Giáo án Hình học 7 - Tuần 2 đến tuần 8

Giáo án Hình học 7 - Tuần 2 đến tuần 8

Tuần 2 LUYỆN TẬP

Tiết 4

A./ MỤC TIÊU :

+ Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.

+ Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.

+ Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.

+ Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng.

+ Bước đầu tập suy luận.

B./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :

 - Giáo viên : SGK, thước, êke, giấy rời, bảng phụ.

 - Học sinh : Thước kẻ, êke, giấy rời, bảng con.

C./ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 

doc 45 trang Người đăng thu10 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tuần 2 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 	LUYỆN TẬP
Tiết 4
A./ MỤC TIÊU : 
+ Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
+ Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
+ Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
+ Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng.
+ Bước đầu tập suy luận.
B./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 
	- Giáo viên : SGK, thước, êke, giấy rời, bảng phụ. 
	- Học sinh : Thước kẻ, êke, giấy rời, bảng con.
C./ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : KIỂM TRA
GV nêu câu hỏi kiểm tra :
HS1 : 1) Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?
2) Cho đường thẳng xx’ và O thuộc xx’, hãy vẽ đường thẳng yy’ đi qua O và vuông góc xx’.
* GV cho HS cả lớp theo dõi và nhận xét đánh giá. Cho điểm (chú ý các thao tác vẽ hình của học sinh để kịp thời uốn nắn).
HS2 : 1) Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng?
2) Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn AB.
GV : Yêu cầu HS cả lớp cùng vẽ và nhận xét bài làm của bạn để đánh giá cho điểm.
+ HS1 lên bảng trả lời định nghĩa hai đường thẳng vuông góc.
HS dùng thước vẽ đường thẳng xx’, xác định điểm O Ỵ xx’ dùng êke vẽ đường thẳng yy’^xx’ tại O.
HS2 lên bảng trả lời định nghĩa như SGK
- Học sinh dùng thước vẽ đoạn AB=4cm. Dùng thước có chia khoảng để xác định điểm O sao cho AO= 2cm.
- Dùng êke vẽ đường thẳng đi qua O và vuông góc với AB. 
Hoạt động 2 : LUYỆN TẬP
GV : Cho HS cả lớp làm bài 15 trang 86 SGK.
Sau đó GV gọi lần lượt HS nhận xét.
GV đưa bảng phụ có vẽ lại hình bài 17 (trang 87 SGK).
Gọi lần lượt 3 HS lên bảng kuiểm tra xem 2 đường thẳng a và a’ có vuông góc với nhau không.
* HS cả lớp quan sát 3 bạn kiểm tra trên bảng và nêu nhận xét.
GV cho HS làm bài 18 (trang 87 SGK). GV gọi 1 HS lên bảng, 1 HS đứng tại chỗ đọc chậm đề bài.
GV : theo dõi HS cả lớp làm và hướng dẫn HS thao tác cho đúng.
GV : Cho HS làm bài 19 (Tr 87).
Cho HS hoạt động theo nhóm để có thể phát hiện ra các cách vẽ khác nhau.
GV cho HS đọc đề bài 20 trang 27 SGK.
GV: Em hãy cho biết vị trí của 3 điểm A,B,C có thể xảy ra?
GV : Em hãy vẽ hình theo 2 vị trí của 3 điểm A,B,C.
GV : gọi 2 HS lên bảng vẽ hình vè nêu cách vẽ.
GV lưu ý còn có trường hợp :
* Giáo viên có thể hỏi thêm học sinh :
- Trong 2 hình vẽ trên em có nhận xét gì về vị trí của đường thẳng d1 và d2 trong trường hợp 3 điểm A, B, C thẳng hàng và A, B, C không thẳng hàng.
+ HS chuẩn bị giấy và thao tác như hình 8 trang 6 SGK.
HS1 : Nếp gấp zt vuông góc với đường thẳng xy tại O
HS2 : Có 4 góc vuông là xOz; zOt; yOt; tOx 
HS1 : Lên bảng kiểm tra hình (a)
 a ^ a’
HS2 : Kiểm tra hình (b)
 a ^ a’
HS3 : Kiểm tra hình (c)
 a ^ a’
* HS trên bảng và HS cả lớp vẽ hình theo các bước :
- Dùng thước đo góc vẽ góc xOy = 45o.
- Lấy điểm A bất kỳ nằm trong góc xOy
- Dùng êke vẽ đường thẳng d1 qua A vuông góc với Ox.
- Dùng êke vẽ đường thẳng d2 đi qua A vuông góc với Oy
HS trao đổi nhóm và vẽ hình, nêu cách vẽ vào bảng nhóm.
Trình tự 1 :
- Vẽ d1 tuỳ ý.
- Vẽ d2 cắt d1 tại O và tạo với d1 góc 60o.
- Lấy A tùy ý trong góc d1Od2.
- Vẽ AB ^ d1 tại B (B Ỵ d1)
- Vẽ BC ^ d2; C Ỵ d2
Trình tự 2 :
- Vẽ hai đường thẳng d1, d2 cắt nhau tại O, tạo thành góc 60o.
- Lấy B tùy ý trên tia Od1.
- Vẽ đoạn thẳng BC ^ Od2, điểm C Ỵ Od2.
- Vẽ đoạn BA ^ tia Od1 điểm A nằm trong góc d1Od2
Trình tự 3
* Vẽ đường thẳng d1, d2 cắt nhau tại O tạo thành góc 60o.
- Lấy C tùy ý trên tia Od2
- Vẽ đường thẳng vuông góc với tia Od2 tại C cắt Od1 tại B.
- Vẽ đoạn BA vuông góc với tia Od1 điểm A nằm trong góc d1Od2
* HS : Vị trí 3 điểm A, B, C có thể xảy ra :
- Ba điểm A, B, C thẳng hàng.
- Ba điểm A, B, C không thẳng hàng
* HS1 vẽ trường hợp 3 điểm A, B, C thẳng hàng.
- Dùng thước vẽ đoạn AB = 2cm.
- Vẽ tiếp đoạn BC = 3cm (A, B, C nằm trên cùng 1 đường thẳng).
- Vẽ trung trực d1 của đoạn AB.
- Vẽ trung trực d2 của đoạn BC.
* HS2 vẽ trường hợp 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.
- Dùng thước vẽ đoạn AB = 2cm, đoạn BC=3cm sao cho A, B, C không cùng nằm trên 1 đường thẳng.
- Vẽ d1 trung trực AB.
- Vẽ d2 trung trực BC.
* HS : - Trường hợp 3 điểm A, B, C thẳng hàng thì đường trung trực của đoạn AB và đoạn BC không có điểm chung (hay song song).
- Trường hợp 3 điểm A, B, C không thẳng hàng thì hai đường trung trực cắt nhau tại 1 điểm.
Hoạt động 3 : CỦNG CỐ
GV nêu câu hỏi : 
+ Định nghĩa 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
+ Phát biểu tính chất đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước.
Bài tập trắc nghiệm : Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ?
a) Đường thẳng đi qua trubng điểm của đoạn AB là trung trực của đoạn AB.
b) Đường thẳng vuông góc với đoạn AB là trung trực của đoạn AB.
c) Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn AB và vuông góc với AB là trung trực của đoạn AB.
d) Hai mút của đoạn thẳng đối xứng với nhau qua đường trung trực của nó.
HS trả lời theo SGK
HS trả lời câu hỏi.
a) Sai.
b) Sai.
c) Đúng.
d) Đúng.
Hoạt động 4 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Xm lại các bài tập đã chữa
- Làm bài 10, 11, 12, 13, 14, 15 (trang 75 SBT)
- Đọc trước bài : Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng.
Tuần 3	 	 §3 CÁC GÓC TẠO BỞI
Tiết 5	MỘT ĐƯỜNG THẲNG CẮT HAI ĐƯỜNG THẲNG
A./ MỤC TIÊU : 
Học sinh hiểu được tính chất sau :
+ Cho hai đường thẳng và một cát tuyến. Nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì :
* Cặp góc so le trong còn lại bằng nhau.
* Hai góc đồng vị bằng nhau.
* Hai góc trong cùng phía bù nhau.
+ Học sinh có kỹ năng nhận biết :
* Cặp góc so le trong.
* Cặp góc đồng vị.
* Cặp góc cùng phía.
+ Bước đầu tập suy luận.
B./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 
	- Giáo viên : SGK, thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm, bảng phụ. 
	- Học sinh : SGK, thước thẳng, thước đo góc, bảng con.
C./ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : GÓC SO LE TRONG, GÓC ĐỒNG VỊ
GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu :
- Vẽ hai đường thẳng phân biệt a và b.
- Vẽ đường thẳng c cắt đường thẳng a và b lần lượt tại A và B.
- Hãy cho biết có bao nhiêu góc đỉnh A, có bao nhiêu góc đỉnh B.
GV đánh số các góc như trên hình vẽ.
GV giới thiệu : hai cặp góc so le trong là A1 và B3; A4 và B2.
4 cặp góc đồng vị là A1 và B1, A2 và B2, A3 và B3, A4 và B4.
- GV giải thích rõ hơn các thuật ngữ “góc so le trong”, “góc đồng vị”.
Hai đường thẳng a và b ngăn cách mặt phẳng thành giải trong (phần chấm chấm) và giải ngoài (phần còn lại).
Đường thẳng c còn gọi là cát tuyến. Cặp góc so le trong nằm ở giải trong và nằm ở hai phía (sole) của cát tuyến.
Cặp góc đồng vị là hai góc có vị trí tương tự như nhau với hai đường thẳng a và b.
GV cho cả lớp làm (Tr 88 SGK)
Sau đó gọi 1 HS lên bảng vẽ hình và viết tên các cặp góc sole trong. Các cặp góc đồng vị.
GV đưa bảng phụ bài 21 trang 89 SGK. Yêu cầu lần lượt học sinh điền vào chỗ trống trong các câu.
+ HS lên bảng vẽ hình và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
HS : Có 4 góc đỉnh A, 4 góc đỉnh B
1 HS lên bảng
2 cặp góc sole trong
+ A1 và B3
+ A4 và B2
 4 cặp góc đồng vị
+ A1 và B1
+ A2 và B2
 + A3 và B3
 + A4 và B4
 HS điền vào bảng phụ.
a) IPO và POR là một cặp góc sole trong.
b) OPI và TNO là một cặp góc đồng vị.
c) PIO và NTO là một cặp góc đồng vị.
d) OPR và POI là một cặp góc sole trong.
Hoạt động 2 : TÍNH CHẤT
GV yêu cầu HS quan sát hình 13.
Gọi 1 HS đọc hình 13.
GV cho HS cả lớp hoạt động nhóm (trang 88 SGK). (GV cho HS sửa lại câu b :
b) Hãy tính A2. So sánh A2 và B2 ).
Yêu cầu bài làm phải có tóm tắt dưới dạng : Cho và tìm. Có hình vẽ, ký hiệu đầy đủ.
GV : Nếu đường thẳng c cắt 2 đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc sole trong bằng nhau thì cặp góc sole còn lại và các cặp góc đồng vị như thế nào ? 
GV : Đó chính là tính chất các góc tạo bởi 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng.
GV : Nhắc lại tính chất như SGK (đưa tính chất lên bảng phụ) rồi yêu cầu HS nhắc lại.
Có một đường thẳng cắt hai đường thẳng tại A và B, có A4 = B2 = 45o.
HS hoạt động nhóm. Bảng nhóm của HS.
Tóm tắt 
Cho c Ç a = {A}
 c Ç b = {B}
 A4 = B2 = 45o 
Tìm a) A1 ?; B3 =? So sánh.
 b) A2 =? So sánh A2 và B2
 c) Viết tên 3 cặp góc đồng vị còn lại 
 với số đo của nó.
Giải :
a) Có A4 và A1 là hai góc kề bù
Þ A1 = 180o – A4 (T/c 2 góc kề bù) 
nên A1 = 180o – 45o = 135o.
Tương tự : B3 = 180o – B2 (T/c 2 góc kề bù)
Þ B3 = 180o – 45o = 135o.
Þ A1 = B3 = 135o
b) A2 = A4 = 45o (vì đối đỉnh)
Þ A2 = B2 = 45o
c) Ba cặp góc đồng vị còn lại : 
+ A1 = B1 = 135o
+ A3 = B3 = 135o
+ A4 = B4 = 45o
Đại điện một nhóm lên bảng trình bày hình vẽ; giả thiết, kết luậän và câu a.
Đại diện nhóm khác trình bày câu b và c.
HS : 
- Cặp góc sole trong còn lại bằng nhau
- Hai góc đồng vị bằng nhau 
* HS nhắc lại tính chất như SGK( trang 89)
Hoạt động 3 : CỦNG CỐ
Giáo viên đưa bài tập 22 (Tr 89) lên bảng phụ: Yêu cầu học sinh lên bảng điền tiếp số đo ứng với các góc còn lại.
+ Hãy đọc tên các cặp góc sole trong, các cặp góc đồng vị.
+ GV giới thiệu cặp góc trong cùng phía A1 và B2, giải thích thuật ngữ “trong cùng phía”. Em hãy tìm xem còn cặp góc trong cùng phía khác không?
+ Em có nhận xét gì về tổng hai góc trong cùng phía ở hình vẽ trên.
GV : Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng và trong các góc tạo thành có một cặp góc sole trong bằng nhau thì tổng hai góc trong cùng phía bằng bao nhiêu ?
GV : Kết hợp giữa tính chấ ... ai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng 
c) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng 
d) Hai đường thẳng a, b song song với nhau được ký hiệu là 
e) Nếu hai đường thẳng a, b cắt đường thẳng c và có một cặp góc sole trong bằng nhau thì 
g) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì  
h) Nếu a ^ c và b ^ c thì 
k) Nếu a // c và b // c thì 
Bài tập 3 : Giáo viên in trên giấy trong làm phiếu học tập phát cho các nhóm để HS hoạt động nhóm.
Nội dung bài tập 3.
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ? Nếu sai, hãy vẽ hình phản ví dụ để minh họa.
1) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
2) Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.
3) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau.
4) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
5) Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy.
6) Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy.
7) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy và vuông góc với đoạn thẳng ấy.
8) Nếu một đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b thì hai góc sole trong bằng nhau.
HS lần lượt trả lời và điền vào bảng.
..mỗi cạnh góc này là tia đối của một cạnh góc kia.
.. cắt nhau tạo thành một góc vuông.
.. đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng đó
a // b
.. a // b
+ Hai góc sole trong bằng nhau
+ Hai góc đồng vị bằng nhau
+ Hai góc trong cùng phía bù nhau
a // b
a // b
HS hoạt động nhóm.
- Nửa lớp làm các câu 1, 2, 3, 4
- Nửa lớp còn lại làm các câu 5, 6, 7, 8.
GV chiếu các phiếu học tập trên máy chiếu (hoặc bảng nhóm) cả lớp theo dõi, nhận xét.
1) Đúng.
2) Sai vì O1 = O3 nhưng hai góc không đối đỉnh.
3) Đúng
4) Sai vì xx’ cắt yy’ tại O nhưng xx’ không vuông góc với yy’.
5) Sai vì d qua M và MA = MB. Nhưng d không là trung trực của AB.
6) Sai vì d ^ AB nhưng d không qua trung điểm của AB, d không phải là trung trực của AB.
7) Đúng
8) Sai : A1 ¹ B1
Hoạt động 2 : BÀI TẬP 
Bài tập 54 Tr 103 SGK.
(Đề bài đưa lên màn hình)
GV yêu cầu HS đọc kết quả.
Bài tập 55 trang 103 SGK.
(Đề bài đưa lên màn hình)
GV vẽ hình 38 trang 103 lên bảng rồi gọi lần lượt hai HS lên bảng làm câu a, câu b.
Bài 56 (Trang 104 SGK)
Cho đoạn thẳng AB dài 28 mm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng đó.
Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình và nêu cách vẽ (trên bảng đoạn AB dài 28 cách mạng, gấp 10 lần độ dài đề bài cho)
GV cho HS làm bài 45 (trang 82 SBT) (đềnbài đưa lên màn hình hoặc bảng phụ).
a) Vẽ ba điểm không thẳng hàng A, B, C.
b) Vẽ đường thẳng d1 đi qua B vuông góc với đường thẳng AC.
c) Vẽ đường thẳng d2 đi qua B và song song với AC
d) Vì sao d1 vuông góc với d2?
GV: Gọi lần lượt từng HS lên bảng làm các câu a, b, c, d trên cùng một hình vẽ.
Bài 45 (trang 82 SBT) có thể cho HS chơi thi nhanh giữa các nhóm. Mỗi nhóm phân công 4 bạn lần lượt lên bảng hoàn thành bài 45. Sao cho nhanh nhất và kết quả đúng nhất.
GV: Cho HS cả lớp nhận xét và đánh giá thi đua giữa các nhóm.
GV đưa bài 46 (trang 82 SBT) lên màn hình (bảng phụ).
Hãy viết trình tự vẽ hình để có hình vẽ trên rồi đặt câu hỏi thích hợp.
GV gọi HS đứng tại chỗ nêu trình tự vẽ hình.
GV: Hãy đặt câu hỏi thích hợp cho hình vẽ trên.
GV : Gọi HS khác trả lời câu hỏi bạn vừa đặt ra.
HS đọc đề bài
Kết quả :
+ Năm cặp đường thẳng vuông góc:
d1 ^ d8 ; d3 ^ d4 ; d1 ^ d2 ; d3 ^ d5 ; d3 ^ d7
+ Bốn cặp đường thẳng song song.
d8 /./ d2 ; d4 // d5 ; d4 // d7 ; d5 // d7
HS lên bảng vẽ hình.
Cách vẽ :
+ Vẽ đoạn AB = 28 mm
+ Trên AB lấy điểm M sao cho AM = 14 mm
+ Qua M vẽ đường thẳng d ^ AB
+ d là trung trực của AB.
HS lần lượt lên bảng làm các câu a, b, c, d (sử dụng êke vẽ đường thẳng vuông góc).
Do có d2 // AC (theo cách vẽ)
 Có d1 ^ AC (theo cách vẽ)
=> d1 ^ d2 (quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song).
HS: Trình tự vẽ hình.
+ Vẽ tam giác ABC
+ Vẽ đường thẳng d1 đi qua B và vuông góc với AB.
+ Vẽ đường thẳng d2 đi qua C và song song với AB.
+ Gọi D là gia điểm của hai đường thẳng d1, d2.
Hỏi : 
Tại sao BDC là góc vuông?
Hoặc : d1 có vuông góc với d2 không?
HS: BDC là góc vuông vì có 
AB//d2 (cách vẽ)
 d2 ^ d1 
AB ^ d2 (cách vẽ)
(quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song).
=> BDC = 90o
Hoạt động 3 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Bài tập 57, 58,59 (trang 104 SGK)
Số 47, 48 (trang 82 SBT)
Học thuộc lòng câu trả lời của 10 câu hỏi Ôn tập chương.
Tuần 8	ÔN TẬP CHƯƠNG I
Tiết 15
A. MỤC TIÊU
Tiếp tục củng cố kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song.
Sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ hình. Biết diễn đạt hình vẽ chop trước bằng lời.
Bước đầu tập suy luận, vận dụng tính chất của các đường thẳng vuông góc, song song để tính toán hoặc chứng minh.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
GV: SGK, thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ 
HS: SGK, dụng cụ vẽ hình, bảng nhóm.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : KIỂM TRA
GV kiểm tra :
HS1 : Hãy phát biểu các định lý được diễn tả bằng hình vẽ sau, rồi viết giả thiết và kết luận của từng định lý.
HS lên bảng phát biểu
a) Nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
b) Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng còn lại.
GT a ^ c
 b ^ c
KL a ^ b
GT a // b
 a ^ c
KL b ^ c
Hoạt động 2 : LUYỆN TẬP
Bài tập 57 trang 104 SGK.
Cho hình vẽ (hình 39 SGK) hãy tính số đo x của O
GV gợi ý : Cho tên các đỉnh góc là A, B. Có A1=38o; B2 = 132o. Vẽ tia Om // a // b.
Ký hiệu các góc O1, O2 như hình vẽ.
Có x = AOB quan hệ thế nào với O1, O2.
Tính : O1, O2 ?
Vậy x bằng bao nhiêu?
Bài tập 59 trang 104 SGK. (Đề bài đưa lên màn hình và in trên phiếu học tập của nhóm)
Cho hình vẽ (hình bên) biết
d // d’ // d”, C1 = 60o, D3 = 110o
Tính các góc : E1, G2, G3, D4, A5, B6
GV và HS nhận xét.
Bài 48 trang 83 SGT (GV đưa đề bài lênh màn hình).
Yêu cầu HS nêu GT, KL của bài toán.
GV: Bài toán này ta đã biết :
ABC = 70o; A = 140o; C = 150o
Ta cần chứng minh Ax // Cy.
Tương tự như bài 57 SGK, ta cần vẽ thêm đường nào?
GV hướng dẫn HS phân tích bài toán :
Có Bz // Cy => Ax // Cy
 c
 Ax // Bz
 c
 A + B2 = 180o
Làm thế nào để tính B2 ?
Sau đó GV gọi 1 HS lên bảng trình bày bài làm, HS cả lớp tự trình bày vào vở.
GV nhận xét bài làm của HS.
Sau đó GV yêu cầu HS nhắc lại :
+ Định nghĩa hai đường thẳng song song.
+ Định lý của hai đường thẳng song song.
+ Các cách chứng minh hai đường thẳng song song.
Hình 39 (SGK)
AOB = O1 + O2 (vì tia Om nằm giữa tia OA và OB).
HS: O1 = A1 = 38o (sole trong của a //Om)
O1 + B2 = 180o (hai góc trong cùng phía của Om//b) mà B2 = 132o (GT)
=> O2 = 180o – 132o = 48o
HS: 
x = AOB = O1 + O2
x = 38o + 48o = 86o
Cho HS hoạt động nhóm.
Bài làm
E1 = C1 = 60o (sole trong của d’ // d”)
G2 = D3 = 110o (đồng vị của d’ // d”)
G3 = 180o – G2 = 180o – 110o = 70o
(hai góc kề bù)
D4 = D3 = 110o (đối đỉnh)
A5 = E1 (đồng vị của d // d”)
B6 = G3 = 70o (đồng vị của d // d”)
Đại diện một nhóm trình bày bài.
 xAB = 140o
 ABC = 70o 
GT BCy = 150o
KL Ax // Cy
HS: Cần vẽ thêm tia Bz//Cy.
HS: B2 = ABC – B1
Mà B1 = 180o – C 
 = 180o – 150o
 = 30o
=> B2 = 70o – 30o = 40o
HS trình bày bài làm.
Chứng minh 
Kẻ tia Bz//Cy => C + B1 = 180o (hai góc trong cùng phía của Bz//Cy).
=> B1 = 180o - C
 B1 = 180o – 150o = 30o
Có B2 = 70o – 30o = 40o
Có A + B2 = 140o + 40o = 180o
=> Ax//Cy vì cùng // Bz
HS nhận xét bài làm của bạn, sửa lại bài giải của mình cho chính xác.
HS trả lời câu hỏi.
+ Các cách chứng minh hai đường thẳng song song.
1. Hai đường thẳng bị cắt bởi đường thẳng thứ ba có :
- Hai góc sole trong bằng nhau hoặc
- Hai góc đồng vị bằng nhau hoặc
- Hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng song song với nhau.
2. Hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba.
Hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.
Hoạt động 3 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
	Ôn tập các câu hỏi lý thuết của chương I.
	Xem và làm các bài tập đã chữa.
	Tiết sau kiểm tra 1 tiết Hình chương I.
Tuần 8	Đề kiểm tra 1 tiết
 Tiết 16	Môn : Toán 7
A. phần trắc nghiệm: (4 điểm)
	Câu 1 : Hãy điền vào chỗ trống ( . . . ) trong các câu sau:
Hai góc đối đỉnh là hai góc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Đường trung trực của đoạn là đường thẳng . . . . . . . . . . . .. .. . . . . .. . . . 
Hai đường thẳng a va 2 b song song với nhau được kí hiệu là . . . . . . . . . . .
Câu 2: Hãy đánh dấu x vào ô trống sau :
Câu 
Đúng 
Sai
a. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
b. Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau
c. Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc
d. Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy
e. Đường trung trực của một đoạn thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy
f. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy và vuông góc với đoạn thẳng ấy.
g. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh
B. Phần tự luận:
	Câu 1 : Cho đoạn thẳng AB dài 3cm. Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy. Nói rõ cách vẽ (1 điểm)
	Câu 2 : Cho đường thẳng a và M Ỵ a, N Ï a.
Vẽ đường thẳng b vuông góc với a tại M.
Vẽ đường thẳng c đi qua N và c // a.
Nói rõ cách vẽ (2 điểm)
Câu 3 : Hãy đo và tính số đo của các góc cho bởi hình sau : (3 điểm)
 x 	y’
 	 y	O	x’	 
Bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh hoc 7.doc