Giáo án Đại số Lớp 9 - Chương II - Năm học 2009-2010

Giáo án Đại số Lớp 9 - Chương II - Năm học 2009-2010

A. Mục tiêu

 - Kiến thức: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính giá trị của hàm số, kĩ năng vẽ đồ thị hàm số, kĩ năng “đọc” đồ thị.

 - Kĩ năng: Củng cố các khái niệm: “hàm sô”, “biến số”, “đồ thị hàm số”, hàm số đồng biến

 trên R, hàm số nghịch biến trên R

- Thái độ: Tư duy, quan sát dự đoán rút ra qui luật

B. Đồ dùng dạy học:

 GV: - Thước thẳng, compa, phấn màu, máy tính bỏ túi.

 HS: - Ôn tập các kiến thức có liên quan: “hàm số”, “đồ thị hàm số”, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến trên R.

 - Thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi.

C. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, quan sát, khái quát hoá, thực hành,.

D. Tổ chức dạy học:

I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:(15ph)

GV nêu câu hỏi kiểm tra

HS1: - Hãy nêu khái niệm hàm số. Cho 1 ví dụ về hàm số được cho bằng 1 CT.

HS2: Thế nào là hàm số đồng biến, nghịch biến? Để kiểm tra một hàm số là đồng biến hay nghịch biến ta làm như thế nào? Vận dụng kiểm tra xem hàm số y = -3x +2 là đồng biến hay nghịch biến trên R?

HS3: Chữa bài tập 2 (Sgk) - 3 HS lên bảng kiểm tra

- Dưới lớp theo dõi, nhận xét đánh giá bài làm của bạn.

III. Các hoạt động chính:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HOẠT ĐỘNG 1: LUYỆN TẬP (28 PHÚT)

1. Bài 4 tr45 SGK

GV đưa đề bài có đủ hình vẽ

GV cho HS hoạt động nhóm khoảng 6 phút

Sau gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày lại các bước làm.

 HS hoạt động

 nhóm

Đại diện một nhóm trình bày.

 

doc 25 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Chương II - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/10/09	Ngày dạy: 13/10/09
Chương II: Hàm số bậc nhất
Tiết 19: nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
A. Mục tiêu
* Kiến thức : HS được ôn lại và phải nắm vững các nội dung sau:
- Các khái niệm về “hàm số,” “biến số”; hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức.
- Khi y là hàm số của x, thì có thể viết y = f(x); y = g(x)... Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1, ... được kí hiệu là f(x0), f(x1)...
- Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ.
- Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R.
* Kĩ năng: Sau khi ôn tập, yêu cầu của HS biết cách tính và tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số; biết biểu diễn các cặp số (x; y) trên mặt phẳng toạ độ; biết vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = ax.
	-Thái độ: Cẩn thận trong vẽ hình, xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ.
B. Đồ dùng dạy học:
	GV: 	- Bảng phụ.
	HS:	- Ôn lại phần hàm số đã học ở lớp 7; Mang theo máy tính bỏ túi để tính nhanh giá trị của hàm số.
C. Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại gợi mở, quan sát, phân tích, khái quát hoá, thực hành,...
D. Tổ chức dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:
	1. Kiểm tra bài cũ:(1ph)
	Trả bài kiểm tra 1 tiết nhận xét về bài làm của HS
2. Bài mới:
	¯Giới thiệu bài:(2ph) : ở lớp 7 chúng ta đã được làm quen với khái niệm hàm số, một số khái niệm hàm số, khái niệm mặt phẳng toạ độ; độ thị hàm số y= ax. ở lớp 9, ngoài ôn tập lại các kiến thức trên ta còn bổ sung thêm một số khái niệm: hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến; đưêng thẳng song song và xét kĩ một hàm số cô thể y= ax + b (). Tiết học này ta sẽ nhắc lại và bổ sung các khái niệm hàm số 
III. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: khái niệm hàm số (20 phút)
Mục tiêu: Hs tái hiện lại được các khái niệm đã học về hàm số
Đồ dùng: SGK, bảng phụ
Cách tiến hành:
GV cho HS ôn lại các khái niệm về hàm số bằng cách đưa ra các câu hỏi:
- Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x?
- Hàm số có thể được cho bằng những cách nào?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu Ví dụ 1a); 1b) SGKtr42
HS: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x được gọi là biến số.
HS: Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức.
Ví dụ là: y là hàm số của x được cho bằng bảng. Em hãy giải thích vì sao y là hàm số của x?
HS: Vì có đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x, sao cho với mỗi gía trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y.
Ví dụ 1b (cho thêm công thức,
 y = ): y là hàm số của x được cho bởi một trong bốn công thức. Em hãy giải thích vì sao công thức y = 2x là một hàm số?
- Các công thức khác tương tự.
HS...
Trong bảng sau khi các gía trị tương ứng của x và y. Bảng này có xác định y là hàm số của x không? Vì sao?
HS: không, vì khi x = 3 thì có hai giá trị tương ứng của y là 6 và 4
HS ghi nhớ:
Nếu hàm số được cho bằng công thức 
y = f(x), ta hiểu rằng biến số x chỉ lấy những giá trị mà tại đó f(x) xác định.
ở ví dụ 1b, biểu thức 2x xác định với mọi giá trị của x, nên hàm số y = 2x, biến số x có thể lấy các giá trị tuỳ ý.
x
3
4
3
5
8
y
6
8
4
8
16
GV: Qua ví dụ trên ta thấy hàm số có thể được cho bằng bảng nhưng ngược lại không phải bảng nào ghi các giá trị tương ứng của x và y cũng cho ta một hàm số y của x.
- ở hàm số y = 2x + 3, biến số x có thể lấy các giá trị tuỳ ý, vì sao?
- ở hàm số y = , biến số x có thể lấy các gía trị nào? Vì sao?
- Hỏi như trên với hàm số y = 
- Công thức y = 2x ta còn có thể viết y = f(x) = 2x.
HS: Biểu thức 2x + 3 x/định với mọi giá trị của x.
HS: Biến số x chỉ lấy những giá trị xạ 0. Vì biểu thức không xác định khi x = 0.
HS: Biến số x chỉ lấy những giá trị x ³ 1
Hoạt động 2: Đồ thị của hàm số (10 phút)
Mục tiêu: Tái hiện lại khái niệm đồ thị hàm số 
Đồ dùng: SGK, bảng phụ
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm bài ?2. Kẻ sẵn 2 hệ toạ độ Oxy lên bảng (bảng có sẵn 
lưới ô vuông)
- GV gọi 2 HS đồng thời lên bảng, mỗi HS làm một câu a, b
- GV yêu cầu HS dưới lớp làm bài ?2 vào vở
Hoạt động 3: hàm số đồng biến, nghịch biến (10 phút)
Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến. Biết kiểm tra một hàm số cho trước là đồng biến hay nghịch biến trên TXĐ của nó
Đồ dùng: SGK, bảng phụ
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm ?3
+ Yêu cầu cả lớp tính toán và điền bút chì vào bảng ở SGK tr43.
Biểu thức 2x + 1 xác định với giá trị nào của x?
Hãy nhận xét: Khi x tăng dần các giá trị tương ứng của y = 2x + 1 thế nào?
GV: Hàm số y = 2x + 1 đồng biến trên tập R.
- Xét hàm số y = -2x + 1 tương tự.
HS điền vào bảng tr43 SGK
Biểu thức 2x + 1 xác định với mọi xẻR 
Khi x tăng dần thì các giá trị t/ ứng của y = 2x + 1 cũng tăng
- Biểu thức –2x + 1 xác định với mọi x ẻ R
- Khi x tăng dần thì giá trị t/ ứng của y = -2x + 1 giảm dần.
IV. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà:
1. Tổng kết: 
- Chốt lại các kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững
2. HDVN: 
	- Học kĩ các khái niệm: Hàm số, đồ thị hàm số, hàm số đồng biến, nghịch biến.
	- Bài tập số 1; 2; 3 tr44, 45 SGK. Số 1, 3 tr56 SBT.
_____________________________________________________
 Ngày soạn:18/10/09	Ngày dạy: 19/10/09
Tiết 20: luyện tập 
A. Mục tiêu
	- Kiến thức: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính giá trị của hàm số, kĩ năng vẽ đồ thị hàm số, kĩ 	năng “đọc” đồ thị.
	- Kĩ năng: Củng cố các khái niệm: “hàm sô”, “biến số”, “đồ thị hàm số”, hàm số đồng biến 
	trên R, hàm số nghịch biến trên R
Thái độ: Tư duy, quan sát dự đoán rút ra qui luật 
B. Đồ dùng dạy học:
	GV: 	- Thước thẳng, compa, phấn màu, máy tính bỏ túi.
	HS:	- Ôn tập các kiến thức có liên quan: “hàm số”, “đồ thị hàm số”, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến trên R.
	- Thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi.
C. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, quan sát, khái quát hoá, thực hành,...
D. Tổ chức dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:(15ph)
GV nêu câu hỏi kiểm tra
HS1: - Hãy nêu khái niệm hàm số. Cho 1 ví dụ về hàm số được cho bằng 1 CT.
HS2: Thế nào là hàm số đồng biến, nghịch biến? Để kiểm tra một hàm số là đồng biến hay nghịch biến ta làm như thế nào? Vận dụng kiểm tra xem hàm số y = -3x +2 là đồng biến hay nghịch biến trên R?
HS3: Chữa bài tập 2 (Sgk) 
- 3 HS lên bảng kiểm tra
- Dưới lớp theo dõi, nhận xét đánh giá bài làm của bạn.
III. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện tập (28 phút)
1. Bài 4 tr45 SGK
GV đưa đề bài có đủ hình vẽ
GV cho HS hoạt động nhóm khoảng 6 phút
Sau gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày lại các bước làm.
O
y
C
D
A
E
O
O
x
1
1
HS hoạt động
 nhóm
Đại diện một nhóm trình bày.
2. Bài số 5 tr45 SGK
GV đưa đề bài
 GV vẽ sẵn một hệ toạ độ Oxy lên bảng (có sẵn lưới ô vuông), gọi một HS lên bảng
1 HS đọc đề bài
HS quan sát mp toạ độ và vẽ nháp vài phút sau đó lên bảng
- 1 HS lên bảng làm câu a). 
Với x = 1 => y = 2 => C(1; 2) thuộc đồ thị hàm số y = 2x.
Với x = 1 => y = 1 => D(1; 1) thuộc đồ thị hàm số y = x 
 đường thẳng OD là đồ thị hàm số y = x, đường thẳng OC là đồ thị hàm số y = 2x
HS nhận xét đồ thị các bạn vẽ trên bảng
- HS làm câu b).
Toạ độ A(2;4), B(4;4)
- HS dùng định lí Py ta go để tính các độ dài OA, OB, còn AB = 2, từ đó suy ra chu vi DAOB
- HS tính diện tích DAOB theo phương pháp trừ diện tích
- GV yêu cầu em trên bảng và cả lớp 
làm câu a. Vẽ đồ thị của các hàm số 
y = x và y = 2x trên cùng 1 mặt phẳng 
toạ độ.
GV nhận xét........... 
3. Bài 6/46-SGK: Bảng phụ
Cho 2 hàm số y = 0,5 x và y = 0,5 x + 2
GV chuẩn bị sẵn bảng và gọi HS lên bảng điền sau khi dã thảo luận ở nhóm
Đại diện nhóm lên bảng điền:.......
x
-2,5
-2,25
-1,5
-1
0
1
1,5
2,25
2,5
y=0,5x
y=0,5x+2
HS nhận xét: 
 Các giá trị của hai hàm số luôn hơn kém nhau 2 đơn vị khi nhận cùng một giá trị của x
IV. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà:
1. Tổng kết: 
- Giáo viên chốt lại các kĩ năng cần thiết cho học sinh
2. HDVN: 	
	- Ôn lại các kiến thức đã học: Hàm số, hàm số đồng biến, nghịch biến trên R.
	- Làm bài tập về nhà: Số 7 tr45, 46 SGK. Số 4, 5 tr56, 57 SBT
	- Đọc trước bài “Hàm số bậc nhất”
	- Hướng dẫn bài 7: Cho x1 < x2, thay vào tính giá trị hàm số ta được: y1 = 3.x1, y2 = 3.x2. Sau đó căn cứ vào x1 < x2 để so sánh y1 và y2.
---------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn:18/10/09	Ngày dạy: 21/10/09
Tiết 21: hàm số bậc nhất
A. Mục tiêu
* Kiến thức: Yêu cầu HS nắm vững các kiến thức sau:
- Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b, a ạ 0.
- Hàm số bậc nhất y = ax + b luôn xác định với mọi giá trị của biến số x thuộc R.
- Hàm số bậc nhất y = ax + b đồng biến trên R khi a > 0, nghịch biến trên R khi a < 0/
- Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R.
* Kĩ năng: Yêu cầu HS hiểu và chứng minh được hàm số y = -3x + 1 nghịch biến trên R, hàm số 
y = 3x + 1 đồng biến trên R. Từ đó thừa nhận trường hợp tổng quát: Hàm số y = ax + b đồng biến trên R khi a > 0, nghịch biến trên R khi a < 0.
* Thái độ: HS thấy tuy Toán là một môn khoa học trừu tượng nhưng các vấn đề trong Toán học nói chung cũng như vấn đề hàm số nói riêng lại thường xuất phát từ việc nghiên cứu các bài toán thực tế.
B. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Hình vẽ sơ đồ chuyển động SGK
	- HS: MTBT	
C. Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại gợi mở, thực hành,...
D. Tổ chức dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:(5ph)
GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 Hàm số là gì? Hãy cho một ví dụ về hàm số được cho bởi công thức
- Một HS lên bảng kiểm tra
+ Nêu khái niệm hàm số tr42 SGK
III. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khái niệm về hàm số bậc nhất (15 phút)
Mục tiêu: Nêu được khái niệm hàm số bậc nhất, lấy được ví dụ cụ thể
Đồ dùng: SGK, bảng phụ
Cách tiến hành:
- Để đi đến định nghĩa hàm số bậc nhất, ta xét bài toán thực tế sau:
- GV đưa bài toán
- GV vẽ sơ đồ chuyển động như SGK và hướng dẫn 
- Một HS đọc to đề bài và tóm tắt.
8 km
Huế
Bến xe
Trung tâm Hà Nội
- GV yêu cầu HS làm ?2
?2 Điền bảng:
HS đọc kết quả để GV điền vào bảng ở bảng phụ
Một HS đọc lại định nghĩa
t
1
2
3
4
...
S = 50t + 8
58
108
158
208
...
- GV yêu cầu một HS đọc lại định nghĩa.
Hoạt động 2: Tính chất (22 phút)
Mục tiêu: Phát biểu được tính chất của hàm số bậc nhất, vận dụng để làm bài tập
Đồ  ... t; a = ; b ạ0
Ta thay a = ; x = 1; y = +5 vào PT được => b = 5
Vậy hàm số đó là y = 
Đại diện hai nhóm lên trình bày bài.
Bài 30 tr59 SGK
Hãy xác định toạ độ các điểm A, B, C
HS cả lớp vẽ đồ thị, một HS lên bảng trình bày
Vẽ 
b) A(-4; 0); B(2; 0); C(0; 2)
A
-4
O
B
2
x
C
y
tgA = 
=> A ằ 270
tgB = 
=> B = 450
C = 1800 – (A + B) = 1080
GV: Gọi chu vi của tam giác ABC là P và diện tích của tam giác ABC là S.
Chu vi tam giác ABC tính thế nào?
Nêu cách tính từng cạnh của tam giác?.
Tính P
Diện tích tam giác ABC tính thế nào?
Tính cụ thể.
c) HS làm dưới sự hướng dẫn của GV
HS trả lời, chữa bài
HS: P = AB + AC + BC
AB = AO + OB = 4 + 2 = 6(cm)
AC = (cm), BC = (cm)
Vậy P = ằ13,3 (cm)
(cm2)
O
D
B
-3
1
x
y
A
F
C
E
Bài 31 tr59 SGK
GV vẽ sẵn trên 
bảng phụ đồ thị các hàm số.
y = x + 1; y = ; 
 y = 
HS tính: tga = => a = 450
tgb = => b = 300
tgg = tgOFE = => g = 600
GV giới thiệu nội dung bài 26tr61 SBT
Ví dụ: y = -2x và y = 0,5x
có a.a’= (-2). 0,5 = - 1 nên đồ thị là hai đường thẳng vuông góc với nhau....
Hãy lấy ví dụ khác về hai đường thẳng vuông góc với nhau trên cùng một mặt phẳng toạ độ.
HS nghe GV giới thiệu
HS lấy ví dụ, chẳng hạn hai đường thẳng:
y = 3x + 3 và y 
IV. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà:
1. Tổng kết: 
- Chốt lại cho HS các kiến thức và kĩ năng cần ghi nhớ
2. HDVN
	- Tiết sau ôn tập chương II. HS làm câu hỏi ôn tập và ôn phần tóm tắt các kiến thức cần nhớ.
	- Bài tập về nhà số 32, 33, 34, 35, 36, 37 tr61 SGK.
	- Hướng dẫn các bài trên: cần nắm vững điều kiện để hai đường thẳng song song, cắt nhau, đồng biến, nghịch biến.
__________________________________________________________
Ngày soạn:22/11/09	Ngày dạy: 24/11/09
Tiết 29: ôn tập chương II
A. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của chương giúp HS hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn về các khái niệm hàm số, biến số, đồ thị của hàm số, khái niệm hàm số bậc nhất y = ax + b, tính đồng biến, nghịch biến của hàm số bậc nhất. Giúp HS nhớ lại các điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau, vuông góc với nhau.
- Kĩ năng: Giúp HS vẽ thành thạo đồ thị của hàm số bậc nhất, xác định được góc của đường thẳng y = ax + b và trục Ox, xác định được hàm số y =ax+ b thoả mãn điều kiện của đề bài.
	- Thái độ: Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong hoạt động, hợp tác
B. Đồ dùng dạy học:
	GV: 	- Bảng tóm tắt các kiến thức cần nhớ (tr60, 61 SGK)
	- Bảng phụ có kẻ sẵn ô vuông để vẽ đồ thị.
	- Thước thẳng, phấn màu, máy tính bỏ túi.
	HS:	- Ôn tập lí thuyết chương II và làm bài tập.
	- Bảng phụ nhóm, bút dạ, thước kẻ, máy tính bỏ túi.
C. Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại gợi mở, tổng hợp, khái quát, ...
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:(Lòng ghép trong bài)
III. Các hoạt động chính:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: ôn tập lý thuyết (14 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức đã học về mặt lý thuyết
Đồ dùng: SGK, bảng phụ
Cách tiến hành:
1. Nêu định nghĩa về hàm số
2. Hàm số thường được cho bởi những cách nào?
Nêu ví dụ cụ thể
3. Đồ thị của hàm số y = f(x) là gì?
4. Thế nào là hàm số bậc nhất?Cho ví dụ
5. Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ạ 0) có những tính chất gì?
Hàm số y = 2x; 	y = -3x + 3	
đồng biến hay nghịch biến? Vì sao?
6) Góc a hợp bởi đường thẳng
 y= ax + b và trục Ox được xác định như thế nào?
7) Giải thích vì sao người ta gọi a là hệ só góc của đường thẳng y = ax + b
8) Khi nào hai đường thẳng
y = ax + b (d) a ạ 0
và y = a’x + b’ (d’) a’ ạ 0
a) Cắt nhau
b) Song song với nhau
c) Trùng nhau
d) Vuông góc với nhau.
1) SGK
2) SGK
Ví dụ: y = 2x2 – 3
x
0
1
4
6
9
y
0
1
2
3
3) SGK
4) SGK
Ví dụ: y = 2x; 	y = -3x + 3
5) SGK
Hàm số y = 2x có a = 2 > 0 => Hàm số đồng biến
Hàm số y = -3x + 3 có a = -3 < 0
=> Hàm số nghịch biến
6) SGK có kèm theo hình 14 SGK
7) Người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng 
y = ax + b (a ạ 0) vì giữa hệ số a và góc a có liên
quan mật thiết. a > 0 thì góc a là góc nhọn
a càng lớn thì góc a càng lớn (nhưng vẫn nhỏ hơn 900): tga = a
a < 0 thì góc a là góc tù
a càng lớn thì góc a càng lớn (nhưng vẫn nhỏ hơn 1800). tga’ = = -a với a’ kề bù của a.
8) (d) cắt (d') ↔ a ạ a'
 (d) // (d') ↔ a = a' b ạ b'
 (d) trùng (d') ↔ a = a' b = b'
 Bổ sung d) (d) ^ (d’) ↔ a.a’ = -1
Hoạt động 2: Luyện tập (30 phút)
Mục tiêu: Củng cố cho học sinh các kĩ năng thực hành vận dụng các kiến thức đã học
Đồ dùng: SGK, bảng phụ
Cách tiến hành:
- GV cho HS hoạt động nhóm làm các bài tập 32, 33, 34, 35 tr61 SGK
Nửa lớp làm bài 32, 33
Nửa lớp làm bài 34, 35
- GV kiểm tra bài làm các nhóm, góp ý, hướng dẫn.
Sau khi các nhóm h/ đ khoảng 7 phút thì dừng lại
- GV kiểm tra thêm bài làm của vài nhóm.
- HS hoạt động theo nhóm.
- Bài làm của các nhóm
Bài 32
a) Hàm số y = (m – 1)x + 3 đồng biến 
Û m – 1 > 0 Û m > 1
b) Hàm số y = (5 – k)x + 1 nghịch biến
Û 5 – k 5
Bài 33. Hàm số y = 2x + (3 + m), y = 3x + (5 – m) đều là h/ số bậc nhất, đã có a ạ a’ (2 ạ 3)
Đồ thị của chúng cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung
Û 3 + m = 5 – m Û 2m = 2 Û m = 1
Bài 34. Hai đường thẳng y = (a –1)x+2 (a ạ 1) và y = (3 – a)x + 1 (a ạ 3) đã có tung độ gốc b ạ b’ (2 ạ 1). Hai đường thẳng song song với nhau.
Û a – 1 = 3 – a Û 2a = 4 Û a = 2
Bài 35. Hai đường thẳng y = kx +m – 2 (k ạ 0) và fy = (5-k)x + 4 – m (k ạ 5) trùng nhau
Đại diện bốn nhóm lần lượt lên bảng trình bày. HS lớp nhận xét, chữa bài.
- Tiếp theo GV cho toàn lớp làm bài 36 tr61 SGK để củng cố.
a) Với giá trị nào của k thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng áong song
b) Với giá trị nào của k thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng cắt nhau
c) Hai đường thẳng nói trên có thể trùng nhau được không? Vì sao?
HS trả lời miệng bài 36
a) Đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng song song Û k + 1 = 3 – 2k Û 3k = 2 Û k = 
b) Đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng cắt nhau.
c) Hai đường thẳng nói trên không thể trùng nhau, vì chúng có tung độ gốc khác nhau (3 ạ 1)
Bài 37 tr61 SGK
(Đề bài đưa lên bảng phụ)
GV đưa ra một bảng phụ có kẻ sẵn lưới ô vuông và hệ trục toạ độ Oxy
a) GV gọi lần lượt hai HS lên bảng vẽ đồ thị hai hàm số
y = 0,5x + 2 (1)
y = 5 – 2x (2)
HS làm bài vào vở
Hai HS lần lượt lên bảng xác định toạ độ giao điểm của mỗi đồ thị với hai trục toạ độ rồi vẽ đồ thị
y = 0,5x + 2	y = -2x + 5
x
0
-4
x
0
2,5
y
2
0
y
5
0
b) GV yêu cầu HS xác định toạ độ các điểm A, B, C
O
B
F
-4
A
5
2,6
C
1,2
2,5
b) HS trả lời miệng
A (-4; 0)
B(2,5; 0)
GV hỏi: Để xác định toạ độ điểm C ta làm thế nào?
d) Tính các góc tạo bởi đường thẳng (1) và (2) với trục Ox
GV hỏi thêm: Hai đường thẳng (1) và (2) có vuông góc với nhau hay không? Tại sao?
HS điểm C là giao điểm của hai đường thẳng nên ta có:
0,5x + 2 = -2x + 5Û 2,5x = 3 Û x = 1,2
Hoành độ của điểm C là 1,2
Tìm tung độ của điểm C
Ta thay x = 1,2 vào y = 0,5x + 2
y = 0,5 . 1,2 + 2 => y = 2,6
(Hoặc thay vào y = -2x + 5 cũng có kết quả tương tự). Vậy C (1,2; 2,6)
c) AB = AO + OB = 6,5 (cm)
Gọi F là hình chiếu của C trên Ox
=> OF = 1,2 và FB = 1,3.Theo định lý Py – ta – go
d) Gọi a là góc tạo bởi đ/ thẳng (1) với trục Ox tga = 0,5 => a ằ 26024’. Gọi b là góc tạo bởi đ/ thẳng (2) với trục Ox và b’ là góc kề bù với nó.
tgb’ = = 2 => b’ ằ 63026’
=> b ằ 1800 – 63026’ => b’ ằ 116034’
HS: Hai đường thẳng (1) và (2) có vuông góc với nhau vì có
a. a’ = 0,5. (-2) = -1 hoặc dùng định lý tổng ba góc trong một tam giác ta có:
ABC = 1800 – (a + b’)= 1800 – (26034’ + 63026’) = 900
IV. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà:
1. Tổng kết: 
- Nhấn mạnh cho học sinh các kiến thức, kĩ năng cần lưu ý
2. HDVN
	- Ôn tập lí thuyết và các dạng bài tập của chương.
	- Bài số 34, 35 tr62 SBT; 38 tr62 SGK. 
_______________________________________________________________________
Ngày soạn:29/11/09	Ngày dạy: 30/11/09
Tiết 30: kiểm tra chương II
A. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Kiểm tra HS cỏc kiến thức liờn quan đến hàm số bậc nhất như: vẽ đồ thị hàm số bậc nhất, xỏc định toạ độ giao điểm của hai đường thẳng và cỏc bài toỏn cú liờn quan.
- Kỹ năng: Tổng hợp cỏc kĩ năng đó cú về tớnh toỏn, vẽ đồ thị, nhận biết cỏc vị trớ tương đối của hai đường thẳng, kĩ năng trỡnh bày bài làm.
- Thỏi độ: Tớnh cẩn thận trong tớnh toỏn và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất, thật thà nghiờm tỳc trong kiểm tra .
B. Nội dung kiểm tra
I. Đề bài:
	Phần I: Trắc nghiệm khách quan:(4 điểm)
	Câu 1:(2 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước kết quả đúng.
	a) Điểm nào dưới đây thuộc đồ thị hàm số y = 2x - 5
	A. (- 2 ; - 1)	B. ( 3 ; 2 )	C. ( 1 ; - 3 )	D. ( 0 ; 5 )
	b) Cho hàm số . Tính f(-0,5) kết quả là:
	A. 	B. 	C. 1	D. 
	c) Hàm số nào dưới đây là hàm số bậc nhất?
 	A. 	B. 	C. 	D. 
 d) Hàm số nào dưới đây là hàm số nghịch biến?
	A. 	B. C. 	D. 
	 Câu 2:(2 điểm) Điền dấu “X” vào ô Đúng, Sai của các khẳng định
Khẳng định
Đúng
Sai
1) Nếu đồ thị của hàm số y = x – a đi qua điểm M(1 ; 3) thì a = -2 
2) Nếu đồ thị của hàm số y = 3mx + 1 đi qua điểm N(-2 ; 7) thì m = -1 
3) Nếu đồ thị hàm số y = ax -1 song song với đồ thị hàm số y = 2x thì a = 2
4) Nếu đồ thị hàm số y = -2x + 1 vuông góc với đồ thị hàm số y = ax – 2 thì
Phần II: Tự luận(6điểm)
 Câu 1:(4điểm) 
	a) Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ Oxy đồ thị các hàm số sau: y = -2x + 3 ; y = x + 2
	b) Tìm toạ độ giao điểm của hai đồ thị hàm số trên.
 Câu 2:(2 điểm) Cho hàm số y = (2 –m )x + m -1 (d)
Với giá trị nào của m thì hàm số là hàm số là hàm số bậc nhất.
Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến trên R.
Với giá trị nào của m thì đường thẳng (d) cắt đường thẳng y = x + 4 tại một điểm trên trục tung.
II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Phần I: Trắc nghiệm khỏch quan (4 điểm)
Cõu 1: Mỗi cõu đỳng 0,5 đ.
Cõu
a
b
c
d
Đỏp ỏn
C
B
D
C
Cõu 2: Mỗi cõu đỳng 0,5 đ.
Khẳng định 
1
2
3
4
Đỏp ỏn
Đ
Đ
Đ
Đ
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Cõu 1: (4đ)
a) 
Hàm số y = -2x + 3. (lập bảng 0,5 đ, vẽ đồ thị đỳng 1 đ)
x
0
1,5
y = -2x +3
3
0
Hàm số y = x + 2.(lập bảng 0,5 đ, vẽ đồ thị đỳng 1 đ)
x
0
-2
y = x + 2
2
0
b) Hoành độ giao điểm của hai đường thẳng là nghiệm của phương trỡnh
x + 2 = - 2x + 3 (0,5đ) . Thế x = vào hàm số y = x + 2 ta cú y = + 2 = .
Vậy toạ độ giao điểm là (;) (0,5đ)
Cõu 2:(2điểm) 
a) Hàm số là bậc nhất 
b) Hàm số đồng biến trờn R 
c) Đường thẳng d cắt y = x + 4 tại một điểm trờn trục tung 
Vậy với m = 5 thỡ đường thẳng d cắt y = x + 4 tại một điểm trờn trục tung . (0,25đ)
----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong 2 DS9(Lao cai).doc