I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Hiểu được thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn.
-Biết sắp xếp được công việc hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định.
2. Kỹ năng:
Làm việc khoa học, sáng tạo, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
3. Thái độ:
GD ý thức tổ chức bữa ăn theo quy trình hợp lý.
II.CHUẨN BỊ :
- G: + Tranh 1 số món ăn tiêu biểu.
+1 số thực đơn cho bữa ăn thường ngày, bữa tiệc.
-H: Tìm hiểu bài mới, đọc phần I/Xây dựng thực đơn.
III.PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề.
Tuần 28 - Tiết 56 Ngày dạy: Bài 22: QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Hiểu được thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn. -Biết sắp xếp được công việc hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định. 2. Kỹ năng: Làm việc khoa học, sáng tạo, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống gia đình. 3. Thái độ: GD ý thức tổ chức bữa ăn theo quy trình hợp lý. II.CHUẨN BỊ : - G: + Tranh 1 số món ăn tiêu biểu. +1 số thực đơn cho bữa ăn thường ngày, bữa tiệc. -H: Tìm hiểu bài mới, đọc phần I/Xây dựng thực đơn. III.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề. IV.TIẾN TRÌNH: 1.Ổn định: Kiểm diện 61: 63: 64: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giảng bài mới: Hoạt động của G và H Nội dung bài học *Hoạt động 1: Tìm hiểu về thực đơn. -H: Quan sát tranh 1 số món ăn. -G: Hãy kể tên các món ăn có trong tranh? (H: cơm gà, cá rán, sườn,). -G: Phân tích cấu tạo các món ăn mà H vừa quan sát, rồi rút ra khái niệm thực đơn. -G: Gọi H phát biểu khái niệm. -H: Quan sát 1 thực đơn mẫu: Có nhận xét gì về trình tự đựơc sắp xếp trong thực đơn? (H: các món ăn được sắp xếp theo 1 trình tự nhất định). =>G giải thích món ăn trước – sau và ăn kèmnhằm phản ánh phong tục, tập quán; thể hiện sự dồi dào, phong phú về thực phẩm. Mục đích của việc chuẩn bị thực đơn để bữa ăn hàng ngày sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học. *Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên tắc xây dựng thực đơn. +Bữa ăn thường ngày ở gia đình em gồm những món ăn gì? Bao nhiêu món? +Bữa tiệc, liên hoan, thường dùng những món gì? -H: Xem tranh 1 số món ăn thường ngày và món ăn trong bữa tiệc (H3/Sgk 26-27). -G: Khái quát 1 số món ăn có trong thực đơn. +Trong thực đơn, món ăn chính được hiểu như thế nào? (H: các món ăn tiêu biểu trong thực đơn, trừ món tráng miệng). +Bữa ăn thường ngày gồm những món gì? Cơ cấu thực đơn ra sao? +Bữa liên hoan, chiêu đãi thường gòm những món ăn gì? Cơ cấu thực đơn? =>G: Cơ cấu thực đơn gồm: món khai vị, món sau khai vị, món ăn chính, món ăn thêm, món tráng miệng và đồ uống. Thực đơn (theo 3 nguyên tắc) thể hiện tính hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế người xây dựng thực đơn. I.Xây dựng thực đơn: 1.Thực đơn là gì? Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn. 2.Nguyên tắc xây dựng thực đơn: -Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn. -Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn. -Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế. 4.Củng cố – Luyện tập: -G hệ thống lại nội dung phần I. +Thực đơn là gì? (H:bảng ghi lại các món ăn). +Muốn tổ chức tốt bữa ăn, ta cần phải làm gì? (H:...phải xây dựng thực đơn). +Có mấy nguyên tắc để xây dựng thực đơn? (H: có 3 nguyên tắc). -G: gọi 1,2 H nhắc lại 3 nguyên tắc xây dựng thực đơn, không nhìn vở. 5.Hướng dẫn về nhà: -Học bài và xem tiếp nội dung phần II/Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. -Sưu tầm 1 số thực đơn thường ngày, thực đơn dùng cho các bữa ăn liên hoan, chiêu đãi. V.RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: