Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 24, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hoài Phương

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 24, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hoài Phương

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu đường tròn là gì? hình tròn là gì?

- Học sinh hiểu cung, dây cung, đường kính, bán kính.

1.2. Kỹ năng:

- Có kỹ năng sử dụng compa thành thạo.

- Biết vẽ đường tròn, cung tròn.

- Biết giữ nguyên độ mở compa.

1.3. Thái độ:

- Vẽ hình, sử dụng compa cẩn thận, chính xác.

2. TRỌNG TÂM:

- Nắm chắc định nghĩa đường tròn, hình tròn, cung, dây cung, đường kính, bán kính

3. CHUẨN BỊ:

3.1. GV: Bảng phụ, thước thẳng, compa.

3.2. HS: SGK, VBT, thước thẳng có chia khoảng, compa.

4. TIẾN TRÌNH:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 24, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hoài Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: §8. - Tiết: 24
Tuần dạy: 27
ND: 10/ 3/ 2011 	§8. ĐƯỜNG TRÒN
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu đường tròn là gì? hình tròn là gì?
- Học sinh hiểu cung, dây cung, đường kính, bán kính.
1.2. Kỹ năng: 
- Có kỹ năng sử dụng compa thành thạo.
- Biết vẽ đường tròn, cung tròn. 
- Biết giữ nguyên độ mở compa.
1.3. Thái độ: 
- Vẽ hình, sử dụng compa cẩn thận, chính xác.
2. TRỌNG TÂM:
- Nắm chắc định nghĩa đường tròn, hình tròn, cung, dây cung, đường kính, bán kính
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: Bảng phụ, thước thẳng, compa.
3.2. HS: SGK, VBT, thước thẳng có chia khoảng, compa.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1: Đường tròn và hình tròn
* Nhận biết đường tròn:
GV: Dùng compa vẽ một đường tròn, bán kính 1,7cm .
GV: Đường tròn tâm O, bán hính R là gì?
HS: là hình gồm các điểm cách đều O một khoảng bằng R
GV: Chốt lại.
HS: đọc ĐN Sgk/89
GV: Hướng dẫn HS vẽ.
® Kiểm tra compa : cách cầm compa; cách vẽ (theo chiều kim đồng hồ)
® Độ mở compa : bán kính R, tâm O của đường tròn;
GV: ký hiệu (O; R)
* Nhận biết hình tròn:
GV: Lấy M nằm trên đường tròn. Đoạn OM dài bao nhiêu? OM gọi là bán kính có đúng không?
HS: trả lời OM = R, OM gọi là bán kính
GV: Lấy N ở trong đường tròn, P ở ngoài đường tròn. Hãy đo ON, OP và so sánh ON, OP với OM?
HS: trả lời ON OM
GV: hình tròn là gì?
HS: các điểm nằm trên và nằm trong đường tròn gọi là hình tròn.
HS: đọc Sgk/90
® Phân biệt đường tròn, hình tròn ?.
Hình tròn
2. Hoạt động 2: Cung và dây cung
* Nhận biết cung tròn:
GV: Lấy hai điểm A, B trên đường tròn. Hai điểm chia đường tròn thành mấy phần?
HS: trả lời (2 phần)
GV: cung tròn là gì?
HS: cung tròn là một phần của đường tròn.
GV: chốt lại.
GV: A, O, B thẳêng hàng, mỗi cung gọi là gì?
HS: trả lời (nửa đường tròn)
* Nhận biết dây cung:
GV: minh hoạt hình ảnh cây cung. 
GV: dây cung là gì?
HS: đoạn thẳng nối hai mút của cung
GV: dây cung qua tâm của đường tròn gọi là đường kính.
GV: đường kính dài gấp bao nhiêu lần bán kính?
HS: gấp 2 lần bán kính
3. Hoạt động 3: Một công dụng khác của compa 
GV: Hướng dẫn kỹ năng đo đoạn thẳng và so sánh bằng compa
HS: Hoạt động nhóm BT40/92 
1. Đường tròn và hình tròn
a) Đường tròn : 
Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R.
Ký hiệu: (O; R)
M nằm trên đường tròn. Ta có OM = R
N nằm bên trong đường tròn. Ta có ON < R
P nằm bên ngoài đường tròn. Ta có OP < R
b) Hình tròn :
Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.
2. Cung và dây cung
A, B nằm trên đường tròn cho ta hai cung tròn (cung). A, B là hai mút của cung.
A, O, B thằng hàng; mỗi cung là nửa đường tròn 
Đoạn thẳng nối hai mút của cung gọi là dây cung (dây).
Dây cung đi qua tâm là đường kính
Đường kính dài gấp đôi bán kính
3. Một công dụng khác của compa
Ví dụ 1: (Sgk/tr90)
 Cách làm: Sgk/tr.90
Ví dụ 2: (Sgk/tr90)
 Cách làm: Sgk/tr.91
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
Câu hỏi: 1) Đường tròn tâm O, bán kính R là gì?
Trả lời: Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng 
 bằng R. Ký hiệu: (O; R).
Câu hỏi: 2) Hình tròn là gì?
Trả lời: Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm 
 bên trong đường tròn đó.
Bài tập 38. (Sgk/tr.91) 
a) (O; 2cm); (A; 2cm); (C; 2cm) 
b) Vì OA = CO = 2cm 
Bài tập 39. (Sgk/tr.92)
a) Ta có (A; 3cm) nên AC = AD = 3cm 
 (B; 2cm) nên BC = BD = 2cm
b) Ta có IB = 2cm, AB = 4cm
 Do I nằm giữa A và B. Nên IA + IB = AB
 IA + 2cm = 4cm 
 IA = 2cm	
 Vậy I là trung điểm của AB vì I nằm giữa và cách đều AB.	
c) Ta có AK = 3cm, AI = 2cm
Vìø điểm I nằm giữa A và K. Nên AI + IK = AK
 2cm + IK = 3cm 
 IK = 1cm
4.5. Hướng dẫn HS tự học: 
Học thuộc định nghĩa đường tròn, hình tròn, cung và dây cung, vẽ đường tròn.
BTVN: 40; 41 (Sgk/tr.92). 
Chuẩn bị bài §9; xem trước các định nghĩa, đồ dùng học tập
5. RÚT KINH NGHIỆM
* Ưu điểm:
Nội dung :	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐD-TB:	
* Khuyết điểm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docT24.doc