng ở 2 thời kỳ của CMTQ TQĐMH và phong trào Ngũ tứ
Nhóm 3: Phong trào CMTQ phát triển ntn? Trong những năm (1926 - 1937)
Nhóm 4: Phong trào chống Nhật của Trung Quốc diễn ra ntn?
→ Các tổ thảo luận và trả lời
HS: Trả lời GV góp ý, kết luận, ghi bảng
GV: Sơ kết ý
- Mở đầu là phong trào Ngũ tứ (4-5-1919).
+ Khởi đầu là cuộc biểu tình 3000 học sinh ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé của các nước đế quốc
+ Lan nhanh cả nước lôi cuốn các tầng lớp nhân dân 
+ lực lượng chủ yếu từ sinh viên lan sang giai cấp công nhân
- Ngày 1 Tháng 7-1921 Đảng Cộng sản thành lập
- Từ năm 1926 - 1927, tiến hành tiêu diệt bọn quân phiệt ở phía bắc
- Từ năm 1927 - 1937, chiến tranh cách mạng chống tập đoàn Tưởng Giới Thạch
- 7-1937 Quốc- Cộng hợp tác để chống Nhật
c) Củng cố, luyện tập 
- Vì sao Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập ở châu Á lại bùng lên mạnh mẽ?
- Lập bảng thống kê về phong trào độc lập ở châu Á. 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Dặn dò HS đọc trước Bài 20. II/ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á (1918 - 1939):
- Để thấy được sau chiến tranh phong trào Độc lập dân tộc ở ĐNÁ diễn ra ntn? 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24-27.doc