Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 67 đến 70 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 67 đến 70 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1.MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức: Giúp HS:

- HS biết và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bật lương y chân chính.

-HS biết được đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với cách viết kí.

1.2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản, tập kể lại chuyện sáng tạo dựa trên một câu chuyện đã được đọc, được nghe.

-Kĩ năng phân tích các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh.

1.3.Thái độ:

- Giáo dục HS lòng nhân ái, biết quan tâm giúp đỡ người khác.

2.TRỌNG TÂM:

Tình huống gay cấn của truyện toát lên phẫm chất cao đẹp của vị Thái y.

3.CHUẨN BỊ:

3.1.GV: Tranh “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, bảng phụ.

3.2.HS: học bài, làm bài tập, đọc- kể văn bản.

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:

4.2.Kiểm tra miệng:

Câu 1:

 Em hãy kể tóm tắt văn bản “Mẹ hiền dạy con”?

ĩ HS kể.

ĩ GV treo bảng phụ.

Câu 2:

 Lời nhận xét nào là đúng nhất về truyện “mẹ hiền dạy con”?

 A. Truyện thể hiện tình thương của người mẹ đối với đứa con.

 B. Truyện thể hiện lòng yêu kính của con đối với mẹ.

 C. Truyện đề cao tình mẫu tử thiêng liêng.

 D. Truyện nêu lên những bài học sâu sắc về việc dạy con sao cho nên người.

 

doc 19 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 67 đến 70 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15 - Tiết 67	
Tuần dạy: 18
MẸ HIỀN DẠY CON
(Ôn Như NGUYỄN VĂN NGỌC và Tử An TRẦN LÊ NHÂN biên dịch)
Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS:
- Biết được những sự việc chính trong truyện.
	- HS có những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử.
-Hiểu thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
-Ý nghĩa của truyện.
	- Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép chuyện thật ) thời trung đại.
Kĩ năng:
	- Đọc hiểu văn bản.
-Rèn kĩ năng kể chuyện sáng tạo.
-Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.
Thái độ:
	- Giáo dục HS về tình cảm mẹ con , về ý thức học tốt và ý thức về việc: môi trường sống có ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách con người. 
2. TRỌNG TÂM:
	-Phương pháp dạy con và tấm lòng người mẹ thầy Mạnh Tử.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Tranh “Mẹ hiền dạy con”, bảng phụ.
3.2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa truyện.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: 	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:
Nêu các thể loại truyện dân gian mà em đã học? Kể tên một số truyện tiêu biểu của từng thể loại? 
Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Em bé thông minh, Thầy bói xem voi, Treo biển 
Câu 2:
So sánh sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười?
HS so sánh, GV nhận xét, ghi điểm.
Câu 3:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay?
ĩHS trình bày, GV nhận xét, chuyển ý giới thiệu bài mới.
4.3.Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Các em đã được tìm hiểu về truyện Trung đại qua văn bản “ Con hổ có nghĩa”. Để giúp các em nẵm vững kiến thức về thể loại truyện này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài “Mẹ hiền dạy con”.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc.
ĩ GV đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.	
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản	
Quá trình dạy con của người mẹ diễn ra qua mấy sự việc ? Là những sự việc nào?
Năm sự việc: dời nhà từ khu vực nghĩa địa đến ở gần chợ, dời nhà từ nơi gần chợ đến ở gần trường học, mua thịt lợn cho con ăn, cắt đứt tấm vải đang dệt.
Ở ba sự việc đầu, người mẹ đã dạy con theo cách nào?	 
Hai lần bà mẹ quyết định dời nhà đến những nơi khác là những lần nào?	 
Tại sao cả hai lần dời nhà đó, người mẹ của Mạnh Tử đều nói “chỗ này không phải chỗ con ta ở được ”? 
Mạnh Tử còn nhỏ, lại bắt chước thói hư tật xấu ở hai nơi này.
Sau đó mẹ Mạnh Tử quyết định dọn nhà đến đâu ? Tại sao khi dọn nhà đến nơi này, người mẹ ấy lại vui lòng nói “chỗ này là chỗ con ta ở được đây”?	
lMạnh Tử bắt chước lễ phép, bắt chước học hành.	 
Bà mẹ đã hai lần quyết định dời nhà và một lần định cư. Đó là vì chỗ ở hay vì Mạnh Tử?
Vì Mạnh Tử.
Tại sao các quyết định chuyển nhà và định cư lại là vì con?
Người mẹ hiểu tính tình Mạnh Tử (hiếu động, bắt chước giỏi), hiểu được tác động của hoàn cảnh tới tính chất trẻ thơ (có thể xấu, có thế tốt).
Ý nghĩa dạy con của bà mẹ trong quyết định chuyển nhà là gì? 	
áGD HS ý thức về môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách của con người.	 
Việc này tương ứng với các câu tục ngữ dân gian nào mà em biết?
Gần mựïc thì đen, gần đèn thì sáng
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài	
Ở hai sự việc sau, người mẹ đã dạy con theo cách nào?	 
Tại sao sau khi nói đùa với con, người mẹ lại phải đi mua thịt cho con ăn?	
Tại sao khi thấy con bỏ học về nhà, người mẹ đang dệt cửi liền cầm liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt.	
Thái độ nghiêm khắc trong dạy con có phải là 
biểu hiện của tình thương trong tấm lòng người mẹ không, vì sao?
Là biểu hiện của tình thương vì mục đích muốn con thành người tốt đẹp, giỏi giang
Mạnh Tử có người mẹ hiền, Mạnh Tử là người con ngoan. Vậy đâu là biểu hiện con ngoan của Mạnh Tử ?
Biết vâng lời mẹ, học tập chuyên cần.
Qua các sự việc trên, em nhận xét thế nào về bà mẹ thầy Mạnh Tử?
Mẹ hiền và con ngoan, hai yếu tố đó đã kết hợp để tạo nên thành quả như thếù nào?
GD HS ý thức học tập tốt.	 
Đặt tên truyện là “øMẹ hiền dạy con” và kết thúc
 truyện, tác giả viết “Thế chẳnghay sao?” Điều đó có ý 
nghĩa gì?
HS thảo luận nhóm, trình bày.	
GV nhận xét chốt ý.
Các sự việc trong truyện được kể lại theo trình tự thế nào?
Nội dung cốt truyện như thế nào?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK – 153.	 
Hoạt động 3: Luyện tập.	
Hướng dẫn cho HS cách làm bài tập 1, yếu cầu HS về nhà làm vào VBT.
Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
Phải biết vâng lời cha mẹ, cố gắng chăm ngoan học giỏi, hiếu thảo với cha mẹ và biết giúp đỡ gia đình.
GD HS lòng kính yêu ông bà, cha mẹ, cố gắng học tập.
Gọi HS đọc bài tập 3.
Các yếu tố Hán việt “tử” được đề cập đến ở trong bài được dùng với nghĩa nào?
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
I. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích: SGK/151
II. Phân tích văn bản:
1. Dạy con bằng cách chuyển nơi ở:
 - Nhà ở gần nghĩa địa.
 - Dọn nhà ra gần chợ.
àẢnh hưởng xấu đến tính nết Mạnh Tử.
 - Dọn nhà đến gần trường học.
àTác động tốt đến tính nết Mạnh Tử.
è Muốn con thành người tốt, cần tạo cho con môi trường sống trong sạch.
2. Dạy con bằng ứng xử hàng ngày trong gia đình:
 -Mua thịt cho con ăn sau khi nói đùa con.
à Dạy đạo đức cho con, không được dạy con nói dốùi.
 - Cắt đứt tấm vải đang dệt.
àDạy con lòng say mê học tập, dạy con cần nghiêm khắc.
*Bà mẹ thầy Mạnh Tử: Một người tuyệt vời: yêu con, thông minh, khéo léo, nghiêm khắc trong việc dạy dỗ, giáo dục con.
àMạnh Tử trở thành một bậc đức cao tài rộng, bậc vị nhân nổi tiếng về sau.
*Ý nghĩa truyện:
-Nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
-Vai trò của người mẹ trong cách dạy dỗ con nên người.
*Nghệ thuật:
-Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian.
-Nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động.
Ghi nhớ SGK/153
III. Luyện tập:
Bài 1: HS phát biểu cảm nghĩ.
Bài 2: Nêu suy nghĩ:
 Bài 3:
 - Công tử, hoàng tử, đệ tử:tử : con.
 - Tử trận, bất tử, cảm tử: tử: chết.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV treo bảng phụ.
Câu 1:
Cách hiểu nào đúng nhất về hai chữ “mẹ hiền” trong truyện mẹ hiền dạy con?
	 A. Người mẹ hiền lành, dịu dàng.
	 B. Người mẹ thông minh và vô cùng nghiêm khắc.
	 C. Người mẹ rất yêu con và chiều chuộng con.
	 D. Người mẹ thương yêu con đúng mực và biết cách dạy con nên người.
Câu 2:
Nêu ý nghĩa của truyện “Mẹ hiền dạy con”?
Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy bảo, giáo dục con.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 ü Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 153, làm BT1 VBT.
 ü Nhớ nét chính về nội dung và nghệ thuật, kể lại truyện.
 ü Suy nghĩ về đạo làm con của mình.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 ü Chuẩn bị bài: “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”: Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa truyện, trả lời các câu hỏi trong SGK 164- 165.
 5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài: 16 - Tiết 68	 
Tuần dạy: 18
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
( Nam Ông mộng lục Hồ Nguyên Trừng)
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: Giúp HS:
- HS biết và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bật lương y chân chính.
-HS biết được đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với cách viết kí.
1.2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản, tập kể lại chuyện sáng tạo dựa trên một câu chuyện đã được đọc, được nghe.
-Kĩ năng phân tích các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh.
1.3.Thái độ:
- Giáo dục HS lòng nhân ái, biết quan tâm giúp đỡ người khác.
2.TRỌNG TÂM:
Tình huống gay cấn của truyện toát lên phẫm chất cao đẹp của vị Thái y.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Tranh “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, bảng phụ.
3.2.HS: học bài, làm bài tập, đọc- kể văn bản.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:	 	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:
Em hãy kể tóm tắt văn bản “Mẹ hiền dạy con”? 
HS kể.
GV treo bảng phụ.
Câu 2:
Lời nhận xét nào là đúng nhất về truyện “mẹ hiền dạy con”? 
	 A. Truyện thể hiện tình thương của người mẹ đối với đứa con.
	 B. Truyện thể hiện lòng yêu kính của con đối với mẹ.
	 C. Truyện đề cao tình mẫu tử thiêng liêng.
	 D. Truyện nêu lên những bài học sâu sắc về việc dạy con sao cho nên người.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Các em đã được tìm hiểu vềtruyện trung đại. Tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu một câu chuyện trung đại nữa, đó là truyện “ Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”.
Hoạt động 1:	
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm?	
Lưu ý mộït số từ ngữ khó SGK.
Hoạt động 2:	
Văn bản “Thầy thuốc giỏi cót nhất ở tấm lòng” 
gồm mấy phần? Nêu nội dung chính mỗi phần?	
Phần 1: Từ đầu “trọng vọng”: Công đức của thái y lệnh họ Phạm.
 - Phần 2: Tiếp đến “ tội tôi xin chịu”: Thái y lệnh kháng lệnh vua để cứu người nghèo.
 - Phần 3: Còn lại: Hạnh phúc của Thái y lệnh họ 
Phạm.
Nhân vật người thầy thuốc họ Phạm được giới thiệu qua những nét đáng chú ý nào về tiểu sử?
Có nghề y gia truyền, là thầy thuốc trô ... iệm.
D.Coi thường nhà cầm quyền.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 üHọc bài, học thuộc phần ghi nhớ SGK – 165.
 üLàm bài tập vào VBT.
 üTập kể lại truyện.
 üNhớ nét chính về nội dung và nghệ thuật.
 ü Đọc, tìm hiểu thêm về y đức.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 üChuẩn bị bài: “Chương trình Ngữ văn địa phương”: Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản; trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu. ( Tài liệu GV cung cấp trước).
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài 16 -Tiết 69-70 
Tuần dạy: 18	
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: Giúp HS:
	 - Hs biết và cảm nhận được tình yêu thiên nhiên cây cối của em bé, ghi nhớ công lao của các anh hùng.
 -Bài học về đạo lí làm người. 
1.2.Kĩ năng:
	 -Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS.
	-Kĩ năng kể lại cốt truyện.
1.3.Thái độ:
	 - Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống quê hương, biết ơn những người có công với quê hương.
	- Giáo dục tư cách làm người cho HS.
2. TRỌNG TÂM:
-Tác giả, tác phẩm văn thơ Tây Ninh.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Sách văn thơ Tây Ninh. 
3.2.HS: Tìm đọc câu chuyện” Bàu Cỏ Đỏ” và “Cây mận hồng đào”
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Để giúp các em hiểu hơn về nền văn học tỉnh nhà, Tiết này cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài Ngữ văn địa phương “Bàu cỏ đỏ. Cây mận hồng đào”.
Hoạt động 1: HD HS đọc hiểu văn bản
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.	
Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm?
HS trả lời.	
Văn bản có thể chia bố cục như thế nào?	Phần 1: “Truyện kểĐặng Văn Tòng”(giới thiệu về ông 	Đặng Văn Tòng.
	Phần : “ông Tòngngày xưa”(kể về tài năng của ông Tòng và giải thích tên Bàu )
 Phần 3: còn lại: nói về Bàu Cỏ Đỏ bây giờ
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Ông Tòng được giới thiệu về nguồn gốc như thế nào?
Con của ông cả Đặng Văn Trước.
Truyện kể về ông Tòng là người như thế nào?
Vì sao Bàu không lớn nhưng ai cũng nhớ tên?
Vì nó đã ghi lại những chiến công oanh liệt của ông Đặng Văn Tòng.
Nêu cảm nghĩ của em về ông Đặng Văn Tòng?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Là người có tám lòng yêu nước sâu sắc, có tài cầm quân, đáng được noi gương, kính trọng
Qua phần tìm hiểu văn bản, em biết được nội dung gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Nêu cảm nghĩ của em về con người và mảnh đất”Bàu Cỏ Đỏ” này?
GV liên hệ giáo dục tư tưởng cho HS, giáo dục HS thức bảo vệ các dịa danh lịch sử của quê hương tây Ninh.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
GV hướng dẫn HS kể, GV kể, gọi HS kể.
GV nhận xét, sửa sai.	
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.	
Truyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính?
Ba nhân vật, nhân vật chính là: Người anh, người em.
Tính tình của người anh được giới thiệu lúc đầu như thế nào?	 
Người em mời anh sang ăn giỗ, người anh đối xử như thế nào?	 
Người anh có thái độ và hành động gì khi thấy em giàu có?
Kết quả như thế nào?	 
Tại sao người anh không xay ra gì khác (cát) mà xay ra muối, điều đó có ý nghĩa gì?
Muối rất quý không kém gì vàng, không muối thì không sống được.
Văn chương hay dùng muối để tả điều gì? Tại sao hai vợ chồng người anh chết trong muối?
Dùng muối để nói lên tình nghĩa, muốiàmặn mà, tình nghĩa bền chặt, không phai. Người anh là một tên bất nhân: Em ruột lại không thương. Không tưởng nhớ đến cha mẹ, ham giàu, ai giàu thì tìm cách hại. Phải cho nó chết vì muối để khi chết đi, hồn nó tỉnh lại lây lan chút mặn của muối để thấy hết tội lỗi của nó trên đời đã sống nhạt tanh không tí tình cảm nào với ruột rà của mình.
Người anh là người như thế nào?
Người em là người như thế nào?	
Tính tình của người em như thế nào?	
Ông tiên đã cho người em cái gì?
Được nhiều vàng, tới ngày giỗ cha mẹ, người em như thế nào?
Vì sao ông tiên không cho họ vàng ngay từ đầu mà bắt họ phải lao động?
Phải lao động thì mới có của cải xay bột làm giỗ cha thì bột mới ra vàng.
Người em là người như thế nào?	
Hoạt động 3:	
Nêu bài học rút ra từ truyện cổ tích này?	
GV hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc.
GV hướng dẫn HS nắm được nội dung tác phẩm.	 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đocï
GV nhận xét, sửa sai.
Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm? 
HS trả lời.	
GV diễn giảng.
Chia đoạn cho văn bản?
Bốn đoạn:
	Đoạn 1: Từ đầulao động thật sự: Vẻ kỳ lạ thứ nhất: Mới 2 tuổi Hồng Đào đã biết lao động thật sự.
	Đoạn 2: Vào một ngàylớn mau bằng mình: Bé Hồng Đào trồng cây và cây thành bạn của bé.
	Đoạn 3: Nhưng ô kìagiao thừa quá: Vẻ kỳ lạ thứ 3: Nghe tiếng pháo giao thứa cây sẽ lớn nhanh.
	Đoạn 4: Còn lại: Vẻ kỳ lạ thứ tư: Cây mận lớn vụt lên thật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản	
Tìm đại ý 
Đại ý: bài văn là câu chuyện vẻ huyền thoại, về em bé Hồng Đào trồng cây mận hồng đào, chỉ nghe tiếng pháo giao thừa cây đã vụt lớn lên làm Hồng Đào vô cùng sung sướng.
Bé Hồng Đào mới 2 tuổi mà đã biết làm, biết lao động thật sự. điều đó có gì kỳ lạ không? Vì sao?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.	 
Chuyện bé hành động gặp cây mận rồi trồng cây mận có lạ không? Bé coi cây mận là bạn của mình, rồi săn sóc cho cây mận điều đó có hợp với tấm lòng trẻ con không? Vì sao?	
Tại sao bé trông tiếng pháo giao thừa quá? Cái gì đã xảy ra với cây mận đêm giao thừa? 
Sáng mồng một thấy cây mận đã lớn vụt lên, bé sung sướng như thế nào trước một chuyện thần kì như vậy?	 
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.	
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ.
Truyện “Cây mận hồng đào” nhằm giáo dục trẻ con điều gì?	 
HS trả lời.	
GV nhận xét, chốt ý.	
Giáo dục tư tưởng cho HS.	 
BÀU CỎ ĐỎ :
Đọc –hiểu văn bản:
Đọc-kể
Chú thích: Truyện do Võ Thu Hương sưu tầm.
Bố cục: 3 phần
Tìm hiểu văn bản:
Nhân vật ông Đặng Văn Tòng
Nối nghiệp cha chăm lo giữ yên lành cho nhân dân.
Tài giỏi, mưu lược.
Bày thế trận, đánh tan lũ giặc, máu quân giặc nhuộm đỏ Bàu.
Là người có tấm lòng yêu nước sâu sắc, có tài cầm quân xuất sắc.
Ý nghĩa truyện
Bàu Cỏ Đỏ: Mảnh đất tuy nhỏ, địa danh tuy mộc mạc, bình thường nhưng là nơi gởi gắm lòng biết ơn đời đời của nhân dân đối với những sự kiện từng xảy ra trong lịch sử. (Những chiến công của người anh hùng giữ nước).
VÌ SAO NƯỚC BIỂN MẶN:
Đọc –hiểu văn bản
Đọc – kể:
Chú thích: SGK
Phân tích văn bản:
Nhân vật người anh:
Tham lam chiếm hết của cải cha mẹ để lại.
Khinh rẻ em, thách thức em “trề môi đòi trải thảm nhung”.
Thấy em giàu có hắn nổi máu tham, tìm cách cướp cái cối, định xay vàng đầy ghe to rồi vứt luôn cối làm em sẽ nghèo.
Xay ra toàn muối, chìm thuyền, vùi xác dưới biển sâu.
Tham lam, độc ác, tàn nhẫn, bị trừng trị.
Nhân vật người em:
Hiền lành, thật thà.
Ông tiên cho vật quý.
Được nhiều vàng, tới ngày giỗ cha mẹ, mời anh đến. 
Hiền lành thật thà, thương yêu cha mẹ, sống rất hạnh phúc.
Ghi nhớ:	
Truyện nêu lên bài học về tư cách làm người: Phải hiếu thảo với cha mẹ, hoà nhã với mọi người xung quanh, quí trọng tình anh em.
TRỞ VỀ ĐẤT MẸ (Đọc thêm)
Đoạn văn kể lại việc đoàn cán bộ miền Nam từ miền Bắc trở về, đến được đất quê hương, sông quê hương và cuộc gặp gỡ mừng vui khôn xiết giữa đoàn với các cán bộ khu uỷ miền Đông. Trở về và gặp gỡ đều rất cảm động.
CÂY MẬN HỒNG ĐÀO:(Đọc thêm)
Đọc –hiểu văn bản:
Đọc:
Chú thích:
 - Bài văn trích từ truyện “Cây mận hồng đào” của Thiên Huy, viết cho thiếu nhi.
 - Thiên Huy tên thật là Nguyễn Văn Thiện, sinh 1946, quê ở Cửu Long. Nay thuộc Hoà Thành-Tây Ninh.
Bố cục: 4 phần.
Tìm hiểu văn bản:
Đại ý: bài văn là câu chuyện vẻ huyền thoại về em bé Hồng Đào trồng cây mận hồng đào, chỉ nghe tiếng pháo giao thừa cây đã vụt lớn lên làm Hồng Đào vô cùng sung sướng.
Hành động mới hai tuổi đã biết lao động:
 - Trồng cây: Cây mận hồng đào
àĐúng là chuyện lạ.
Hành động trồng cây và cây thành bạn của bé:
 - Hành động trồng và chăm sóc cây theo cách của mình.
 - Hành động thầm thì lời kết nghĩa với bạn mới (bé mận).
à Cây mận và hành động trở thành bạn.
è Là một chuyện lạ.
Hành động trông chờ tiếng pháo giao thừa, cây mận vụt lớn nhanh:
 - Sáng mồng một thấy cây mận lớn vụt lên, bé dụi mắt tưởng mình đang nằm mơà đó là điều kì diệu, lạ lùng đối với bé khiến bé sung sướng vô cùng.
Ghi nhớ:
- Câu chuyện có vẻ kì lạ của huyền thoại như truyện cổ tích nhằm giáo dục trẻ con lòng yêu cây cối, yêu lao động và giữ được sự hồn nhiên tươi mát của trẻ con.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:
Đọc diễn cảm truyện “Cây mận hồng đào”, “Bàu Cỏ Đỏ”.
HS đọc.
GV nhận xét.
Câu 2:
Nêu ý nghĩa truyện “ Vì sao nước biển mặn”?
l Truyện nêu lên bài học về tư cách làm người: Phải hiếu thảo với cha mẹ, hoà nhã với mọi người xung quanh, quí trọng tình anh em.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 ü Học thuộc phần bài ghi, học thuộc phần ghi nhớ.
 ü Tìm đọc các tác phẩm văn thơ Tây Ninh.
 -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 ü Xem lại bài thi tiết sau trả bài kiểm tra HKI.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 18 a.doc