Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm (bản đẹp)

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm (bản đẹp)

A. MỤC TIÊU:

Hiểu được có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

Nắm được vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.

Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, hai đường thẳng cắt nhau, song song.

B. GỢI Ý VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. PHT1: Cho bốn điểm A, B, C, D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng.

a) Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm.

b) Có bao nhiêu đường thẳng đi qua các điểm đó?

c) Đọc tên các đường thẳng đó.

2. PHT2: Cho hai đường thẳng a và b. Điền vào chỗ trống “ ” trong các câu sau:

a) Nếu a trùng b thì số điểm chung là .

b) Nếu a cắt b thì số điểm chung là

c) Nếu a song song với b thì số điểm chung là

C. GỢI Ý DẠY HỌC:

Kiểm tra:

? Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng, không thẳng hàng?

Cho điểm A, ta có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua A? tại sao?

Cho hai điểm A và B. Vẽ đường thẳng đi qua A và B, có bao nhiêu đường thẳng đi qua A và B? Hãy mô tả lại cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B?

1. Vẽ đường thẳng:

Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B.

Dùng đầu chỉ vạch theo cạnh thước.

Ta có nhận xét như SGK.

? Cho hai điểm M và N. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó, số đường thẳng vẽ được?

2. Tên đường thẳng:

? Đọc mục 2 tr 108 SGK trong 3 phút và trả lời các câu hỏi:

Có bao nhiêu cách đặt tên cho một đường thẳng?Nếu đường thẳng chưa ba điểm A, B, C thì có bao nhiêu cách gọi tên đường thẳng đó nếu chỉ sử dụng các kí hiệu A, B, C. Hãy nêu rõ tên các cách gọi?

Ta có ba cách đặt tên đường thẳng:

Dùng hai chữ cái in hoa AB (BA) (tên của hai điểm thuộc đường thẳng đó) ( h 12).

Dùng một chữ cái in thường: Chẳng hạn: a, b, . ( h 12).

Dùng hai chữ cái in thường: xy, hoặc yx, (h 13).

Trong trường hợp đường thẳng chứa ba điểm A, B, C thì có thể gọi đường thẳng đó theo các tên sau: AB, BA, BC, CB, AC, CA.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm (bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
MỤC TIÊU:
Hiểu được có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
Nắm được vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.
Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, hai đường thẳng cắt nhau, song song.
GỢI Ý VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
PHT1: Cho bốn điểm A, B, C, D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng.
Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm.
Có bao nhiêu đường thẳng đi qua các điểm đó?
Đọc tên các đường thẳng đó.
PHT2: Cho hai đường thẳng a và b. Điền vào chỗ trống “” trong các câu sau:
Nếu a trùng b thì số điểm chung là..
Nếu a cắt b thì số điểm chung là
Nếu a song song với b thì số điểm chung là
GỢI Ý DẠY HỌC:
Kiểm tra:
? Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng, không thẳng hàng?
Cho điểm A, ta có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua A? tại sao?
Cho hai điểm A và B. Vẽ đường thẳng đi qua A và B, có bao nhiêu đường thẳng đi qua A và B? Hãy mô tả lại cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B?
Vẽ đường thẳng:
Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B.
Dùng đầu chỉ vạch theo cạnh thước.
Ta có nhận xét như SGK.
? Cho hai điểm M và N. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó, số đường thẳng vẽ được?
Tên đường thẳng:
? Đọc mục 2 tr 108 SGK trong 3 phút và trả lời các câu hỏi:
Có bao nhiêu cách đặt tên cho một đường thẳng?Nếu đường thẳng chưa ba điểm A, B, C thì có bao nhiêu cách gọi tên đường thẳng đó nếu chỉ sử dụng các kí hiệu A, B, C. Hãy nêu rõ tên các cách gọi?
Ta có ba cách đặt tên đường thẳng:
Dùng hai chữ cái in hoa AB (BA) (tên của hai điểm thuộc đường thẳng đó) ( h 12).
Dùng một chữ cái in thường: Chẳng hạn: a, b,. ( h 12).
Dùng hai chữ cái in thường: xy, hoặc yx, (h 13).
Trong trường hợp đường thẳng chứa ba điểm A, B, C thì có thể gọi đường thẳng đó theo các tên sau: AB, BA, BC, CB, AC, CA.
? Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng, hãy vẽ các đường thẳng AB, AC. Hai đường thẳng này có đặc điểm gì?
Hai đường thẳng AB, AC có mấy điểm chung?
Có xảy ra trường hợp hai đường thẳng có vô số điểm chung không? Vẽ hình minh hoạ.
Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song:
a và b có ít nhất hai điểm chung phân biệt: a trùng b (h 14a)
a và b có một điểm chung duy nhất O: a cắt b (h. 14b)
a và b không có điểm chung nào: a song song với b (h 14c).
? Nhìn vào hình dưới đây (h15) hãy cho biết:
Có bao nhiêu đường thẳng phân biệt.
Có bao nhiêu cặp hai đường thẳng cắt nhau. Hãy nêu rõ từng cặp đường thẳng đó.
Các cách gọi tên đường thẳng chứa ba điểm A, E, B.
CỦNG CỐ:
? Giải bt trong PHT1:
Câu a: Kẻ được 6 đường thẳng.
Câu b: Có 6 đường thẳng.
Câu c: AB và BA, BC và CB, CD và DC, DA và AD, AC và CA, BD và DB
? Giải bt trong PHT 2:
Câu a: a trùng b có vô số điểm chung.
Câu b: a cắt b có một điểm chung duy nhất.
Câu c: a song song với b không có điểm chung nào.
BTVN:
18; 19; 20 và 21 tr 109 và 110 SGK.
Chuẩn bị cho tiết thực hành (từ 5 đến 8 hs) chuẩn bị:
5 cọc tiêu (cao 1,5m một đầu nhọn, thân sơn hai màu xen kẽ, chiều dài mỗi khoảng sơn là 0,1m).
Hai búa đóng cọc và hai dây dọi.
Bài 19:
Vì X, Z, T thẳng hàng và Y, Z, T thẳng hàng nên X, Y,Z,T cùng thuộc một đường thẳng, chính là đường thẳng XY.
Vẽ đường thẳng XY. Đường thẳng XY cắt d1 tại Z, cắt d2 tại T.
Bài 21:
(Quan sát hình 23 tr 110 SGK).
2 đường thẳng 1 giao điểm.
3 đường thẳng 3 giao điểm.
4 đường thẳng 6 giao điểm.
5 đường thẳng 10 giao điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docT3.doc