Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 1 đến 15 - Đăng Thị Tú

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 1 đến 15 - Đăng Thị Tú

 A. Mục tiêu:

 + Học sinh nắm được khái niệm thế nào là ba điểm thăng hàng,điểm nằm giữa hai điểm khác.Trong ba điểm có một và chỉ có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Biết sử dụng các thuật ngữ: Nằm cùng phía,nằm khác phía,nằm giữa.

 + Rèn kĩ năng vẽ ba điểm thẳng hàng,ba điểm không thẳng hàng .

 + Phát triển tư duy suy luận lôgic

+ Giáo dục HS ý thức quan sát các hình ảnh thực tế biết sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng một cách cẩn thận,chính xác.

B. Trọng tâm: Xác định ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng. Biết vẽ hình.

C. Chuẩn bị của GV và HS:

 1. Giáo viên: Thước, bảng phụ H10, H11, đọc tài liệu tham khảo

 2. Học sinh: Thước, kiến thức bài trước

D. Hoạt động dạy học:

 1.Kiểm tra: * Hoạt động 1: (10 phút).

 -Câu hỏi:

+ Vẽ điểm M và đường thẳng b sao cho M b.

+ Vẽ đường thẳng a và điểm A sao cho Ma; Ab; Aa.

+ Hình vẽ bên có gì đặc biệt?

-Phương án trả lời: Hình bên: Na, Nb tức là M là điểm chung của đường thẳng a và b

 Ma, Na, Aa tức là 3 điểm M, N, A cùng thuộc đường thẳng a

 2. Giới thiệu bài: ( 1 phút)

 Ở hình trên ta thấy 3 điểm M, N, A cùng thuộc đường thẳng a ta nói 3 điểm M, N, A thẳng hàng. Vậy thế nào là ba điểm thẳng hàng, thế nào là ba điểm không thẳng hàng, các em cùng tìm hiểu trong tiết học này

 3. Bài mới:

TG Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng

10/

8/

 *Hoạt động 2:

 -ĐVĐ: Từ hình vẽ trên ta thấy 3 điểm A,M,N thẳng hàng.Vậy thế nào là 3 điểm thẳng hàng? (h.8a)

-Gọi h/s lấy VD ? vẽ hình?

-Ba điểm như thế nào thì gọi là 3 điểm không thẳng hàng.(h.8b)

-Vậy ba điểm thẳng hàng có quan hệ như thế nào?

-Yêu cầu HS rút ra KL

*Hoạt động 3:

-GV đưa ra hình vẽ

-Điểm C,B nằm ở vị trí nào so với điểm A?

A,C nằm ở vị trí nào so với B?

A,B nằm ở vị trí nào so với C?

C nằm ở vị trí nào so với A,B?

-Qua đó em có nhận xét gì?

-Nêu khái niệm ba điểm thẳng hàng.

-Vẽ hình minh hoạ .

-Nêu khái niệm ba điểm không thẳng hàng.Cho ví dụ,vẽ hình minh hoạ.

-Chúng cùng thuộc một đường thẳng

-Rút ra KL

-Quan sát hình, nêu các mối quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng: cùng phía, khác phía, giữa

-Nêu nhận xét như SGK.

 1.Thế nào là ba điểm thẳnghàng?

- Ba điểm A,B, D cùng thuộc 1 đường thẳng nên chúng thẳng hàng.

- Ba điểm A,B,C không thuộc cùng 1 đường thẳng nên chúng không thẳng hàng.

KL: Ba điểm thẳng hàng là 3 điểm cùng thuộc một đường thẳng

Ba điểm không thẳng hàng là ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng

2. Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng:

B, C nằm cùng phía đối với A

A, C nằm cùng phía đối với B

B và A nằm khác phía đối với C

C nằm giữa Avà B.

Nhận xét: Trong 3 điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại

 

doc 28 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 1 đến 15 - Đăng Thị Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình học lớp 6
Chương I : Đoạn thẳng
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 1: Đ1. Điểm - đường thẳng
 A. Mục tiêu :
 	+ Học sinh nắm được hình ảnh điểm, đường thẳng. Hiểu được quan hệ giữa điểm thuộc đường thẳng và không thuộc đường thẳng.
 	+ Rèn kĩ năng vẽ điểm, đường thẳng, đặt tên và kí hiệu điểm đường thẳng, sử dụng kí hiệu: ẻ, ẽ 
 + Phát triển tư duy suy luận lôgic
 	+ Giáo dục học sinh có ý thức quan sát các hình ảnh thực tế
B. Trọng tâm: Vẽ hình và dùng kí hiệu ẻ, ẽ.
C.Chuẩn bị của GV và HS: 
 1. Giáo viên: Thước, đọc tài liệu tham khảo
 2. Học sinh: Thước, tìm hiểu hình ảnh thực tế về đoạn thẳng
D. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: * Hoạt động 1: ( 3 phút).
 GV kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS
2. Giới thiệu bài: (2 phút)
 ở chương trình hình học lớp 6 các em được tìm hiểu về một số hình phẳng như: đoạn thẳng, tia, đường thẳng, góc, tam giác, đường tròn, ... Trong chương I này các em tìm hiểu về đoạn thẳng, mở đầu là bài: Điểm, đoạn thẳng 
3. Bài mới:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
6/
6/
10/
* Hoạt động2: 
- ĐVĐ: Thế nào là điểm,đường thẳng?
-Đưa ra VD về hình ảnh của một điểm.
-Cho h/s quan sát h1,h2 và hướng dẫn h/s cách ghi điểm, các điểm phân biệt, các điểm trùng nhau.
-Y/cầu h/s lấy VD về điểm.
-Giới thiệu: Người ta xây dựng hình dựa trên cơ sở điểm
* Hoạt động 3: 
-ĐVĐ: Thế nào là đường thẳng?
Đường thẳng có giới hạn hay không?
-Em hãy đưa ra hình ảnh về đường thẳng trong thực tế?
-Đường thẳng không có giới hạn hay không?
-GV hướng dẫn h/s cách ghi tên các đường thẳng.
* Hoạt động 4:
-ĐVĐ: Điểm như thế nào được gọi là điểm thuộc đường thẳng?
-Em hãy xét xem trong hình vẽ có những điểm nào nằm trên đường thẳng? Điểm nào không nằm trên đường thẳng?
-Hướng dẫn cách ghi và kí hiệu các điểm thuộc đường thẳng và không thuộc đường thẳng.
-GV cho h/s làm ? SGK tr104, yêu cầu dùng các kí hiệu thuộc và không thuộc để ghi.
-Nghe giảng
-Quan sát hình ảnh của điểm ở h1 và h2
H/S lấy VD các điểm bất kì.
-Nghe giảng
-H/S lấy VD về đường thẳng.
-Đường thẳng không có giới hạn.
-Nghe và quan sát hình 3 SGK
-H/S quan sát hình và trả lời câu hỏi:
Điểm A,B nằm trên đường thẳng d .
Điểm H,M không nằm trên đường thẳng d .
-H/S nắm các cách kí hiệu điểm thuộc và không thuộc đường thẳng. 
-Làm bài ? 
1- Điểm:
+Dấu chấm là 1 điểm.
+Dùng chữ cái in hoa A, B, C,  để đặt tên cho các điểm.
+H1:.3 điểm A,B,M phân biệt. . A . . B 
 M . 
+H2:.2điểmP,Q trùng nhau 
 P . Q => PQ
+Bất cứ hình nào cũng là tập hợp các điểm. 
2-Đường thẳng:
VD: Sợi chỉ, mép bảng,.. là h/ảnh đường thẳng.
-Đường thẳng không có giới hạn.
-Dùng chữ cái thường a,b,  n,m đặt tên cho đường thẳng . 
3-Điểm thuộc đường thẳng: 
+Điểm Avà B nằm trên đường thẳng d.
+Đường thẳng d đi qua điểm A và B.=> Bẻd, Aẻd
Điểm M,H không nằm trên đường thẳng d.=> Mẽd, Hẽd hay d không đi qua M,H
?:
 C ẻ a ; E ẽ a; Aẻ a; Bẻ a; Fẽa 
 Gẽ a 
 4. Củng cố, luyện tập: (16 phút)
 - HS nhắc lại các kiến thức của bài: Điểm, đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng
 - GV chốt lại kiến thức trọng tâm 
 - HS lmà bài tập tại lớp, bài tập: 1->5 SGK tr104; 105
Baì tập 1 
Baì tập 2 :
Bài tập 3:
 a) Aẻn, Aẻq, Bẻp, Bẻm, Bẻn
 b) Đường thẳng p,n,m đi qua B. Bẻp, Bẻn, Bẻm
 Đường thẳng q,m đi qua điểmC. Cẻ m, Cẻ q
Dẻq, D ẽn, D ẽm, D ẽp 
Bài tập củng cố: Cho đường thẳng x và các điểm A,B,M,N x 
 + Vẽ đường thẳng x' và điểm B thuộc đường thẳng x'.
 5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Nắm vững kiến thức của bài: Điểm, đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng
 - Làm bài tập: 6; 7 SGK tr 105 và 1->4 SBT tr 95
 - Hướng dẫn BT 7 trang 105 SGK :Trước khi làm bài y/cầu h/s hãy gấp giấy theo hướng dẫn sau đó xét xem đó có phải hình ảnh của đường thẳng không.
 - Nghiên cứu trước bài 2: " Ba điểm thẳng hàng"
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 2: Đ2. Ba Điểm thẳng
 A. Mục tiêu:
 	+ Học sinh nắm được khái niệm thế nào là ba điểm thăng hàng,điểm nằm giữa hai điểm khác.Trong ba điểm có một và chỉ có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Biết sử dụng các thuật ngữ: Nằm cùng phía,nằm khác phía,nằm giữa. 
 	+ Rèn kĩ năng vẽ ba điểm thẳng hàng,ba điểm không thẳng hàng . 
 	+ Phát triển tư duy suy luận lôgic 
+ Giáo dục HS ý thức quan sát các hình ảnh thực tế biết sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng một cách cẩn thận,chính xác.
B. Trọng tâm: Xác định ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng. Biết vẽ hình.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
 1. Giáo viên: Thước, bảng phụ H10, H11, đọc tài liệu tham khảo
 2. Học sinh: Thước, kiến thức bài trước
D. Hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra: * Hoạt động 1: (10 phút). 
 -Câu hỏi: 
+ Vẽ điểm M và đường thẳng b sao cho Mẽ b. 
+ Vẽ đường thẳng a và điểm A sao cho Mẻa; Aẻb; Aẻa. 
+ Hình vẽ bên có gì đặc biệt? 
-Phương án trả lời: Hình bên: Nẻa, Nẻb tức là M là điểm chung của đường thẳng a và b 
 Mẻa, Nẻa, Aẻa tức là 3 điểm M, N, A cùng thuộc đường thẳng a
 2. Giới thiệu bài: ( 1 phút)
 ở hình trên ta thấy 3 điểm M, N, A cùng thuộc đường thẳng a ta nói 3 điểm M, N, A thẳng hàng. Vậy thế nào là ba điểm thẳng hàng, thế nào là ba điểm không thẳng hàng, các em cùng tìm hiểu trong tiết học này
 3. Bài mới:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
10/
8/
*Hoạt động 2:
 -ĐVĐ: Từ hình vẽ trên ta thấy 3 điểm A,M,N thẳng hàng.Vậy thế nào là 3 điểm thẳng hàng? (h.8a)
-Gọi h/s lấy VD ? vẽ hình?
-Ba điểm như thế nào thì gọi là 3 điểm không thẳng hàng.(h.8b)
-Vậy ba điểm thẳng hàng có quan hệ như thế nào?
-Yêu cầu HS rút ra KL
*Hoạt động 3:
-GV đưa ra hình vẽ
-Điểm C,B nằm ở vị trí nào so với điểm A?
A,C nằm ở vị trí nào so với B?
A,B nằm ở vị trí nào so với C?
C nằm ở vị trí nào so với A,B?
-Qua đó em có nhận xét gì?
-Nêu khái niệm ba điểm thẳng hàng.
-Vẽ hình minh hoạ .
-Nêu khái niệm ba điểm không thẳng hàng.Cho ví dụ,vẽ hình minh hoạ.
-Chúng cùng thuộc một đường thẳng
-Rút ra KL
-Quan sát hình, nêu các mối quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng: cùng phía, khác phía, giữa
-Nêu nhận xét như SGK.
1.Thế nào là ba điểm thẳnghàng?
- Ba điểm A,B, D cùng thuộc 1 đường thẳng nên chúng thẳng hàng.
- Ba điểm A,B,C không thuộc cùng 1 đường thẳng nên chúng không thẳng hàng.
KL: Ba điểm thẳng hàng là 3 điểm cùng thuộc một đường thẳng
Ba điểm không thẳng hàng là ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng
2. Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng:
B, C nằm cùng phía đối với A
A, C nằm cùng phía đối với B
B và A nằm khác phía đối với C
C nằm giữa Avà B.
Nhận xét: Trong 3 điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại 
 4. Củng cố, luyện tập: ( 14 phút)
 - HS nhắc lại kiến thức: Khi nào thì ba điểm thẳng hàng? Cho ví dụ,vẽ hình minh hoạ.Ba điểm không thẳng hàng khi nào? Cho ví dụ,vẽ hình minh hoạ .Viết các cặp tên các điểm thẳng hàng trong hình sau. 
 - GV chốt lại kiến thức trọng tâm
 - HS làm các bài tập tại lớp, bài: 8->12 SGK tr 106
Bài 8: Ba điểm A, M, N thẳng hàng.
Bài 9: a) +Bộ ba B, E, A thẳng hàng. +Bộ ba G, E, D thẳng hàng. +Bộ ba B,D,C thẳng hàng. 
 b) +B, E, D không thẳng hàng. +B,C, A không thẳng hàng. +G,E,A không thẳng hàng.
Bài 10: 
Bài 11: -Điểm R nằm giữa 2 điểm M,N.
 -Hai điểm R,N nằm cùng phía đối với điểm M.
 -Hai điểm M,N nằm khác phía đối với điểm R.
 5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Nắm vững kiến thức của bài: Khi nào thì 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng
 - Làm các bài tập: 13; 14 SGK tr 107 và 5->10 SBT tr 96; 97
 - Hướng dẫn BT 14 trang 107 SGK :Trước khi làm bài y/cầu h/s hãy vẽ thử ra nháp có 10 cây trồng thành 5 hàng sao cho mỗi hàng có 4 cây. 
 - Nghiên cứu trước bài 3:" Đường thẳng đi qua hai điểm", chuẩn bị thước, bút chì.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 3: Đ3. đường thẳng đI qua hai điểm
 A. Mục tiêu:
 +Hs hiểu có một và chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. Trong khi đó có vô số đường thẳng không đi qua hai điểm đó.
 + Rèn kĩ năng vẽ đường thẳng đi qua hai điểm,đường thẳng cắt nhau,đường thẳng song song.
 +Rèn tư duy nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng:Trùng nhau, phân biệt, cắt nhau, song song nhau.
 +Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A,B. 
B. Trọng tâm: Cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A,B
C. Chuẩn bị của GV và HS: 
 1.Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu,bảng phụ 
 2.Học sinh: Thước thẳng, kiến thức đã học
D. Hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra *Hoạt động 1: (8 phút). 
-Câu hỏi: +Khi nào ba điểm A,B,C thẳng hàng, không thẳng hàng?
 + Cho điểm A,Vẽ đường thẳng đi qua A.Vẽ được bao nhiêu đường thẳng qua A ?
 + Cho điểm B(BA) vẽ đường thẳng đi qua A và B. Có bao nhiêu đường thẳng qua A và B.
-Phương án trả lời: +Ba điểm A,B,C thẳng hàng khi chúng cùng thuộc một đường thẳng. Ba điểm A,B,C không thẳng hàng khi chúng không cùng thuộc một đường thẳng
 +Qua điểm A vẽ được vô số đường thẳng đi qua A
 +Qua hai điểm A và B có duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm A và B
. A
. B
. A
 2. Giới thiệu bài: (1 phút)
 Như bài tập trên ta thấy có duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm A và B. vậy cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm như thế nào, và cách đọc tên đường thẳng ra sao, các em cùng tìm hiểu trong tiết học này
 3. Bài mới:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
4/
6/
10/
* Hoạt động 2: 
-đvđ: Làm thế nào để vẽ được hình chính xác.
-Hướng dẫn HS vẽ hình
-Có bao nhiêu đường thẳng qua hai điểm A và B?
* Hoạt động3:
 -Người ta đặt tên cho các đường thẳng như thế nào?
-Gợi ý cáchđặt tên dùng1 chữ cái thường,2 chữ cái thường hoặc chữ in hoa.
- Vậy phải đọc tên các đ/thẳng như thế nào? 
-GV hướng dẫn h/s đọc tên
-Cho h/s làm ?
-Em hãy gọi 4 tên còn lại?
* Hoạt động4: 
-đvđ:Hai đ/thẳng ntn thì được gọi là trùng nhau, song song, cắt nhau?
-Yêu cầu h/s vẽ đ/thẳng qua 3 điểm A,B,C.
-Có mấy đ/thẳng đi qua 3 điểm này? Đọc tên?
-Đó là các đ/thẳng trùng nhau.
-Tương tự với hai đ/thẳng cắt nhau.
-Hai đ/thẳng song song nhau.
-Hướng dẫn h/s cách kí hiệu 2 đ/thẳng cắt nhau, 2 đ/thẳng song song .
-Gọi h/s đọc phần chú ý.
-Vẽ đường thẳng đi qua A và B theo sự hướng dẫn của GV.
-Nhận xét và kết luận:Có 1 và chỉ 1 đ/thẳng qua A và B.
 -Đặt tên và nhận xét.
-Đặt tên cho các đường thẳng theo 2 cách.
-Nêu cách đọc tên các đ/thẳng.
H/S các nhóm làm ? và ghi tên các đ/thẳng đủ 6 cách.
-Vẽ đ/thẳng qua 3 điểm A,B,C.
- Có 1 đ/thẳng là AC.
-Có 1 đ/thẳng là AB.
-Có 1 đ/thẳng là BC.
Đ/thẳng ABAC; ABBC
-Hai đ/thẳng cắt nhau có 1 điểm chung.
-Hai đ/thẳng song song không có điểm chung.
-Nắm phần ch ... và A
GV tổng kết toàn bài, cách giải các dạng BT và nhận xét giờ học. 
 5. Hướng dẫn về nhà: (3 phút)
+H/S về nhà học thuộc bài và vận dụng vào thực tế đo độ dài các đoạn thẳng, tính tổng các đoạn thẳng so sánh với đoạn thẳng tổng và tập vẽ đoạn thẳng biết độ dài.
+H/S về nhà làm BT: 56 -> 59 sgk trang 124. Và BT 52 -> 54 sbt trang 103
+Hướng dẫn BT: 50 -SBT Các em xét trong các hình a,b,c hình nào tạo bởi nhiều đoạn thẳng nhất,đó chính là hình có chu vi lớn nhất? 
+Chuẩn bị cho tiết 12." Trung điểm của đoạn thẳng "
Ngày soạn:
Ngày dạy:
	Tiết 12: Đ10. Trung điểm của đoạn thẳng 
 A.Mục tiêu:
- Sau khi học xong bài này cần khắc sâu cho học sinh nắm vững trên tia Ox có 1 và chỉ có 1 điểm M sao cho OM=m (m>0) đơn vị. Trên tia O x nếu có OM=a;ON =b thì M nằm giữa O và N.
- Rèn kĩ năng vẽ trung điểm của đoạn thẳng, tính độk dài đoan thẳng
- Phát triển tư duy suy luận logic
- Giáo dục tính cẩn thận khi trình bày và khi vẽ hình
B.Trọng tâm: Cách vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
	1.GV: Thước thẳng, compa,bảng phụ
 	2.HS : Thước thẳng, com pa.
D. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra: * HĐ1: (8 phút)
- Câu hỏi: Khi nào thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B?
 Làm BT 56 sgk trang 124
.
C
.
B
.
A
.
D
- Phương án trả lời: 
 Bài 56: a) Vì A,B,C thẳng hàng
 Mà AC < AB (do 1 < 4)
 => C nằm giữa A và B
 => CA+CB=AB => CB=AB-CA = 4-1 = 3(cm)
 Vậy CB=3cm
 b) Vì C và D thuộc hai tia đối nhau gốc B => B nằm giữa C và D
 => CB+BD=CD => CD=3+2 = 5(cm)
 Vậy CD=5cm
 2. Giới thiệu bài: (1 phút)
 GV cho HS quan sát hình ảnh của đầu bài và giới thiệu M là trung điểm của AB. Vậy trung điểm của đoạn thẳng là gì, cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng như thế nào, các em cùng tìm hiểu trong tiết học này
 3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
7/
11/
* HĐ2:
Từ bài tập đvđ M nằm giữa A;B,Mcách đều A;BịMlà trung điểm AB.
GV cho h/s nhắc lại định nghĩa trung điểm M.
Vạy M là trung điểm của đoạn thẳng phải thoả mãn mấy điều kiện?
* HĐ3:
GV cho H/S làm VD 
Làm thế nào để vẽ được trung điểm của đoạn thẳng?
Vậy có mấy cách tìm trung điểm của M?
GV gợi ý h/s các cách tìm trung điểm.
GV cho h/s làm ?
H/S nêu định nghĩa trung điểm M của đoạn thẳng AB.
M là trung điểm phải thoả mãn 2 điều kiện:Nằm giữa và cách đều AB.
HS làm VD :Tính MA= MB= == 2,5 cm
Nêu cách vẽ trung điểm M
HS nêu các cách khác tìm trung điểm M của đoạn thẳng AB.
H/S làm ?
1.Trung điểm của đoạn thẳng:
KN:Trung điểm M của đoạn AB là điểm nằm giữa A,B,cáchđềuA,B(MA=MB)
2.Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng:
+VD: SGK trang 125.
Vì M nằm giữa A và B nên
MA+MB=ABị MA=MB
MA=MB= == 2,5 cm
Cách 1 :Vẽ tia AB.
 Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM=2,5 cm.
Cách 2:Gấp giấy.
 ?
Cách 3:Gấp dây.
 Gập đôi dây.
 4. Củng cố, luyên tập: (15 phút)
-Nêu khái niệm trung điểm của đoạn thẳng? Một điểm là trung điểm của đoạn thẳng cần thoả mãn mấy điều kiện? Là những điều kiện nào?
- HS làm BT áp dụng: Các BT trong Sgk trang 125; 126
Bài tập số 60 trang 125: 
 a)Alà điểm nằm giữaO vàB.
 b)OA =OB
 c)A là trung điểm của OB.
Bài tập số 61 trang 126:
 Vì OA=2cm, OB=2cm và A,O,B thẳng hàng
 VậyO là trung điểm của AB 
Bài tập số 62 trang 126:
 Vì O là trung điểm của CD nên OC=OD= cm
 Vì O là trung điểm của EF nên OE=OF= cm
 Vậy từ O vẽ OC dài 1.5 cm
 từ O vẽ OD dài 1.5 cm
 từ O vẽ OE dài 2.5 cm
 từ O vẽ OF dài 2.5 cm
 Thoả mãn O là trung điểm. 
-GV tổng kết toàn bài, nhận xét giờ học,cho điểm h/s hăng hái phát biểu.. 
 5. Hướng dẫn về nhà: ( 3 phút )
+H/S về nhà học thuộc bài và vận dụng vào thực tế tìm trung điểm của đoạn thẳng, tính độ dài các đoạn thẳng, so sánh với đoạn thẳng tổng.
+H/S về nhà làm BT63,64,65 trang 126. Và BT60,61,62 trang 104 - SBT.
+Hướng dẫn BT: 61-SBT Các em vẽ hình và phân tích hình vẽ. chứng minh B là trung điểm của AC.
+Chuẩn bị cho tiết 13." Ôn tập phần hình học " Câu hỏi SGK trang 126,127.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
	Tiết 13 : Ôn tập phần Hình học 
 A.Mục tiêu:
- Sau khi học xong bài này cần hệ thống hoá kiến thức về điểm,đường thẳng, tia, đoạn thẳng trung điểm,(Khái niệm,tính chất,cách nhận biết)
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức ,sử dụng thành thạo thước thẳng có chia khoảng cách,com pa để đo,vẽ đoạn thẳng.
- Học sinh áp dụng kiến thức trên để giải BT và bước đầu tập suy luận đơn giản.
- Giáo dụctính toán cẩn thận, chính xác
B.Trọng tâm: Hệ thống hoá kiến thức chương 1.
C.Chuẩn bị của GV và HS: 
 1.GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ, bút dạ,
 2.H/S: Thước thẳng, com pa.
D.Hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra: *HĐ1: (10 phút)
- Câu hỏi: +Chữa BT 63 trang 126 SGK
 +Chữa BT 64 trang 126 SGK
 +Chữa BT 65 trang 126 SGK 
- Phương án trả lời: Bài 63: a) Sai b) Sai c) Đúng d) Đúng
 Bài 64: a) Điểm C là trung điểm của đoạn BD vì C nằm giữa B và D và CB=CD
 b) Điểm C không là trung điểm của đoạn thẳng AB vì điểm C không thuộc đoạn thẳng AB
 c) Điểm A không là trung điểm của BC vì A không thuộc đoạn thẳng BC
 2.Giới thiệu bài: (1 phút)
 Trong tiết học này các em ôn tập lại các kiến thức của phần hình học từ đầu năm
 3.Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
14/
12/
* HĐ2:
Khi nào thì 3 điểm thẳng hàng?
Có bao nhiêu đường thẳng đi qua 2 điểm?
Thế nào là tia gốc O?
Khi nào M nằm giữa 2 điểm khác? .
Đoạn thẳngAB làgì?
Cho 3 điểm A,B,C không thẳng hàng vẽ đ/thẳng AB,
Tia AC,đ/thẳng BC,điểm M nằm giữa B và C.
GV cho hs làm câu 3
GV cho hs làm câu 4 vẽ 4 đ/thẳng và đặt tên các giao điểm nếu có.
Gv cho 4 hs làm câu5.
Nêu các cách đo đoạn thẳng khác nhau?
* HĐ 3: 
GV cho hs làm câu 6:
Gọi h/s vẽ hình.
M có nằm giữa AB không? Vì sao?
So sánh AM và MB=?
M có là trung điểm của AB không?
GV cho hs vẽ trung điểm của AB=7cm.
GV cho h/s làm câu 8
Vẽ đ/thẳng xy và zt cắt nhau tại O.
GV gọi h/s lên bảng làm Câu 8
HS :3 điểm cùng nằm tren 1 đ/thẳng.
-Qua 2 điểm có 1 và chỉ 1 đ/thẳng.
-Tia gốc O là hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia bởi điểm O
-M nằm giữa A,B khi AM+MB=AB
HS nêu khái niệm đoạn thẳng.
HS vẽ hình theo bài ra.
HS làm câu 3.
H/S làm câu 4 vẽ 4 đ/thẳng và đặt tên các giao điểm.
HS nêu các cách đo đoạn thẳng.
HS vẽ hình và nhận xét hình.
- M có nằm giữa ABVì Mẻtia AB và AM=3cm và AB=6cm.
-M là trung điểm của AB.
HS vẽ trung điểm của AB
HS làm câu 8.
Vẽ hình và nêu cách vẽ.
I-Lý thuyết:
a-Các tính chất:
1-Ba diểm thẳng hàng:
2-Đường thẳng qua 2 điểm:
3-Tia:
4-Điểm M nằm giữa 2 điểm.
b-Câu hỏi và Bài tập:
Câu1 -Đoạn thẳngAB là:
Câu 2-Vẽ hình:a)
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
II.Bài tập: 
Câu 6:
-M nằm giữa 2 điểm AB Vì 
M nằm cùng phía với B và AM=3 cm;AB=6cm.
-MA=MB=3cm
-M là trung điểm của AB.
Câu 7:
-Vẽ AB=7cm
-Từ vẽ điểm Mcách A 3.5 cm.
Câu 8:
 4. Củng cố: (5 phút)
 - GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức trọng tâm của phần này
 - GV tổng kết toàn bài, nhận xét giờ học,cho điểm h/s hăng hái phát biểu.. 
 5.Hướng dẫn về nhà: (3 phút)
 - H/S về học thuộc bài,vận dụng giải các bài tập 51;56;58;63;64;65 trang 105 - SBT.
 - Hướng dẫn BT: 65 -SBT Các em vẽ hình và phân tích hình vẽ rồi tính MC và CN sau đó tính MN?
 - Chuẩn bị cho tiết 14.HS tiếp tục ôn tập chương 1 và chuẩn bị cho " Kiểm tra " 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 14 : Kiểm tra 1 tiết 
 A. Mục tiêu:
 - Kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức trong chương 1 của HS
 - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức,sử dụng thành thạo thước thẳng đo độ dài để giải các BT nhanh chính xác
 - Phát triển tư duy toán học, tư duy suy luận lôgic 
 - Giáo dục tính cẩn thận, trình bày sạch và gọn gàng, mạch lạc.
B.Chuẩn bị của GV và HS:
 1.GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm
 2.HS: Kiến thức của chương, thước, đo độ, com pa
C.Hoạt động dạy học:
 1.Xây dựng ma trận ra đề:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đoạn thẳng
1
0,5
3
0,75
1
1
5
2,25
Tia
2
0,5
1
0,5
3
1
Đường thẳng
4
1
1
0,5
5
1,5
Điểm nằm giữa hai điểm
2
0,5
1
1
3
1,5
Trung điểm của đoạn thẳng
1
0,25
1
1,5
1
2
3
3,75
Tổng số
10
2,75
6
3,25
3
4
19
10
 2.Đề kiểm tra:
I. Trắc nghiệm (3,5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
 a) Qua hai điểm phân biệt có số đường thẳng là:
 A. Chỉ có 1 B. 2 C. 3 D. Vô số
 b) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B khi:
 A. AM < AB B. AB = 2 AM C. A, M, B thẳng hàng D. AM+MB = AB
 c) Cho 4 đường thẳng cắt nhau từng đôi một tạo ra tất cả:
 A. 8 tia B. 12 tia C. 16 tia D. 20 tia
 d) Điểm M là trung điểm của đoạn AB khi:
 A. AM = MB B. AM=MB= C. M nằm giữa A và B D. Đáp án khác
 e) Cho 5 điểm trong đó có 3 điểm thẳng hàng thì có số đường thẳng là:
 A. 3 B. 5 C. 7 D. 8 E. 10
 f) Hai đường thẳng cắt nhau thì có số giao điểm là:
 A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 E. 0
Câu 2: (1,5 điểm) Mỗi khẳng định sau đây đúng hay sai? Khẳng định nào sai hãy sửa lại cho đúng
a) Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A và điểm B
b) Hai tia đối nhau là hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng
c) Mỗi đoạn thẳng có một độ dài, độ dài đó là một số tự nhiên
d) Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung
e) Mỗi đoạn thẳng có ít nhất một trung điểm
f) Trong 3 điểm chỉ có một điểm nămg giữa 2 điểm còn lại
Câu 3: ( 0,5 điểm) Hình vẽ bên có bao nhiêu đoạn thẳng? Có bao nhiêu đường thẳng? Có bao nhiêu giao điểm?
II. Tự luận: (6,5 điểm)
Câu 4: (4 điểm) Cho 3 điểm A, B, C trên tia Ox với OA=2cm ; OB=5cm ; OC=8cm.
 a) Tính các độ dài AB, BC.
b) Điểm B có phải là trung điểm của đoạn AC hay không? 
c) Gọi M và N lần lượt là trung điểm của đoạn OA và AB. Tính MN?
Câu 5: (2,5 điểm) 
 Cho đường thẳng AB, điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB. Gọi C là điểm nằm trên đường thẳng AB nhưng không thuộc đoạn thẳng AB. Chứng minh rằng: CI =
 3. Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (1,5 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm
 a) A b) D c) C d) B e) C f) D
Câu 2: (1,5 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm
 a) Sai b) Đúng c) Sai d) Sai e) Sai f) Đúng
Câu 3: 0,5 điểm)
 Có 5 đường thẳng. Có 10 đoạn thẳng. Có 7 giao điểm
Câu 4: Vẽ hình đúng cho 0,5 đ
 a) Tính được AB = BC = 3cm 1 đ
 b) Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn AC 1 đ
 c) Tính được MN = 2,5cm 1,5 đ
Câu 5: (2,5 điểm)
 Vẽ hình đúng cho 0,5 đ
 Chứng minh được : CI = 2 đ
 4. Hướng dẫn về nhà:
 - Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập
 - Còn 4 tuần cuối của học kì I học số 4 tiết / tuần, không học Hình, sang kì II mới học hình tiếp
--------------------------********---------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 15: Trả bài kiểm tra học kì I (Phần hình học)

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh-T1-T15.doc