Câu 1: (1điểm)
Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?
Câu 2: (2điểm)
a. (1điểm) Thế nào là là rễ cọc? Thế nào là rễ chùm? Mỗi loại cho 2 ví dụ.
b. (1điểm) Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?
Câu 3: (1điểm)
Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những loại thân đó.
Câu 4: (3điểm)
a. (1điểm) Hãy cho ví dụ về 3 kiểu xếp lá trên cây?
b. (1điểm) Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là cần thiết cho quang hợp?
c. (1điểm) Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên trái đất, điều đó có đúng không? Vì sao?
PHÒNG GD- ĐT HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS LONG THUẬN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: SINH HỌC - KHỐI 6 THỜI GIAN: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề) ĐỀ: Câu 1: (1điểm) Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Câu 2: (2điểm) a. (1điểm) Thế nào là là rễ cọc? Thế nào là rễ chùm? Mỗi loại cho 2 ví dụ. b. (1điểm) Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng? Câu 3: (1điểm) Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những loại thân đó. Câu 4: (3điểm) a. (1điểm) Hãy cho ví dụ về 3 kiểu xếp lá trên cây? b. (1điểm) Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là cần thiết cho quang hợp? c. (1điểm) Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên trái đất, điều đó có đúng không? Vì sao? Câu 5: ( 3điểm) a. (2điểm) Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ở cây? Cho 2 ví dụ. b. (1điểm) Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? -Hết- ĐÁP ÁN - KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN SINH 6 Câu 1: Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu sau: - Vách tế bào. - Màng sinh chất. - Chất tế bào. - Nhân. Và một số thành phần khác (không bào, lục lạp . . .) Câu 2: a. - Rễ cọc: Có rễ cái to, khoẻ đâm xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Ví dụ: Ổi, mận . . . - Rễ chùm: Gồm nhiều rễ to và dài gần bằng nhau, mọc toả ra từ gốc thân thành một chùm. Ví dụ: Lúa, bắp . . . b. Rễ biến dạng gồm: - Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa tạo quả. - Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. - Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí. - Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. Câu 3: Tuỳ theo vị trí của thân trên mặt đất, ta chia thân ra làm 3 loại: - Thân đứng. Ví dụ: Lúa, xoài . . . - Thân leo. Ví dụ: Mồng tơi, bầu . . . - Thân bò. Ví dụ: Rau má . . . Câu 4: a. Có 3 cách xếp lá trên cây: - Lá mọc cách: Dâm bụt . . . - Lá mọc đối: Ổi . . . - Lá mọc vòng: Trúc đào . . . b. Sơ đồ quang hợp: ánh sáng Nước + khí cacbonic Tinh bột + khí oxi chất diệp lục Những yếu tố cần thiết cho quang hợp là: Khí cacbonic và ánh sáng. c. Đúng. Không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất. vì nhờ quá trình quang hợp cây xanh tạo ra chất hữu cơ và khí oxi để cung cấp cho sự sống của sinh vật trên trái đất. Câu 5: a. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng. ví dụ: - Rau má: Sinh sản bằng thân bò. - Cây thuốc bỏng: Sinh sản bằng lá. b. - Giâm cành: Là cắt một đoạn thân, đoạn cành cắm xuống đất ẩm, sau một thời gian tạo thành cây mới. - Chiết cành: Là làm cho cành đó ra rễ ngay trên thân cây mẹ, sau đó cắt đem trồng xuống đất tạo thành cây mới. -Hết- CHÚ THÍCH: Câu 1: SGK S6 trang 25 Câu 2: a. SGK S6 trang 29 b. SGK S6 trang 42 Câu 3: SGK S6 trang 45 Câu 4: a. SGK S6 trang 64 b. SGK S6 trang 72 c. SGK S6 trang 76 Câu 5: a. SGK S6 trang 89 b. SGK S6 trang 91 CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH 6 (2011-2012) Câu 1: (1đ) Tế bào thực vật, (mức độ nhận biết) Câu 2: (2đ) Rễ, các loại rễ chính, rễ biến dạng. a. Mức độ nhận biết (1đ) b. Mức độ nhận biết, mức độ thông hiểu (1đ) Câu 3: (1đ) Thân, các loại thân, sự dài ra của thân (mức độ nhận biết) Câu 4: (3đ) Lá, quang hợp, sự thoát hơi nước qua lá. a. (1đ) Mức độ nhận biết và thông hiểu. b. (1đ) Mức độ nhận biết và thông hiểu. c. (1đ) Mức độ vận dụng. Câu 5: (3đ) Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, sinh sản sinh dưỡng do người. a. (2đ) Mức độ nhận biết và thông hiểu. b. (1đ) Mức độ thông hiểu và vận dụng.
Tài liệu đính kèm: