Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 12, Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng - Năm học 2006-2007

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 12, Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng - Năm học 2006-2007

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- Hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì.

2) Kỹ năng

- Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng.

- Nhận biết được một trung điểm của một đoạn thẳng.

3) Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Thước thẳng, com pa, bảng phụ, sợi dây.

- HS : Thước thẳng, com pa, sợi dây, mảy giấy.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Ổn định tổ chức

2) Kiểm tra bài cũ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1) Trên cùng một đường thẳng, vẽ đoạn thẳng AB = 4cm ; AM = 2cm ?

- So sánh MA và MB ?

- Em có nhận xét gì về vị trí của điểm M đối với A và B ?

- GV nhận xét cho điểm. HS1 :

 AM = MB = 2cm.

- Điểm M nằm giữa hai điểm A, B và M cách đều hai điểm A, B.

- HS nhận xét, bổ sung.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 12, Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 12 - Tiết 12
§10. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
	 Ngày soạn : 19/11/2006 
	 Ngày dạy : 21/11/2006 
I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì.
2) Kỹ năng
- Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
- Nhận biết được một trung điểm của một đoạn thẳng.
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : 	Thước thẳng, com pa, bảng phụ, sợi dây.
HS : 	Thước thẳng, com pa, sợi dây, mảy giấy.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Trên cùng một đường thẳng, vẽ đoạn thẳng AB = 4cm ; AM = 2cm ?
- So sánh MA và MB ?
- Em có nhận xét gì về vị trí của điểm M đối với A và B ?
- GV nhận xét cho điểm.
HS1 : 
 	AM = MB = 2cm.
- Điểm M nằm giữa hai điểm A, B và M cách đều hai điểm A, B.
- HS nhận xét, bổ sung. 
3) Bài mới
- Điểm M nằm giữa hai điểm A, B và M cách đều hai điểm A, B. Ta nói M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn trong tiết học hôm nay.
Hoạt động 1 : Trung điểm của đoạn thẳng
a) Mục tiêu
- Hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Qua ví dụ trên, em hãy định nghĩa trung điểm M của đoạn thẳng AB ?
- Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M phải thoả mãn điều kiện gì ?
- Điều ngược lại có đúng không ?
- GV chốt lại : Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA = MB = .
- Mỗi đoạn thẳng có bao nhiêu trung điểm ?
- Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B
	MA + MB = AB
	MA = MB
	 M là trung điểm của AB.
- HS ghi bài. 
- Mỗi đoạn thẳng có duy nhất một trung điểm.
c) Kết luận 	 1) Trung điểm của đoạn thẳng
Định nghĩa : Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B
 M là trung điểm của AB.
	MA + MB = AB
	MA = MB
Nhận xét : Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA = MB = .
- Vậy, cách vẽ trung điểm của một đoạn thẳng cho trước như thế nào ?
Hoạt động 2 : Vẽ trung điểm của đoạn thẳng
a) Mục tiêu
- Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
- Nhận biết được một trung điểm của một đoạn thẳng.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Có những cách nào để vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB ?
Cách 1 : Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB = 6cm.
Yêu cầu HS nêu cách vẽ theo từng bước.
1HS lên bảng vẽ hình.
Cách 2 : Dùng dây gấp (GV hướng dẫn miệng)
Dùng dây xác định trung điểm của mép bàn học.
Cách 3 : Dùng giấy gấp (cho HS thực hành theo hướng dẫn SGK)
- Có ba cách để vẽ trung điểmcủa đoạn thẳng.
- Dùng thước có chia khoảng.
B1 : Vẽ đoạn thẳng AB = 6cm.
B2 : Tính MA = MB = = 3cm.
B3 : Vẽ trên đoạn thẳng AB đoạn thẳng AM = 3cm (hoặc MB)
- HS lắng nghe. 
- HS thực hiện.
- HS thực hành.
c) Kết luận	 2) Vẽ trung điểm của đoạn thẳng
Ví dụ : Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB = 6cm.
Dùng thước có chia khoảng.
	B1 : Vẽ đoạn thẳng AB = 6cm.
	B2 : Tính MA = MB = = 3cm.
	B3 : Vẽ trên đoạn thẳng AB đoạn thẳng AM = 3cm (hoặc MB)
4) Củng cố
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng ?
Bài 60 (SGK) 
- Gọi 1HS lên bảng vẽ hình.
a) Điểm A có nằm giữa O và B không ?
b) So sánh OA và AB ?
c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không ? Vì sao ?
Bài 63 (SGK)
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời ? Mỗi câu sai lấy một ví dụ phản chứng.
- 2HS nhắc lại. 
- HS đọc đề. 
- 1HS lên bảng vẽ hình.
- Điểm A nằm giữa hai điểm O và B.
	OA = AB = 2cm 
-Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB. Vì OA = AB = 
- HS đọc đề. 
- Câu a, b sai.
- Câu c, d đúng.
5) Dặn dò
- Học bài.
- Làm bài tập 61, 62, 65 (SGK) và 60, 61, 62 (SBT) 
- Chuẩn bị các câu hỏi của phần ôn tập chương.
IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12.doc