Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 20 đến 22 - Năm học 2012-2013

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 20 đến 22 - Năm học 2012-2013

A. MỤC TIÊU:

- HS hiểu được cấu tạo của giác kế. Biết cách đo góc trên mặt đất.

- Rèn kỹ năng sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, khoa học khi đo đạc, ý thức tập thể, kỉ luật và biết thực hiện những quy định về kỹ thuật thực hành.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Giáo án + SGK + SGV + Thước kẻ

 + Một bộ thực hành mẫu gồm: 1Giác kế, 2 cọc tiêu dài 1,5 m có 1 đầu nhọn (hoặc cọc có đế nằm ngang để đứng thẳng được). 1 cọc tiêu ngắn 0,3 m, 1 búa đóng cọc. 3 bộ thực hành.

 - Chuẩn bị địa điểm thực hành: Sân trường .

2. Học sinh: Học bài + Làm các bài tập đã giao + SGK + Các dụng cụ theo yêu cầu.

C. các hoạt động dạy học

 I, Tổ chức:

Sĩ số : 6C: 6D:

 II, Kiểm tra bài cũ :

 Không kiểm tra.

 III, Bài Mới:

 ĐVĐ: Trong các giờ học trước chúng ta đã biết thế nào là góc và cách đo góc bất kỳ bằng thước đo góc rồi. Bài hôm nay các em sẽ được đo góc trên mặt đất bằng giác kế.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 20 đến 22 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 9/02/2013
NG: 
Tiết 20 - Đ6: tia phân giác của góc
A. mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là tia phân giác của góc? HS hiểu đường phân giác của góc là gì ?
- Rèn kỹ năng vẽ tia phân giác của góc.
- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác, khoa học, lòng yêu thích bộ môn
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án + SGK + SGV
 + Thước kẻ, thước đo góc, com pa.
2. Học sinh: Học bài + Làm các bài tập đã giao 
 + SGK + SBT + Các dụng cụ học tập. 
C. các hoạt động dạy học
 I, Tổ chức: 
Sĩ số : 6C: 6D: 
 II, Kiểm tra bài cũ : 
Câu hỏi
Đáp án
HS1:
Cho tia Ox. Trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ tia Oy, tia Oz sao cho ; . Vị trí tia Oz như thế nào đối với tia Ox và Oy? Tính rồi so sánh với góc ?
HS2:
Làm bài tập 27 (SGK - 85)
HS1:
+) Tia Oz
nằm giữa
2tia Ox và Oy
+) Vì tia Oz 
nằm giữa 2tia 
Ox và Oy,
nên ta có:
 Hay: 500 + 1000
 1000 - 500 = 500
HS2:
+) Vì tia OC 
nằm giữa 2tia 
OA và OB,
nên ta có:
 Hay: 550 + 1450
 1450 - 550 = 900
III, Bài Mới:
	ĐVĐ: Tia Oz nằm giữa 2tia Ox và Oy, tia Oz tạo với Ox, Oy 2 góc bằng nhau, ta nói Oz là tia phân gíc của . Bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: tia phân giác của một góc là gì ?
Qua bài tập trên em hãy cho biết tia phân giác của một góc là một tia như thế nào?
- Khi nào tia Oz là tia phân giác của góc xOy ?
1, Tia phân giác của 1 góc là gì?
*) Định nghĩa: (SGK - 85)
Oz là tia phân giác của góc xOy.
 Tia Oz nằm giữa
 2 tia Ox và Oy
 xOz = zOy
Hoạt động 2: cách vẽ tia phân giác của một góc
Tia Oz là tia phân giác của xOy thì tia Oz phải thoả mãn điều kiện gì? (Nằm giữa 2 tia Ox và Oy)
- Vậy ta phải vẽ góc nào trước? 
(xOy = 640)
- Sau đó vẽ tia Oz nằm giữa tia Ox và Oy, sao cho = 320
GV: Mời 1HS lên bảng vẽ.
GV: Vẽ góc xOy = 640 trên giấy, và hướng dẫn HS cách gấp theo các bước trong SGK - 86.
- GV: Mỗi góc không phải góc bẹt có mấy tia phân giác? 
Sau đó cho HS làm ? để tìm tia phân giác của góc bẹt?
2, Cách vẽ tia phân gica của 1 góc:
Ví dụ: Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo = 640
 BG:
*) Cách vẽ: 
+) Cách 1: Dùng thước đo góc.
- Vẽ xOy = 640
- Vẽ tia Oz phải nằm giữa 2 tia Ox và Oy, sao cho 
+) Cách 2: Gấp giấy (Hình 38)
 (SGK - 86)
- Vẽ lên giấy, gấp giấy sao cho cạnh Ox trùng với cạnh Oy, nếp gấp cho ta vị trí của tia phân giác, vẽ tia phân giác theo nếp gấp đó. 
*) Nhận xét: 
 (SGK - 86)
?:
Góc bẹt có 2 	
tia phân giác 
là 2 tia đối nhau.
Hoạt động iii: chú ý
GV: Trở lại hình của VD trên, vẽ đường thẳng zz’ và giới thiệu zz’ là đường phân giác của ?
Vậy đường phân giác của góc là gì? 
GV: Trên hình 39 (SGK - 86) đường thẳng mn là đường phân giác của 
3, Chú ý:
Đường thẳng chứa tia phân giác của 1 góc là đường phân giác của góc đó.
H.39:
mn là đường phân giác của góc xOy
Iv, củng cố: - Hệ thống lại các kiến thức đã học:
	+) Thế nào là tia phân giác của góc.
	+) Cách vẽ tia phân giác của góc.
	 - Làm bài tâp 30 (SGK - 87)
	a, Tia Ot nằm giữa 2 tia Ox và Oy (Vì 250 < 500)
	b, Ta có: 
	 Hay: 500 = 250 + 
	 = 500 - 250 
 = 250	
	Vậy = xOt =250
	c, Tia Ot là tia phân giác của vì theo a và b.
	- Làm bài tập 31 (SGK - 87)
	 (Hình vẽ)
V, HDVN: - Học bài theo vở ghi + SGK.
	 - Làm bài tập: 32; 33; 34; 35 (SGK - 87)
	HD Bài 33: Tính ; Ta có: + = 
 = ?
	- Giờ sau: Thực hành
- Chuẩn bị dụng cụ: Mỗi tổ: 2 cọc tiêu dài 1,5 m có 1 đầu nhọn, 
 1 cọc tiêu ngắn 0,3 m, 1 búa đóng cọc
NS: 21/02/2013
NG: 
Tiết 21 - Đ7: thực hành đo góc trên mặt đất
A. mục tiêu:
- HS hiểu được cấu tạo của giác kế. Biết cách đo góc trên mặt đất.
- Rèn kỹ năng sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, khoa học khi đo đạc, ý thức tập thể, kỉ luật và biết thực hiện những quy định về kỹ thuật thực hành.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án + SGK + SGV + Thước kẻ 
 + Một bộ thực hành mẫu gồm: 1Giác kế, 2 cọc tiêu dài 1,5 m có 1 đầu nhọn (hoặc cọc có đế nằm ngang để đứng thẳng được). 1 cọc tiêu ngắn 0,3 m, 1 búa đóng cọc. 3 bộ thực hành.
 	 - Chuẩn bị địa điểm thực hành: Sân trường .
2. Học sinh: Học bài + Làm các bài tập đã giao + SGK + Các dụng cụ theo yêu cầu. 
C. các hoạt động dạy học
 I, Tổ chức: 
Sĩ số : 6C: 6D: 
 II, Kiểm tra bài cũ : 
	Không kiểm tra.
 III, Bài Mới:
	ĐVĐ: Trong các giờ học trước chúng ta đã biết thế nào là góc và cách đo góc bất kỳ bằng thước đo góc rồi. Bài hôm nay các em sẽ được đo góc trên mặt đất bằng giác kế.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 : Tìm hiểu dụng cụ đo góc trên mặt đất 
- GV đặt giác kế trước lớp và giới thiệu cho HS nắm được cấu tạo của giác kế:
 Hãy cho biết trên mặt đĩa tròn có gì ?
- GV: quay thanh trên mặt đĩa cho HS quan sát
- Hãy mô tả thanh quay đó?
- GV giới thiệu dây dọi treo dưới tâm đĩa.
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của giác kế.
1, Dụng cụ đo góc trên mặt đất:
- Để đo góc trên mặt đất ta dùng giác kế.
- Cấu tạo gồm:
+) Một đĩa tròn được đặt nằm ngang trên một giá 3 chân.
+) Mặt đĩa tròn được chia độ sẵn từ 00 1800. hai nửa hình tròn ghi theo 2 chiều ngược nhau (xuôi và ngược chiều kim đồng hồ)
- Trên mặt đĩa có 1 thanh có thể quay xung quanh tâm của đĩa.
- ở hai đầu thanh gắn 2 tấm thẳng đứng, mỗi tấm có 1 khe hở, 2 khe hở và tâm của đĩa thẳng hàng.
Hoạt động 2: hướng dẫn cách đo góc trên mặt đất
GV: sử dụng H41 và H42 (SGK - 88) để hướng dẫn HS cách đo.
- GV yêu cầu HS nhắc lại 4 bước làm để đo góc trên mặt đĩa.
Yêu cầu HS nhắc lại 4 bước đo?
2, Cách đo góc trên mặt đất: (Đo )
Bước 1: Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của giác kế nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh C của góc . (Khi móc 1 đầu dây dọi vào tâm của mặt đĩa thì đầu quả dọi trùng với điểm C)
Bước 2: Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa sao cho cọc tiêu đóng ở A và 2 khe hở thẳng hàng nhau.
Bước 3: Cố định mặt đĩa, đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu ở B và 2 khe hở thẳng hàng nhau.
Bước 4: Đọc số đo độ của góc ACB trên mặt đĩa.
Hoạt động 3: Chuẩn bị thực hành
GV: Đưa ra mẫu báo cáo thực hành cho các tổ trưởng làm sẵn để giờ sau thực hành báo cáo kết quả của tổ mình.
3, Mẫu báo cáo thực hành - Đo góc trên mặt đất:
Tổ: ... Lớp: ...
1, Dụng cụ:
Đủ hay thiếu, tên ..., lý do ...
2, ý thức kỷ luật trong giờ thực hành:
 (Tên từng cá nhân cụ thể)
3, Kết quả thực hành:
Đo góc ACB bằng: .............
Lần 1. Góc ACB bằng: .............
Lần 2. Góc ACB bằng: .............
Mẫu báo cáo thực hành
Tổ: ... - Lớp: 6...
Họ tên
Dụng cụ
ý thức kỷ luật
Kết quả
Hà Văn A
................
...............
4, Tự đánh giá: tổ thực hành vào loại: tốt, khá hoặc trung bình.
Iv, củng cố: - Cấu tạo của giác kế.
	 - Các bước đo góc trên mặt đất.
V, HDVN: - Học kỹ cấu tạo của giác kế và các bước đo góc. 
 - Giờ sau thực hành ngoài sân.
	- Chuẩn bị dụng cụ như giờ trước.
NS: 25/02/2012
NG:
Tiết 22 - Đ7: thực hành: đo góc trên mặt đất
A. mục tiêu:
- HS nắm vững được 4 bước đo, để đo được 1 góc bất kỳ trên mặt đất.
- Rèn kỹ năng sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
- Giáo dục ý thức tập thể, kỉ luật và biết thực hiện những quy định về kỹ thuật thực hành cho HS.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án + SGK + SGV + Thước kẻ 
 + Một bộ thực hành mẫu gồm: 1Giác kế, 2 cọc tiêu dài 1,5 m có 1 đầu nhọn (hoặc cọc có đế nằm ngang để đứng thẳng được). 1 cọc tiêu ngắn 0,3 m, 1 búa đóng cọc. 3 bộ thực hành.
 	 - Chuẩn bị địa điểm thực hành: Sân trường .
2. Học sinh: Học bài + Làm các bài tập đã giao + SGK + Các dụng cụ theo yêu cầu. 
C. các hoạt động dạy học
 I, Tổ chức: 
Sĩ số : 6C: 6D: 
 II, Kiểm tra bài cũ : 
	GV cho 2 HS nhắc lại 4 bước đo.
 III, Bài Mới:
	ĐVĐ: Giờ trước ta đã nghiên cứu lý thuyết về đo góc trên mặt đất rồi. 
Hôm nay chúng ta sẽ thực hành đo trực tiếp ngoài trời 1 góc bất kỳ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: thực hành đo góc trên mặt đất
- GV dẫn HS tới địa điểm thực hành phân công vị trí từng tổ, nêu yêu cầu: Mỗi tổ chia thành 3 nhóm: 
- đóng cọc tại A và B,
- đóng cọc tại B.
- sử dụng giác kế theo 4 bước đã học
 Các nhóm thực hành lần lượt. Có thể thay đổi vị trí các điểm A, B, C để luyện tập cách đo.
- GV quan sát các tổ thực hành, nhắc nhở, điều chỉnh kỹ năng và hướng dẫn thêm cho HS cách đo góc.
- GV kiểm tra kỹ năng đo góc trên mặt đất của các tổ, lấy đó là một cơ sở cho điểm thực hành của tổ.
1, Thực hành đo góc trên mặt đất:
- Các tổ trưởng tập hợp tổ mình lại vị trí đã được phân công, chia tổ thành 3 nhóm để thay đổi vị trí thực hành.
- Thư ký ghi biên bản: Báo cáo thực hành
- Sau khi các tổ đã thực hành thành thạo 
2 -> 3 góc khác nhau, GV kiểm tra kỹ năng của HS.
Hoạt động 2: Nhận xét - đánh giá
GV: - nhận xét - đánh giá kết quả thực hành của các tổ.
- HS nào có ý kiến đề xuất đến trình bày?
2, Nhận xét - Đánh giá:
- HS tập trung nghe GV nhận xét, đánh giá:
+) Ưu điểm:
+) Nhược điểm:
- HS phát biểu ý kiến (Nếu có)
Hoạt động 3: Thu báo cáo
Các tổ hoàn thiện báo cáo của tổ mình để nộp?
3, Thu báo cáo:
- Cho điểm thực hành các tổ. 
- Thu báo cáo thực hành của các tổ để cho điểm thực hành của cá nhân HS.
Iv, củng cố: - Hệ thống lại các kiến thức liên quan.
	 - Nhấn mạnh lại 4 bước đo.
	 - Vệ sinh sạch sẽ sân bãi, cá nhân để vào lớp học giờ tiếp theo.
V, HDVN: - Học bài theo vở ghi + SGK.
	 - Ôn tập tốt các kiến thức đã học từ đầu học kỳ II.
	- Giờ sau: Kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docHt20-22.doc