Đề cương và đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 9 - Tiết 73 đến 76 (Dùng cho học kỳ I)

Đề cương và đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 9 - Tiết 73 đến 76 (Dùng cho học kỳ I)

Câu 1 :

a) Kể tên các phương châm hội thoại mà em đã học?

 b)Nêu khái niệm từng phương châm và cho ví dụ minh họa.

 c) “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

 Nội dung câu ca dao khuyên ta trong giao tiếp nên tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Câu 2 :

- Kể tên các phép tu từ từ vựng mà em đã học?

-Nêu khái niệm từng phép tu từ và cho ví dụ minh họa.

Câu 3 :

a) Thế nào là thuật ngữ? Cho ví dụ.

b)Tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống :

- :là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

- . :Là lực hút của Trái Đất.

- :Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.

Câu 4 : - Từ “đầu” trong các câu sau, từ nào dùng theo nghĩa gốc? Từ dùng theo nghĩa chuyển? Từ dùng theo nghĩa tu từ?

 - Đầu súng trăng treo (Chính Hữu) - Ngòi đầu cầu nước trong như lọc. (Chinh phụ ngâm khúc)

 - Trên đầu những rác cùng rơm. (Ca dao) - Đầu xanh có tội tình gì? (Nguyễn Du)

Câu 5 :Chỉ ra cái hay của phép tu từ từ vựng tác giả Phạm Tiến Duật dùng trong khổ thơ sau :

 Một dãy núi mà hai màu mây

 Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

 Như anh với em, như Nam với Bắc,

 Như đông với tây một dãi rừng liền.

Câu 6 : Hãy gạch chân cách nói có phép nói quá :

Chưa ăn đã hết ; đẹp tuyệt vời ; một tấc đến trời ; không một ai có mặt ; một chữ bẻ đôi cũng không biết ; sợ vã mồ hôi ; cười vỡ bụng ; rụng rời chân tay ; tức lộn ruột ; tiếc đứt ruột ;

Câu 7 : Khái niệm nào đúng với phương châm quan hệ ?

A. Nói đủ nội dung, không thừa, không thiếu. C. Nói đúng nội dung, có chứng cứ xác thực.

B. Nói đúng đề tài giao tiếp, trách nói lạc đề. D. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

Câu 8 : Phép tu từ nào sau đây liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự?

A. Nói giảm nói tránh. C. Nói quá.

C. Nhân hóa. D. Chơi chữ.

Câu 9: Câu ca dao sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào?

 “Lời nói chẳng mất tiền mua,

 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

A. Phương châm về lượng. C. Phương châm cách thức.

B. Phương châm lich sự. D. Phương châm về chất

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương và đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 9 - Tiết 73 đến 76 (Dùng cho học kỳ I)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG TỔNG HỢP TIẾNG VIỆT (tiết 73)
(DÙNG CHO KIỂM TRA HỌC KỲ I)
Câu 1 : 
a) Kể tên các phương châm hội thoại mà em đã học?
	b)Nêu khái niệm từng phương châm và cho ví dụ minh họa.
	c)	 “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
	Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
	Nội dung câu ca dao khuyên ta trong giao tiếp nên tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Câu 2 : 
- Kể tên các phép tu từ từ vựng mà em đã học?
-Nêu khái niệm từng phép tu từ và cho ví dụ minh họa.
Câu 3 : 
a) Thế nào là thuật ngữ? Cho ví dụ.
b)Tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống :
- :là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
-.. :Là lực hút của Trái Đất.
- :Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
Câu 4 : - Từ “đầu” trong các câu sau, từ nào dùng theo nghĩa gốc? Từ dùng theo nghĩa chuyển? Từ dùng theo nghĩa tu từ?
	- Đầu súng trăng treo (Chính Hữu) - Ngòi đầu cầu nước trong như lọc. (Chinh phụ ngâm khúc)
	- Trên đầu những rác cùng rơm. (Ca dao) - Đầu xanh có tội tình gì? (Nguyễn Du)
Câu 5 :Chỉ ra cái hay của phép tu từ từ vựng tác giả Phạm Tiến Duật dùng trong khổ thơ sau :
	Một dãy núi mà hai màu mây
	Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
	Như anh với em, như Nam với Bắc,
	Như đông với tây một dãi rừng liền.
Câu 6 : Hãy gạch chân cách nói có phép nói quá : 
Chưa ăn đã hết ; đẹp tuyệt vời ; một tấc đến trời ; không một ai có mặt ; một chữ bẻ đôi cũng không biết ; sợ vã mồ hôi ; cười vỡ bụng ; rụng rời chân tay ; tức lộn ruột ; tiếc đứt ruột ; 
Câu 7 : Khái niệm nào đúng với phương châm quan hệ ?
A. Nói đủ nội dung, không thừa, không thiếu.	C. Nói đúng nội dung, có chứng cứ xác thực.
B. Nói đúng đề tài giao tiếp, trách nói lạc đề.	D. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
Câu 8 : Phép tu từ nào sau đây liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự?
A. Nói giảm nói tránh.	C. Nói quá.
C. Nhân hóa.	D. Chơi chữ.
Câu 9: Câu ca dao sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 “Lời nói chẳng mất tiền mua,
	Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
A. Phương châm về lượng.	C. Phương châm cách thức.
B. Phương châm lich sự.	D. Phương châm về chất.
Câu 10 : Hai câu thơ sau có sử dụng phép tu từ từ vựng nào?
	“Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
	Như sa, như ùa vào buồng lái” (Phạm Tiến Duật)
A. Nhân hóa.	C. So sánh.
B. Ẩn dụ.	D. Nói giảm nói tránh.
Câu 11 : Tìm bốn thành ngữ có sữ dụng các cặp từ trái nghĩa :
. ;  ;  ; ..
Câu 12 : Nói “Hoa cười ngọc thốt” là dùng phép tu từ gì?
A. So sánh.	C. Nhân hóa.
B. Hoán dụ.	D. Ẩn dụ.
Câu 13 : Có câu thơ sau : “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	 	 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Nêu tên bài thơ có câu đó? Tên tác giả ? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Chỉ ra phép tu từ và tác dụng của nó có trong câu thơ?
Câu 14 : Trong bài thơ “Bếp lửa”, tác giả Bằng Việt đã hai lần dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” 
	- Đó là những câu thơ nào?
- Nêu ý nghĩa của cụm từ này và tìm ví dụ trong thơ ca có dùng cụm từ đó.
 Câu 15: Câu thơ :	 “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	 	 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
	- Nêu tên bài thơ có câu trên, tác giả ? – Chỉ ra phép tu từ và tác dụng của nó trong câu thơ.
	Câu 16 : -Thế nào là cách dẫn trực tiếp?
	 -Hãy viết đoạn văn trích dẫn ý kiến sau theo cách dẫn trực tiếp:
	“Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”
	(Đặng Thai Mai – “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”)
	Câu 17 :Vận dụng kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau:	 “Làn thu thủy, nét xuân sơn
	Hoa nghen thua thắm liễu hờn kém xanh
	 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
	Sắc đành đòi một tài đành họa hai” 	(Nguyễn Du – “Truyện Kiều”)
	Câu 18 : 
	a)Nêu các cách phát triển từ vựng tiếng Việt.
	b)Hãy chỉ ra từ nào được dùng theo nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào trong câu thơ sau:
	 “Ngày xuân em hãy còn dài
	Xót tình máu mủ thay lời nước non”
	c)Trong câu thơ :	 “Buồn trông nội cỏ rầu rầu
	Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”	(Nguyễn Du – “Truyện Kiều”)
	Có từ nào được dùng theo nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào? Tác dụng của phương thức chuyển nghĩa đó?
	d)Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong ví dụ sau :
	“Aùo anh rách vai
	Quần tôi có vài mảnh vá
	Miệng cười buốt giá 
Chân không giày
	Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”	(Chính Hữu – “Đồng chí”)
	Câu 19 : a)Thế nào là phương châm lịch sự? Cho ví dụ minh họa
	b)Cho biết thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
	-Dây cà ra dây muống
	-Lúng búng như ngậm hạt thị.
	Câu 20 :Vận dụng kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn thơ sau:	 “Gần xa nô nức yến anh
	Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
	 Dập dìu tài tử giai nhân
	Ngực xe như nước áo quần như nêm”	(Nguyễn Du – “Truyện Kiều”)
	Câu 21 :Trong câu văn sau người viết đã tuân thủ phương châm hội thoại sao?
	“Xin lỗi, có thể anh không hài lòng, nhưng tôi cũng phải thành thật mà nói là bài viết của anh chưa được hay.”
	Câu 22 : Vận dụng kiến thức đã học về các phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độcđáo trong đoạn văn sau:
	“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu!”
	(Thép Mới – “Cây tre Việt Nam”)
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA THƠ – TRUYỆN HIỆN ĐẠI (Tiết 76)
(DÙNG CHO KIỂM TRA HỌC KỲ I)
Câu 1 : - Kể tên tác phẩm và tác giả những bài thơ hiện đại Việt Nam em đã học.
	- Trong đó có bài thơ nào nói về hình ảnh người lính?
Câu 2 : Trong bài thơ “Đồng chí” tác giả Chính Hữu đã lý giải sự hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng từ cơ sở nào?
Câu 3 : Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có vầng trăng vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng. Hãy chỉ rõ mối quan hệ giữa nghĩa thực và nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong cả bài thơ.
Câu 4 : Trong những bài thơ hiện đại Việt Nam em đã học, có những bài thơ nào nói đến hình ảnh trăng?
	- Hãy phân tích và so sánh hình ảnh trăng trong các bài thơ đó?
Câu 5 : Cho các câu văn sau : “Bài thơ “Đồng chí” kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc. Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.”
	a) Hãy chép chính xác ba câu cuối của bài thơ? Nêu tên tác giả?
	b) Viết tiếp các câu văn trên thành đoạn văn khoảng 10 dòng, trong đó có dùng câu hỏi tu từ? 
Câu 6 : Đoạn kết thúc một bài thơ có câu : “Trăng cứ tròn vành vạnh”
	a) Chép tiếp các câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ?
	b) Khổ thơ vừa chép trích trong bài thơ gì ? Tác giả là ai?
	c)Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó.
Câu 7 : Cho câu thơ : “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
	a) Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo?
	b) Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
	c) Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?
	d) Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 8 : Dòng nào sau đây nói đúng về tác giả Phạm Tiến Duật :
A. Sinh năm 1926, mất 2007, quê Can Lộc, Hà Tĩnh, hoạt động cách mạng qua suốt hai cuộc kháng chiến .
B. Sinh năm 1941 mất 2007, quê Thanh Ba, Phú Thọ, tiêu biểu thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ và hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
C. Sinh năm 1920, mất 2007, quê Từ Sơn Bắc Ninh, sở trường viết truyện ngắn, thường viết về người nông dân, nông thôn
D. Sinh năm 1948, quê Đông Vệ, Thanh Hóa, tiêu biểu thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
Câu 9 : Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ qua hai bài thơ “Bếp lửa”(Bằng Việt) và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 10 : Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng và éo le trong chiến tranh. Em hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại diễn biến câu chuyện trong những ngày ông Sáu về thăm nhà sau tám năm đi kháng chiến.
Câu 11 : Kể lại nội dung tác phẩm “Làng” của Kim Lân bằng lời kể của nhân vật ông Hai (Chú ý đảm bảo các sự việc chính : ông Hai đi tản cư, luôn nhớ làng, khoe làng ; ông đọc báo ; nghe tin làng theo giặc ; nỗi đau đớn với tin đó ; niềm vui khi nghe tin cải chính)
Câu 12 : Hãy kể lại nội dung tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long bằng lời kể của cô kỹ sư, từ lúc gặp anh thanh niên tới lúc chia tay.
Câu 13 : Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện Ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Câu 14 : Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng gợi em suy nghĩ gì?
Câu 15 : Tình huống nào làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai trong đoạn trích “Làng” của Kim Lân? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả.
Câu 16 : Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình người trong chiến tranh?
Câu 17 : Người lính trong “Đồng chí” (Chính Hữu) và”Bài thơ về tiểu đội xe khôn ... ø tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
-Tình cảm gia đình, nguồn cội là tình cảm giữa con người với con người, là tình cảm gần gũi, thiêng liêng,
-Từ tình cảm gia đình làm cơ sở, nguồn cội nhen nhóm những tình cảm khác :tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước,  giúp bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người.
-Dù ở đâu, đi đâu về đâu, con người luôn nhớ về gia đình, nhớ về làng quê,
-Nhà thơ Bằng việt dù ở phương xa nhưng nhà thơ vẫn luôn nhớ về bà, người đã nuôi dạy nhà thơ nên người.
-Cần lên án những người quên nguồn cội, chối bỏ tình cảm gia đình, quê hương.
-Tình cảm gia đình, tình yêu nguồn cội luôn là tình cảm thiêng liêng cao đẹp của con người.
Câu 11 : Đóng vai ông Hai kể lại chuyện “Làng” (Kim Lân)
A.Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh, tình cảm của“Tôi” khi ở nơi tản cư
B.Thân bài :
-Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc cử chỉ, điệu bộ, hành động của tôi
-Khi về nhà tôi đi
-Mấy ngày trốn trong nhà, tôi chỉ biết trò chuyện với con nhỏ
-Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, nhà tôi bị đốt, tôi vui mừng đi khoe
C.Kết bài: Là nông dân tôi luôn yêu mến làng quê của mình, tình yêu đó gắn với tình yêu kháng chiến, yêu đất nước. Tôi mong mọi người hãy yêu làng, yêu nước như tôi.
(*Lưu ý : kể chuyện khác với phân tích nhân vật )
	*HS GIỮ LẠI CÁC ĐỀ CƯƠNG ĐỂ ÔN THI HỌC KỲ I
Tiết : 74	Ngày kiểm tra :
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
TIẾNG VIỆT
Họ và tên :
Điểm
Lời phê của thầy cô
Lớp 9 a ___
I.Trắc nghiệm :(3đ) HS khoanh tròn đáp án đúng.
Câu 1 :(0,25) Khái niệm nào đúng với phương châm quan hệ ?
A. Nói đủ nội dung, không thừa, không thiếu.	C. Nói đúng nội dung, có chứng cứ xác thực.
B. Nói đúng đề tài giao tiếp, trách nói lạc đề.	D. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
Câu 2 :(0,25) Phép tu từ nào sau đây liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự?
A. Nói giảm nói tránh.	C. Nói quá.
C. Nhân hóa.	D. Chơi chữ.
Câu 3 :(0,25) Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. Là khái niệm của :
A. Phương châm về lượng.	C. Phương châm về chất.
B. Phương châm quan hệ.	D. Phương châm cách thức.
Câu 4 :(0,25) Nói “Hoa cười ngọc thốt” là dùng phép tu từ gì?
A. So sánh.	C. Nhân hóa.
B. Hoán dụ.	D. Ẩn dụ.
Câu 5 :(0,25) Khái niệm nào sau đây đúng với phương châm về lượng?
A. Nói đủ nội dung, không thừa, không thiếu.	C. Nói đúng nội dung, có chứng cứ xác thực.
B. Nói đúng đề tài giao tiếp, trách nói lạc đề.	D. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
Câu 6 :(0,25) Câu ca dao sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 “Lời nói chẳng mất tiền mua,
	Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
A. Phương châm về lượng.	C. Phương châm cách thức.
B. Phương châm lich sự.	D. Phương châm về chất.
Câu 7 :(0,25) Hai câu thơ sau có sử dụng phép tu từ từ vựng nào?
	“Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
	Như sa, như ùa vào buồng lái” (Phạm Tiến Duật)
A. Nhân hóa.	C. So sánh.
B. Ẩn dụ.	D. Nói giảm nói tránh
Câu 8 :(0,25) Những từ ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? – nói móc ; nói ra đầu ra đũa ; nói leo ; nói hớt; nói mát.
A. Phương châm về lượng.	C. Phương châm lịch sự.
B. Phương châm quan hệ.	D. Phương châm cách thức.
Câu 9 :(0,25) Câu thơ : “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” (Nguyễn Khoa Điềm)
Từ “Mặt trời” trong câu thứ hai được dùng theo phép tu từ nào ?
A. Nhân hóa.	C. So sánh.
B. Ẩn dụ.	D. Nói giảm nói tránh 
Câu 10 :(0,25) Cách biến những vật không phải là người có hành động, tính cách như người. Là khái niệm của:
A. So sánh.	C. Nhân hóa.
B. Ẩn dụ.	D. Nói quá.
Câu 11 :(0,25) Các từ : râu ria, máu mủ, sương sớm , mặt mũi , rơi rụng , thuộc nhóm từ nào?
A. Từ láy.	C. Từ ghép.
B. Từ đồng âm.	D. Từ trái nghĩa.
Câu 12 :(0,25) Tìm bốn thành ngữ có sữ dụng các cặp từ trái nghĩa :
. ;  ;  ; ..
II. Phần tự luận :(7đ)
Câu 1 :(3đ) Có câu thơ sau : “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Nêu tên bài thơ có câu đó? Tên tác giả ?
Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 
Chỉ ra phép tu từ và tác dụng của nó có trong câu thơ?
Câu 2 (1,5đ) Câu thơ : “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
	- Nêu tên bài thơ có câu trên, tác giả ? – Chỉ ra phép tu từ và tác dụng của nó trong câu thơ.
Câu 3 :(2,5đ) Viết đoạn văn tả cảnh sân trường vào giờ ra chơi, có sử dụng các phép so sánh, nhân hóa, liệt kê.
(gạch chân các phép tu từ)
ĐÁP ÁN TIẾT KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Trắc nghiệm :(3đ)
1.HS chọn đáp án :
Câu
1
2
3
4
5
6
7
 8
9
10
11
Đáp án
B
A
D
D
A
B
C
C
B
C
C
Câu 12 : Thành ngữ có từ trái nghĩa : Lên voi xuống chó ;
	 Đầu voi đuôi chuột ;
	 Đầu xuôi đuôi lọt ;
	 Nhà cao cửa rộng.
	2. Biểu điểm : Mỗi câu đúng : 0,25đ
 	 Câu 12 : đúng được hai thành ngữ trở lên thì đủ 0,25đ
II. Tự luận : (7đ)
Câu 1 : 
Nêu đúng tên bài thơ : “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. (0,5đ)
Hoàn cảnh sáng tác: Viết lúc tác giả đi thực tế ở vùng biển Quảng Ninh năm 1958 (1đ)
Chỉ được các phép tu từ và tác dụng: (1,5đ)
- So sánh : Mặt trời với hòn lửa -> cho thấy cảnh thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với người.
- Nhân hóa và ẩn dụ : Thiên nhiên vũ trụ như ngôi nhà có thể cài then và sập cửa.
Câu 2 : a) Nêu đúng tên : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.(0,5đ)
Có phép ẩn dụ : “Mặt trời của mẹ” chỉ em bé như mặt trời luôn sưởi ấm cho người mẹ.(1đ)
Câu 3 : Viết đoạn văn : 
	- Giới thiệu thời gian, khung cảnh chung trước giờ ra chơi .
	- Cảnh HS ùa ra như đàn ong vỡ tổ (so sánh)
	- Tả cảnh các trò chơi : (liệt kê)
	- Cảnh chim, bướm, đang trêu đùa. ( nhân hóa)
	- Hết giờ chơi. 
	- Cảm xúc chung của em trong giờ ra chơi .
	* Yêu cầu : + viết đúng nội dung :(1đ)
	 	 + Đúng mỗi phép tu từ : (0,5đ)
MA TRẬN ĐỀ TIẾNG VIỆT 
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng bậc thấp
Vận dụng bậc cao
Tổng cộng
* Trắc nghiệm :
- Phương châm hội thoại.
- Các phép tu từ.
- Từ vựng tiếng Việt.
C. 1,2,3,5
C. 6,8
6 câu
1đ
0,5đ
1,5đ
C. 4
C. 7, 9,10
C. 11, 12
6 câu
0,25đ
0,75đ
0,5đ
1,5đ
* Tự luận :
- Các phép tu từ – Tích hợp thơ.
C. 1,2
C. 3
2 câu
4,5đ
2,5đ
7đ
* Cộng :
5 câu
5 câu
4 câu
1 câu
14 câu
1,25đ
1,25đ
5đ
2,5đ
10đ
Tiết : 77	Ngày kiểm tra :_____________
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
VĂN 9
Họ và tên :
Điểm
Lời phê của GV
Lớp : 9 a___
I. Câu hỏi :
Câu 1 :(2đ) Ghép tên tác giả vào đúng tên tác phẩm :
Tác phẩm
Tác giả
Ghép 
A. Đồng chí.
1. Huy Cận.
A. ghép với :______
B. Đoàn thuyền đánh cá.
2. Nguyễn Duy.
B. ghép với :______
C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
3. Nguyễn Khoa Điềm.
C. ghép với :______
D. Ánh trăng.
4. Chính hữu.
D. ghép với :______
E. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
5. Phạm Tiến Duật.
E. ghép với :______
F. Bếp lửa
6. Nguyễn Quang Sáng.
F. ghép với :______
G. Làng.
7. Bằng Việt
G. ghép với :______
H. Lặng lẽ Sa Pa.
8. Kim Lân.
H. ghép với :______
I. Chiếc lược ngà.
9. Nguyễn Thành Long.
I. ghép với :______
Câu 2 :(3đ) Cho các câu văn sau : 
“Bài thơ “Đồng chí” kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc. Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.”
	a) Hãy chép chính xác ba câu cuối của bài thơ? Nêu tên tác giả?
	b) Viết tiếp các câu văn trên thành đoạn văn khoảng 10 dòng, trong đó có dùng câu hỏi tu từ? 
Câu 3 :(5đ) Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
II. Bài làm :(Câu 2 và 3 ; Câu 1:làm trên đề)
ĐÁP ÁN TIẾT KIỂM TRA VĂN
Câu 1 :(2đ)
	Yêu cầu HS ghép đúng thứ tự sau :
ghép với : 4
ghép với : 1
ghép với : 5
ghép với : 2
ghép với : 3
ghép với : 7
ghép với : 8
ghép với : 9
ghép với : 6 
-> Ghép sai hai câu : trừ 0,25đ
Câu 2 :(4đ) 
	a) Chép đúng khổ thơ : Ba câu cuối.(1đ)
	- Nêu tên tác giả : Chính Hữu.(0,5đ)
	b) Viết đoạn văn : với các ý chính sau:(2,5đ)
	- Dẫn lại hai câu văn : câu chủ đề.
	- Câu thơ đầu nêu hoàn cảnh thời gian, địa điểm, không gian người lính đang ở, đầy khắc nghiệt.
	- Nhưng người lính vẫn đứng cạnh bên nhau quyết tâm chống giặc.
- Câu cuối là hình ảnh biểu tượng, là sự gắn bó giữa thực tại và mơ mộng ; giữa chiến tranh và hòa bình; giữa chiến sĩ và thi sĩ .
- Phải chăng nhờ đó mà người lính đã góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt? (Câu hỏi tu từ)
Câu 3 :(4đ)
	1) Yêu cầu xác định :
	- Thể loại : Nghị luận tác phẩm truyện.
	- Vấn đề : Phẩm chất anh thanh niên qua cảnh sống và làm việc của anh.
	- Viết theo dàn ý:
	2) Dàn ý :
A. Mở bài :(0,5đ) 
	- Giới thiệu nhân vật trong tác phẩm, tác giả?
	- Nêu vấn đề.
B. Thân bài :(3đ)
	- Hoàn cảnh sống và công việc : cô độc với công việc tẻ nhạt nhưng đầy khắt nghiệt
	- Sống có khoa học : chăm sóc vườn, chăn nuôi, 
	- Anh vẫn làm việc với tình yêu và say mê công việc của mình.
	- Có suy nghĩ về công việc rất đẹp : ta với công việc là đôi, 
	- Hiếu khách, quan tâm đến mọi người : tiếp mọi người ; tặng củ tam thất, tặng hoa, 
	- Giản dị, khiêm tốn : giới thiệu ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét cho ông họa sĩ vẽ.
C. Kết bài :(0,5đ)
	- Khẳng định anh thanh niên là mẫu người lao động mới, lao động thầm lặng cống hiến cho đất nước
	- Liên hệ thanh niên ngày nay :
–∞©∞–

Tài liệu đính kèm:

  • docDC&KT(73 - 76).doc