I.MỤC TIÊU: - HS hiểu được 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm.
- HS biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng.
- HS hiểu các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa
-Thái độ:Sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng cẩn thận, chính xác.
II.CHUẨN BỊ: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1.ổn định: KT sĩ số lớp
2. Kiểm tra:
Dùng các ký hiệu ; để chỉ ra những điểm m và m
3. Bài giảng:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ PHẦN GHI BẢNG
*GV Cho HS quan sát hình vẽ.
- Khi nào ta có thể nói 3 điểm A, C, D thẳng hàng?
- Khi nào ta có thể nói 3 điểm A, B, C không thẳng hàng?
- Cho ví dụ về hình ảnh 3 điểm thẳng hàng? 3 điểm không thẳng hàng?
- Để kiểm tra 3 điểm có thẳng hàng hay không ta làm như thế nào?
- Nêu cách vẽ 3 điểm thẳng hàng và 3 điểm không thẳng hàng?
(Cách vẽ 3 điểm thẳng hàng: Vẽ đường thẳng rồi lấy 3 điểm trên đường thẳng.
- Cách vẽ 3 điểm không thẳng hàng: Vẽ đường thẳng rồi lấy 2 điểm trên đường thẳng và 1 điểm đường thẳng đó)
*GV: Mô tả vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng nhờ các thuật ngữ “nằm cùng phía, ≠ phía, nằm giữa ”
- Nếu cho 3 điểm thẳng hàng thì có baonhiêu điểm nằm giữa 2 điểm còn lại?
* Vẽ 3 điểm: M, N, P thẳng hàng sao cho điểm N nằm giữa M và P.
- Vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng sao cho B không nằm giữa 2 điểm A và C
(Không có khái niệm “điểm nằm giữa” khi 3 điểm không thẳng hàng) 1. Thế nào là 3 điểm thẳng hàng:
(H.1)
- 3 điểm A, D, C cùng thuộc 1 đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng (H.1)
(H.2)
- A, B, C không cùng thuộc 1 đường thẳng ta nói chúng không thẳng hàng (H.2)
- Ta dùng thước thẳng để kiểm tra và vẽ 3 điểm thẳng hàng.
2. Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng:
-Hai điểm C và P nằm cùng phía đ/với điểm A
-Hai điểm Avà C nằm cùng phía đ/với điểm P
-Hai điểm Avà P nằm cùng phía đ/với điểm C
-Điểm C nằm giữa 2 điểm A và P
*Nhận xét: (Trang 16/SGK)
3. Mở rộng khái niệm:
Ngày soạn:17/8/2010 Chương I - Đoạn thẳng Tiết 1: điểm - đường thẳng I. Mục tiêu: - HS nắm được hình ảnh củađiểm hình ảnh của đường thẳng - HS hiểu được quan hệ điểm thuộc đường thẳng, không thuộc đường thẳng. - HS biết vẽ điểm, đường thẳng.Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng. - Biết ký hiệu điểm, đường thẳng, sử dụng ký hiệu - Biết quan sát các hình ảnh thực tế. II. Chuẩn bị: GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu. HS : Thước thẳng. III. Quá trình lên lớp: 1.ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 2.Kiểm tra: GV Hướng dẫn h/s chuẩn bị số vở theo qđ và sách tham khảo 3.Bài giảng: Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng * Quan sát H1- SGK. Đọc tên các điểm, nêu cách viết tên điểm, cách vẽ điểm? * Quan sát H2 – SGK: Đọc tên điểm trong hình?( A, C trùng nhau) - Thế nào là 2 điểm phân biệt?