Đề cương ôn thi học kì II môn vật lí 6

Đề cương ôn thi học kì II môn vật lí 6

Chương I. Cơ học

 - Ròng rọc:

 + Ròng rọc cố định: Giúp ta thay đổi phương và chiều của lực kéo.

 + Ròng rọc động: Giúp ta làm giảm cường độ của lực kéo vật lên (< trọng="" lượng="" của="">

 + Palăng: Hệ thống bao gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, nó giúp ta vừa có thể làm giảm lực kéo vật lên vừa có thể làm thay đổi phương và chiều của lực kéo.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 978Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì II môn vật lí 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II
Môn Vật lí 6
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chương I. Cơ học	
	- Ròng rọc: 
	+ Ròng rọc cố định: Giúp ta thay đổi phương và chiều của lực kéo.
	+ Ròng rọc động: Giúp ta làm giảm cường độ của lực kéo vật lên (< trọng lượng của vật)
	+ Palăng: Hệ thống bao gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, nó giúp ta vừa có thể làm giảm lực kéo vật lên vừa có thể làm thay đổi phương và chiều của lực kéo.
* Bài tập ví dụ:
	Phải mắc các ròng rọc động và ròng rọc cố định như thế nào để với một số ít nhất các ròng rọc, có thể đưa một vật có trọng lượng P = 1600N lên cao mà chỉ cần một lực kéo F = 100N. Coi trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể.
* Hướng dẫn trả lời:
	Vì = 16 lần, nên phải dùng 8 ròng rọc động và 8 ròng rọc cố định.
Chương II. Nhiệt học
1. Sự nở vì nhiệt của các chất.
	- Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 
- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí đều nở vì nhiệt giống nhau. 
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
	- Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất: Chế tạo ra băng kép dùng đóng, ngắt mạch điện tự động.
* Bài tập ví dụ:
Bài tập 18.10/SBT.tr58: Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?
	HD trả lời: Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra.
Bài tập 21.1/SBT.tr66: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
HD trả lời: Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. 
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đóng nút lại. 
Bài tập 21.2/SBT.tr66: Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
HD trả lời: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
2. Nhiệt kế, nhiệt giai
	- Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
	- Nhiệt giai là thang đo nhiệt độ. Nhiệt giai thường dùng là nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai
	+ Nhiệt giai Xenxiút: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, hơi nước đang sôi là 100oC
	+ Nhiệt giai Farenhai: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF, của hơi nước đang sôi là 212oF.
	+ Khoảng 1oC ứng với khoảng 1,8oF
	* Bài tập ví dụ: 
BT1. Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì?
	Trả lời:
	- Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm: Ống quản ở gần bầu đựng thủy ngân có một chỗ thắt.
	- Cấu tạo như vậy có tác dụng: Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ cơ thể.
BT2. Hãy tính xem 37oC ứng với bao nhiêu oF? 140oF ứng với bao nhiêu oC?
	Trả lời:
	37oC = 0oC + 37oC = 32oF + 37 x 1,8oF = 98,6oF.
	140oF = 32oF + 108oF = (0oC + oC) = 60oC
3. Sự nóng chảy, sự đông đặc.
	- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. 
- Các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định.	
- Trong suốt thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
	* Bài tập ví dụ: 
BT 1 (BT24-25.4/SBT.tr73): Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây:
Thời gian (phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Nhiệt độ (oC)
-6
-3
-1
0
0
0
2
9
14
18
20
Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?
HD trả lời:
1. Vẽ đồ thị:
-6
-4
-2
0
2
4
6
16
20
8
10
12
14
18
 Nhiệt độ (oC)
 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Thời gian (phút)
2. Hiện tượng xảy ra đối với nước đá: Nước đá nóng chảy.
BT 2 (BT24-25.6/SBT.tr73,74): Hình dưới vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.
	1. Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy?
	2. Chất rắn này là chất gì?
	3. Để đưa chất rắn từ 60oC tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?
	4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút?
	5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy?
Thời gian (phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
22
50
60
70
80
90
100
	6. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?
 Nhiệt độ (oC)
	HD trả lời:
Ở 80oC chất rắn bắt dầu nóng chảy.
Chất rắn này là băng phiến
Để đưa chất rắn từ 60oC tới nhiệt độ nóng chảy (80oC) cần khoảng gần 4 phút.
Thời gian nóng chảy của chất rắn là 2 phút.
Sự đồng đặc bắt đầu ở phút thứ 13.
Thời gian đông đặc kéo dài 5 phút.
4. Sự bay hơi, sự ngưng tụ
	- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi, sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
	- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng và bản chất của chất lỏng.
	* Bài tập ví dụ: 
BT 1: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại.
	HD trả lời: Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.
BT 2: Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?
	Trả lời: Sấy tóc làm tăng nhiệt độ của nước đọng ở tóc đồng thời tạo ra gió nên nước đọng ở tóc bay hơi nhanh hơn và tóc sẽ mau khô.
5. Sự sôi.
	- Hiện tượng khi cung cấp nhiệt cho chất lỏng nóng tới một nhiệt độ xác định nào đó, ở trong lòng chất lỏng hình thành các bọt khí đi lên mặt nước và vỡ tung ra gọi là sự sôi.
	- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
	- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
	* Bài tập ví dụ: 
BT 28-29.4/SBT.tr79
	Trả lời:
	- Đoạn AB: Nước nóng lên
	- Đoạn BC: Nước sôi
	- Đoạn CD: Nước nguội đi
B. BÀI TẬP
	- Xem lại tất cả các bài tập trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong Li 6 HKII.doc