Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2011-2012 - Đào Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2011-2012 - Đào Thị Hà

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

-Nắm được đặc điểm của phó từ

-Các loại phó từ ( chia theo vị trí của chúng trong câu)

2. Kĩ năng: Bồi dưỡng cho học sinh nhận diện và sử dụng chính xác phó từ trong nói và viết

3. Giáo dục học sinh ý thức nắm vững chức năng của từ loại để vận dụng chính xác

 B.CHUẨN BỊ

1.Thầy: Nghiên cứu kĩ SGK- SGV, bảng phụ, bài tập vận dụng

2.Trò: Đọc trước bài trong SGK

C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Khởi động

a. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở ghi của học sinh

b. Giới thiệu bài mới:Nêu các từ loại đã học->dẫn vào bài

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

 

doc 149 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2011-2012 - Đào Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ Văn 6- Kỳ 2
Ngày soạn:20/12/2011
Tuần 19
Ngày giảng: 23/12/2011
Tiết 73, 74
Bài học đường đời đầu tiên
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
-Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.
-Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hsinh kĩ năng nghe đọc, miêu tả, kể chuyện.
3. Giáo dục cho học sinh biết sống tự tin, độc lập nhưng tránh khinh thường người khác, biết hối lỗi trước hành vi sai trái của mình
B. Chuẩn bị
1. Thầy: Nghiên cứu kĩ SGK- SGV, tranh Dế Mèn, ấn phẩm...
2.Trò: Đọc trước truyện, tìm hiểu đoạn trích theo hướng dẫn SGK
C.tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
b. Giới thiệu bài mới
- Cho hs qua sát tranh Dế Mèn
Con Dế Mèn mà các em vừa quan sát là 1 nhân vật chính trong cuốn truyện nổi tiếng " Dế Mèn.........." của nhà văn Tô Hoài. Nhà văn Tô Hoài viết những gì về Dế mèn. Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu điều đó
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
Nội dung
?Dựa vào chú thích dấu * nêu những nét nổi bật về tác giả
GV: Nhấn mạnh bổ sung 1 số ý cơ bản về bút danh ghi nhớ quê hương sông Tô Lịch, huyện Hoài Đức
- Ngoài truyện viết cho Dế Mèn ông còn viết nhiều truyện khác cho thiếu nhi; truyện cho người lớn; phong cách tác giả
- Nhấn mạnh về giá trị tác phẩm; " Dế Mèn" in nhiều lần, chuyển thể phim hoạt hình, múa rối, dịch ra nhiều thứ tiếng
 GV: Nêu yêu cầu đọc, đọc hào hứng, đoạn 2 chú ý ngôn ngữ đối thoại
- Giọng Mèn: trịch thượng, khó chịu
- Dế choắt: yếu ớt
Chị Cốc: đáo để, tức giận
GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi 3 em hsinh đọc tiếp hết văn bản
- Giải nghĩa 1 số từ khó nếu thấy cần thiết
? Nêu xuất xứ của văn bản ( chú ý vào phần chữ nhỏ, cuối phần chú thích dấu *)
GV: Tên văn bản do người biên soạn đặt tên, còn tên chương I của tác phẩm " tôi ngỡ ngược từ thủa nhỏ, 1 việc làm đáng ân hận"
? Qua việc soạn ở nhà, đọc tác phẩm, tóm tắt nội dung tác phẩm
 GV: Tóm tắt bổ sung chi tiết thiếu
GV: Tác phẩm nổi tiếng ông viết khi mới 21 tuổi, dựa vào những kỉ niệm tuổi thơ
?Xác định thể loại và phương thức biểu đạt?
? Nhân vật trong truyện có gì đặc biệt ( tên truyện là kí, thực ra là truyện đồng thoại, để các nhân vật trò truyện)
?Truyện được kể theo ngôi nào?
? Quan sát vào bức tranh SGK hình dung nhân vật nào của truyện, bắt đầu từ đoạn truyện nào thì thấy xuất hiện cả 2 nhân vật
? Đoạn đầu người khác kể về Mèn hay Mèn tự kể về mình
- Đọc thầm từ đầu đến vuốt râu
? Trong đoạn văn câu văn nào giới thiệu khái quát về hình dạng Dế Mèn( đọc to câu văn đó)
? Em hiểu thế nào là " cường tráng" có vẻ đẹp như thế nào
? Tìm chi tiết tiếp theo trong đoạn mô tả cụ thể về Dế Mèn
? Xác định những từ có tính chất gợi hình trong các chi tiết trên
-GV:gạch chân các tính từ có tính chất gợi hình
? Những từ trên thuộc loại từ nào
? Tính từ trên gợi hình dạng của Dế Mèn như thế nào
? Em thử thay thế các từ đồng nghĩa, gần nghĩa với các từ sau
+ cường tráng: khoẻ mạnh, to lớn, đẹp đẽ
+ hủn hoẳn: ngắn, cộc
? Qua thay đổi em cho nhận xét
? Tại sao cách dung từ này lại nhanh và chính xác( qua đó em nêu nhận xét của em về cách dùng từ của tác giả)
? Ngoài TT gợi tả, tác giả còn sử dụng từ nào gợi cử chỉ của Dế Mèn
GV: ghạch chân dưới các động từ cho giải nghĩa 1 số động từ: vũ: từ hán việt- múa lên; Phành phách ( từ láy) âm thanh mạnh mẽ nhanh
? Không chỉ dùng từ tác giả lựa chọn TT miêu tả ( theo em tác giả miêu tả tổng thể hình dáng cuả Dế Mèn hay vừ miêu tả hình dáng vừa miêu tả cử chỉ hành động)
? NV miêu tả đã làm hiện hình hình dáng chàng Dế mèn trong tưởng tượng của em như thế nào
GV: có thể nói đoạn văn vừa phân tích là 1 mẫu mực về tả loài vật bởi tác giả khéo léo kết hợp cùng 1 lúc nhiều thủ pháp NT gợi lên 1 chàng Dế mạnh khoẻ, cường tráng, đẹp đẽ
- Theo dõi vào văn bản " Tôi lấy làm hãnh diện.... cũng được rồi"
? Chi tiết nào ghi lại những hành động của Dế Mèn
? Hiểu thế nào là " cà khịa, ho he"
? Thuộc loại từ nào, nêu nhận xét của em về hành động Dế Mèn
? Hành vi thường thấy ở những kẻ có tính xấu nào
-GV kết hợp giáo dục HS
? Trong đoạn văn bản trên em thấy xuất hiện thêm nhân vật nào
? Nhân vật Dế Choắt có đặc điểm gì đặc biệt về ngoại hình
- HS: căn cứ vào văn bản tìm
? Qua từ ngữ mô tả Choắt hiện ra như thế nào, có điều gì trái với hình dạng của Dế Mèn
? Với những người bạn như thế ta nên có thái độ như thế nào
- HS thảo luận nêu ý kiến
? Mèn đối sử với Choắt ra sao gọi bạn như vậy ta thấy thái độ của Mèn với Choắt như thế nào
? Giúp em biết thêm gì về tính cách của Mèn
* Thuật lại đoạn Mèn trêu chị Cốc
- 1 hs thuật lại
? Liệt kê chi tiết miêu tả lời nói, cử chỉ, việc làm của Mèn từ đầu đến cuối câu chuỵên vừa thuật lại
? " chui tọt, thin thít, mon men" em hình dung thái độ của Mèn qua hành động trên
? Khi lên khỏi hang điều gì làm Mèn sửng sốt
? Suy nghĩ của em về lời khuyên của Dế Choắt
?Những biện pháp nghệ thuật đươc sử dụng?
? Kết thúc đoạn 2 là hình ảnh Mèn đứng lặng. Thử tưởng tượng xem Mèn nghĩ gì?
GV: Hình ảnh chàng Dế Mèn đứng lặng, suy nghĩ giờ lâu trước mộ của Dế Choắt thực sự rung động lòng người đọc, tỏng sự xót thương ân hận trước cái chết của bạn chắc chắn Dế mèn sẽ tự nhủ về bài học đường đời đầu tiên: chớ quen thói hung hăng, bậy bạ mà có hại vào thân
Hoạt động 3: Tổng kết
? Vì sao Dế Mèn gây nên tội lỗi
? Những đặc sắc về nghệ thuật kể, tả của Tô Hoài
-GV nhấn mạnh nội dung, nghệ thuật cơ bản.
- HS căn cứ vào chú thích nêu
- 3 em đọc
- HS nghe
- HS tóm tắt
nhân vật loài vật
- Ngôi kể: Số 1( xưng tôi)
- xđịnh bố cục của văn bản
- HS xác định
- khái quát: 1 anh chàng Dế thanh niên cường tráng
- HS giải nghĩa
- Cụ thể:
+ đôi càng mẫm bóng
+ vuốt: cứng, nhọn hoắt, đạp phanh phách
+ cánh: dài, vũ phành phạch
+ một mầu nâu, bóng mỡ
+ đầu to
+ răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm
+ hùng dũng
- HS xác định thuộc tính từ
- HS: dùng từ chính xác, độc đáo
- HS: chỉ ra động từ
- HS: tìm trong đoạn văn bản
- Đi đứng oai vệ, làm điệu bộ.....
- Tợn... cà khịa với mọi người trong xóm, quát, đá ghẹo.....ho he
- HS: 
+ cà khịa: gây sự, cãi lộn
+ ho he: im re, không dám làm gì
- 1 hs tóm tắt phần 2 văn bản
- HS: xác định
- Dế Choắt:
+ gầy gò, dài nghêu
+ cánh ngắn củn
+ càng bè bè, nặng nề
+ mặt mũi ngẩn ngẩn, ngơ ngơ
ð xấu xí, yếu ớt
- HS: nêu ý kiến, đối chiếu so sánh với hình ảnh Dế Mèn
- Dế Mèn: gọi bạn là Choắt, tôi coi thường gã
- Mèn rủ Choắt trêu chị Cốc béo xù
+ trước khi trêu: sợ gì, mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao ð tỏ vẻ anh hùng
+ sau khi trêu: chui tọt, sợ hãi, nằm im
- Kết quả: Choắt nằm thoi thóp, trăng trối lại, Mèn ân hận
- HS độc lập suy nghĩ
- HS khái quát từ thói hung hăng, hống hách, láo...
- HS khái quát lại giá trị nghệ thuật: thể loại, cách miêu tả, ngôi kể
- hs đọc ghi nhớ
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
-Tô Hoài- Nguyễn Sen (1920)- Hà Nội
- Giọng văn trầm ấm, tươi trẻ, đậm đà lòng yêu thương và trân trọng con người
2. Tác phẩm
- Vị trí: trích chương I " Dế Mèn......"
- Thể loại: truyện đồng thoại
- Phương thức: tự sự và miêu tả
- Bố cục: 2 phần
+ Mèn tự giới thiệu về mình + Mèn trêu chị Cốc
II.Đọc- hiểu văn bản
1. Mèn tự giới thiệu về mình
a. Hình dáng
- TT, ĐT, hình ảnh so sánh 
-Qua đó gợi lên 1 chàng Dế thanh niên khoẻ mạnh, hiên ngang, can đảm, tự tin, yêu đời, đẹp trai
b. Tính cách
- ĐT, TT, kể kết hợp với tả
- Kiêu căng, ngỗ ngược hay bắt nạt kẻ yếu
2. Mèn trêu chị Cốc
* Dế Mèn đối với Dế Choắt
 Là kẻ ích kỉ, tàn nhẫn
* Việc trêu chị Cốc
-Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, kể kết hợp với tả.
-Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình:ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình. 
III. Tổng kết
1.Nội dung:
Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta ân hận suốt đời.
2.Nghệ thuật:
-Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
-Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với trẻ thơ
-Sử dụng hiệu quả các phép tu từ
-Lựa chọn lời văn giầu hình ảnh, cảm xúc.
* Ghi nhớ SGK/11
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố- dặn dò
a. Luyện tập củng cố
- GV khái quát lại những nội dung cần ghi nhớ
- Đọc thêm trang 12
b.Dặn dò: 
- Cần chú ý học tập: cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất, vận dụng tính từ vào miêu tả
- Đọc kể lại văn bản
- Làm Btập 1- SGK/11
-Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
-Hiểu, nhớ được ý nghĩa, nghệ thuật cuả đoạn trích.
-Đọc trước bài Phó từ
**********************************************************
Ngày soạn: 24/12/2011
Tuần 19 tiết 75
Ngày giảng: 27/12/2011
Phó từ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
-Nắm được đặc điểm của phó từ
-Các loại phó từ ( chia theo vị trí của chúng trong câu)
2. Kĩ năng: Bồi dưỡng cho học sinh nhận diện và sử dụng chính xác phó từ trong nói và viết
3. Giáo dục học sinh ý thức nắm vững chức năng của từ loại để vận dụng chính xác
 B.Chuẩn bị 
1.Thầy: Nghiên cứu kĩ SGK- SGV, bảng phụ, bài tập vận dụng
2.Trò: Đọc trước bài trong SGK
C.tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở ghi của học sinh
b. Giới thiệu bài mới:Nêu các từ loại đã học->dẫn vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Lệnh: đọc mẫu trên bảng phụ
? Chỉ ra các từ in đậm, các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào
? Các từ được.... thuộc loại từ nào
? Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ
GV: Các từ thường đi kèm được với ĐT, TT và bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT còn gọi là phó từ. Vậy em hiểu thế nào là phó từ
- Gọi hs đọc ghi nhớ
Cho ví dụ và đặt câu
- 2 hs đọc mẫu
? Đọc các câu văn trong ví dụ a, b, c rồi tìm các phó từ bổ sung cho ĐT, TT in đậm
? Điền các phó từ vừa tìm được vào bảng phân loại
? Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc các loại trên
? Dựa vào bảng phân loại trên em hãy chỉ ra các phó từ thường gặp
- Gọi 2 hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
- 2 hs đọc
a. Đã đi....cũng ra...chưa
 ũ ũ
 ĐT ĐT
thấy ....thật lỗi lạc
 ũ
 TT
b. Soi gương được....rất ưa 
 ũ
 TT
nhìn....to ra......rất bướng
 ũ ũ
 TT TT
- 2 hs đọc và lấy ví dụ
a. lắm
b. đừng
c. không, đã, đang
PT đứng trước
PT đứng sau
chỉ qhệ thời gian
Vừa, mới
chỉ qhệ mức độ
rất, hơn
lắm
chỉ qhệ tiếp diễn
đã, đang
chỉ qhệ phủ định
không, chưa
chỉ qhệ cầu khiến
đừng, hãy
chỉ qhệ kquả- hướng
vào, trong
chỉ qhệ khả năng
được
-Đọc ghi nhớ.
I. Phó từ là gì?
Là những từ đi kèm với ĐT, TT và bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT 
* Ghi n ... của cỏc bạn .
Giỏo viờn trả bài cho học sinh ,cụng bố kết quả,giải đỏp thắc mắc của học sinh .
 A. Trả bài kiểm tra văn :
Hoạt động 1: Đề bài 
( Theo tuần 25 tiết 97)
Hoạt động 2 . Đỏp ỏn + Biểu điểm : 
 ( Theo tuần 25 tiết 97 )
Hoạt động 3 . Nhận xột bài làm của học sinh : 
1. Nhận xột chung :
a. Ưu điểm : 
- Cú đầy đủ bài kiểm tra .
- Một số bài trỡnh bày sạch đẹp .
- Biết vận dụng kiến thức vào làm bài .
 b. Nhược điểm : 
- Một số học sinh chưa biết làm bài tập trắc nghiệm .
 - Chữ viết quỏ xấu ,Trỡnh bày chưa khoa học .
 - Khụng nờu được những suy nghĩ và tõm trạng của người anh qua truyện ngắn “ Bức tranh”
2. Nhận xột cụ thể : 
a.Phần trắc nghiệm :
* Ưu điểm : Đa số học sinh biết cỏch làm ,nắm được kiến thức .
* Nhược điểm : Một số em cũn tẩy xoỏ nhiều ,khoanh hai đỏp ỏn một cõu.
b.Phần tự luận :
* Ưu điểm : 
- Một số em đó biết trỡnh bày rừ ràng ,mạch lạc ,rừ cỏc ý .
- Đa số học sinh đó khai thỏc đỳng nội dung ,một số em diễn đạt khỏ tốt .
 Nhiờn ,Tuấn , Nghĩa, Tõm ,Thảo,Thơm .....( lớp 6A )
 Hoàng Thu , Phan Thu Thu Hà, ....( lớp 6B )
 * Nhược điểm : 
 - Cũn nhiều em chưa nắm được bài học bài chưa kĩ . Dẫn đến khụng làm được bài .
 - Nhiều em khụng xỏc định được nội dung của văn bản , Khụng xỏc định được trọng tõm kiến thức bài học 
 - Nhiều em chưa nờu được những suy nghĩ của người anh khi đứng trước bức tranh của người em gỏi .
 - Nhiều em làm cũn thiếu chưa đầy đủ .
 - Diễn đạt cũn kộm ,từ ngữ chưa chớnh xỏc .
 Hoạt động 4 : Trả bài - Tổng hợp kết quả :
 Lớp 
TSHS
Điểm 7 - 8
Điểm
5 - 6
Điểm
3 - 4
 6A
 45
 6B
 43
B. Bài Tập làm tả ngưũi 
1. Đề bài : Hóy tả một người thõn mà em yờu quý.
2.Tỡm hiểu đề : 
- Phạm vi đề : miờu tả người thõn .
- Yờu cầu : tả lại 
 + Bằng lời văn của em.
3. Tỡm ý : 
- Tả người thõn mà em yờu quý.
- Để lại trong em những tỡnh cảm gỡ ?
II. Lập dàn ý .
1 Mở bài: (2 điểm.)
- Giới thiệu chung về người định tả .
 + Tờn + Quan hệ với người tả .
 + Tuổi + Tỡnh cảm của em đối với người được tả .
2. Thõn bài: ( 6 điểm )
 - Tả chi tiết về đối tượng ( hỡnh dỏng ,tớnh tỡnh ,sở thớch ...).
 3. Kết bài.( 1 điểm ) 
 - Khẳng định tỡnh cảm của em đối với người được tả .
III . Nhận xột bài làm của học sinh :
1 .Nhận xột chung .
a) Ưu điểm:
- Hầu hết học sinh nắm rừ và đỳng yờu cầu của đề. 
- Bước đầu cỏc em đó biết cỏch làm bài văn miờu tả người .
- Nội dung : Đảm bảo nội dung cơ bản của bài . 
- Một số em diễn đạt, dựng từ và sắp xếp ý tốt, diễn đạt mạch lạc, đảm bảo độ dài của bài viết .
 Vớ dụ : Nhiờn ,Chi,Hồng, Tõm, Danh..( Lớp 6A ).
 Hà ,Tuyết, Huyền Hương ,Thu , Phan Thu... ( Lớp 6B )
b) Nhược điểm :
- Nhiều em viết bài cũn sơ sài, chưa hoàn chỉnh bài văn, diễn đạt chưa hay .
- Viết chớnh tả sai nhiều, trỡnh bày cũn vụng về, chữ viết xấu, ẩu ,cầu thả. Bài viết cũn sai nhiều lỗi chớnh tả .
- Chưa biết lựa chọn những sự kiện điển hỡnh .
Vớ dụ : Bắc ,Hoan ,Huệ , Nga,Thiện ,Toàn .( Lớp 6A).
 Dõn, Xuõn Khỏnh , Mong , Quang ...(Lớp 6B )
2 .Nhận xột cụ thể : 
a . Bố cục : 
- Đa số viết đỳng bố cục 3 phần, một số em đó biết trỡnh bày rừ ràng ,mạch lạc,rừ ý.
- Vẫn cũn học sinh trỡnh bày 3 phần bằng cỏch gạch đầu dũng, nhiều em trỡnh bày chưa rừ ràng ,mạch lạc ,chưa rừ cỏc ý .
 Một số em sắp xếp bố cục chưa hợp lớ .
b. Nội dung :
- Đa số cỏc em đó biết miờu tả về người thõn .
- Chưa biết lựa chọn sự kiện điển hỡnh ,lộn xộn ;chưa rừ mục đớch của từng phần ( Mở bài ,Thõn bài , Kết bài ).
 - Cũn nhiều học sinh làm bài sơ sài,một số em cũn chưa biết cỏch trỡnh bày .
c. Diễn đạt .
 - Một số em diễn đạt tốt lời văn ngắn gọn dễ hiểu ,như bài của bạn :Trỳc, Thu ,Chinh ( Lớp 6B )
Nhiờn ,Chi,Hồng, Tõm ( Lớp 6A ).
- Nhiều em cũn diễn đạt lủng củng,tối nghĩa ,dài dũng .
như : Bắc, Chớnh , Thiện ,Thượng ( Lớp 6A )
 Chi, Lộc, Dũng ..... ( Lớp 6B )
IV- Đọc bài văn mẫu - trả bài .
1. Đọc bài văn mẫu 
a. Bài làm tốt 
-Bài mẫu của giỏo viờn . 
 b. Bài làm kộm : 
 Bắc ( Lớp 6A )
2. Trả bài : Kết quả :
 Lớp
TSHS
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
 6A
 45
 6B
 43
Hoạt động 5. Củng cố dặn dũ :
...............................................................................
Tuần: 30
Tiết : 117
ÔN TậP TRUYệN và Ký
 S :
 G :
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Nhận ra được và hình thành được những hiểu biết sơ bộ về các thể loại truyện và ký trong loại hình tự sự
Nhớ được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, ký hiện đại đã học
B - Trọng tâm: nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học
C - Phương pháp: Hỏi đáp
D - Chuẩn bị: Đọc lại các văn bản đã học
E - Các bước lên lớp: 
1) ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: Kể tên các tác phẩm (văn bản) mà em đã học và tác giả?
3) Bài mới: Giáo viên cho học sinh nêu lại tên và thể loại của tác phẩm, đoạn trích truyện, ký hiện đại đã học ở HK II
Câu 1: Giáo viên lập bảng thống kê. học sinh cùng Giáo viên xây dựng nội dung điền vào các cột 	 trong bảng:
STT
Tên tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Tóm tắt nội dung (đại ý)
1
Bài học đường đời đầu tiên
Tô Hoài
Truyện (đoạn trích)
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình
2
Sông nước Cà Mau (Trích: đất rừng Phương nam)
Đoàn Giỏi
Truyện ngắn (trích)
Cảnh quang độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp 2 bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập, trù phú họp ngay trên mặt sông
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tài năng hội họa, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và tự ti của mình
4
Vượt thác
Võ Quãng
Truyện (Đoạn trích)
Hành trình vượt sông Thu Bồn, vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước và 2 bên bờ; sức mạnh , vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác
5
Buổi học cuối cùng
An-phông-xơ-đô-đê
Truyện ngắn
Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng an-dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Hame qua cái nhìn và tâm trạng của be Ph.Răng 
6
Cô Tô
Nguyễn Tuân
Ký
Vẻ đẹp tươi sáng trong trẻo, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và 1 nét sinh động tấp nập, khẩn trương, nhộn nhịp của người dân trên đảo
7
Cây Tre Việt Nam
Thép Mới
Ký
Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt nam trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và trong chiến đấu. Cây Tre đã trở thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt nam
8
Lòng yêu nước
I-li-a-ê-ren-bua
Tùy bút – chính luận
Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật tầm thường, gần gũi, tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc
9
Lao xao (Trích: tuổi thơ im lặng)
Duy Khán
Hồi ký tự truyện (Trích)
miêu tả các loài chim ở miền quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hóa dân gian
Câu 2: Giáo viên cho học sinh lập bảng thống kê theo mẫu sau, đánh vào vị trí tương ứng ở các cột tiếp theo nếu thấy có yếu tố đó
Tác phẩm hoặc đoạn trích
Thể loại
Cốt truyện
Nhân vật
Nhân vật kể chuyện
* Những yếu tố thường có chung ở truyện và ký:
Truyện và phần lớn các thể ký đều thuộc loại hình tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện bức tranh đời sống bằng tả và kể là chính. Tác phẩm tự sự đều có lời kể, chi tiết, hình ảnh về thiên nhiên, con người, xã hội, thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể
Truyện phần lớn được dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả 
Trong truyện thường có cốt truyện, nhân vật. Còn trong ký thường có cốt truyện có khi không có cả nhân vật. Trong truyện và ký đều có người kể chuyện hay người trần thuật
Câu 3: Những cảm nhận của em về đất nước, cuộc sống và con người trong các tác phẩm 
Câu 4: Nhân vật em thích và nhớ nhất? Phát biểu cảm nghĩ
4) Củng cố: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
5) Dặn dò: bài học; Chuẩn bị “Cầu Long Biên – nhân chứng lịch sử”
F – Rút kinh nghiệm:
Tuần: 30
Tiết : 118
CÂU TRầN THUậT ĐƠN KHÔNG Có Từ Là
 S :
 G :
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Nắm được tác dụng của kiểu câu này
Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ là
B - Trọng tâm: Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là 
C - Phương pháp: Tích hợp, hỏi đáp
D - Chuẩn bị: 
E - Các bước lên lớp: 
1) ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là?
Kể tên các kiểu câu trần thuật đơn có từ là? ví dụ?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Gọi học sinh ví dụ trong SGK
Hãy xác định C_V trong ví dụ đó?
Vị ngữ của những câu trên thuộc từ hoặc cụm từ gì tạo thành?
Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định điền vào trước vị ngữ của các câu trên?
Từ đó, cho biết câu trần thuật đơn không có từ là, vị ngữ cấu tạo như thế nào? Vị trí của C_V?
Gọi học sinh đọc các ví dụ ở phần II 
Xác định C_V trong các câu đó?
Chọn 2 câu trên, câu nào điền vào đoạn văn đó được? Vì sao?
Câu a dùng để làm gì? Câu b dùng để làm gì?
Vậy câu miêu tả là câu như thế nào?
Câu tồn tại là câu như thế nào? Cho ví dụ?
- học sinh đọc
- học sinh lên bảng xác định
a. cụm tính từ 
b. cụm động từ 
a. không mừng lắm
b. không tụ họp ở góc sân
- học sinh đọc ghi nhớ
- học sinh lên bảng xác định
- b. vì tại cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn văn, nếu đưa CN lên đầu thì có nghĩa là nhân vật đó đã được biết từ lâu
-
- học sinh trả lời theo phần ghi nhớ
I - bài học:
1 – đặc điểm chung của câu trần thuật đơn không có từ là:
 SGK
ví dụ: 
Bóng cây Bàng // che mát cả sân trường
2 – Câu miêu tả và câu tồn tại:
a) Câu miêu tả: 
 Là những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái.. của sự vật nêu ở VN. Trong câu miêu tả CN đứng trước VN
 ví dụ: 
Bóng cây // trùm lên âu yếm sân trường
b) Câu tồn tại: 
 SGK
 ví dụ:
Dưới gốc tre, mọc lên // hai mầm măng
II - Luyện tập:
Bài 1: 
a) Bóng Tre // trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn à câu miêu tả 
dưới bóng Tre của ngàn xưa, thấp thoáng // mái đình, mái chùa cổ kính à câu tồn tại
Dưới bóng Tre xanh, ta // gìn giữ một nền văn hóa lâu đời à câu miêu tả 
Bên làng xóm tôi có // cái hang của Dế choắt à câu tồn tại
Dế Choắt // là tên tôi đã đặt cho nó một cách à câu miêu tả 
Dưới gốc Tre, tua tủa // những mầm măng à câu tồn tại
Măng // trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai à câu miêu tả 
Bài 2: Sân trường không ồn ào, các lớp học im lặng như tờ, bây giờ là giờ học thứ 2
4) Củng cố: Gọi học sinh đọc ghi nhớ
5) Dặn dò: Học bài; làm bài tập còn lại; Chuẩn bị “chữ

Tài liệu đính kèm:

  • docvan hay.doc