Đề kiểm tra định kì tháng 09 môn: Ngữ văn 6

Đề kiểm tra định kì tháng 09 môn: Ngữ văn 6

Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng”.

(Sự tích Hồ Gươm)

a/ Thế nào là nghĩa của từ? Nêu các cách giải thích nghĩa của từ. Giải thích nghĩa các từ: nạm ngọc, ghẻ lạnh, hoảng hốt, thủy cung.

b/ Từ “lưng” trong câu Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng nghĩa là gì? Đặt một câu trong đó có từ “lưng” được dùng với nghĩa chuyển?

Câu 2 (2 điểm):

a/ Truyền thuyết Thánh Gióng kết thúc với hình ảnh Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Còn kịch bản phim Ông Gióng của Tô Hoài thì kết thúc với hình ảnh "tráng sĩ Gióng cưỡi ngựa sắt thu nhỏ dần thành em bé cưỡi trâu trở về trên đường làng mát rượi bóng tre".

Em hãy nêu sự khác nhau và giống nhau của hai cách kết thúc ấy

b/ Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi đã nhận gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân mượm gươm thần có ý nghĩa gì?

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì tháng 09 môn: Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trờng THCS Nguyễn Huệ
Năm học 2010 - 2011
 đề Kiểm tra định kì tháng 09
môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút.
Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng”. 
(Sự tích Hồ Gươm) 
a/ Thế nào là nghĩa của từ? Nêu các cách giải thích nghĩa của từ. Giải thích nghĩa các từ: nạm ngọc, ghẻ lạnh, hoảng hốt, thủy cung.
b/ Từ “lưng” trong câu Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng nghĩa là gì? Đặt một câu trong đó có từ “lưng” được dùng với nghĩa chuyển? 
Câu 2 (2 điểm): 
a/ Truyền thuyết Thánh Gióng kết thúc với hình ảnh Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Còn kịch bản phim Ông Gióng của Tô Hoài thì kết thúc với hình ảnh "tráng sĩ Gióng cưỡi ngựa sắt thu nhỏ dần thành em bé cưỡi trâu trở về trên đường làng mát rượi bóng tre".
Em hãy nêu sự khác nhau và giống nhau của hai cách kết thúc ấy
b/ Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi đã nhận gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân mượm gươm thần có ý nghĩa gì?
Câu 3 (5 điểm): 
Kể lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên bằng lời văn của em.
	----------------Hết----------------
Ma trận kèm theo đề kiểm tra đình kì tháng 09
Môn Ngữ văn 6
	Năm học 2010 - 2011	
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phân tích
đánh giá
Sáng tạo
Nghĩa của từ
C1a (1.0đ)
C1a,b, (0.5đ)
C1a,b (1.5đ)
Văn bản
C2b (0.25đ)
C2a,b (1.0đ)
C2b (1.5đ)
C2a (0.25đ)
Tập làm văn
C3 (1.0đ)
C3 (1.0đ)
C3 (1.0đ)
C3 (0.5đ)
C3 (1.5đ)
Tổng điểm
2.25
2.5
2.5
1.5
0.75
1.5
Tỷ lệ
2.25%
2.5%
2.5%
1.5%
	0.75%	 
1.5 %
Giáo viên thiết lập ma trận đề
 	 	 trương thị hạnh huyền
	đáp án- biểu điểm đề kiểm tra định kì tháng 09
Môn ngữ văn 6
Năm học 2010 - 2011
Câu 1 (3 điểm): 	
a/ HS nêu được: 
* Khái niệm: Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị. (0.5 điểm):
* Có 2 cách giải thích nghĩa của từ: (0.5 điểm):
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
* Giải thích đúng nghĩa các từ: (1.0 điểm- mỗi câu đúng được 0.25 điểm):
- nạm ngọc: gắn ngọc vào (nạm: gắn, dát, đặt kim loại hoặc đá quý vào một đồ vật để trang trí)
- Ghẻ lạnh: thờ ơ, nhạt nhéo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết.
- Hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt.
- Thủy cung: Cung điện ở dưới nước.
(Tùy vào ý hiểu của học sinh GV chấm điểm)
b/ Nghĩa của từ lưng là chỉ bộ phận của cơ thể người (từ vai theo xương sống xuống hông) (0.5 điểm) -> nghĩa gốc
Đặt đúng câu có sử dụng từ “lưỡi” với nghĩa chuyển (chú ý phân biệt với từ đồng âm) (0.5 điểm)
 VD: Phần sau của vật gì: lưng tủ
 Vơi, không đầy, một nửa: uống lưng côc nước.	
Câu 2 (2 điểm):
a/ HS trình bày ý hiểu của mình dưới hình thức một đoạn văn ngắn (1.5 điểm):
* Khác nhau:
- Truyền thuyết Thánh Gióng, Gióng ra đời thần kì và khi đuổi giặc xong chàng ra đi cũng thần kì. Nhân dân bất tử hóa Thánh Gióng bằng cách để nhân vật hóa thân vào đất nước, trời mây vĩnh hằng, Gióng và ngựa sắt còn là biểu tưởng khả năng sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc, đất nước: khi cần thì xuất hiện, khi xong nhiệm vụ lại giấu mình đi. (0.25 điểm)
- Kịch bản phim ông Gióng của Tô Hoài thể hiện ý nghĩa tượng trưng khác: Khi đất nước có giặc “mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt” (Chế Lan Viên) đều nằm mơ thành Phù Đổng “Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân” (Tố Hữu), còn khi đất nước thanh bình, các em vẫn là những em nhỏ, những đứa trẻ chăn trâu hồn nhiên ở mọi làng quê Việt Nam. (0.25 điểm)
* Giống nhau: dù kết thúc bằng cách nào đi chăng nữa thì Gióng đều là thần được trời cử xuống giúp Vua Hùng đuổi giặc, sau khi hoàn thành nhiệm vụ Gióng lại giấu mình đi. (0.5 điểm)
b/ HS trình bày dưới hình thức 1 đoạn văn và đáp ứng được những yêu cầu:
- Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi không trực tiếp nhận được thanh gươm thần mà nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau (chuôi gươm nhận được ở dưới nước, lưỡi gươm nhận được trên rừng). (0.25 điểm)
- ý nghĩa:
+ Đây là 1 chi tiết hoang đường kì ảo thể hiện màu sắc huyền thoại của câu chuyện. (0.25 điểm)
+ Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nhưng khi khớp lại thì vừa như in, thể hiện sức mạnh tổng hợp từ vùng sông nước đến vùng rừng núi, từ miền xuôi đến miền ngược đều đồng lòng thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm. (0.25 điểm)
+ Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, hợp lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn. (0.25 điểm)
Câu 3 (5 điểm):
* Xác định yêu cầu của đề:
- Kiểu bài: văn kể chuyện
- Phương thức biểu đạt: tự sự (có thể đan xen miêu tả, biểu cảm).
* Gợi ý dàn bài :
A. Mở bài : Giới thiệu về truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên (có thể bằng cách nêu cảm nhận , suy nghĩ của bản thân)
B. Thân bài: 
- Giới thiệu nguồn gốc, hình dáng, tài năng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Sự gặp gỡ giữa hai người.
- Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, sinh bọc trăm trứng, nở ra trăm con đàn con không cần bú mớm vẫn khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú .
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, chia con.
- Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Nguồn gốc dân tộc Việt Nam 
C. Kết bài:
- Niềm tự hào về nòi giống cao quý, thiêng liêng của dân tộc mình.
* Biểu điểm:
- Điểm 4-5: Bài viết có lời kể ngắn gọn, sáng tạo, biết lược bớt những chi tiết không cần thiết, nhấn mạnh vào những sự việc chính.
- Ngôn ngữ kể chuyện : sử dụng những từ ngữ cổ thể hiện đúng những việc làm và lời nói của nhân vật đảm bào giữ nguyên không khí cổ xưa của truyện.
- Trình bày khoa học, biết sử dụng nhuần nhuyễn các kiểu câu, dấu câu, ... Chữ đẹp, không có lỗi chính tả.
- Điểm 2-3: Đạt yêu cầu nhng chữ chưa đẹp và chưa biết sử dụng nhuần nhuyễn các cách trình bày, diễn đạt, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ
- Điểm dưới 2: Nội dung sơ sài, diễn đạt chưa thoát ý. Câu chuyện kể còn rời rạc, chưa sâu sắc, chữ xấu, mắc nhiều lỗi chính tả. Vụng về trong sử dụng kiểu câu, dấu câu.
kí duyệt của bgh Giáo viên ra đề

Tài liệu đính kèm:

  • dockhao sat chat luong van 6(1).doc