Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB? (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB? (Bản đẹp)

I- MỤC TIÊU

• Kiến thức cơ bản: HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì

AM + BM = AB.

• Kĩ năng cơ bản:

 - HS nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

 - Bước đầu tập suy luận dạng:

 “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a; b; c thì suy ra số thứ ba”.

• Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

• GV: Thước thẳng, thước cuộn, thước gấp, thước chữ A, bảng phụ.

• HS: Thước thẳng.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng

Hoạt động 1: (20 ph)

I. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và BM bằng độ dài đoạn thẳng AB.

* GV đưa yêu cầu kiểm tra.

Kiểm tra:

1) Vẽ ba điểm A; B; C với B nằm giữa A;C. Giải thích cách vẽ?

2) Trên hình có những đoạn thẳng nào? Kể tên?

3) Đo các đoạn thẳng trên hìnhvẽ?

4) So sánh độ dài.

AB = BC với AC? Rút ra nhận xét?

* GV đưa một thước thẳng có biểu diễn độ dài. Trên thước có hai điểm A; B cố định, và một điểm C nằm giữa A; B ( C có thể di động đưởc các vị trí). GV nên đưa hai vị trí của C, yêu cầu HS đọc trên thước các độ dài.

AC =

CB =

AB =

AC + CB = ?

- GV nêu câu hỏi khắc sâu kiến thức: cho điểm K nằm giữa hai điểm M; N thì ta có đẳng thức nào?

- GV nêu yêu cầu:

1) Vẽ ba điểm thẳng hàng A; M; B biết M không nằm giữa A và B.

Đo AM; MB; AB?

2) So sánh AM + MB với AB.

Nêu nhận xét?

* Kiểm tra bài làm của HS nhận xét (đối với cả hai trường hợp về v ị trí của điểm M).

- Kết hợp hai nhận xét trên ta có:

Điểm M nằm giữa hai điểm A và B

 AM + MB = AB

* GV củng cố nhận xét bằng ví dụ trong SGK trang 120.

* GV đưa bài giải mẫu (bài 47) lên máy chiếu.

* GV nêu câu hỏi:

1) Cho ba điểm thẳng hàng, ta chỉ cần đo mấy đoạn thẳng mà biết được độ dài của ba đoạn thẳng?

2) Biết AN + NB = AB, kết luận gì về vị trí của N đối với A; B?

* GV hỏi:

Để đo độ dài của một thẳng hoặc khoảng cách giữa hai đoạn thẳng ta thường dùng những dụng cụ g ì?

* Một HS thực hiện các yêu cầu kiểm tra trên bảng.

- Cả lớp làm vào vở nháp.

- Hai HS đọc trên thước các độ dài (tương ứng với hai vị trí của C).

AC =

CB =

AB =

 AC + CB = AB

- Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

- HS trả lời.

 MK + KN = MN

Nhận xét: Nếu điểm M không nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB  AB.

- HS đọc, rồi ghi nhận xét của phần đóng khung trong SGK trang 120.

- HS làm ví dụ trong SGK trang120 vào vở.

- HS làm bài tập 47 trang 121 ra nháp, chữa xong ghi lại vào vở.

- HS làm bài tập 50 trang 121.

- HS: Ta chỉ cần đo hai đoạn thẳng thì biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng.

- HS: N nằm giữa A v à B.

HS nêu một số dụng cụ:

thước thẳng, thước cuộn.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB? (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9
§ 8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB?
I- MỤC TIÊU
Kiến thức cơ bản: HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì 
AM + BM = AB.
Kĩ năng cơ bản:
	 - HS nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
	 - Bước đầu tập suy luận dạng:
	“Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a; b; c thì suy ra số thứ ba”.
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Thước thẳng, thước cuộn, thước gấp, thước chữ A, bảng phụ.
HS: Thước thẳng.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: (20 ph)
I. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và BM bằng độ dài đoạn thẳng AB.
* GV đưa yêu cầu kiểm tra.
Kiểm tra:
1) Vẽ ba điểm A; B; C với B nằm giữa A;C. Giải thích cách vẽ?
2) Trên hình có những đoạn thẳng nào? Kể tên?
3) Đo các đoạn thẳng trên hìnhvẽ?
4) So sánh độ dài. 
AB = BC với AC? Rút ra nhận xét?
* GV đưa một thước thẳng có biểu diễn độ dài. Trên thước có hai điểm A; B cố định, và một điểm C nằm giữa A; B ( C có thể di động đưởc các vị trí). GV nên đưa hai vị trí của C, yêu cầu HS đọc trên thước các độ dài.
AC = 
CB = 
AB = 
AC + CB = ?
- GV nêu câu hỏi khắc sâu kiến thức: cho điểm K nằm giữa hai điểm M; N thì ta có đẳng thức nào?
- GV nêu yêu cầu:
1) Vẽ ba điểm thẳng hàng A; M; B biết M không nằm giữa A và B.
Đo AM; MB; AB?
2) So sánh AM + MB với AB.
Nêu nhận xét?
* Kiểm tra bài làm của HS nhận xét (đối với cả hai trường hợp về v ị trí của điểm M).
- Kết hợp hai nhận xét trên ta có: 
Điểm M nằm giữa hai điểm A và B
Û AM + MB = AB
* GV củng cố nhận xét bằng ví dụ trong SGK trang 120.
* GV đưa bài giải mẫu (bài 47) lên máy chiếu.
* GV nêu câu hỏi:
1) Cho ba điểm thẳng hàng, ta chỉ cần đo mấy đoạn thẳng mà biết được độ dài của ba đoạn thẳng?
2) Biết AN + NB = AB, kết luận gì về vị trí của N đối với A; B?
* GV hỏi:
Để đo độ dài của một thẳng hoặc khoảng cách giữa hai đoạn thẳng ta thường dùng những dụng cụ g ì? 
* Một HS thực hiện các yêu cầu kiểm tra trên bảng.
- Cả lớp làm vào vở nháp.
- Hai HS đọc trên thước các độ dài (tương ứng với hai vị trí của C).
AC = 
CB = 
AB =
Þ AC + CB = AB
- Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
- HS trả lời. 
 MK + KN = MN
Nhận xét: Nếu điểm M không nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB ¹ AB.
- HS đọc, rồi ghi nhận xét của phần đóng khung trong SGK trang 120.
- HS làm ví dụ trong SGK trang120 vào vở.
- HS làm bài tập 47 trang 121 ra nháp, chữa xong ghi lại vào vở.
- HS làm bài tập 50 trang 121.
- HS: Ta chỉ cần đo hai đoạn thẳng thì biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng.
- HS: N nằm giữa A v à B.
HS nêu một số dụng cụ:
thước thẳng, thước cuộn.
Hoạt động 2 (15 ph)
II. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất: (SGK).
Với nhận biết thực tế cùng với việc đọc SGK trang 120 – 121 HS chỉ ra các dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm (hai điểm gần có khoảng cách nhỏ hơn độ dài của thước). 
Hoạt động 3: (12 ph)
III. Luyện tập:
- Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Bài tập: Cho hình vẽ. Hãy giải thích vì sao: AM + MN + NP + PB = AB 
Áp dụng bài toán trên ta nhận thấy:
Trong thực tế muốn đo khoảng cách giữa hai A và B khá xa nhau, ta phải làm như thế nào?
* Để đo độ dài lớp học hay kích thước sân trường em làm như thế nào? Có thể dùng dụng cụ gì để đo?
* GV cho HS làm Bài tập 48 trang 121.
- HS đọc đề: Một HS cùng cả lớp phân tích đề rồi giải. 
Giải:
Theo hình vẽ ta có:
- N là một điểm của đoạn thẳng AB nên N nằm giữa A và B.
	AN + NB = AB
- M nằm giữa A và N nên:
	AM + MN = AN
- P nằm giữa N và P nên:
	NP + PB = NP
Từ đó suy ra
	AM + MN + NP + PB = AB
- Đặt thước đo liên tiếp rồi cộng các độ dài lại.
Cả lớp làm bài tập 48.
Hoạt động 4: CỦNG CỐ (5 ph)
* Hãy nêu ra điều kiện nhận biết một điểm có nằm giữa hai điểm khác hay không?
* Bài tập: Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại trong 3 điểm A; B;C
a) Biết độ dài AB = 4cm
 AC = 5cm; BC = 1cm?
b) Biết AB = 1,8cm; AC = 5,2cm;
 BC = 4cm?
* Yêu cầu HS: nhắc lại nhận xét vừa học.
 EF = 8cm
a) AB + BC = AC (vì 4+1 = 5)
Þ AB nằm giữa A và C
b) AB+AC¹BC (vì 1,8+5,2 ¹ 4)
 AB+AC¹AC (vì 1,8+4 ¹5,2)
 AC+BC¹AB (vì 5,2+4 ¹1,8)
Þ Không điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại trong 3 điểm A,B,C
Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3 ph)
- Về nhà làm các bài tập: 46, 49 (SGK); 44 -> 47 (SBT).
- Nắm vững kết luận khi nào AM + MB = AB và ngược lại.

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh hoc 9.doc