Bảo vệ và nâng cao thể chất, sức khoẻ cho học sinh là vấn đề quang trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người ở nước ta. Sức khoẻ là tài sản vô giá của quốc gia, là niềm hạnh phúc của mọi nhà. Muốn có sức khoẻ cần phải có chế độ dinh dưỡng, vệ sinh tốt và điều quan trọng không thể thiếulà được hoạt động vui chơi và tập luyện thể dục thể thaothường xuyên. Đối với học sinh thì hoạt động vui chơi là loại hình hoạt động tạo hưng phấn và thư giãn có hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện để các em có cơ hội giao lưu học hỏi, gắn bó, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập.
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC Tên đề tài : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI ĐẤU MÔN BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Thực hiện : Nguyễn Tấn Cảnh Tháng 09 năm 2009 PHẦN THỨ NHẤT I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bảo vệ và nâng cao thể chất, sức khoẻ cho học sinh là vấn đề quang trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người ở nước ta. Sức khoẻ là tài sản vô giá của quốc gia, là niềm hạnh phúc của mọi nhà. Muốn có sức khoẻ cần phải có chế độ dinh dưỡng, vệ sinh tốt và điều quan trọng không thể thiếulà được hoạt động vui chơi và tập luyện thể dục thể thaothường xuyên. Đối với học sinh thì hoạt động vui chơi là loại hình hoạt động tạo hưng phấn và thư giãn có hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện để các em có cơ hội giao lưu học hỏi, gắn bó, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập. Trong giáo dục thể chất ở nhà trường bóng chuyền là môn thể thao đối kháng tập thể hết sức đa dạng và phong phú về kỹ chiến thuật, vì vậy luôn được mọi người mến mộ ham thích và tập luyện. Tập luyện và thi đấu bóng chuyền ngoài việc nâng cao sức khoẻ, làm cho cơ thể cường tráng, phát triển cân đối và toàn diện còn giáo dục tính đồng đội, ý chí của cầu thủ. Bóng chuyền là môn thể thao chứa đựng sự kết hợp độc đáo mang tính tập thể rất cao, do đó cần có sự kết hợp nhiều mặt mới đạt được thành tích hữu hiệu trong thi đấu. Để thực hiện được điều này, trong các năm trở lại đây tôi cùng Ban giám hiệu đã mạnh dạn phổ biến và đưa môn bóng chuyền vào hệ thống ngoại khoá của nhà trường. Bước đầu đã mang lại hiệu qủa và nhận được sự ủng hộ của toàn hội đòng sư phạm, tạo được sân chơi lành mạnh, phát triển sức khoẻ, trí lực, thể lực cho các em. Qua thực tế cho thấy, muốn phát triển và phát huy chất lượng bóng chuyền cho học sinh THCS, vấn đề trước tiên phải phát triển bóng chuyền phong trào,đặc biệt là phát triển phong trào bóng chuyền trong đối tượng thanh thiếu niên. Chính vì vậy nhà trường cần thành lập Câu lạc bộ bóng chuyền. Mục đích và nhiệm vụ của câu lạc bộ bóng chuyền là phổ cập kỹ thuật cơ bản cho tất cả học sinh có nhu cầu tập luyện môn thể thao ưa thích này. Trong thời gian học tại trườngcác em phải biết chơi ít nhất một mon thể thao, phải nắm được kỹ thuật cơ bản để sau này tự tập luyện và tham gia thi đấu. Đồng thời thông qua tập luyện kỹ thuật cơ bản để phát hiện những em có triển vọng, có năng khiếu để nhà trường tiếp tục bồi dưỡng và đưa vào đội tuyển đồng thời bổ sung cho đội tuyển của huyện. Trong phát triển và huấn luyện bóng chuyền ở học sinh THCS thì nhiệm vụ quan trọng và cũng là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả thi đấu của các cầu thủ là cần phát triển kỹ chiến thuật và thể lực cũng như chỉ đạo thi đấu hiệu quả cao. Vì những lý do trên tôi xây dựng đề tài nghiên cứu về: “Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng thi đấu môn bóng chuyền cho học sinh Trung Học Cơ Sở”.Để cùng đồng đồng nghiệp góp chung tiếng nói xây dựng và nâng cao chất lượng thi đấu môn bóng chuyền của Huyện nhà. II. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Rèn luyện, nâng cao thể chất đặc biệt là môn bóng chuyền cho học sinh. - Tạo khí thế sôi nổi, thư giản sau những giờ học căng thẳng. - Tạo sự đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau trong học tập. - Phát triển kỹ chiến thuật, thể lực cho học sinh. - Giáo dục tính phối hợp đồng đội để nâng cao thành tích trong thi đấu. Xác định hiệu quả huấn luyện môn bóng chuyền cho học sinh THCS để có những đề xuất bổ ích nhằm nâng cao thành tích thi đấu và phát triển rộng rãi môn bóng chuyền cho học sinh trong nhà trường. III. PHẠM VI ĐỀ TÀI: Đề tài:“Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng thi đấu môn bóng chuyền cho học sinh Trung Học Cơ Sở”.Nói lên một số vấn đề cơ bản xoay quanh công tác thành lập và phát triển Câu lạc bộ bóng chuyền trong trường học. Đã được nhà trường tổ chức thực hiện bắt đầu từ năm 2002 đến nay đã được 7 năm. Vì vậy nếu mỡ rộng thì đề tài này có thể áp dụng cho tất cả học sinh THCS. Có thể mở rộng ra ngoài xã hội để thành lập các Câu lạc bộ bóng chuyền ở địa phương. IV.ĐÓI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 1/ Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đè tài này là các em học sinh khối 6,7,8,9 trong nhà trường. 2/ Nội dung nghiên cứu: a. Các nội dung được chọn để đánh giá trình độ kỹ chiến thuật là: - Đệm bóng. - Chuyền bóng. - Phát bóng. - Đập bóng. - Chắn bóng. b. Các nội dung đánh giá thể lực: - Bật cao. - Bật xa. - Chạy 200m. 3/ Thời gian nghiên cứu: Tôi bắt đầu nghiên cứu và hoạt động Câu lạc bộ từ năm 2002 đến năm 2009. PHẦN THỨ HAI I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU: 1/ Mức độ hứng thú: Qua khảo sát điều tra từ năm 2002 với số lượng học sinh hứng thú theo từng khối lớp: Khối 6 có 3/97 em hứng thú chiếm 3,09%. Khối 7 có 5/105 em hứng thú chiếm 4,76%. Khối 8 có 7/115 em hứng thú chiếm 6,08%. Khối 9 có 12/124 em hứng thú chiếm 9,67%. 2/ Đánh giá mức độ thực hiện tốt kỹ chiến thuật và thể lực của các em trong năm học 2002 - 2003. Khối Tổng số HS nam Hứng thú tập luyện Các nội dung đánh giá Đệm bóng Chuyền bóng Phát bóng Đập bóng Chắn bóng Bật cao Bật Xa Bật cóc 6 97 3 3,09% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 1 33,3% 1 33,3% 1 33,3% 7 105 5 4,76% 2 40% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 1 20% 1 20% 1 20% 8 115 7 6,08% 3 42,8% 2 28,5% 1 14,2% 0 0% 1 14,2% 2 28,5% 2 28,5% 2 28,5% 9 124 12 9,67% 4 33,3% 1 8,3% 3 25% 0 0% 1 8,3% 5 41,6% 5 41,6% 4 33,3% Qua khảo sát thực trạng ban đầu về các nội dung đánh giá đã xuất hiện những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi: Sự hứng thú tập luyện của học sinh tăng dần từ khối 6 đến khối 9. Trình độ kỹ thuật và thể lực cũng tăng dần. Khó khăn: Sự hứng thú và nhu cầu tập luyện bóng chuyền chiém tỉ lệ thấp. Trình độ kỹ thuật chung của học sinh còn ở mức độ thấp. II.BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: 1/ Yêu cầu chung: Qua kiểm tra khảo sát thực trạng ban đầu của học sinh các khối tôi đề ra một số biện pháp khắc phục để đạt được mục tiêu đề tài như sau: a/ Về phía giáo viên: - Luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về bóng chuyền từ đồng nghiệp và những người có kinh nghiệm. - Thông qua tập luyện, giáo dục, tạo hưng phấn cho học sinh tính tự giác luôn nổ lực trong tập luyện. - Trang bị cho học sinh những kỹ năng về kỹ chiến thuẩttong bóng chuyền. - Khuyến khích các em xem các chương trình thi đấu bóng chuyền qua các giải phong trào tại địa phương và các chương trình bóng chuyền trên truyền hình. - Khơi dậy ở các em sự ham thích và học hỏi được nhiều đièu bổ ích từ bóng chuyền. b/ Về phía học sinh: - Phải có sự đam mê, hứng thú môn bóng chuyền. - Luôn tích cực tập luyện và thi đấu, tiếp thu những kỹ năng về kỹ chiến thuật từ bạn bè, thầy cô. - Luôn lắng nghe và tìm tòi những điều liên quan đến bóng chuyền ở địa phương cũng như ở trường. - Tham gia các phong trào bóng chuyền do địa phương tổ chức ở các tổ đoàn kết trong địa bàn dân cư qua các ngày lễ hội. - Luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tốt đấu pháp do thầy cô đưa ra. - Luôn giúp đỡ và động viên bạn bè trong tập luyện và thi đấu tạo được tính đoàn kết trong toàn đội. c/ Cơ sở vật chất: Vào mỗi đầu năm học tôi đều tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường và Hội phụ huynh học sinh nhằm tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho hoạt động của Câu lạc bộ bóng chuyền. Huy động nguồn kinh phí từ phụ huynh để đầu tư cho quá trình hoạt động lâu dài Câu lạc bộ trong nhà trường. d/ Công tác tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng: - Tôi thực hiện theo qui trình sau: Dấy lên phong trào - Tổ chức thi đấu - Tuyển chọn cầu thủ - Đào tạo, bồi dưỡng - Tổ chức thi dấu - Dấy lên phong trào. - Vào đầu năm học tôi tham mưu với BGH nhà trường tổ chức HKPĐ cho toàn học sinh trong nhà trường ở tất cả các bộ môn nhằm tạo hưng phấn trong phong trào TDTT. Đặc biệt tổ chức thi đấu bóng chuyền cho học sinh khối 8 và khối 9. Từ đó thu hút sự ham thích của các em học sinh khối dưới. Lên kế hoạch tuyển chọn những em có nhu cầu vào CLB cùng tập luyện. e/ Thời gian hoạt động của CLB: - Nhằm đạt dược kết quả tốt trong công tác huấn luyện và phát triẻn bóng chuyền cho học sinh THCS tôi cùng góp ý và tham mưu BGH nhà trường thời gian hoạt động của CLB. Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của CLB. - Mặt khác tôi lấy ý kiến từ học sinh qua quá trình tập luyện trên cơ sở đó đúc kết thành một thời gian biểu thích hợp nhằm tạo được sự hưng phấn nhất định khi tập luyện. * Thời gian ở trường: - Tập luyện định kỳ theo thời khoá biểu vào thứ 2 và thứ 5 hằng tuần. - Tập luyện đột xuất. * Thời gian ở nhà: - Tập theo tổ, nhóm ở địa bàn dân cư. - Tập luyện tự nguyện theo đôi bạn bóng chuyền. f/ Tổ chức thi đấu giao hữu: Thường xuyên tổ chức thi đấu giao hữu giữa các khối lớp trong nhà trường. Hằng năm vào giữa khoá huấn luyện tôi luôn tổ chức thi đấu giao hữu với các đơn vị bạn nhằm tạo hưng phấn và học hỏi kinh nghiệm trong thi đấu.Tạo cho các em có được tâm lý tốt khi tham gia thi đấu tại huyện. 2/ Công tác huấn luyện: Nhằm thực hiện tốt mục tiêu của câu lạc bộ và đặc biệc nhất là công tác huấn luyện, nó quyết định tất cả đến sự phát triển môn bóng chuyền cho học sinh THCS.Qua đó chúng tôi xây dựng chương trình huấn luyện như sau: a/ Bài tập bổ trợ: Bóng chuyền là môn thể thao có đặc điểm hoạt động với phản ứng nhanh và cường độ luôn thay đổi, chủ yếu là hoạt động dưới dạng sức mạnh tốc độ. Sức mạnh là khả năng của con người khằc phục sức cảng bên ngoài bằng sự gắng sức của cơ bắp. Trong bóng chuyền những hình thức biểu hiện thông thường của sức nhanh là suy nghĩ nhanh để có được những giải pháp phù hợp trước những tình huấn xảy ra, bảo đảm thực hiện tốt kỹ chiến thuật. Ví dụ: Đưa tay lên đỡ bóng khi thấy bóng bay về phía mình hoặc dừng lại khi nghe tín hiệu của trọng tài. Muốn có được sức mạnh và sức nhanh cần phải có những bài tập bổ trợ nhằm góp phần hình thành hình thành nên khả năng đó như sau: - Tại chổ bật cao. Tại chổ bật cao xoay các hướng. Đi bộ hai tay quay vòng tròn nghe tín hiệu bước chân dài sang trái, sang phải và phía trước mô phỏng động tác đệm bóng. b/ Bài tập kỹ thuật: Trong bóng chuyền kỹ thuật có vai trò rất quan trọng, khi thi đấu đội nào có kỹ thuật tốt hơn thì sẽ chiếm ưu thế trên sân và có khả năng giành thắng lợi cao.Kỹ thuật bóng chuyền là tất cả những động tác, mọi hoạt động hợp lý của cầu thủ vận dụng trên sân. Kỹ thuật bóng chuyền dần dần được hình thành theo thời gian tập luyện ... ủa môn bóng chuyền thì kỹ thuật bóng chuyền cũng không những phong phú thêm về nội dung mà độ khó của động tác cũng ngày càng được nâng cao. Điều này đòi hỏi cầu thủ bóng chuyền phải nắm chắc và thực hiện được kỹ thuật, đa dạng hoá động tác thành kỹ xảo mới có thể xử lý bóng một cách chính xác trong thi đấu. Trong giảng dạy kỹ thuật bóng giáo viên là người truyền đạt kiến thức còn học sinh là người lĩnh hội kiến thức. Để làm tốt công tác này người giáo viên cần biết vận dụng vào thực tế những kiến thức, kinh nghiệm sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả truyền đạt cao nhất. Kỹ thuật là điều kiện để thực hiện ý đồ chiến thuật, mối quan hệ giữa sự chuẩn bị kỹ thuật và chiến thuật sẽ được giải quyết hợp lý và toàn diện trong quá trình huấn luyện. Tôi xây dựng các bài tập kỹ thuật để phù hợp với học sinh THCS như sau: Kỹ thuật đệm bóng không bóng và có bóng. Kỹ thuật chuyền bóng không bóng và có bóng. Kỹ thuật phát bóng không bóng và có bóng. Kỹ thuật đập bóng không bóng và có bóng. Kỹ thuật chắn bóng không bóng và có bóng. c/ Bài tập chiến thuật: Trong công tác huấn luyện các môn thể thao tập thể, các kiến thức về chiến thuật luôn ở vị trí quan trọng, vì chiến thuật thi đấu là sự tổng hợp trình độ huấn luyện toàn diện về thể lực, kỹ thuật, tâm lý. Mối quan hệ giữa các nội dung huấn luyện được xác định trên cơ sở các mô hình chiến thuật, sẽ đảm bảo việc nâng cao thành tích trong huấn luyện thể thao. Trong hoạt động thể thao, chiến thuật là sự vận dụng hợp lý các biện pháp, các hành động và các hình thức tiến hành thi đấu có tính toán theo từng tinh huấn cụ thể và theo khả năng chuẩn bị của từng cá nhân và toàn đội. Chiến thuật bóng chuyền là sự tổ chức những hoạt động thi đấu của từng cá nhân, từng nhóm, toàn đội, là sự lựa chọn và sử dụng có mục đích.Sáng tạo những phương pháp và các cách thi đấu của một đội bóng để thi đấu với đối phương nhằm giành dược thắng lợi cuối cùng. Chiến thuật bóng chuyền được xây dựng trên cơ sở những nét đặc trưng về chuyên môn của môn thể thao này, đó là cuộc đấu tranh giữa hai mặc mang tính đối kháng liên tục về tấn công và phòng thủ. Do vậy chiến thuật bóng chuyền cũng được phân là hai loại chính đó là chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ. Xét khả năng và trình độ của học sinh THCS tôi xay dựng các bài tập cho phù hợp với các em cj thể như sau: Chiến thuật tấn công: Sử dụng đội hình 4-2; Đội hình 5-1. Chiến thuật phòng thủ: Phòng thủ trên lưới và phòng thủ hàng sau. + Phòng thủ số 6 tiến với 1 VĐV chắn bóng. + Phòng thủ số 6 lùi với 1 VĐV chắn bóng. d/ Bài tập thể lực: Bóng chuyền là môn thể thao hiện đại, trong những năm gần đây không chỉ có sự phát triển không ngừng về kỹ thuật và chiến thuật mà còn liên tục có sự bổ sung thay đổi của luật thi đấu đã làm cho môn thể thao này càng ngày trở nên căng thẳng,quyết liệt nhưng cũng rất hấp dẫn. Để giành được chiến thắng đòi hỏi VĐV bóng chuyền không những có kỹ chiến thuật, tâm lý vững vàng, ý chí thi đấu mà còn phải có một thể lực tốt để đáp ứng với quá trình thi đấu và hoàn thành được nhiệm vụ trên sân. Vì vậy việc quan tâm đến vấn đề thể lực cho VĐV bóng chuyền là một yêu cầu cần thiết không thể thiếu trong quá trình huấn luyện. Huấn luyện thể lực là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác huấn luyện VĐV bóng chuyền.Huấn luyện thể lực bao gồm: Huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn. Xét từ lứa tuổi học sinh THCS tôi đưa vào huấn luyện một số bài tập sau: + Huấn luyện thể lực chung gồm những bài tập: Bật cóc, nhảy dây. + Huấn luyện thể lực chuyên môn gồm những bài tập: Bật cao, bật cao xoay các hướng, nằm sấp chống đẩy. 3/ Công tác chỉ đạo thi đấu: Thành tích của một đội bóng chuyền phụ thuộc vào kết quả huấn luyện.Đó là sự chuẩn bị toàn diện cho một đội bóng và từng cầu thủ cho một giải đấu hoặc từng trận đấu. Chỉ đạo thi đấu là khâu cuối cùng, mang ý nghĩa quyết định để thực hiện kết quả đạt được trong huấn luyện. Để đạt được điều này trong quá trình chỉ đạo thi đấu phải thực hiện những nhiệm vụ sau: a.Yêu cầu nhiệm vụ của HLV trong thi đấu bóng chuyền: - Để đạt được kết quả cao trong thi đấu HLV phải biết kết hợp việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch đã đề ra. - Là nhà sư phạm, nhà tâm lý, là người anh của các VĐV, giúp đỡ cho từng VĐV và toàn đội hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Tìm hiểu đối phương về trình độ kỹ chiến thuậtcũng như tìm hiểu các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến thi đấu như thời tiết, sân thi đấu, bóng, lưới, thời gian thi đấu - Đảm bảo giáo dục tư tưởng cho toàn đội. b. Công tác chỉ đạo trong quá trình thi đấu: - Chỉ đạo thi đấu bóng chuyền là một công việc khó khăn, đòi hỏi người HLV không những chỉ có kiến thức về môn thể thao này mà cần phải có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo. - Trong quá trình thi đấu của hai đội người HLV phải quan sát đội hình của đối phương trong tấn công hay phòng thủ để đưa ra đấu pháp hợp lý. - Trong những hiệp đấu HLV phải luôn nắm chắc tình hình, chủ động trong suy nghĩ và đưa ra quyết định kịp thời đúng lúc như xin hội ý hoặc thay người. - Nếu trong quá trình thi đấu có xảy ra các trường hợp chưa thống nhất giữa trọng tài và VĐV thì người HLV không được đứng ra tranh cãi gây ảnh hưởng không tốt tới trận đấu. c. Tổng kết sau khi thi đấu: - Sau mỗi trận đấu HLV phải làm công tác tổng kết thi đấu.Chính điều này sẽ tạo điều kiện nâng cao trình độ hiểu biết cho toàn đội. Rút ra những bài học quí báu trong quá trình thi đấu. - Trong quá trình tổng kết phải nhở đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật của từng cá nhân và toàn đội nhưng không quá nghiêm khắc làm ảnh hưởng đến tâm lý của vận động viên. - Tuyên dương những VĐV có thành tích, có cố gắng trong quá trình thi đấu. - Tạo không khí thoả mái phấn khởi sau trận đấu cho dù kết quả thắng lợi hay thất bại. III/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Qua thời gian huấn luyện từ năm 2002 đến năm 2009 tôi điều tra khảo sát việc thực hiện và phát triển của câu lạc bộ qua các nội dung sau: 1/ Mức độ hứng thú: Mức độ hứng thú, say mê tập luyện của các em trong năm học 2008-2009 được tăng lên rõ rệt so với năm học 2002-2003 với số lượng như sau: Khối 6 có 11/95 em hứng thú, say mê tập luyện chiếm 11,5%. Khối 7 có 12/75 em hứng thú, say mê tập luyện chiếm 16%. Khối 8 có 18/77 em hứng thú, say mê tập luyện chiếm 20%. Khối 9 có 25/87 em hứng thú, say mê tập luyện chiếm 28,7%. 2/ Đánh giá mức độ thực hiện kỹ chiến thuật và thể lực của các em trong năm học 2008-2009: Khối Tổng số HS nam Hứng thú tập luyện Các nội dung đánh giá Đệm bóng Chuyền bóng Phát bóng Đập bóng Chắn bóng Bật cao Bật xa Bật cóc 6 95 11 11,5% 7 63,6% 1 9,0% 1 9,0% 0 0% 0 0% 4 36,3% 4 36,3% 4 36,3% 7 75 12 16% 10 83,3% 3 25% 8 66,6% 0 0% 0 0% 6 50% 7 58,3% 8 66,6% 8 77 17 22% 15 88,2% 7 41,1% 14 82,3% 4 23,5% 3 17,6% 11 64,7% 12 70,5% 15 88,2% 9 87 25 28,7% 24 96% 15 60% 22 88% 19 76% 16 64% 17 68% 19 76% 22 88% Kết qủa khảo sát kiểm tra ở bảng trên cho thấy sự phát triển của môn bóng chuyền trong nhà trường được nâng lên rõ rệt tạo hướng phát triển tốt và tạo điều kiện thuận lợi nhằm bổ sung xây dựng đội tuyển bóng chuyền nhà trường. Nhu cầu tổ chức câu lạc bộ bóng chuyền được nâng nhằm giúp các em nâng cao trình độ kỹ chiến thuật và thể lực, tạo được hưng phấn say sưa tập luyện. Tinh thần đoàn kết và khí thế thi đua sôi nổi giữa các khối lớp với nhau ngày càng phát triển. Qua đó giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật cao, tạo được sự hưng phấn sau các giờ học văn hoá. Qua thực tế mô hình câu lạc bộ bóng chuyền mà tôi đã tổ chức thực hiện thì phong trào bóng chuyền ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ đó đưa đội bóng chuyền nhà trường luuôn giữ vị trí cao tai HKPĐ huyện và bổ sung nhiều vận độn viên thi đấu tại tỉnh. * Kết quả môn bóng chuyền tai HKPĐ cấp huyện các năm như sau: - Năm học 2002-2003: Giải nhất và có 2 VĐVdự thi tại tỉnh. - Năm học 2003-2004: Giải nhất và có 2 VĐVdự thi tại tỉnh. - Năm học 2005-2006: Giải nhì và có 2 VĐVdự thi tại tỉnh. - Năm học 2006-2007: Giải ba và có 3 VĐVdự thi tại tỉnh. - Năm học 2007-2008: Giải nhì và có 4 VĐVdự thi tại tỉnh. PHẦN THỨ III I/ KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1/ Kết luận : Huấn luyện bóng chuyền cho học sinh THCS tối thiểu cần có là kỹ thuật và thể lực. Có thể coi các nội dung kỹ thuật được chọn để kiểm tra trong chuyên đề này là những kỹ thuật cơ bản cần cho các cầu thủ bóng chuyền học sinh THCS và các nội dung thể lực được chọn là để đánh giá những tố chất cần thiết cho các cầu thủ đó. Tỉ lệ học sinh tham gia tập luyện môn thể thao này ngày càng tăng, hình thức tổ chức câu lạc bộ bóng chuyền trong trường THCS là loại hình phù hợp để tập luyện cho học sinh. Những số liệu trung bình trong từng nội dung kiểm tra có thể coi là mức cần có sau một năm huấn luyện, có thể tham khảo khi huấn luyện cho cùng đối tượng. Đối chiếu với các mức trung bình đó có thể biết cần cos những điều chỉnh trong huấn luyện,những gì là tốt,những gì là đủ, những gì còn thiếu cần được tăng cường. 2/ Bài học kinh nghiệm: - Việc thành lập các câu lạc bộ thể thao trong nhà trường là rất cần thiết đáp ứng được nhu cầu của người tập luyện. - Hoạt động bằng hình thức câu lạc bộ trong bóng chuyền sẽ giúp các em có được sự hưng phấn tự tin, có tâm lý thi đấu tốt và tinh thần đồng đội, tính tập thể cao. - Không ngừng cải tiến phương thức hoạt động của câu lạc bộ cho phù hợp với khả năng trình độ của học sinh. II/ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT CHUNG: Qua quá trình hoạt động của câu lạc bộ bóng chuyền thì phong trào bóng chuyền ngày càng phát triển, thu hút được nhiều đối tượng học sinh tham gia, khả năng vận dụng kỹ chiến thuật ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên qua bảy năm thực hiện mô hình câu lạc bộ bóng chuyền tôi nhận thấy còn một số khó khăn cần đề xuất để duy trì và phát triển mô hình này như sau: Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tập luyện bóng chuyền. Bổ sung thêm một số tài liệu liên quan đến công tác huấn luyện bóng chuyền. Cần được sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo nhà trường, hội phụ huynh học sinh để câu lạc bộ duy trì và phát triển hơn. Trên đây là một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng thi đấu môn bóng chuyền cho học sinh THCS. Chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong các đồng chí góp ý bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Đại Thắng,ngày 07 tháng 09 năm 2009 Thực hiện Nguyễn Tấn Cảnh Trường THCS Lý Tự Trọng.
Tài liệu đính kèm: