Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012

A. Mục tiêu cần đạt:

 - HS ôn lại những kiến thức về văn bản và phương thức biểu đạt

- Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học, chuẩn bị kiến thức cho bài mới

B.Chuẩn bị:

-Thầy: Nghiên cứu sách giáo khoa - tư liệu tham khảo.

-Trò: Đọc sách giáo khoa, xem lại kiến thức đã học.

C.Tổ chức các hoạt động:

 *Ổn định tổ chức: Sĩ số:

 *Kiểm tra: Vở ghi; sách giáo khoa; việc chuẩn bị đồ dùng học tập.

 *Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

HĐ1: Khởi động - GTB

HĐ2: Ôn tập kiến thức lý thuyết trọng tâm

? Hãy cho biết văn bản là gì?

? Hãy kể tên sáu văn bản thường gặp?

HĐ3: Luyện tập:

Bài tập 1: Câu ca dao:

 Cây xanh thì lá cũng xanh

 Cha mẹ hiền lành , để đức cho con.

Có phải là văn bản không?Tại sao?

? Mục đích giao tiếp của VB là gì?

Bài tập 2:

Hãy nêu tên một tác phẩm tự sự và giải thích tại sao gọi tác phẩm ấy là văn bản tự sự.

BT3:

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

 ”Bấy giờ, ở vùng núi phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đát Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điên Long Trang.”

? Đoạn trích thuộc kiểu VB nào?

? Sự việc chính được kể trong đoạn văn trên là gì?

Bài tập 4:

Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 5, em hãy viết 1 đoạn văn tự sự, kể về 1 câu chuyện em đã học hoặc đã đọc, bằng lời văn của em.

HS làm bài - nhận xét - GV nhận xét chung.

I. Lý thuyết

1. VB là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thưc biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cả, nghị luận, thuyếtminh, hành chính công vụ.

2.Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng:

- Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc

- Miêu tả: tái hiện trạng thái sự vật, con người.

- Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

- Nghị luận:nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận.

- Thuyết minh: giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.

- Hành chính - công vụ: trình bày ý muốn, quyết định nào đó thể hiện quyền hạn trách nhiệm giữa người với người.

II. Bài tập:

*)Bài tập 1:

- Là VB biểu cảm

- PTBĐ: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

*)Bài tập 2:

*)Bài tập 3:

- VB tự sự

- Lạc Long Quân và Âu Cơ trở thành vợ chồng.

*)Bài tập 4:

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20 – 08 - 2011
 Ngày giảng : 22 – 08 – 2011
Tuần 2 – Tiết 4: Phần: Tiếng Viêt
ôn tập về từ và cấu tạo của từ tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt:
 - HS ôn lại những kiến thức về từ và cấu tạo củatừ tiếng việt
- Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học, chuẩn bị kiến thức cho bài mới
B.Chuẩn bị: 
-Thầy: Nghiên cứu sách giáo khoa - tư liệu tham khảo.
-Trò: Đọc sách giáo khoa, xem lại kiến thức đã học.
C.Tổ chức các hoạt động: 
	*ổn định tổ chức: Sĩ số: 
	*Kiểm tra: Vở ghi; sách giáo khoa; việc chuẩn bị bài.
	*Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung
HĐ1: Khởi động - Giới thiệu bài
HĐ2: Ôn tập 
( Kiến thức trọng tâm)
? Nêu khái niệm về từ TV?
? Nêu những hiểu biết của em về cấu tạo của từ TV
Từ phức được chia làm mấy loại? 2 loại
HĐ3: Luyện tập
BT1: (BT4 - SGK NV6 ( 15)
BT2: Hoạt động nhóm
Nhóm 1: Tìm từ láy tả tiếng cười 
VD: khanh khách
Nhóm 2: Tìm từ láy tả tiếng nói 
VD: ồm ồm
Nhóm 1: Tìm từ láy tả dáng điệu 
VD: lom khom
( GV gọi 3 nhóm, mỗi nhóm 5 em lên tìm nhanh các từ láy)
BT3: Điền từ ở cột A vào cột B sao cho thích hợp
A
B
a. chập chững
1. Độ này da dẻ cụ có vẻ .............hơn trước.
b. khanh khách
2. Nói xong, cậu bé oà khóc......
c. nức nở
3. Chim hót....... trong vườn
d. hồng hào
Tiếng cười ...........vang lên
e. Liú lo
5. Cậu bé ..........tập trong sân nhà.
BT4:Hãy xếp từ ghép và từ láy gạch chân trong đoạn văn sau:
 “ Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi trên sông Hồng. Cũng từ đóhằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ mở hội.
BT5: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn 5 => 7 câu trong đó có sử dụng từ ghép và từ láy?
HS làm bài, trình bày bài viết - nhận xét
I.Lý thuyết:
1. Khỏi niệm về từ:
- Từ là đơn vị ngụn ngữ nhỏ nhất dựng để đạt cõu.
2. Cấu tạo từ TV
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ TV có thể chia làm hai loại lớn: từ đơn và từ phức
+ Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng
+ Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
- Từ ghép là những từ giữa các tiếng không có quan hệ láy âm.
- - Từ láy là những từ giữa các tiếng có quan hệ láy âm.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
- Từ láy thút thít miêu tả tiếngkoc của con người.
- Những từ láy khác có cùng tác dụng miêu tả dố là:rưng rức, nức nở, sụt sùi.
Bài tập 2.
a. Tả tiếng cười:khanh khách, khúc khích, ha hả, sằng sặc, hô hố.
b. Tả tiếng nói: ồm ồm, thỏ thẻ, lè nhe, khàn khàn.
c. Tả dáng điệu: lom khom, nghênh ngang, lả lướt, ngông nghênh...
Bài tập 3:
1d, 2c, 3e , 4b, 5a.
Bài tập 4: 
Từ ghép: ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi
Từ láy: nô nức
HĐ4: củng cố – dặn dò.
 *Củng cố: - GV hệ thống bài.
 - Nhắc lại các KT đã học
 *Dặn dò: - Học bài, xem ôn lại các bài TV đã học ở lớp 5.
 - Chuẩn bị bài soạn bài ở nhà.
 Ngày soạn: 21 – 08 - 2011
 Ngày giảng : 23 – 08 – 2011
Tuần 2 – Tiết 5: Phần: Tập làm văn
Bài tập về Giao tiếp,văn bản và phương thức biểu đạt
A. Mục tiêu cần đạt:
 - HS ôn lại những kiến thức về văn bản và phương thức biểu đạt
- Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học, chuẩn bị kiến thức cho bài mới
B.Chuẩn bị: 
-Thầy: Nghiên cứu sách giáo khoa - tư liệu tham khảo.
-Trò: Đọc sách giáo khoa, xem lại kiến thức đã học.
C.Tổ chức các hoạt động: 
	*ổn định tổ chức: Sĩ số: 
	*Kiểm tra: Vở ghi; sách giáo khoa; việc chuẩn bị đồ dùng học tập.
	*Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động - GTB
HĐ2: Ôn tập kiến thức lý thuyết trọng tâm
? Hãy cho biết văn bản là gì?
? Hãy kể tên sáu văn bản thường gặp?
HĐ3: Luyện tập:
Bài tập 1: Câu ca dao:
 Cây xanh thì lá cũng xanh
 Cha mẹ hiền lành , để đức cho con.
Có phải là văn bản không?Tại sao? 
? Mục đích giao tiếp của VB là gì?
Bài tập 2:
Hãy nêu tên một tác phẩm tự sự và giải thích tại sao gọi tác phẩm ấy là văn bản tự sự.
BT3:
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
 ”Bấy giờ, ở vùng núi phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đát Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điên Long Trang...”
? Đoạn trích thuộc kiểu VB nào?
? Sự việc chính được kể trong đoạn văn trên là gì?
Bài tập 4:
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 5, em hãy viết 1 đoạn văn tự sự, kể về 1 câu chuyện em đã học hoặc đã đọc, bằng lời văn của em.
HS làm bài - nhận xét - GV nhận xét chung.
I. Lý thuyết
1. VB là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thưc biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cả, nghị luận, thuyếtminh, hành chính công vụ. 
2.Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng:
- Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc
- Miêu tả: tái hiện trạng thái sự vật, con người.
- Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- Nghị luận:nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận.
- Thuyết minh: giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.
- Hành chính - công vụ: trình bày ý muốn, quyết định nào đó thể hiện quyền hạn trách nhiệm giữa người với người.
II. Bài tập:
*)Bài tập 1: 
- Là VB biểu cảm
- PTBĐ: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
*)Bài tập 2:
*)Bài tập 3:
- VB tự sự
- Lạc Long Quân và Âu Cơ trở thành vợ chồng.
*)Bài tập 4:
HĐ4: Củng cố – dặn dò.
 *Củng cố: - GV hệ thống bài.
 - Nhắc lại các KT đã học
 *Dặn dò: - Học bài, xem ôn lại các kiến thức TLV đã học ở lớp 5.
 - VN hoàn thiện các bài tập.
 Ngày soạn: 24 – 08 - 2011
 Ngày giảng : 26 – 08 – 2011
Tuần 2 – Tiết 6: Phần: Tiếng Viêt
ôn tập văn bản truyền thuyết
A. Mục tiêu cần đạt:
 - HS ôn lại những một số văn bản truyền thuyết đã học, hiểu được định nghĩa về truyền thuyết. 
- Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học, chuẩn bị kiến thức cho bài mới
B.Chuẩn bị: 
-Thầy: Nghiên cứu sách giáo khoa - tư liệu tham khảo.
-Trò: Đọc sách giáo khoa, xem lại kiến thức đã học.
C.Tổ chức các hoạt động: 
	*ổn định tổ chức: Sĩ số: 
	*Kiểm tra: Vở ghi; sách giáo khoa; việc chuẩn bị đồ dùng học tập.
	*Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động - GTB
HĐ2: Ôn tập một số kiến thức trọng tâm.
? Chúng ta đã học một số truyện truyền thuyết, vậy em hiểu truyền thuyết là gì?
Tuy vậy truyền thuyết không phải là lịch sử, bởi đây là truyện, là tác phẩm nghệ thuật dân gian, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo và thường “lý tưởng hoá” sự vật, sự kiện và nhân vật....
? Kể tên các truyền thuyết đã học?
Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, Bánh giầy; Thánh Gióng.
? Nêu ý nghĩa của các truyền thuyết đã học ?
? Vì sao người Việt Nam đều tự hào là Con Rồng, cháu Tiên? Vì đó là nguồn gốc lâu đời, cao thượng của mỗi chúng ta.
? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? ý nghĩa của sự việc này?
? ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng?
? Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử nào?
Tại sao hội thi thể thao trong ngành giáo dục, trong các trường phổ thông lại mang tên Hội khoẻ Phù Đổng?
Cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm
? Viết đoạn văn ngắn tóm tắt một trong những văn bản truyền thuyết đã học.
1. Truyền thuyết là gì?
- Truyền thuyết là những truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, quá khứ. Chính vì thế truyền thuyết có cơ sở lịch sử, cốt lõi lịch sử. Nhiều truyền thuyết thực ra là các thần thoại đã được lịch sử hoá.
-Truyền thuyết sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, kì vĩ hoá, tô đậm tính phi thường cao đẹp của đối tượng, làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn...
- Cốt lõi lịch sử đã được kì ảo hoá theo tưởng tượng, nhận thức, đánh giá và mơ ước của nhân dân...
2. Một số truyền thuyết đã học:
a. Con Rồng, cháu Tiên:
Giải thích nguồn gốc cao đẹp của dân tộc Việt Nam,đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết quý báu giữa mọi người trên khắp đất nước.
b. Bánh chưng bánh giầy: 
- Vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nhà nông và thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta.
c. Thánh Gióng:
 Ca ngợi người anh hùng làng Gióng , thể hiện sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong việc chống ngoại xâm; phản ánh ước mơ của nhân dân: có sức mạnh vô địch để bảo vệ vững chắc cuộc sống thanh bình của đất nước.
VD: Tóm tắt truyện Con Rồng cháu Tiên
 Thần Rồng Lạc Long Quân kết duyên cùng thần tiên Âu Cơ. Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm người con trai. Vợ chồng chia con 50 con theo cha xuông biển 50 con theo mẹ lên núi. Hẹn khi có việc thì cùng giúp đỡ nhau. Người con trưởng theo Âu Cơ được lập làm vua, hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Cha chết nhườngngôi cho con trưởng, các đời sau nối ngôi lấy hiệu là Hùng Vương. Người Việt Nam tự hào làcon cháu các vua Hùng, có chung nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.
HĐ4: Củng cố – dặn dò.
 *Củng cố: - GV hệ thống bài.
 - Nhắc lại các KT đã học
 *Dặn dò: - Học bài, xem ôn lại các truyền thuyết đã học
 - VN đọc thêm các VB truyền thuyết.
 Ngày soạn: 24 – 08 - 2011
 Ngày giảng : 26 – 08 – 2011
Tuần 2 – Tiết 7: Phần: Tiếng Viêt
ôn tập Về từ mượn
A. Mục tiêu cần đạt:
 - HS ôn lại những kiến thức về từ mượn đã học.
- Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học, thực hành tốt các bài tập về từ mượn.
B.Chuẩn bị: 
-Thầy: Nghiên cứu sách giáo khoa - tư liệu tham khảo.
-Trò: Đọc sách giáo khoa, xem lại kiến thức đã học.
C.Tổ chức các hoạt động: 
	*ổn định tổ chức: Sĩ số: 
	*Kiểm tra: Vở ghi; sách giáo khoa; việc chuẩn bị đồ dùng học tập.
	*Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động - GTB:
HĐ2: Ôn tập kiến thức trọng tâm
? Các em đã tìm hiểu về từ mượn. Vậy hãy nhắc lại thế nào là từ mượn:
? Nêu cách viết từ mượn?
HĐ3: Luyện tập
Bài tập 1: Những từ nào trong cặp từ dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong hoàn cảnh nào? Với những đối tượng giao tiếp nào?
a. Bạn bè tới tấp phôn/ gọi điện đến.
b.Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.
c. Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà. 
? Không nên dùng trong các trường hợp nào?
Bài tập 2: Trong hai cách dùng sau, cách nào hợp lý hơn? Tại sao?
Cách 1: Ngày 28 / 10 vừa qua, chúng ta đã tổ chức thành công lễ hội văn hoá ẩm thực của các dân tộc Tây Bắc.
Cách 2: Ngày 28 / 10 vừa qua, chúng ta đã tổ chức có kết quả tốt lễ hội văn hoá ăn uống của các dân tộc Tây Bắc.
Bài tập 3: Chính tả ( nghe, viết) bài Thánh Gióng ( Từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay tại quê nhà)
Khi viết cần chú ý:
- l/n: lúc, lều, lớp, lửa, lại, lập/ núi, nơi, này.
- s: sứ giả, tráng sĩ, sắt, Sóc Sơn.
Bài tập 4: Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng Thánh Gióng trong đó có sử dụng từ mượn.
HS làm bài
- Trình bày bài viết
- HS nhận xét - GV nhận xét, bổ sung.
I. Ôn tập lý thuyết:
1. Thế nào là từ mượn?
- Từ mượn là những từ của một ngôn ngữ khác mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị nên được nhập vào TV và dùng theo quy tắc của TV. Đây là một trong những cách làm giàu TV. Việc vay mượn như thế chính là một biện pháp tích cực làm cho vốn từ trong TV được đầy đủ thêm, phong phú thêm.
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong TV là từ mượn tiếng Hán, ngoài ra, TV còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga
2. Cách viết từ mượn:
- Đối với từ mượn đã được Việt hoá viết như từ thuần Việt.
- Đối với những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Các từ mượn: phôn, fan, nốc ao.
- Dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật với bạn bè, người thân, cũng có thể dùng để viết tin, đăng báo.
- Không nên dùng trong các trường hợp có nghi thức trang trọng như ngoại giao, hội nghị.
Bài tập 2:
- Cách dùng thứ nhất tốt hơn vì đã sử dụng từ Hán Việt: ẩm thực, thành công để biểu thị sắc thái trang trọng.
Bài tập 3:
Bài tập 4:
HĐ4: Củng cố – dặn dò.
 *Củng cố: - GV hệ thống bài.
 - Nhắc lại các KT đã học
 *Dặn dò: - Học bài, xem ôn lại các kiến thức đã học
 - VN đọc thêm từ điển Hán Việt để hiểu nghĩa các từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIao an chieu 6 rat hay.doc