Đề kiểm tra học kỳ I môn: Giáo dục công dân 8

Đề kiểm tra học kỳ I môn: Giáo dục công dân 8

I. Tự luận: (7,0đ)

Câu 1:(3đ) Em hãy cho biết tác dụng của pháp luật và kỉ luật trong xã hội? Mỗi học sinh cần phải làm gì để có thể thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật (Nêu ít nhất 4 việc làm để thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật)?

Câu 2:(2đ) Em hãy cho biết các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cháu; Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà,cha mẹ?

Câu 3:(2đ) Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Những câu sau đây đúng hay sai? Vì sao?

a. Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập say sưa học thuộc các bài giải mẫu, tranh thủ học thêm, học trước chương trình để chuẩn bị cho các kì thi.

b. Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập say sưa nghiên cứu cá nhân, tự mình tìm ra kiến thức, chân lí, là người “học một, biết mười”.

 

doc 2 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Giáo dục công dân 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Huế	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
	Năm học 2006 - 2007	Môn: GDCD 8 (Thời gian: 45 phút) Đề: A
I. Tự luận: (7,0đ)
Câu 1:(3đ) Em hãy cho biết tác dụng của pháp luật và kỉ luật trong xã hội? Mỗi học sinh cần phải làm gì để có thể thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật (Nêu ít nhất 4 việc làm để thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật)?
Câu 2:(2đ) Em hãy cho biết các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cháu; Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà,cha mẹ? 
Câu 3:(2đ) Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Những câu sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập say sưa học thuộc các bài giải mẫu, tranh thủ học thêm, học trước chương trình để chuẩn bị cho các kì thi.
b. Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập say sưa nghiên cứu cá nhân, tự mình tìm ra kiến thức, chân lí, là người “học một, biết mười”.
II. Bài tập:(3đ) Chọn ý đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy bài làm.
Câu 1: Nhìn thấy người bạn thân bên cạnh quay cóp bài, Ba đã:
a. Làm ngơ coi như không thấy.	b. Đưa tờ nháp của mình cho bạn chép.
c. Báo cho cô giáo biết hành vi đó.	d. Nhắc nhở bạn vào cuối giờ.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây là đúng?
a. Trồng cây, làm vệ sinh đường phố là thể nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
b. Việc lấy vợ, chồng sớm là việc riêng cảu mỗi người, không ảnh hưởng tới đời sống của cộng đồng.
c. Mỗi gia đình đều thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.
d. Học sinh có thể tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Câu 3: Câu tục ngữ nào sau đây nói về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái?
a. Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.	b. Con dại cái mang.
c. Môi hở răng lạnh.	d. Máu chảy ruột mềm.
Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng?
a. Cần tiếp thu tất cả những gì mới lạ của nước khác.
b. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
c. Học ngoại ngữ để có điều kiện tìm hiểu tốt hơn văn hóa của nước khác.
d. Lao động tự giác là làm việc bền bỉ, thường xuyên.
Câu 5: Hành vi nào sau đây trái với nếp sống văn hóa ?
a. Tham gia đua xe trái phép.	b. Tham gia bầu cử Quốc Hội.
c. Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.	d. Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tính tự lập ?
a. Quý mình đừng khinh người.	b. Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ.
c. Ăn có mời, làm có khiến.	d. Khát nước mới lo đào giếng.
Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng? 
a. Tình bạn là tình cảm giữa hai người với nhau và chỉ hai người mà thôi.
b. Bạn bè là phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
c. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.
d. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có giữa những người khác giới.
Câu 8: Ý kiến nào sau đây là đúng?
a. Làm nghề quét rác không có gì là xấu.	b. Lao động chân tay không vinh quang.
c. Nghiên cứu khoa học mới là nghề vinh quang.	d. Muốn sang trọng phải là giới trí thức
Câu 9: Câu tục ngữ nào sau đây nói về lao động?
a. Đổ mồ hôi, sôi nước mắt.	b. Thua keo này, bày keo khác.
c. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.	d. Năng nhặt chặt bị.
Câu 10 : Câu nào sau đây là đúng?
a. Chúng ta học hỏi và vận dụng tất cả các thành tựu của các dân tộc khác.
b. Một dân tộc dù còn lạc hậu cũng có những điều tốt đẹp mà ta có thể học hỏi được.
c. Bắt chước cách ăn mặc của ngôi sao ca nhạc nước ngoài là biểu hiện học hỏi các dân tộc khác.
d. Chỉ có tốt nghiệp Đại học ở nước ngoài mới có thể làm việc tốt và thành đạt. 
Câu 11: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tình bạn?
a. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.	b. Thấy người hoạn nạn thì thương.
c. Ăn cùng mâm,nằm cùng chiếu.	d. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Câu 12: Câu nào trong những câu sau là đúng?
a. Học sinh học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo.
b. Mọi học sinh khi đến trường đi học được, đều có khả năng sáng tạo.
c. Học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo.
d. Chỉ học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo.
	Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Huế	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
	Năm học 2006 - 2007	Môn: GDCD 8 (Thời gian: 45 phút) Đề: B
I. Tự luận:(7,0đ)
Câu 1:(3đ) Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của tình bạn trong sáng, lành mạnh ? Em có thể làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh ? 
Câu 2:(2đ) Tại sao trong lao động cần phải có tự giác và sáng tạo? Cho ví dụ minh họạ? 
Câu 3:(2đ) Thế nào là tự lập? Trong một cuộc tranh luận về học sinh nghèo vượt khó, có 2 ý kiến:
a. Vì họ quá khó khăn nên vươn lên học giỏi để sau này đỡ khổ.
b. Đó là những người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn, thử thách của cuộc sống.
Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
II. Bài tập:(3đ) Chọn ý đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy bài làm.
Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tình bạn?
a. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.	b. Thấy người hoạn nạn thì thương.
c. Ăn cùng mâm,nằm cùng chiếu.	d. Bán anh em xa mua láng giềng gần 
Câu 2: Ý kiến nào sau đây là đúng? 
a. Tình bạn là tình cảm giữa hai người với nhau và chỉ hai người mà thôi.
b. Bạn bè là phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
c. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.
d. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có giữa những người khác giới.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng?
a. Làm nghề quét rác không có gì là xấu.	b. Lao động chân tay không vinh quang.
c. Nghiên cứu khoa học mới là nghề vinh quang.	d. Muốn sang trọng phải là giới trí thức. 
Câu 4: Hành vi nào sau đây trái với nếp sống văn hóa ?
a. Tham gia đua xe trái phép.	b. Tham gia bầu cử Quốc Hội.
c. Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.	d. Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội 
Câu 5: Nhìn thấy người bạn thân bên cạnh quay cóp bài, Ba đã:
a. Làm ngơ coi như không thấy.	b. Đưa tờ nháp của mình cho bạn chép.
c. Báo cho cô giáo biết hành vi đó.	d. Nhắc nhở bạn vào cuối giờ. 
Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây nói về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái?
a. Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.	b. Con dại cái mang.
c. Môi hở răng lạnh.	d. Máu chảy ruột mềm.
Câu 7: Câu nào trong những câu sau là đúng ?
a. Học sinh học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo.
b. Mọi học sinh khi đến trường đi học được, đều có khả năng sáng tạo.
c. Học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo.
d. Chỉ học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo.
Câu 8: Câu nào sau đây là đúng? 
a. Chúng ta học hỏi và vận dụng tất cả các thành tựu của các dân tộc khác.
b. Một dân tộc dù còn lạc hậu cũng có những điều tốt đẹp mà ta có thể học hỏi được.
c. Bắt chước cách ăn mặc của ngôi sao ca nhạc nước ngoài là biểu hiện học hỏi các dân tộc khác.
d. Chỉ có tốt nghiệp Đại học ở nước ngoài mới có thể làm việc tốt và thành đạt. 
Câu 9: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tính tự lập?
a. Quý mình đừng khinh người.	b. Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ.
c. Ăn có mời, làm có khiến.	d. Khát nước mới lo đào giếng.
Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng?
a. Cần tiếp thu tất cả những gì mới lạ của nước khác.
b. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
c. Học ngoại ngữ để có điều kiện tìm hiểu tốt hơn văn hóa của nước khác.
d. Lao động tự giác là làm việc bền bỉ, thường xuyên.
Câu 11: Câu tục ngữ nào sau đây nói về lao động ?
a. Đổ mồ hôi, sôi nước mắt.	b. Thua keo này, bày keo khác.
c. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.	d. Năng nhặt chặt bị.
Câu 12: Câu nào sau đây là đúng?
a. Trồng cây, làm vệ sinh đường phố là thể nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
b. Việc lấy vợ, chồng sớm là việc riêng cảu mỗi người, không ảnh hưởng tới đời sống của cộng đồng.
c. Mỗi gia đình đều thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.
d. Học sinh có thể tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao duc cong dan 8.doc