(2 điểm không trùng nhau) *Nêu hình ảnh của đường thẳng? - Quan sát H3 – SGK nêu: Cách viết tên đường thẳng, Cách vẽ đường thẳng và Đọc tên đường thẳng? - GV gọi HS lên bảng vẽ đường thẳng. ( GV thông báo: + Đường thẳng là 1 tập hợp điểm +, Đường thẳng không bị giới hạn 2 phía. +, Vẽ đường thẳng bằng 1 vạch thẳng,Vạch thẳng được kéo dài về 2 phía) *Quan sát H4-SGK =>Diễn đạt quan hệ A, B và d - Vẽ H5. Giải câu a, b, c. - Vẽ 1 đường thẳng a. Có thể vẽ được những điểm nào đường thẳng a và ẽ đường thẳng a? 1. Điểm: - Dấu chấm trên trang giấy là hình ảnh của điểm. - Tên điểm: Dùng chữ các in hoa đặt tên cho các điểm. - Cách vẽ: Dùng dấu (.) hoặc (x) 2. Đường thẳng: - Dùng vạch thẳng để biểu diễn. - Dùng chữ cái thường để đặt tên. - Đọc tên các đường thẳng: đường thẳng a và đường thẳng b. 3. Điểm thuộc đường thẳng Điểm không thuộc đường thẳng: Cho biết quan hệ giữa các điểm : A, B với đường thẳng d. Ad ; B ẽ d 4.Củng cố: Bài 1, 3 – SGK - GV thành lập bảng tóm tắt bài học bằng cách cho HS điền vào chỗ trống: Cách viết thông thường Hình vẽ Ký hiệu Điểm M Đường thẳng a Điểm M thuộc đường thẳng a Điểm N không thuộc đường thẳng a . M M A M a N ẽ a 5. Dặn dò: Học bài BTVN: 2, 5, 6 (SGK) +1, 2, 3(Trang 95-96/SBT) *Chuẩn bị: Nghiên cứu trước bài 2 "Ba điểm thẳng hàng" Ngày soạn:25/8/2010 Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng I.Mục tiêu: - HS hiểu được 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm. - HS biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng. - HS hiểu các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa -Thái độ:Sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng cẩn thận, chính xác. II.Chuẩn bị: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ. III.các bước lên lớp: 1.ổn định: KT sĩ số lớp 2. Kiểm tra: Dùng các ký hiệu ; ẽ để chỉ ra những điểm m và ẽ m 3. Bài giảng: Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng *GV Cho HS quan sát hình vẽ. - Khi nào ta có thể nói 3 điểm A, C, D thẳng hàng? - Khi nào ta có thể nói 3 điểm A, B, C không thẳng hàng? - Cho ví dụ về hình ảnh 3 điểm thẳng hàng? 3 điểm không thẳng hàng? - Để kiểm tra 3 điểm có thẳng hàng hay không ta làm như thế nào? - Nêu cách vẽ 3 điểm thẳng hàng và 3 điểm không thẳng hàng? (Cách vẽ 3 điểm thẳng hàng: Vẽ đường thẳng rồi lấy 3 điểm trên đường thẳng. - Cách vẽ 3 điểm không thẳng hàng: Vẽ đường thẳng rồi lấy 2 điểm trên đường thẳng và 1 điểm ẽ đường thẳng đó) *GV: Mô tả vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng nhờ các thuật ngữ “nằm cùng phía, ≠ phía, nằm giữa ” - Nếu cho 3 điểm thẳng hàng thì có baonhiêu điểm nằm giữa 2 điểm còn lại? * Vẽ 3 điểm: M, N, P thẳng hàng sao cho điểm N nằm giữa M và P. - Vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng sao cho B không nằm giữa 2 điểm A và C (Không có khái niệm “điểm nằm giữa” khi 3 điểm không thẳng hàng) 1. Thế nào là 3 điểm thẳng hàng: (H.1) - 3 điểm A, D, C cùng thuộc 1 đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng (H.1) (H.2) - A, B, C không cùng thuộc 1 đường thẳng ta nói chúng không thẳng hàng (H.2) - Ta dùng thước thẳng để kiểm tra và vẽ 3 điểm thẳng hàng. 2. Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng: -Hai điểm C và P nằm cùng phía đ/với điểm A -Hai điểm Avà C nằm cùng phía đ/với điểm P -Hai điểm Avà P nằm cùng phía đ/với điểm C -Điểm C nằm giữa 2 điểm A và P *Nhận xét: (Trang 16/SGK) 3. Mở rộng khái niệm: 4.Củng cố: Bài 9: (SGK) : -3 điểm không thẳng hàng: G, E, A ; B, D, E ; K, C, D -3điểm thẳng hàng : B, D, C ; G, E, D ; B, E, A Bài 10,11 (SGK) =>HS quan sát bảng phụ. Củng cố kiến thức vừa học. 5. Dặn dò: BTVN: 12, 13, 14 (SGK) + 6,7,8,9 (SBT) -Hướng dẫn Bài 14(SGK): Vẽ hình ngôi sao 5 cánh sẽ trồng được 10 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây *Chuẩn bị: Nghiên cứu trước bài 3 " Đường thẳng đi qua hai điểm " Ngày soạn: 31/ 8/ 2010 Tiết 3: đường thẳng đi qua hai điểm I.Mục tiêu: - HS nắm được "Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua 2 điểm, biết vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm". Lưu ý HS có vô số đường không thẳng đi qua 2 điểm. - HS biết vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm, đường thẳng cắt nhau, đường thẳng song song - HS nắm vững vị trí tương đối của 2 đường thẳng trên mặt phẳng: Trùng nhau, phân biệt( Cắt nhau , song song) II. Chuẩn bị: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ III. Quá trình lên lớp: 1.Tổ chức lớp: KT sĩ số lớp 2.Kiểm tra: - Khi nào 3 điểm A,B,C thẳng hàng, Không thẳng hàng? Làm bài 12(Trang 107/ SGK) - Cho điểm A, vẽ dường thẳng đi qua A? Vẽ được bao nhiêu đường thẳng như vậy? - Vẽ 2 điểm A, C. Qua A và C vẽ được bao nhiêu đường thẳng. Mô tả lại cách vẽ đường thẳng qua A và C ? 3.Bài giảng: Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng *Cho điểm A. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A. Vẽ được mấy đường thẳng? (Vẽ được vô số) - Cho thêm 1 điểm B khác A. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A và B. Vẽ được mấy đường thẳng như vậy? - GV cho HS làm Bài 15: (SGK) a, Đúng b, Đúng *HS tự đọc thông tin phần 2,(Tr 108/SGK) Và cho biết cách đặt tên cho đường thẳng như thế nào? - Ta có nhận xét gì về các đường thẳng nêu trên? - NX các đường thẳngAB,CB (trùng nhau) * 2 đường thẳng trùng nhau có ít nhất mấy điểm chung? Vì sao?(2 điểm vì qua 2 điểm vẽ được 1 đường thẳng). - Ta có 2 đường thẳng AB, AC có 1 - Khi nào 2 đường thẳng phân biệt cắt nhau? - Ta nói 2 đường thẳng xy, zt không có điểm - Khi nào 2 đường thẳng cùng nằm trong 1 mặt phẳng song song với nhau? Chú ý: SGK (H/s nhắc lại). 1. Vẽ đường thẳng: *Nhận xét: (SGK/108) 2. Tên đường thẳng: *Cách 1: Dùng 2 chữ cái in hoa *Cách 2: Dùng 1 chữ cái in thường *Cách 3: Dùng 2 chữ cái in thường Có 6 cách gọi đó là: Đường thẳng AB ; Đường thẳng BA Đường thẳng BC ; Đường thẳng CB Đường thẳng AC ; Đường thẳng CA 3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song: - Hai đường thẳng AB , BC trùng nhau(có vô số điểm chung) - Hai đường thẳng AB , AC cắt nhau tại A (có 1 điểm chung) - Hai đường thẳng xy và zt song song (không có điểm chung) * Chú ý: (Trang 109/ SGK) 4. Củng cố: - Tại sao 2 điểm luôn thẳng hàng? Bài 16 (SGK) - Cho 3 điểm và 1 thước thẳng làm thế nào để biết 3 điểm có thẳng hàng hay không? Tại sao 2 đường thẳng có 2 điểm chung lại trùng nhau? Bài 17, 19 (SGK). 5.Dặn dò: Học bài theo (SGK) + BTVN: 18, 20, 21 (SGK), 15->17(SBT) *Chuẩn bị:Mỗi tổ chuẩn bị 3 cọc dài 1,5m có đầu nhọn ; 1 dây rọi để giờ sau thực hành Ngày soạn:10/ 9/2010 Tiết 4: Thực hành trồng cây thẳng hàng I. Mục tiêu: - HS biết trồng cây hoặc chôn các cọc hàng rào nằm giữa 2 cột mốc A và B dựa trên khái niệm 3 điểm thẳng hàng. - Đào hố trồng cây thẳng hàng với 2 cây A và B. II. Chuẩn bị: GV: 1 bộ cọc tiêu có sẵn tại phòng thí nghiệm, 1 dây rọi. HS: Mỗi tổ chuẩn bị 3 cọc dài 1,5m có đầu nhọn ; 1 dây rọi ; một búa. III. Quá trình lên lớp: 1,ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 2,Kiểm tra: Dụng cụ thực hành của các tổ 3,Bài mới: 1. Tổ chức lớp: 2. Bài giảng: - Bước 1: Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại 2 điểm A & B. - Bước 2: H/s 1 đứng ở A, h/s 2 cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở 1 điểm C. - Bước 3: H/s 1 ra hiệu để h/s 2 điều chỉnh vị trí cọc tiêu cho đến khi h/s 1 thấy cọc tiêu A (chỗ mình đứng) che lấp cọc tiêu ở B và C => 3 điểm A, B, C thẳng hàng. H/s lần lượt thực hành theo tổ. 3. Nhận xét giờ thực hành: 4. Dặn dò: Về nhà viết thu hoạch. Nêu cách trồng 3 cây thẳng hàng trên mặt đất. Ngày soạn:22/ 9/ 2010 Tiết 5: Tia I. Mục tiêu: - HS Biết định nghĩa, mô tả tia bằng các cách khác nhau - HS thế nào là 2 tia đối nhau, 2 tia trùng nhau - Biết vẽ tia và phân biệt 2 tia chung gốc - Phát biểu đúng các mệnh đề toán học, rèn khả năng vẽ hình, quan sát, nhận xét của học sinh. II. Chuẩn bị: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ. III. Quá trình lên lớp: 1.Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra: Cho điểm O. Vẽ đường thẳng xy đi qua O. Điểm O chia đường thẳng xy thành mấy phần riêng biệt. 3. Bài giảng: Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng *Trên đường thẳng xy lấy 1 điểm O. Ta có tia Ox, Oy. - Tia Ox,Oy là 1 hình gồm những điểm nào? Thế nào là tia gốc O? => Hình gồm điểm O và 1 phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O gọi là 1 tia gốc O (nửa đường thẳng gốc O). - Khi viết tia phải viết tên gốc trước. - Tia OA, OB là hình như thế nào? - 2 tia OA, OB có chung gốc O - 2 tia OA, OB tạo thành 1 đường thẳng => ta nói 2 tia này đối nhau. - 2 tia đối nhau cần có điều kiện nào? Gv nêu bài toán: - Điểm O bất kỳ thuộc xy. Đọc các tia. - 2 tia này có chung gốc. - 2 tia cùng làm thành 1 đường thẳng => 2 tia này đối nhau. - Thế nào là 2 tia trùng nhau? - 2 tia trùng nhau có thể coi là 1 tia. - Tia Ox và Ax có phải là 2 tia trùng nhau không? Vì sao? - Hãy chỉ ra các tia trùng nhau. - GV: Vẽ 3 trường hợp của 2 tia chung gốc. 1. Tia Ta có: Tia Ox , Tia Oy * Khái niệm: Trang 111/ SGK Bài tập: Cho 3 điểm A, O, B thẳng hàng sao cho điểm O nằm giữa A, B Tia OA – Tia OB 2. Hai tia đối nhau: 2 tia Ox, Oy đối nhau phải thoả mãn đồng thời 2 điều kiện: Chung gốc và cùng tạo thành đường thẳng. Bài tập: Cho đường thẳng xy và 1 điểm O bất kỳ thuộc xy Mỗi điểm trên đường thẳng xy là gốc chung của 2 tia đối nhau. 3. Hai tia trùng nhau: Tia Ax và tia AB trùng nhau. 2 tia không trùng nhau là 2 tia phân biệt. Bài tập: Tia Ox và Ax là 2 tia phân biệt. Tia Ox còn gọi là các tia OA, OB, OC. - 2 tia chung gốc: 3 trường hợp 4. Củng cố: -Vẽ 2 tia chung gốc Ox,Oy. Nhận biết 2 tia đối nhau, 2 tia trùng nhau. - Bài 23, 25: (SGK) 5. Dặn dò: Học bài + BTVN: 24, 26 (SGK). *Chuẩn bị: Học bài + Bài tập 26, 27 (SGK) Ngày soạn:30/ 9/2010 Tiết 6: Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về tia. - Rèn kỹ năng vẽ hình, nhận biết tia, xác định 2 tia chung gốc,2 tia đối nhau, 2 tia trùng nhau. - Củng cố điểm nằm giữa, cù ... trình lên lớp: 1. Tổ chức lớp: KT sĩ số lớp 2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh 3. Bài giảng: Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng * Vẽ 1 đường tròn người ta dùng dụng cụ gì? - Cho điểm O vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm - GV vẽ đường thẳng quy ước rồi vẽ đường tròn trên bảng. - Lấy các điểm A, B, C bất kỳ. Các điểm này cách O một khoảng là bao nhiêu? - GV: Đường tròn tâm O bán kính 2cm là hình gồm các điểm cách O một khoảng 2cm Tổng quát: Đường tròn tâm O bán kính R là một hình gồm các điểm như thế nào? - GV giới thiệu ký hiệu đường tròn tâm O bán kính 2cm: (O ; 2cm) Đường tròn tâm O bán kính R: (O ; R) - GV giới thiệu điểm nằm trên đường tròn: M, A, B, C (O ; R) - Điểm nằm bên trong đường tròn: N - Điểm nằm bên ngoài đường tròn: P - Hãy so sánh độ dài các đoạn thẳng ON, OP với OM. Làm thế nào để so sánh những đoạn thẳng đó. - GV hướng dẫn dùng compa so sánh 2 đoạn thẳng .Vậy các điểm nằm bên trên đường tròn, trong, ngoài cách tâm 1 khoảng như thế nào so với bán kính? - Ta đã biết đường tròn là hình bao quanh hình tròn. Vậy hình tròn là hình bao gồm những điểm nào? H/s quan sát H43b – SGK *GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa khái niệm đường tròn và hình tròn. - GV yêu cầu h/s đọc SGK, quan sát H44, 45 và trả lời câu hỏi: Cung tròn là gì? Dây cung là gì? Thế nào là đường kính của đường tròn? - GV vẽ hình lên bảng để h/s quan sát. - GV yêu cầu h/s vẽ (O ; 2cm). vẽ dây cung F dài 3cm. vẽ đường kính PQ của đường tròn. PQ = ? 1. Đường tròn và Hình tròn: - Vẽ đường tròn người ta dùng compa Đường tròn tâm O bán kính R. - Kí hiệu: (O ; R) a) Khái niệm đường tròn: (SGK/ 89) - ON OM - Dùng thước đo độ dài để đo các đoạn thẳng.- Bằng bán kính. - Nhỏ hơn bán kính. - Lớn hơn bán kính. * Hình tròn: 2. Cung và dây cung(90/SGK) Lấy 2 điểm A, B đường tròn. 2 điểm này chia đường tròn làm 2 phần mỗi phần là 1 cung tròn. - Dây cung là đoạn thẳng nối 2 mút của cung. - Đường kính của đường tròn là 1 dây cung đi qua tâm. 4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại những kiến thức trong bài. 5. Dặn dò: BTVN: 40, 41, 42 (SGK – 92,93) Chuẩn bị: - Xem trước bài 9: Tam giác.Ngày soạn: 11/ 03/2011 Ngày soạn: 21/ 3/2011 Tiết 25: Tam giác I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được định nghĩa tam giác. - Học sinh hiểu được đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì? - Học sinh biết vẽ tam giác, biết gọi tên, ký hiệu tam giác. - Nhận biết điểm nằm bên trong và bên ngoài tam giác. II. Chuẩn bị: Bảng phụ, thước thẳng, compa, thước đo góc phấn màu. III. Quá trình lên lớp: 1. Tổ chức lớp: KT sĩ số lớp 2. Kiểm tra: 1) Thế nào là (O ; R). Cho đoạn thẳng BC= 3,5cm. Vẽ đường tròn (B ; 2,5cm) và (C ; 2cm). Hai đường tròn này cắt nhau tại A và D. Tính độ dài AB, AC. Chỉ cung AD lớn, cung AD nhỏ của (B) vẽ dây cung CD. 2) Chữa bài 41 (SGK - 92). So sánh AB + BC + AC với OM bằng mắt rồi kiểm tra bằng dụng cụ. 3. Bài giảng: Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng - GV: Chỉ vào hình vừa kiểm tra. Tam giác ABC là gì? Là 1 hình gồm mấy đoạn? Yêu cầu vẽ tam giác và cho nhận xét về các điểm A, B, C. - GV vẽ tam giác lên bảng. - Học sinh vẽ hình vào vở. - Ký hiệu tam giác ABC. Giới thiệu cách đọc và ký hiệu khác. - Học sinh nêu cách đọc khác(có 6 cách đọc khác) - Tam giác gồm có mấy đỉnh, mấy cạnh, mấy góc? Đọc tên các đỉnh, góc, cạnh của ∆ABC. - Có thể đọc cách khác được không? - Làm bài 44 (SGK - 95) vào phiếu học tập. - Tìm các đồ dùng có dạng ∆? - Lấy điểm M (nằm trong trong cả 3 góc của ∆) =>đó là điểm nằm bên trong ∆ (hay đỉnh trong ∆) - Lấy điểm N (không nằm trong và không nằm trên ∆) => đó là điểm nằm bên ngoài ∆. - Yêu cầu h/s: Lấy điểm D nằm trong ∆, điểm E nằm trên ∆ và điểm F nằm ngoài ∆. Bài 46: (SBT) Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Vẽ ∆ABC lấy điểm M nằm trong ∆, tiếp đó vẽ các tia AM, BM, CM. VD: Vẽ ∆ABC biết 3 cạnh BC = 4cm ; AB = 3cm ; AC = 2cm. Nêu cách vẽ như SGK. - GV hướng dẫn, học sinh vẽ vào vở theo các bước - Một học sinh lên bảng. 1. Tam giác là gì? a) Định nghĩa: (SGK/93) Tam giác ABC là hình gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CA khi 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. -Tam giác ABC k/ hiệu là: ∆ABC Hoặc: ∆ACB ; ∆BAC ; ∆BCA ; ∆CAB ; ∆CBA. +, Đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C. +, Cạnh AB, BC, CA. +, BAC , ABC, BCA là 3 góc của tam giác - M là điểm nằm bên trong ∆ - N là điểm nằm bên ngoài ∆ - R là điểm nằm trên cạnh của ∆ 2. Vẽ tam giác: 4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại những kiến thức trong bài. 5. Dặn dò: Về nhà học bài + BTVN: 45, 46, 47 (Trang 95/SGK) *Chuẩn bị: - Ôn theo các phần và câu hỏi (Trang 95- 96/SGK) - Giờ sau ôn tập chương II Ngày soạn: 28/ 3/2011 Tiết 26: ôn tập chương II với sự trợ giúp của máy tính I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá kiến thức về góc. - Sử dụng thành thạo dụng cụ để đo, vẽ góc, đường tròn, tam giác. - Bước đầu suy luận đơn giản và trình bày 1 bài tập hình học. II. Chuẩn bị: Thước kẻ, compa, thước đo góc, phấn màu. III. Quá trình lên lớp: 1. Tổ chức lớp: KT sĩ số lớp 2. Kiểm tra: a, Góc là gì? Vẽ góc xOy khác góc bẹt. Lấy M là 1 điểm nằm bên b, Tam giác ABC là gì? Vẽ ∆ABC có BC = 5cm ; AB = 3cm ; AC = 4cm. Dùng thước đo góc xác định số đo ; . Các góc này thuộc loại góc nào? 3. Bài giảng: Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng - GV: Bảng phụ - HS quan sát hình vẽ. - Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a? - Thế nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt? - Thế nào là 2 góc bù nhau, 2 góc phụ nhau, 2 góc kề nhau, 2 góc kề bù? - Tia phân giác của 1 góc là gì? Mỗi góc có mấy tia phân giác? - Đọc tên các đỉnh, cạnh, góc của ∆ABC. - Thế nào là đường tròn tâm O bán kính R. Bài 2: Điền vào ô trống để có phát biểu đúng. Bài 3: a, Góc là 1 hình tạo bởi 2 tia cắt nhau. b, Góc tù là góc lớn hơn góc vuông. e, Góc vuông là góc có số do bằng 900. g, 2 góc kề nhau là 2 góc có 1 cạnh chung h, ∆DEF là hình gồm 3 đoạn thẳng DE, EF, FD Bài 4: a, Vẽ 2 góc phụ nhau. b, Vẽ 2 góc kề nhau ; c, Vẽ 2 góc bù nhau d, Vẽ góc 600 ; 1350 ; góc vuông Bài 5: Trên 1 nửa mặt phẳng bờ có chứa a, Trong 3 tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa 2 tia còn lại? Vì sao? 1. Đọc hình để củng cố kiến thức: H1: Hai nửa mặt phẳng có chung bờ a đối nhau. H2: A là 1 điểm nằm bên trong góc. H3: Góc vuông MIN ; Góc tù aPb ; H4: Góc bẹt xOy, Ot là 1 tia phân giác của góc H5: Hai góc kề bù ; 2 góc kề phụ H6: Tia phân giác của góc. H8: Tam giác ABC. H9: Đường tròn tâm O, bán kính R. 2.Củng cố kiến thức qua ngôn ngữ Bài 2: HS điền vào phiếu học tập Bài 3: Đúng hay sai: a, Sai ; b, Sai ; c, Đúng ; d, Sai ; e, Đúng ; g, Sai ; h, Đúng 3. Luyện kỹ năng vẽ hình tập suy luận: Bài 4: HS tự vẽ hình vào vở. Bài 5: b, Vì Oy nằm giữa 2 tia Ox, Oz 4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại những kiến thức sử dụng trong bài. 5. Dặn dò: Nắm vững các định nghĩa, tính chất. Ôn lại các bài tập, giờ sau tiếp tục ôn tập Ngày soạn: 05/ 4/2011 Tiết 27: ôn tập chương II (Tiếp) I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá kiến thức về góc. - Sử dụng thành thạo dụng cụ để đo, vẽ góc, đường tròn, tam giác. - Bước đầu suy luận đơn giản và trình bày 1 bài tập hình học. II. Chuẩn bị: Thước kẻ, compa, thước đo góc, phấn màu. III. Quá trình lên lớp: 1. Tổ chức lớp: KT sĩ số lớp 2. Kiểm tra: ( Xen kẽ ) 3. Bài giảng: Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng - Vẽ góc xOy. Vẽ tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy. Làm thế nào chỉ cần đo 2 lần mà biết được số đo của cả 3 góc xOy, yOz, xOz? - GV gọi HS nêu cách làm? - GV gọi HS lên bảng làm sau đó GV chữa? - GV yêu cầu HS đọc đầu bài ? - Nêu cách vẽ ∆ABC biết độ dài 3 cạnh? - Cách đo góc của tam giác? - GV gọi HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào vở sau đó GV chữa? * GV đọc đầu bài: Cho góc bẹt xOy. Trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy. Vẽ 2 tia Om, On sao cho xOm = 600, yOn = 1500 a) Tính mOn? b) Tia On có phải là tia phân giác của xOm không? Vì sao? - GV gọi HS lên bảng vẽ hình? - Tính mOn = ? ta làm ntn? - GV gọi HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào vở sau đó GV chữa? - Tia On có phải là tia phân giác của xOm không? Vì sao? Bài 5(Trang 96/SGK): Ta đã biết nếu tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy thì: xOz + zOy = xOy (1) - Do đó nếu biết số đo của xOz và zOy thì từ (1) ta biết số đo của xOy. - Nếu biết số đo của xOz và xOy thì từ (1) => zOy = xOy - xOz - Nếu biết số đo của zOy và xOy thì từ (1) => xOz = xOy - zOy. Bài 8(Trang 96/SGK): Vẽ đoạn thẳng BC = 3,5 cm - Trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng BC. + Vẽ cung tròn tâm B, bán kính 3 cm + Vẽ cung tròn tâm C, bán kính 2,5 cm + 2 cung tròn tâm B, tâm C cắt nhau tại A. - Vẽ các đoạn thẳng AB, AC ta được ∆ABC. - Dùng thước đo góc, đo các góc của ∆ABC ta được: BAC = ABC = ACB = Bài tập thêm: a) Vì xOy là góc bẹt nên xOn và nOy là 2 góc kề bù =>xOn = 1800- yOn = 1800- 1500= 300. Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox ta có: xOn < xOm (Vì 300 < 600) => Tia On nằm giữa 2 tia Ox và Om => xOn + nOm = xOm => nOm = xOm - xOn = 600- 300 = 300 b) Theo câu a)Tia On nằm giữa 2 tia Ox và Om và xOn = nOm ( = 300). Vậy tia On là tia phân giác của xOm. 4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại những kiến thức sử dụng trong bài. 5. Dặn dò: Nắm vững các định nghĩa, tính chất. Ôn lại các bài tập, giờ sau kiểm tra 1 tiết. Ngày soạn: 09/ 4/2011 Ngày soạn: 09/ 5/2011 Tiết 29: Trả bài kiểm tra cuối năm ( Phần hình học) I. Mục tiêu: - Nhận xét ưu điểm và nhược điểm bài làm của học sinh - Giáo viên biết được những kiến thức học sinh đã nắm được và những kiến thức học sinh chưa nắm được qua bài kiểm tra. - Giáo viên cho học sinh lên chữa bài và chữa những lỗi mà học sinh mắc phải, bổ xung những lỗ hổng kiến thức cho học sinh. II. Chuẩn bị: Học sinh làm lại bài kiểm tra cuối năm vào vở III. Các bước lên lớp: A. ổn định: B. Bài mới: I. Trắc nghiệm: Câu 7: Đáp án D Câu 8: Đáp án B II. Bài tập tự luận: Câu 11: a) Trên 1 nửa mặt phẳng bờ có chứa chứa tia Ox ta có: xOy < xOm ( Vì 500 < 900) Nên xOy + yOm =xOm => 500 + yOm = 900 yOm = 900- 500 = 400 Tương tự mOn = 400 Nhận xét: Om là tia phân giác của góc nOy. b) Vì Ot là tia phân giác của góc xOy nên: xOt = Trên 1 nửa mặt phẳng bờ có chứa chứa tia Ox ta có: xOt < xOm ( Vì 250 < 900) Nên xOt + tOm = xOm => 250 + tOm = 900 => tOm = 900- 250 = 650 C. Củng cố - Luyện tập: GV cho HS nhắc lại những kiến thức sử dụng trong bài D. Hướng dẫn học bài, làm bài tập về nhà: Ôn tập toán 6 theo đề cương ôn tập của cô giáo đã cho
Tài liệu đính kèm: