A-Mục tiêu: ( Như buổi 1)
- Tiếp tục ôn tập : Từ mượn và nghĩa của từ.
B- Chuẩn bị: GV: Soạn bài ,từ điển tiếng việt.
HS: Ôn tập.
Ngày soạn: Ngày giảng:6A: 6B : Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 Buổi 1- ôn tập tiếng việt (Phần từ) A-Mục tiêu bài học: 1-Kiến thức:- Hướng dẫn HS phương pháp học phân môn tiếng việt 6. -HS nắm kiến thức cơ bản phần từ và cấu tạo của từ tiếng việt,từ mượn và nghĩa của từ. 2-Tư tưởng: - Giáo dục HS ý thức sử dụng từ tiếng việt cho đúng . 3- Kỹ năng: - HS bíêt vận dụng lý thuyết làm các bài tập luyện tập. B- Chuẩn bị: - GV:Soạn bài - HS:Ôn tập C- Tiến trình dạy học: 1- Tổ chức: - Sĩ số: 2-Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của HS. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV hướng dẫn HS phương pháp học phân môn tiếng việt GV:Thế nào là từ? Phân biệt tiếng và từ? HS: cho ví dụ mỗi loại A. Phương pháp học phân môn tiếngviệt ( SGV T27->30) B. Nội dung ôn tập: I- Lí thuyết: 1 - Từ và cấu tạo của từ a- Khái niệm: ( SGK) b - Phân biệt tiếng và từ: b - Phân biệt tiếng và từ: - Tiếng là đơn vị cấu tạo từ, không dùng độc lập để đặt câu. + Về hình thức:- Tiếng là 1 lần phát âm. - Viết tách dời. + Về ý nghĩa: phần lớn tiếng đều có nghĩa ( Xe, máy, áo, ăn) - Một số tiếng có nghĩa nhưng không dùng độc lập để tạo câu,chỉ dùng để cấu tạo từ ( Thuỷ (nước) trong thuỷ triều) - Những tiếng có nghĩa hoặc đã mất nghĩa không dùng gắn chặt với những tiếng khác trong từ tạo nghĩa cho từ.( dưa hấu, ốc bươu, chùa chiền”) + Từ: Là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu. - Về cấu tạo: Dựa vào số tiếng trong từ người ta chia từ thành: Từ đơn và từ phức. 3- Nội dung ôn tập: * Sơ đồ cấu tạo từ: từ từ đơn từ phức (Chỉ gồm1 tiếng) (Gồm2 tiếng trở lên) Từ láy Từ ghép (Quan hệ về âm) (Quan hệ về nghĩa) * Lưu ý: + Có từ đơn cấu tạo hơn 1 tiếng( Bồ hóng,dã tràng, Ra-đi-ô.) -> Gọi là từ đơn đa âm tiết. + Có từ gồm 2 tiếng trở lên có quan hệ về âm thanh,hình thức của từ láy ( Ba ba,Cào cào,Châu chấu.) + Có từ ghép có tiếnh đã bị mất nghĩa hoặc không xác định được nghĩa ( Dưa hấu,Giấy má, Chợ búa.) * Luyện tập phần từ: 1- Bài tập1: Bài2(SGK-T14) Mẫu: -Theo giới tính: Ông bà -> Ông Bà ( Nam) (Nữ) -Theo thứ bậc: Cháu chắt -> Cháu Chắt (Trên) (Dưới) 2-Bài tập2: Xác định từ đơn,từ phức trong đoạn cuối văn bản " Sơn Tinh,Thuỷ Tinh" " Từ đó....rút quân về" - HS thảo luận ->GV gọi HS lên bảng điền từ đơn, từ phức(ghép,láy)vào bảng. 3-Bài tập3: Đặt câu với các từ: Khúc khích, non sông và phân tích. Mẫu: 1- Bạn Nam / cười khúc khích. CN VN 2-Non sông Việt Nam / tươi đẹp. CN VN 4- Bài tập 4: Cho các tiếng sau:Mát, xinh, đẹp. Hãy tạo ra các từ láy và đặt câu với chúng: Mẫu: Mát -> Mát mẻ. Thời tiết mấy hôm nay thật mát mẻ. 5-Bai tập5: Hãy cho biết tổ hợp từ Hoa Hồng nào trong câu sau là từ ghép? 1-ở vườn nhà em,hoa có rất nhiều màu: Hoa vàng, hoa tím, hoa hồng, hoa trắng. 2- Nhưng nhà em chưa có giống hoa hồng để trồng. - Giải: - Từ Hoa hồng trong câu 2 là từ ghép -> chỉ 1 loại hoa. - Không phải cứ hoa màu hồng thì gọi là hoa hồng.Hoa hồng có thể không có màu hồng. 6- Bài tập 6: Viết 1 đoạn văn tả cảnh giờ ra chơi có sử dụng các từ láy,từ ghép đã học. GV hướng dẫn HS làm bài và gọi lên trình bày. * Củng cố: Gv nhận xét giờ. Hướng dẫn HS về nhà: Học ôn lí thuyết và làm các bài tập luyện tập. Ngày soạn: Ngày giảng:6A: 6B : BUổI 2: ôn tập phần từ (Tiếp theo) A-Mục tiêu: ( Như buổi 1) - Tiếp tục ôn tập : Từ mượn và nghĩa của từ. B- Chuẩn bị: GV: Soạn bài ,từ điển tiếng việt. HS: Ôn tập. C Nội dung ôn tập: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV hướng dẫn HS ôn tập phần từ mượn. ? HS cho ví dụ Gv hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập. 2- Từ mượn: a- Khái niệm: (SGK) b- Nguồn gốc: - Chủ yếu mượn tiếng hán - Ngoài ra còn mượn ngôn ngữ khác ( Anh, Pháp.) c- Cách viết từ mươn: - Từ việt hoá ( Như từ thuần việt) - Từ chưa việt hoá ( Dùng gạch nối) - Giang sơn,Phụ nữ - Ra-đi-ô, Pê-đan... * Luyện tập phần từ mượn: 1-Bài 1: Đặt câu với từng từ trong các cặp từ dưới đây để thấy cách dùng khác nhau của chúng: Phu nhân/vợ, Phụ nữ/ đàn bà. + Mẫu: 1- Thủ tướng Nguyễn Tiến Dũng cùng Phu nhân đi tham quan Lào. 2- Ông cùng vợ đi thu hoạch lúa ở ngoài đồng. 2- Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với các từ mượn: 1- Cát tút = Vỏ đạn 2-Xi-rô = Nước ngọt 3- Pi-a-nô = Đàn 4- Địa cầu = Trái đất 3-Bài 3: Nhận xét về cách dùng các từ in đậm: 1- Hê-lô (Chào), đi đâu đấy? -> Lạm dụng từ nước ngoài -> khoe chữ. 2- Bai nhé! Si-ghên gặp nhau sau. 3- Nghĩa của từ: a- Khái niệm: (SGK T35) - Sơ đồ: hình thức -> Mặt âm thanh nghe được, ghi ở dang chữ viết nội dung -> Nghĩa của từ( sự vật,tínhchất quan hệ,hoạtđộng) b- Cách giải thích nghĩa của từ: - Trình bày khái niệm. - Đưa ra từ đồng nghĩa,trái nghĩa * Luyện tập nghĩa của từ: 1- Bài 1: Giải nghĩa các từ: Bàn, ghế, giường, tủ bằng cách nêu đặc điểm về hình dáng, chất liệu, công dụng. - Mẫu: 1- Bàn: Đồ dùng có mặt phẳng và chân làm bằng vật liệu cứng dùng để bày đồ đạc,sách vở,thức ăn. 2- Bài 2: Các từ chỉ màu đen: ô,mực,thâm, huyền. ? Tìm các từ kết hợp với chúng Có thể đổi chỗ được không? - Mẫu: Ngựa ô, Chó mực. -> Không thể đổi chỗ được vì: Không thể nói: Ngựa mực, Chó ô 3- Bài 3: GV hướng dẫn HS làm bài tập 5,6,7 ( Sách nâng cao Trang 35) 4- Bài 4: Đặt câu biết sử dụng từ mượn và nghĩa của từ cho phù hợp. GV hướng dẫn và gọi HS lên bảng làm bài. D- Củng cố: - Gv khái quát nội dung ôn tập: ? thế nào là từ mượn? Vì sao phải dùng từ mượn? ? Em hiểu nghĩa của từ như thế nào? - GV nhận xét giờ ôn tập. E- HDVN: - Ôn tập lí thuyết và làm bài tập luyện tập. - Tự đặt câu và viết đoạn văn biết sử dụng các từ đã học cho đúng. - Tiếp tục ôn: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Tài liệu đính kèm: