Đề tài Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bằng sơ đồ hóa

Đề tài Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bằng sơ đồ hóa

GIÚP HỌC SINH CỦNG CỐ KHẮC SÂU KIẾN THỨC BẰNG SƠ ĐỒ HÓA.

A - ĐẶT VẤN ĐỀ

Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa theo quan điểm tích hợp nói riêng đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết và khoa học trong xu thế giáo dục hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học, cấp học áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.

Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới vai trò của người dạy và người học. Từ chỗ người dạy giữ vai trò là người chủ đạo, thành người hướng dẫn. Còn người học từ chỗ là người thụ động trở thành người chủ động trong việc thu nhận kiến thức.

 Trong đổi mới phương pháp dạy học, vấn đề dạy cách tự học cho học sinh là một việc làm rất quan trọng, là một yêu cầu. Cụm từ " đổi mới phương pháp dạy- học "có nghĩa là đổi mới cả về phía người dạy lẫn người học. Học sinh cũng phải có ý thức trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Là giáo viên, chúng ta phải tìm cách để giúp học sinh hoàn thành ý thức đó của mình. Đó chính là dạy học sinh cách học để tiếp cận tri thức, kỹ năng, phương pháp.

Quá trình đổi mới phương pháp dạy học đã tiến hành từ năm học 2002-2003 đến nay, nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao. Bởi vì việc đổi mới không phải là việc làm ngày một, ngày hai mà nó phải là cả một quá trình, là sự chuyển biến từ từ. Nhưng khi đã quyết định đổi mới thì chúng ta phải tiếp cận đổi mới. Đó là nguyên tắc được xem như là một sự bất di, bất dịch. Nghĩa là tất cả chúng ta phải vào cuộc.

 

doc 22 trang Người đăng thu10 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bằng sơ đồ hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÚP HỌC SINH CỦNG CỐ KHẮC SÂU KIẾN THỨC BẰNG SƠ ĐỒ HểA.
A - Đặt vấn đề
Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa theo quan điểm tích hợp nói riêng đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. 
Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết và khoa học trong xu thế giáo dục hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học, cấp học áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới vai trò của người dạy và người học. Từ chỗ người dạy giữ vai trò là người chủ đạo, thành người hướng dẫn. Còn người học từ chỗ là người thụ động trở thành người chủ động trong việc thu nhận kiến thức. 
 Trong đổi mới phương pháp dạy học, vấn đề dạy cách tự học cho học sinh là một việc làm rất quan trọng, là một yêu cầu. Cụm từ " đổi mới phương pháp dạy- học "có nghĩa là đổi mới cả về phía người dạy lẫn người học. Học sinh cũng phải có ý thức trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Là giáo viên, chúng ta phải tìm cách để giúp học sinh hoàn thành ý thức đó của mình. Đó chính là dạy học sinh cách học để tiếp cận tri thức, kỹ năng, phương pháp. 
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học đã tiến hành từ năm học 2002-2003 đến nay, nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao. Bởi vì việc đổi mới không phải là việc làm ngày một, ngày hai mà nó phải là cả một quá trình, là sự chuyển biến từ từ. Nhưng khi đã quyết định đổi mới thì chúng ta phải tiếp cận đổi mới. Đó là nguyên tắc được xem như là một sự bất di, bất dịch. Nghĩa là tất cả chúng ta phải vào cuộc. 
Sự đổi mới đó phải được thể hiện cụ thể trên từng nội dung của một tiết học, bài học, thậm chí là đổi mới trong từng hoạt động của tiết học.Hướng dẫn học sinh cách tự học cũng chính là chúng ta đang đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học sinh tự học bao gồm dạy tự học trên lớp và dạy tự học ở nhà. 
Với đề tài này tôi không có nhiều thời gian để đi sâu vào tất cả các khâu, các phần, các cung đoạn của quá trình dạy học mà tôi chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ để thực hiện tốt phần củng cố ở tiết Ngữ Văn nhằm giúp học sinh tự học có hiệu quả . Đú cũng chớnh là lớ do mà tụi chon đề tài này: “GIÚP HỌC SINH CỦNG CỐ KHẮC SÂU KIẾN THỨC BẰNG SƠ ĐỒ HểA.”
B - Cơ sở lí luận và thực tiễn
I. Cơ sở lí luận. 
Để nâng cao hiệu quả dạy- học trong những năm gần đây chúng ta đã nói nhiều đến việc cải tiến phương pháp dạy- học. Trong vấn đề dạy học có cả hai hoạt động: dạy và học. Tuy nhiên hình như chúng ta chỉ mới chú trọng đến việc cải tiến hoạt động dạy- phương pháp dạy của giáo viên, mà chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động học- phương pháp học của học sinh. Mà dạy học là quá trình thống nhất. Có hoạt động dạy mới có hoạt động học. Nếu hoạt động dạy thay đổi thì hoạt động học cũng thay đổi theo. Nếu phương hướng cải tiến phương pháp dạy học của thầy là dạy cho học sinh cách tự học thì học sinh cũng phải cải tiến phương pháp học bằng cách tăng cường khả năng tự học, tự lĩnh hội tri thức.
Vấn đề tự học của người học là một vấn đề quan trọng quyết định chất lượng của đào tạo trong giáo dục. Chúng ta từ lâu đã quan tâm đến khẩu hiệu "biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo". Vấn đề là làm thế nào để quá trình đào tạo trở thành quá trình tự đào tạo? Chính vấn đề khả năng tự học của người học là chìa khoá để giải quyết. Việc bồi dưỡng, tăng cường khả năng tự học của học sinh được coi như biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học, đồng thời cũng là một mục tiêu của dạy học. Điều này càng trở nên bức thiết vì kiến thức tích luỹ được của nhân loại tăng nhanh chóng trong khi thời gian và thời lượng học tập của người học trong nhà trường không thể kéo dài. Không thể nào học hết những gì nhân loại tích luỹ mà chỉ có thể học được những kiến thức cơ bản, cần thiết nhất mà thôi. Bởi thế giáo dục hiện đại không chỉ quan tâm tới cung cấp tri thức mà quan trọng hơn là cung cấp phương pháp học tập, phương pháp đi tới nắm vững tri thức. Tự học là một cách thức để người học có thể học một, biết mười. Người học có phương pháp tự học, có ý chí, nhu cầu, thói quen tự học thì sẽ ham mê học hỏi, học không biết chán. Kiến thức thu được sẽ được làm giàu và nhân lên gấp nhiều lần. Các bài tập dành cho học sinh làm ở nhà, các bài tự học có hướng dẫn, các câu hỏi bài tập không bắt buộc, các bài tập tự chọn chính là đáp ứng yêu cầu rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Việc giáo viên từ bỏ việc cảm thụ thay, phân tích thay, làm thay học sinh chính là để phát huy năng lực tự giải quyết vấn đề tự học của học sinh. Sách giáo khoa cũng không chỉ cung cấp tri thức, mà chú trọng đến rèn luyện kỹ năng và thói quen tìm tòi, phán đoán và rút ra những kết luận, những tri thức cần nắm vững. Nội dung, phương pháp dạy học, tài liệu dạy học đều hướng tới việc tăng cường năng lực tự học, năng lực chủ động học tập suốt đời của mỗi người, hướng tới xây dựng một xã hội học tập.
Chúng ta đều biết hiệu quả tác động của một bài văn, một tác phẩm văn chương đối với bạn đọc không phải lúc nào cũng có thể đo lường ngay tức khắc. Tác động của văn chương có khi ngay tức khắc, nhưng thường phải có thời gian suy ngẫm, có khi càng về sau càng sâu sắc và bất ngờ nữa. Trang sách cuối cùng của những áng văn chương kiệt xuất tuy đã gấp lại nhưng sức âm vang lay động tâm hồn mỗi người còn mãi mãi dài lâu.
Người giáo viên không bao giờ có thể bằng lòng với những kết quả trực tiếp tức khắc của bài văn đối với học sinh qua 45 phút đồng hồ trên lớp. Kết quả ban đầu nhất thiết phải được đào sâu, củng cố, mở rộng và nâng cao dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Việc chuẩn bị ở nhà mang nặng tính chất chủ quan cá nhân. Việc phân tích trên lớp nâng cao tính tập thể xã hội của sự cảm thụ. Những quy luật của cảm thụ văn chương cho thấy chỉ ở khâu tự nhận thức, tự biểu hiện, chỉ ở hoạt động chủ quan hoá, sự tiếp nhận văn chương mới thực sự có chiều sâu, tự giác, tự nguyện. Khâu củng cố kết quả học tập trên lớp không những thể hiện đúng đắn sự vận dụng quy luật tiếp nhận văn chương vào quá trình giảng văn mà còn có tác dụng đưa học sinh vào những hoạt động thực hành gắn người học sinh với đời sống văn học, văn hoá của bản thân và của tập thể.
II. Thực tiễn
1. Đối với nhà trường và phòng giáo dục:
Nhà trường và phòng giáo dục đã chỉ đạo sát sao đổi mới. Quán triệt và thực hiện một cách nghiêm túc các văn bản của cấp trên về đổi mới. Đi sâu vào kiểm tra, đánh giá đổi mới, triển khai chuyên đề đổi mới. Trong chỉ đạo chuyên môn của phòng giáo dục và của trường rất chú trọng đổi mới cách hướng dẫn cho học sinh tự học, tự chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên việc đánh giá nhiều lúc chưa sát với thực tế tình hình. 
2. Đối với giáo viên:
Nhóm văn của trường tôi nói riêng và nhóm văn các trường trong huyện nói chung dưới sự chỉ đạo của chuyên môn đã có sự chuyển biến tích cực trong vấn đề đổi mới phương pháp. Và trong việc đổi mới đó đã chú trọng việc dạy học sinh cách tự học. Bao gồm hướng dẫn tự học trên lớp và hướng dẫn tự học ở nhà. Trong đó các giáo viên đã rất chú trọng việc hướng dẫn cho học sinh cách tự học thông qua phần củng cố. Nhiều giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp, có năng lực, hiểu rõ bản chất của đổi mới phương pháp đã thực hiện rất tốt việc hướng dẫn học sinh học và khắc sõu được kiến thức . Giáo viên chưa tự học tốt thì làm sao có thể hướng dẫn học sinh học tốt được? Trong sinh hoạt chuyên môn chưa mạnh dạn đánh giá, nhận xét việc đổi mới của giáo viên. Còn nhận xét đánh giá chung chung. Trong đánh giá giờ dạy cũng như trong việc kiểm tra hồ sơ chưa thực sự đi sâu việc đánh giá cách củng cố kiến thức cho học sinh tự học. Phần lớn giờ văn là thiếu giờ, đến phần củng cố là hết giờ, nên phần củng cố thường bị bỏ qua. Nguyên nhân của việc làm này là do việc phân bố thời gian chưa hợp lí, quan niệm chưa đúng về vai trò của phần củng cố khắc sõu kiến thức trong một tiết học. Trước đây khi chưa thực hiện đổi mới người ta thường cho rằng hoạt động củng cố chỉ là hoạt động phụ, là việc làm không cần thiết. Nên thời gian dành cho hoạt dộng này chỉ là một đến hai phút. Nhưng từ khi thực hiện đổi mới đến nay người ta thường chú trọng đến hoạt động này. Vì một trong những việc làm rất quan trọng và cần thiết trong đổi mới phương pháp dạy học chính là dạy cho học sinh cách tự học và nhớ sõu. Do đó theo tôi ở hoạt động củng cố, chính là hoạt động giúp ta hướng dẫn học sinh tự học , khắc sõu kiến thức có hiệu quả hơn cả. Chính vì vậy mà chúng ta cần dành cho hoạt động này một khoảng thời gian từ năm đến sáu phút. Chỉ khi chúng ta dành thời gian hướng dẫn cho học sinh chu đáo thì học sinh mới khắc sõu và nhớ lõu kiến thức.
3. Đối với học sinh:
 Dưới sự chỉ đạo của giáo viên trong qúa trình đổi mới như ta đã nói ở trên nhìn chung học sinh đã có sự chuyển biến rõ rệt. Các em đã ý thức được vấn đề là phải thay đổi cách học. Các em đã chuẩn bị bài chu đáo, có học bài làm bài trước khi đến lớp. Lên lớp hỏi bài cũ có nhiều em đã học thuộc bài. Tuy nhiên có nhiều học sinh do năng lực yếu, chưa ý thức được nhiệm vụ học tập của mình nên thực hiện việc tự học còn mang nặng tính đối phó. Có làm bài nhưng ghi chép theo tài liệu, theo sách giải, thiếu sự tự học, tự suy nghĩ, ngồi chờ bạn trong thảo luận, có em lười làm bài cũ, và đặc biệt là học trước quyờn sau, hoặc khụng nhớ đầy đủ cỏc kiến thức trọng tõm.
Như vậy, vấn đề dạy cách học cho học sinh thông qua hoạt động củng cố nội dung bài học không phải là vấn đề mới mẻ, chưa có sách viết, chưa có ai nói. Nhưng vấn đề là ở chỗ có người làm tỉ mỉ, công phu nhưng phần đa đều làm một cách qua loa, đại khái, chiếu lệ và vội vàng khi mà giờ học đã kết thúc với những câu hướng dẫn theo kiểu đại loại như: Em hãy học thuộc ghi nhớ, học thuộc bài thơ, làm bài tập sách giáo khoa. Chúng ta chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hoạt động củng cố. Mà trong thực tế thì đa số học sinh hầu như chưa có thói quen và cũng chưa biết cách tự học để nhớ lõu kiến thức. 
C - Nội dung (giải pháp)
ý thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn cách tự học cho học sinh thông qua hoạt động củng cố nhằm khắc sõu kiến thức nên lâu nay trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn tôi đã dành một thời gian nhất định cho hoạt động này từ năm đến sáu phút, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho phần củng cố.
Tôi tiến hành củng cố bằng những cách sau (Tuỳ thuộc vào từng bài học cụ thể, tôi lựa chọn một trong các cách này)
+ Bằng sơ đồ câm, cho học sinh điền kiến thức.
+ Hệ thống câu hỏi - đáp trực tiếp.
+ Bằng bài trắc nghiệm tổng quát kiến thức của toàn bài học.
+ Bằng các trò chơi: trò chơi ô chữ, ...  là một tiết giảng văn, hay một tiết Tiếng Việt, Tập làm văn và có thể làm ở mọi kiểu bài học.Hiện nay trong quỏ trỡnh giảng dạy chỳng ta đó cú sự hỗ trợ của mỏy chiếu hay cỏc loại bảng phụ do vậy việc thực hiện khõu củng cố trong mỗi tiết dạy là một điều hết sức thuận lợi. Mặc dù tôi chỉ đưa ra cách làm và những ví dụ cụ thể ở Ngữ Văn 6, nhưng tương tự với cách làm này ta có thể áp dụng cho tất cả các lớp khác. Cho dù đó là lớp 7, lớp 8 hay lớp 9. 
 D. Đối chiếu kết quả
 Trong những năm qua nhờ sử dụng những giải pháp nêu trên tôi đã thu được những kết quả bước đầu như sau:
1. Đối với bản thân:
 Bản thân đã hiểu và ý thức sâu hơn về vấn đề dạy cách học cho học sinh và trong quá trình dạy thường xuyên có ý thức làm trong nhiều thời điểm (miễn là thuận lợi, không phá vỡ mạch bài học) nhất là trong hoạt động củng cố.
2. Đối với học sinh:
- Trước đây khi mà tôi chưa làm chu đáo việc củng cố nội dung bài học và chưa hướng dẫn cho học sinh cách học ở nhà như các giải pháp nêu trên thì thường khi đến lớp, trước khi đi vào học bài mới tôi hỏi bài cũ thì nhìn chung các em không thuộc bài, chỉ được một ít em giơ tay. Và trong quá trình dạy bài mới thì số học sinh xung phong phát biểu xây dựng bài vẫn ít hơn. Nhưng từ khi tôi tiến hành các giải pháp nêu trên thì tôi thấy, đa số các em đều thuộc bài cũ. Kể cả những em học sinh yếu, kém vẫn tự tin giơ tay trả lời bài cũ và hăng say phát biểu xây dựng bài mới, lớp học sôi nổi hơn. 
 Đ. Kết luận
 Hướng dẫn cách để học sinh tự học, tự chiếm lĩnh tri thức là một việc làm cần thiết, quan trọng, là một yêu cầu trong xu thế hiện nay. Chúng ta có thể hướng dẫn cho học sinh tự học bằng nhiều cách khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau của tiết học. Đặc biệt là việc huớng dẫn cho học sinh cách tự học thông qua hoạt động củng cố ở cuối tiết học. Học sinh có nắm chắc kiến thức bài học trên lớp hay không? Các em có hứng thú và chờ đợi giờ học tới hay không? Thiết nghĩ hoạt động củng cố chu đáo sẽ là bước quan trọng giúp các em biết cách học Ngữ Văn và hứng thú với những giờ văn. Tuy nhiên các em có làm đúng với những điều chúng ta cần hay không thì đó lại là một vấn đề khác.Là giáo viên nói chung, người giáo viên văn học nói riêng tụi phải luôn thao thức, trăn trở, trau dồi, tích luỹ vốn tri thức, hiểu biết kinh nghiệm, luôn có ý thức tự học, tự sáng tạo. 
 Những dòng viết trên là những kinh nghiệm nhỏ không phải chưa có ai nói, chưa có sách viết. Song tôi muốn qua những kinh nghiệm nhỏ này một lần nữa giúp giáo viên- Những người đang trực tiếp giảng dạy hiểu rõ hơn vấn đề thực hiện hoạt động củng cố nội dung bài học, chuẩn bị cho bài mới nhằm giúp học sinh tự học Ngữ Văn có hiệu quả. Và quan trọng hơn nữa là vận dụng nó vào quá trình giảng dạy để có những giờ học lí thú, giúp học sinh biết cách học văn và ham mê học văn. Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy- học Ngữ Văn. 
 Không có kinh nghiệm nào là chung cho tất cả mọi người. Không có một con đường nào để đi đến thành công mà không lắm chông gai. Với những suy nghĩ trong đề tài cũng như việc tôi đã áp dụng đề tài này vào dạy học cụ thể và có những kết quả nêu trên, đề tài của tụi chắc chắn vẫn cũn nhiờu thiếu sút ,tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp để nhằm học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Và đó chính là kết quả quá trình tự học của tôi. Vì vậy kính mong hội đồng khoa học các cấp và đồng nghiệp vui lòng đóng góp ý kiến để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn. /. 
 Người viết: Nguyễn Văn Duy.
- Quan trọng hơn cả là học sinh nắm được phương pháp và có ý thức tự học thường xuyên và có hiệu quả. Cụ thể: Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ở hai lớp 6A và 6B, với hai bài học khác nhau. Tôi tiến hành làm như sau :
Bài khảo sát 1. Sau khi học xong bài danh từ ở tiết 41 thì đến tiết 44 là tiết về cụm danh từ thì trước khi đi vào học bài mới tôi dành 7 phút để khảo sát chất lượng nắm nội dung bài học qua phần củng cố, dặn dò hôm trước, đặc biệt là phần hướng dẫn tự học ở nhà . 
Đề ra: Hãy tự vẽ lại sơ đồ về danh từ ? Mỗi loại cho một ví dụ?
Đáp án: Sơ đồ cần vẽ như đã trình bày trên phần giải pháp ở bài danh từ.
Bài khảo sát 2. Sau khi học xong tiết 94 văn bản "Đêm nay Bác không ngủ" thì đến tiết 99 là tiết học về văn bản "Lượm". Trước khi đi vào học bài này tôi cũng dành 7 phút để cho học sinh làm bài khảo sát về khả năng nắm nội dung bài học và chất lượng tự học của học sinh bằng đề bài sau:
Đề ra: 
1. Bài thơ đêm nay Bác không ngủ có những nội dung chính nào?
2. Chép thuộc lòng khổ thơ cuối của bài thơ?
Đáp án:
1. Có hai nội dung chính sau:
+ Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân ta.
+ Đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sỹ đối với lãnh tụ.
2. Khổ thơ cuối của bài thơ là:
"Đêm nay Bác ngồi đó 
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh".
 Hai bài khảo sát đó tôi tiến hành trên hai lớp 6A và 6B và kết quả thu được là:
Bài kiểm tra
Lớp 6A
Lớp 6B
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
Bài thứ nhất
25 bài
3%
19%
68 %
10%
22 bài
2%
18%
72%
8%
Bài thứ hai
25 bài
4%
21%
63%
12%
22 bài
3%
21%
63%
13%
(Ghi chú: Điểm giỏi: Từ 9- 10; Điểm khá: 7 đến 8; Điểm trung bình: 5 đến 6; Điểm yếu, kém: Dưới 5).
 Nhìn vào kết quả thực tế trên, tôi thấy hiệu quả giảng dạy với lớp tôi dạy có sự khả quan, có dấu hiệu vui. Kết quả đó chính là hiệu quả của quá trình tôi áp dụng sáng kiến trên. 
Đ. Bài học kinh nghiệm
Qua thực hiện và áp dụng sáng kiến tôi mạnh dạn đưa ra những bài học kinh nghiệm sau:
1. Bài học kinh nghiệm chung:
- Đối với phần củng cố: Đòi hỏi người giáo viên trước giờ lên lớp phải chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Nếu củng cố bằng hệ thống câu hỏi đáp trực tiếp thì câu hỏi phải là những câu hỏi ngắn gọn và dễ hiểu. Bởi khi giáo viên nêu câu hỏi lướt qua nhanh, nếu là những câu hỏi dài thì học sinh sẽ rất khó nắm bắt.
 Còn nếu củng cố bằng sơ đồ câm và bằng trò chơi ô chữ thì trước khi lên lớp giáo viên phải chuẩn bị sẵn những thứ ấy vào bảng phụ hoặc bằng những tấm bìa, để lên lớp đỡ mất thời gian.
 Riêng củng cố bằng bài tập trắc nghiệm thì cho học sinh lên bảng điền, sau đó học sinh nhận xét, chỉnh sửa và giáo viên đưa ra đáp án chuẩn. Giáo viên không nên vừa đọc câu hỏi vừa cho học sinh đồng loạt trả lời và giáo viên điền vào. Vì làm như vậy học sinh sẽ nói theo nhau. Nên giáo viên sẽ khó nắm bắt được khả năng nắm bài của học sinh trong tiết học ấy đến đâu. Hơn nữa cho học sinh tự làm để rèn kỹ năng thực hành cho các em. Từ đó giúp các em tự học có hiệu quả hơn.
- Đối với phần dặn dò: Để phần dặn dò học sinh chuẩn bị cho việc học bài cũ ở nhà được tốt giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và tham khảo thêm những sách tài liệu ngoài sách giáo khoa để đưa ra những câu hỏi, bài tập cụ thể cho từng đối tượng, giúp các em về nhà tự học có hiệu quả hơn. Đồng thời để hướng dẫn các em tự học chuẩn bị cho bài mới được tốt thì trước giờ lên lớp giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài sắp học để dặn dò học sinh chuẩn bị.
Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm chung đó tôi đưa ra những bài học kinh nghiệm cụ thể sau:
2. Bài học cụ thể:
a. Tôi thiết nghĩ làm nghề gì chúng ta đều phải trau dồi nghề ấy. Đối với nghề dạy học cũng vậy. Trong suốt quá trình giảng dạy chúng ta không được coi nhẹ bất cứ tiết nào. Và trong một tiết học chúng ta không được xem nhẹ bất cứ một hoạt động nào.
b. Sở dĩ tôi thực hiện được sự đổi mới nêu trên là do tôi hiểu rõ đựơc mục tiêu của đổi mới, tính chất của đổi mới, cũng như trách nhiệm của mình trong đổi mới phương pháp. Là giáo viên mình phải làm gì? Là học sinh phải làm công việc gì?
c. Phải kiên trì thực hiện đổi mới thì mới trở thành nề nếp của mình. Phải chú trọng hướng dẫn học sinh tự học, chú trọng xây dựng hệ thống câu hỏi cho lô rích, đặc biệt là hệ thống câu hỏi gợi ý, gợi mở.
d. Đổi mới phải có sự đồng bộ giữa giáo viên và học sinh.
e. Phải khiêm tốn học hỏi tự rút ra bài học cho bản thân sau mỗi tiết dạy dù thành công hay thất bại. Phải biết lắng nghe ý kiến đồng nghiệp.
Mục lục
I. Đặt vấn đề
 1. Lí do chọn đề tài.
 2. Cơ sở lí luận và thực trạng
 a. Cơ sở lí luận.
 b. Thực trạng.
II. Giải quyết vấn đề.
 1. Các giải pháp.
 2. Hiệu quả.
III. Kết luận
 Tài liệu tham khảo.
1. Sách phương pháp dạy học văn.
2. Sách những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Ngữ Văn.
3. Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 cả hai tập.
4. Sách ôn tập Ngữ Văn 6.
5. Sách tư liệu Ngữ Văn 6.
6. Sách nâng cao Ngữ Văn 6.
7. Báo thế giới trong ta.
8. Báo tự học (Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học).
9. Tham khảo tài liệu báo điện tử. 
ý kiến nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học trường THCS Đỉnh Sơn
 ý kiến nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học Phòng GD & ĐT Anh Sơn
ý kiến nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học Sở GD & ĐT Nghệ An 
Đối chiếu, so sánh hai cách củng cố, dặn dò trên (Cách củng cố, dặn dò thứ nhất và cách củng cố, dặn dò thứ hai ) chúng ta thấy:
- Cách củng cố, dặn dò thứ nhất thì ở phần củng cố giáo viên đã làm thay cho học sinh, học sinh chỉ việc ngoan ngoãn ngồi lắng nghe, không có một lời phát biểu nào khi nghe giáo viên khái quát. Chính vì vậy mà giáo viên cũng không hề biết được khả năng nắm bài giảng của học sinh đến đâu? Học sinh cũng không biết được khả năng mình nắm bài giảng đến đâu. Còn trong phần dặn dò còn chung chung, không có sự hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, hay yếu kém. Làm như vậy thì rõ ràng học sinh khó có thể tự học ở nhà được. Có chăng chỉ là những em khá, giỏi mới biết cách tự học mà thôi. Số học sinh còn lại sẽ không biết học thế nào?
 - Trong lúc đó cách củng cố, dặn dò thứ hai thì ở phần củng cố, qua các câu hỏi cụ thể liên quan đến nội dung bài vừa học thì học sinh sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi đó theo khả năng hiểu và tiếp thu bài của mình. Mỗi học sinh sẽ có khả năng hiểu và tiếp thu bài khác nhau. Và rồi họ sẽ là chỗ bổ sung cho nhau để nắm được nội dung bài học một cách toàn diện hơn. Làm theo cách này cũng là giúp các em một lần nhớ kiến thức, một lần rèn kỹ năng thực hành, khả năng tự học. Hơn nữa, qua cách củng cố này sẽ giúp giáo viên nắm bắt được khả năng nắm bài của học sinh để từ đó điều chỉnh, bổ sung giúp các em nắm vững vàng nội dung bài học hơn. Còn phần dặn dò, hướng dẫn học ở nhà một cách cụ thể như thế sẽ giúp học sinh tự học có hiệu quả trong tất cả các đối tượng dù là giỏi, khá, hay trung bình, yếu kém. Và như thế sẽ nâng cao được chất lượng dạy học Ngữ Văn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kn.doc