Giáo án Hình học 6 - Tiết 21, Bài 6: Tia phân giác của góc - Năm học 2010-2011 - Nghiêm Hồng Hạnh

Giáo án Hình học 6 - Tiết 21, Bài 6: Tia phân giác của góc - Năm học 2010-2011 - Nghiêm Hồng Hạnh

A/ Mục tiêu

1. Kiến thức:

_ Học sinh hiểu thế nào là tia phân giác, biết thế nào là đường phân giác.

_ Học sinh biết cách vẽ tia phân giác của một góc cho trước.

_ Học sinh hiểu để chứng minh 1 tia là tia phân giác cần những yếu tố nào.

2. Kỹ năng:

_ Học sinh vận dụng được khái niệm tia phân giác để vẽ tia phân giác và tính số đo góc.

_ Học sinh sử dụng được thước đo độ để vẽ tia phân giác.

_ Học sinh trình bày được bài giải cho các bài toán liên quan đến tia phân giác của góc.

3. Thái độ:

_ Tạo cho học sinh khả năng tư duy, đánh giá, nhận xét, so sánh các vấn đề.

_ Giúp học sinh có hứng thú, yêu thích môn học.

_ Rèn cho học sinh tính cẩn thận trong khi làm toán.

 

docx 7 trang Người đăng vanady Lượt xem 1697Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 6 - Tiết 21, Bài 6: Tia phân giác của góc - Năm học 2010-2011 - Nghiêm Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/2/2011
Ngày dạy: 24/2/2011
Giáo sinh thực hiện: Nghiêm Hồng Hạnh.
Giáo viên hướng dẫn: Cô giáo Đỗ Thị Minh Anh.
Thực tập giảng dạy lớp 6K trường THCS Lê Quý Đôn.
Tiết 21	 §6. TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
A/ Mục tiêu
Kiến thức:
_ Học sinh hiểu thế nào là tia phân giác, biết thế nào là đường phân giác.
_ Học sinh biết cách vẽ tia phân giác của một góc cho trước.
_ Học sinh hiểu để chứng minh 1 tia là tia phân giác cần những yếu tố nào.
Kỹ năng:
_ Học sinh vận dụng được khái niệm tia phân giác để vẽ tia phân giác và tính số đo góc.
_ Học sinh sử dụng được thước đo độ để vẽ tia phân giác.
_ Học sinh trình bày được bài giải cho các bài toán liên quan đến tia phân giác của góc.
Thái độ:
_ Tạo cho học sinh khả năng tư duy, đánh giá, nhận xét, so sánh các vấn đề.
_ Giúp học sinh có hứng thú, yêu thích môn học.
_ Rèn cho học sinh tính cẩn thận trong khi làm toán.
B/ Chuẩn bị
Giáo viên: 
Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, phiếu bài tập, tranh ảnh minh họa, giấy màu, phấn màu.
Học sinh: 
SGK, vở ghi, thước thẳng, thước đo góc, giấy màu (để gấp tạo tia phân giác).
C/ Tiến trình tiết dạy:
Ổn định tổ chức: (1 phút) 
Kiểm tra sĩ số lớp (thông qua cán bộ lớp)
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
_ Yêu cầu học sinh làm bài tập trên bảng phụ 1.
Đề bài: Cho tia Ox . Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, vẽ tia Oy, Oz sao cho xOz = 500 , xOy = 1000 . Hỏi :
 a) Trong 3 tia Ox , Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao ?
 b ) Tính yOz ?
 c ) So sánh xOz và yOz ?
_ Gọi 1 HS khác đứng lên nhận xét bài bạn.
_ Đánh giá bài làm và cho điểm HS.
_ GV: “Tia Oz được gọi là tia phân giác của xOy. Vậy tia như thế nào thì được gọi là tia phân giác của góc? Bài học mới Tia phân giác của góc sẽ cho chúng ta câu trả lời.
_ 1 HS lên bảng làm bài.
_ Cả lớp làm vào vở.
_ 1 HS nhận xét bài bạn. Cả lớp cùng quan sát và nghe bạn nhận xét rồi bổ sung.
_ HS chú ý lắng nghe.
y
 z
 100°
 O 50° x
Vì Oy và Oz cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox,
và xOz = 50° < xOy = 100° nên tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
Vì tia Oz nằm giữa tia Ox và Oy nên ta có:
xOz+ zOy= xOy
zOy= xOy- xOz
zOy= 50°
 zOy= xOz = 50°
Tiết 21: 
Tia phân giác của góc
Hoạt động 2: Dạy học định nghĩa Tia phân giác của góc: ( 12 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
_ Ở bài tập trên, tia phân giác Oz có đặc điểm gì đặc biệt so với 2 tia Ox và Oy?
_ Dựa vào đặc diểm của tia Oz ở bài tập, yêu cầu HS khái quát lên tia phân giác của 1 góc là gì.
_ Nhận xét câu trả lời của HS và yêu cầu 1HS đọc cho cả lớp nghe định nghĩa tia phân giác trang 85_SGK.
_ Khi Oz là tia phân giác của góc xOy thì số đo góc xOz bằng số đo góc zOy sẽ bằng mấy phần số đo góc xOy?
_ Đánh giá câu trả lời của HS và đưa ra nhận xét về cách thứ 2 để nhận biết tia phân giác của góc.
_ Quan sát hình vẽ và chọn đáp án đúng?
_ 1 HS trả lời: Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy, số đo góc xOz bằng góc zOy cùng bằng 50°.
_ 1 HS trả lời: Tia phân giác của 1 góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
_ 1 HS đọc định nghĩa
_ Cả lớp ghi định nghĩa vào vở.
_ HS trả lời: số đo góc xOz bằng số đo góc zOy và bằng một nửa số đo góc xOy.
_ Chú ý nghe GV giảng và ghi bài.
_ HS quan sát và trả lời.
1. Tia phân giác của một góc 
a)Định nghĩa: SGK_trang 85
 y
 z
 O 
 x Tia Oz là tia phân giác của xOy ó_Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy_ xOz = zOy
b)Nhận xét: 
Tia Oz là tia phân giác của xOy
 ó xOz= zOy= 12xOy
_ Bảng phụ 2:
Hoạt động 3: Dạy học cách vẽ tia phân giác: (13 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
_ Dựa vào định nghĩa tia phân giác, bạn nào có thể vẽ được tia phân giác Ot của góc mOn trên.
_ Hỏi HS đã sử dụng cách nào để vẽ được tia Ot?
_ Nhận xét cách làm của HS và tổng quát cách vẽ bằng thước đo góc.
_ Lưu ý nhắc nhở HS sau khi vẽ tia phân giác xong ta nên đánh dấu ký hiệu giống nhau cho hai góc bằng nhau. 
_ Giới thiệu cho HS vẽ tia phân giác bằng cách gấp giấy. GV vừa giới thiệu vừa gấp mẫu cho HS.
_ Yêu cầu HS vẽ tia phân giác của các góc trên bảng phụ 3, và để HS nêu nhận xét về số tia phân giác của mỗi góc trong mỗi trường hợp.
_ Tổng kết, rút ra nhận xét “Mỗi góc (không phải là góc bẹt) chỉ có một tia phân giác”.
_ 1 HS lên bảng đo góc và vẽ.
Cả lớp chú ý quan sát cách bạn vẽ.
_ HS nêu cách làm của mình:
Vẽ góc
 mOn = 64°
Tính số đo góc mOt= 12mOn
= 12 . 64°=32°
Vẽ tia Ot sao cho mOt=32°
_ Chú ý lắng nghe giáo viên. Và ghi các bước vẽ vào vở.
_ Thực hành gấp giấy theo hướng dẫn của giáo viên.
_ Vẽ vào vở và đưa ra nhận xét:
+ Góc vuông, góc tù và góc nhọn chỉ có 1 tia phân giác.
+ Góc bẹt có 2 tia phân giác.
_ Ghi nhận xét vào vở.
2. Cách vẽ tia phân giác:
a) VD : Hãy vẽ tia phân giác Ot của mOn = 64°
 n
 t
 64° 
 O m
Cách 1: Vẽ bằng thước đo góc:
_ Bước 1: Vẽ góc xOy
_ Bước 2: Tính số đo góc xOz
_ Bước 3: Vẽ tia Oz.
Cách 2: Vẽ bằng cách gấp giấy
_ Bước 1: Vẽ góc xOy vào giấy trong.
_ Bước 2: Gấp giấy sao cho cạch Ox trùng với cạnh Oy.
_ Bước 3: Vẽ tia phân giác theo nếp gấp đó.
_ Bảng phụ 3 ( vẽ 4 góc đã biết số đo, trong đó có 1 góc tù, 1 góc nhọn, 1 góc vuông và 1 góc bẹt) 
b) Nhận xét:
SGK_trang 86.
_ Cho HS đọc chú ý trong SGK_trang 86.
_ Yêu cầu HS vẽ đường phân giác của góc xAy trên bảng.
_ 1 HS đứng lên đọc.
_ HS cả lớp ghi vào vở.
_ 1 HS lên bảng vẽ đường phân giác.
_ HS cả lớp vẽ vào vở.
3. Chú ý: Đường thẳng chứa tia phân giác của góc là đường phân giác của góc đó.
 x 
 58°
 t’ A t
 58°
 y
Vậy đường thẳng t’t là đường phân giác của góc xAy.
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố: ( 10 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
_ Phát phiếu bài tập. Sau đó thu bài 1 vài HS, để các HS khác nhận xét và bổ sung.
_ Cho HS chơi trò chơi “Vui học” theo nhóm. 
Cả 2 nhóm cùng làm bài 30 trong SGK trang 87. Đối với từng nhóm, các bạn sẽ làm lần lượt, bạn trước làm xong sẽ đưa lại phấn cho bạn tiếp theo, mỗi bạn một bước:
+ Bước 1: Vẽ hình
+ Bước 2,3,4: làm câu a, b, c.
_ GV đánh giá bài làm của từng nhóm và chấm điểm theo nhóm.
_ Liên hệ ứng dụng tia phân giác với thực tế. (Vết chia bánh để được 2 phần bánh bằng nhau, thân máy bay, kim của cân khi cân thăng bằng)
_ HS làm bài cá nhân.
_ Các lớp lắng nghe giáo viên và sửa chữa, bổ sung.
_ HS chơi theo nhóm, chia lớp thành 2 nhóm.
(2 tổ/1 nhóm). Mỗi nhóm cử đại diện 4 bạn lên bảng chơi.
_ Chú ý quan sát.
Tranh, ảnh ứng dụng thực tế.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
	_ Tìm thêm các ứng dụng trong thực tế của tia phân giác.
_ Làm bài 31, 33, 34 trong SGK_trang 87.
_ Ôn lại kiến thức về góc, số đo góc, vẽ góc và học thuộc định nghĩa tia phân giác, cách vẽ tia phân giác của góc để tiết sau Luyện tập.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiaphangiac.docx