Đề cương ôn tập môn địa lí lớp 9 học kì I

Đề cương ôn tập môn địa lí lớp 9 học kì I

Câu 1: Cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc. Những nét riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào, dân tộc nào có số dân đông nhất, sống về nghề gì là chủ yếu, cho ví dụ?

 - Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Việt (kinh) chiếm 86,2%, dân tộc ít người chiếm 13,8%

 - Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán . Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú giàu bản sắc.

 - Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông dân, chiếm tỉ lệ 86,2% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, trong các nghề thủ công tinh xảo và có truyền thống về nghề biển v.v người Việt sống chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật.

 

doc 64 trang Người đăng levilevi Lượt xem 11345Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn địa lí lớp 9 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
HỌC KÌ I
PHẦN I: LÝ THUYẾT.
Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Câu 1: Cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc. Những nét riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào, dân tộc nào có số dân đông nhất, sống về nghề gì là chủ yếu, cho ví dụ?
 - Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Việt (kinh) chiếm 86,2%, dân tộc ít người chiếm 13,8% 
 - Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán. Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú giàu bản sắc. 
 - Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông dân, chiếm tỉ lệ 86,2% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, trong các nghề thủ công tinh xảo và có truyền thống về nghề biển v.v người Việt sống chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật.
Ví dụ : Học sinh tự cho ví dụ đúng (về tiếng nói, trang phục, lễ hội)
Câu 2: Em hãy trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta ?
 -Tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta:
– Dân tộc kinh: phân bố rộng khắp nước, tập trung nhiều ở vùng đồng bằng - trung du và duyên hải. 
–Dân tộc ít người:
 - Trung du và miền núi Bắc Bộ: có trên 30 dân tộc cư trú đan xen nhau: Người Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao,
 - Trường Sơn và Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc gồm người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho, Bana, Mnông, 	
 - Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Có các dân tộc Hoa, Chăm, Khơ-me cư trú đan xen với người Việt. 
Câu 3: Trình bày đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta ? Giải thích vì sao?
Đặc điểm phân bố dân cư nước ta không đồng đều: 	
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và duyên hải. 
- Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. 	
- Các đô thị lớn đông dân tập trung ở miền đồng bằng và ven biển. 
- Dân cư nông thôn chiếm 76%, dân cư thành thị 24%. 
* Giải thích:
- Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn. 
- Khí hậu khắc nghiệt.
- Tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng.
Câu 4: Sự phân bố dân tộc nước ta hiện nay có gì thay đổi ?
 Hiện nay một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động định cư, định canh gắn với xoá đói giảm nghèo mà tình trạng du canh du cư của một số dân tộc miền núi đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện, một số dân tộc vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, Y-a-ly, Sơn La, Tuyên Quang  sống hoà nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư.
---------------------------------------------------
Bài 2: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
Câu 1: Kết cấu dân số theo độ tuổi chia ra mấy nhóm? Kể ra?
- Kết cấu dân số theo độ tuổi gồm 3 nhóm: 
+ Độ tuổi dưới tuổi lao động ( từ 0 – 14 tuổi) 
+ Độ tuổi lao động (từ 15 – 59 tuổi)	
+ Độ tuổi trên lao động (60 tuổi trở lên)
Câu 2: Dân số nước ta đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?
*Hậu quả của dân số nước ta đông và tăng nhanh:
- Về kinh tế: Thiếu lương thực thực phẩm, nhà ở, trường học, nghèo đói. 
- Về xã hội: khó khăn ổn định trật tự, tệ nạn xã hội phát triển, ùn tắc giao thông. 
- Về môi trường: đất - nước - không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, động vật - thực vật suy giảm. 
Câu 3: Biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta là gì?
 - Phân bổ lại dân cư, lao động. 
 - Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. 
 - Tăng cường hoạt động công nghiệp - dịch vụ ở thành thị. 
 - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề. 
Câu 4: Hãy cho biết dân cư nước ta tập trung ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?
 - Dân cư nước ta tập trung ở vùng đồng bằng châu thổ và vùng ven biển. 
 - Thưa thớt ở miền núi - cao nguyên. 
 - Nguyên nhân:
	+ Vùng đồng bằng, ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn miền núi, cao nguyên. 
	+ Là khu vực khai thác lâu đời, có trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
--------------------------------------------
Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Câu 1: Nước ta có mấy loại hình quần cư? Nêu đặc điểm và các chức năng của loại hình quần cư ?
 - Nước ta có hai loại hình quần cư.
* Quần cư nông thôn: Dân cư thường tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đây là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư nông thôn. Tư liệu sản xuất chính trong nông nghiệp là đất đai, nên các làng, bản ở nông thôn thường được phân bố trãi rộng theo không gian. 
 * Quần cư thành thị: Dân cư thường tham gia sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật quan trọng. 
 -Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, sinh hoạt mà mỗi vùng, mỗi địa phương có các kiểu quần cư và chức năng khác nhau
 Câu 2: Quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay có những đặc điểm gì ?
- Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. 
- Thể hiện ở việc mở rộng qui mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về nông thôn. 	
- Tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp. 	
- Phần lớn các đô thị của nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. 
 - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốc độ đô thị hoá. 
 - Tiến hành không đồng đều giữa các vùng. 
Câu 3:Đô thị hoá là gì? Nước ta có bao nhiêu đô thị? Kể tên những đô thị đặc biệt và đô thị loại 1? 
- Đô thị hoá : là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phài đô thị thành đô thị. 
- Cả nước ta có 689 đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5 (năm 2004). 
- Có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh.
- Có 3 độ thị loại 1 là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. 
------------------------------------------------------------
Bài 4: LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
 Câu 1: Em hãy nhận xét về sự phân bố lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn ở nước ta. Giải thích?
v Phân bố: Lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn nước ta rất chênh lệch. Thành thị chỉ chiếm có 24,2%, trong khi đó nông thôn có tới 75,8% (2003).
v Giải thích: Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang phát triển, nhưng chưa cao so với quy mô diện tích và dân số, đồng thời việc phát triển các ngành nghề ở thành thị còn nhiều hạn chế nên không thu hút được nhiều lao động. Trong khi ở nông thôn việc sử dụng máy móc nông nghiệp còn ít nên cần nhiều lao động chân tay. 
Câu 2: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta?
 -Việc làm đang là vấn đề gay gắt lớn ở nước ta là do: Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, tạo nên sức ép rất lớn đối với việc làm.
 - Đặc điểm vụ mùa của nông nghiệp và sự phát triển nghề ở nông thôn còn hạn chế, nên tình trạng thiếu việc làm lớn (năm 2003 tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước là 22,3%).
 - Ở các khu vực thành thị của cả nước tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.
 - Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao trong khi số việc làm không tăng kịp.
---------------------------------------------------------------
Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Câu 1: Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào ?
 Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:
 - Chuyển dịch cơ cấu ngành : nông – lâm- ngư nghiệp giảm , công nghiệp - xây dựng tăng
 - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : có 7 vùng kinh tế , 3 khu vực kinh tế trọng điểm , nhiều khu công nghiệp , nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn .
 - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế :các cơ sở kinh tế quốc doanh , tập thể , chuyển sang kinh tế nhiều thành phần .
Câu 2: Em hãy nêu những thành tựu và thách thức trong việc phát triển nền kinh tế nước ta ?
a) Thành tựu:
- Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc. 
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. 
- Nước ta đang hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. 
 b) Thách thức:
- Sự phân hóa giàu - nghèo còn chênh lệch cao.	
- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. 	
- Vấn đề việc làm, y tế, văn hóa giáo dục, quá trình hội nhập còn nhiều bất cập.
------------------------------------------
Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Câu 1: Trình bày đặc điểm tài nguyên đất trong nông nghiệp của nước ta ?
 - Đất là tài nguyên rất quí giá trong sản xuất nông nghiệp, không có gì thay thế được. Đất nông nghiệp nước ta gồm hai nhóm đất cơ bản: 
 a) Đất phù sa: tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung. Đất phù sa có diện tích 3 triệu ha, thích hợp trồng lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác.
 b) Đất Feralit: tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi. Các loại đất Feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (cafe, chè, cao su), cây ăn quả và 1 số loại cây ngắn ngày (sắn, ngô, đậu tương). 
Câu 2: Em hãy nêu những thuận lợi của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta ?
-Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit. 	
 - Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao. 	
 - Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp. 	
 - Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường. 
Câu 3: Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp?	
* Thuận lợi:
 - Nước ta có khí nhiệt đới gió mùa ẩm, nguồn nhiệt và độ ẩm phong phú giúp cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ trong năm.
 - Khí hậu nước ta phân hoá nhiều theo chiều Bắc-Nam; theo mùa và theo độ cao nên có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, một số cây cận nhiệt và ôn đới.
* Khó khăn:
 - Khí hậu nước ta nhiều bão lũ, gió Tây nóng khô. Trong điều kiện nóng ẩm dễ phát sinh sâu bệnh, bệng dịch.
 - Khí hậu còn nhiều thiên tai khác như sương muối, mưa đá, rét hại..
 - Tất cả những hiện tượng trên gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp nước ta.
Câu 4: Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp nước ta hiện đã có những tiến bộ gì ?
 - Cả nước ta có hàng chục ngàn công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp.Số lượng công trình và năng lực tưới tiêu đang tăng lên đáng kể.
 - Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp.
------------------------------------------
Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Câu 1: Nông nghiệp nước ta gồm những ngành nào ? Đặc điểm chính của mổi ngành hiện nay?
 - Nôn ... 
Tiêu chí
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
Diện tích lúa (nghìn ha)
3834,8
7504,3
Sản lượng lúa (triệu tấn)
17,7
34,4
Hãy tính tỉ lệ % diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long ?
Vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng s. Cửu Long so với cả nước ?
Nhận xét biểu đồ. 
 v Trả lời:
a) Hướng dẫn học sinh: Tính tỉ lệ %:
-Tỉ lệ diện tích lúa của đồng bằng sông Cửu Long = 51,1%
-Tỉ lệ sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long = 51,5%
b) Vẽ biểu đồ: 
Biểu đồ diện tích lúa 2002	Biểu đồ sản lượng lúa 20002
b) Nhận xét:
 - Diện tích và sản lượng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long cao nhất nước.
 - Là vùng trọng điểm sản xuất cây lương thực lớn nhất nước.
Bài tập 11:
 Dựa vào bảng thống kê: Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 2002 (nghìn tấn)
Sản lượng
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
Cá biển khai thác
493,8
54,8
1189,6
Cá nuôi
283,9
110,9
486,4
Tôm nuôi
142,9
7,3
186,2
 Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100 %). Nhận xét?
v Hướng dẫn học sinh: Tính tỉ lệ %, lập bảng thống kê mới.
Sản lượng
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
Cá biển khai thác
41,5
4,6
100
Cá nuôi
58,4
22,8
100
Tôm nuôi
76,7
3,9
100
0
20
40
60
80
%
Cá nuôi
Tôm nuôi
100
KT cá biển
Tiêu chí
ĐBSH
ĐBSCL
Cả nước
Biểu đồ thể hiện tỉ trọng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng (năm 2002)
41,5
58,4
76,7
4,6
22,8
3,9
*Vẽ biểu đồ:
Bài tập 12: Dựa vào bảng thống kê sau:
Tiêu chí
ĐBSCL (%)
ĐBSH (%)
Cả nước (%)
Diên tích lúa (nghìn ha)
51,1
15,9
100
Dân số (triệu người)
21,0
22,0
100
Sản lượng lúa (triệu tấn)
51,5
19,5
100
 Vẽ biểu đồ cột chồng giới thiệu diện tích lúa, dân số và sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước?
v Hướng dẫn học sinh:
0
 40
 60
 80
100
%
Diện tích
Dân số
SL lúa
Tiêu chí
51,1
22,0
21,0
ĐBSH
15,9
33,0
57,0
51,5
19,5
29,0
ĐBSCL
Biểu đồ thể hiện diện tích lúa, dân số và sản lượng lúa Đồng bằng sông Cửu Long,
và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước
– Vẽ biểu đồ:
Các vùng khác
 20
Bài tập 13: 
 Dựa vào bảng số liệu sau:
Tiêu chí
Diện tích (nghìn km2)
Dân số (triệu người)
GDP
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
28,0
12,3
188,1
Ba vùng kinh tế trọng điểm
71,2
31,3
289,5
 Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002. Nhận xét ?
a.Hướng dẫn học sinh:Tính tỉ lệ %, lập bảng thống kê mới.
Tiêu chí
Diện tích (nghìn km2)
Dân số (triệu người)
GDP
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
39,3 %
39,3 %
65 %
Ba vùng kinh tế trọng điểm
100 %
100 %
100 %
*Vẽ biểu đồ:
0
%
Tiêu chí
Diện tích
Dân số
GDP
39,3
65
39,3
Diện tích
GDP
Dân số
100
Ba vùng KT trọng điểm
 80
 60
 40
 20
Biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng KT trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002
Bài tập 14: Dựa vào bảng số liệu tình hình sản xuất thủy sản năm 2002 dưới đây: 
Sản lượng (nghìn tấn)
Cả nước
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Cá biển khai thác
1189,6
493,8
54,8
Cá nuôi
486,4
283,9
110,9
Tính tỉ trọng cá biển khai thác và cá nuôi ở 2 vùng đồng bằng so với cả nước.
Vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước ?
Nhận xét biểu đồ. 
v Hướng dẫn học sinh:
Tính tỉ lệ %:
Sản lượng (%)
Cả nước
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Cá biển khai thác
100
41,5
4,6
Cá nuôi
100
58,4
22,8
b) Vẽ biểu đồ: 
Biểu đồ tỉ trọng cá biển, cá nuôi của đồng bằng sông Cửu Long và
đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002
c) Nhận xét: Tỉ trọng cá biển, cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long cao và vượt xa đồng bằng sông Hồng.
Bài tập 15: Dựa vào bảng số liệu phân bố diện tích vùng nước lợ năm 2000: 
Vùng kinh tế
Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Duyên hải 
Nam Trung Bộ
Đông Nam Bộ
Tây Nam Bộ
Cả nước
Mặt nước lợ (ha)
84650
39700
33600
23500
437480
618930
Tính tỉ trọng diện tích mặt nước lợ của các vùng ?
Vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ trọng mặt nước lợ các vùng năm 2000.
Nhận xét vị trí của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong nuôi trồng hải sản cả nước. 	
v Hướng dẫn học sinh: Tính tỉ lệ %:
Vùng 
kinh tế
Bắc Bộ
Bắc 
Trung Bộ
Duyên hải 
NTB
Đông Nam Bộ
Tây Nam Bộ
Cả nước
Mặt nước lợ %
13,7
6,4
5,4
3,8
70,7
100
b) Vẽ biểu đồ: 
Biểu đồ tỉ trọng diện tích nước lợ các vùng năm 2000
c) Nhận xét:
- Vùng Tây Nam Bộ có diện tích nước lợ cao nhất chiếm 70,7%.
- Tây Nam Bộ có vị trí quan trọng nhất nước trong việc nuôi trồng hải sản.
Bài tập 16: Dựa vào bảng thống kê sau: 
 Năm
Tiêu chí
1999
2000
2001
2002
Dầu thô khai thác
15,2
16,2
16,8
16,9
Dầu thô xuất khẩu
14,9
15,4
16,7
16,9
Xăng dầu nhập khẩu
7,4
8,8
9,1
10,0
a/ Vẽ biểu đồ cột giới thiệu dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu, xăng dầu nhập khẩu (triệu tấn)
b/ Dựa vào biểu đồ đã vẽ, em hãy điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
 -Trong giai đoạn từ 1999 đến 2002. sản lượng dầu thô khai thác, xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu . . . . . .(a) . . . . . . . . . Tuy nhiên sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu tăng khoảng. . . . (b).  . còn xăng dầu nhập khẩu tăng tới. . . . .(c). . . . . . . 
..Hầu như toàn bộ dầu thô khai thác đều được xuất khẩu ở dạng thô. Điều này cho thấy công nghiệp . . . . .(d). . . . .chưa phát triển.
a/ Vẽ biểu đồ:
0
 10
 15
 20
2002
Năm
Dầu thô KT
5
Triệu tấn
1999
2000
2001
Dầu thô xuất khẩu
Xăng dầu nhập khẩu
7,4
 16,2
15,4
8,8
16,8
16,7
9,1
15,2
14,9
16,9
10,0
16,9
Biểu đồ sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 - 2003
b/Các cụm từ: 
a. Tăng nhanh.
b. Tăng khoảng 1,7 đến 2 triệu tấn / năm
c. 2,6 triệu tấn / năm.
 d. Chế biến dầu khí.
Bài tập 17 : Dựa vào bảng số liệu của ngành dầu khí sau đây:
Năm
Sản lượng
2000 
(triệu tấn)
2001 
(triệu tấn)
2002 
(triệu tấn)
Dầu thô xuất khẩu
15,4
16,7
16,9
Xăng dầu nhập khẩu
8,8
9,1
10
a) Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2002.
b) Nhận xét biểu đồ.
Trả lời: a) Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ sản lượng dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta
b) Nhận xét:
- Sản lượng dầu thô xuất khẩu cao, thể hiện công nghiệp hóa dầu chưa phát triển.
- Sản lượng xăng dầu nhập khẩu tăng, thị trường ảnh hưởng giá xăng dầu thế giới.
- Cần phát triển công nghiệp hóa dầu ở nước ta.
Bài tập 18: Dựa vào bảng số liệu thống kê dưới đây về số lượng học sinh ở Tây Ninh 
( Niên giám thống kê năm 2004): 
Cấp học
Năm học
Tiểu học
(HS)
Trung học 
cơ sở (HS)
Trung học phổ thông (HS)
2002 – 2003
108659 
75006 
22413 
2004 – 2005
101652 
76857 
24676 
a)Vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình phát triển số lượng học sinh của Tây Ninh ?
b)Nhận xét biểu đồ.
*Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ:
Biểu đồ tình hình phát triển số lượng học sinh của Tây Ninh
b) Nhận xét:
- Số học sinh tiểu học giảm, số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng.
- Thể hiện: + Dân số giảm nhờ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
	 + Trình độ dân trí ngày càng phát triển.
Bài tập 19: Dựa vào bảng số liệu cơ cấu lao động theo ngành của Tây Ninh năm 1999: 
Ngành
Nông, lâm , ngö nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Thương mại, dịch vụ
Tỉ lệ lao động (%)
75,08
6,67
18,25
Em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu lao động theo ngành của Tây Ninh năm 1999.
Nhận xét biểu đồ. 
Trả lời: 
Biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành của Tây Ninh 1999
b) Nhận xét:
- Ngành nông ,lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lao động lớn 75,08%.
- Công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 6,67%.
- Cần chuyển dịch cơ cấu lao động nông -lâm nghiệp giảm xuống, công nghiệp xây dựng và thương mại - dịch vụ tăng lên.
Bài tập 20: Dựa vào bảng số liệu giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Ninh (Theo niên giám thống kê Tây Ninh 2004): 
Năm
2001
2002
2003
2004
Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng)
1731.064
1940.072
1908.959
3230.650
Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Ninh giai đoạn 2001 – 2004 ?
Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp của Tây Ninh ? 
Trả lời:
 a) Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp Tây Ninh giai đoạn 2001 – 2004
b) Nhận xét:
- Giá trị sản xuất công nghiệp có tăng thể hiện công nghiệp phát triển.
- Tăng nhanh nhất là giai đoạn 2002 – 2003, tăng 968877 triệu đồng.
Bài tập 21: Dựa vào bảng số liệu các thành phần dân tộc của Tây Ninh năm 1994: 
Dân tộc
Kinh
Khơ me
Hoa
Dân tộc khác
Tỉ lệ (%)
98,4
0,65
0,62
0,33
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần dân tộc của Tây Ninh năm 1994 ?
Nhận xét biểu đồ.
Các dân tộc khác gồm những dân tộc nào ? 
Trả lời: a) Vẽ biểu đồ tròn:
Biểu đồ cơ cấu các dân tộc ở Tây Ninh năm 1994
b) Nhận xét:
- Thành phần dân tộc Tây Ninh đa dạng, gồm nhiều dân tộc khác nhau.
- Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất 98,4%.
c) Các dân tộc khác gồm có người: Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, 
Bài tập22: Dựa vào bảng số liệu rừng trồng tập trung ở tỉnh Tây Ninh dưới đây (theo niên giám thống kê 2004 tỉnh Tây Ninh): 
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Diện tích rừng trồng (ha)
475
672
539
906
880
Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích rừng trồng của Tây Ninh.
Nhận xét biểu đồ. 
TL: a) Vẽ biểu đồ: 
 Biểu đồ diện tích rừng trồng của Tây Ninh
b) Nhận xét:-Vấn đề bảo vệ rừng, trồng rừng được quan tâm ở Tây Ninh.
	 -Diện tích rừng trồng có tăng qua các năm. Nhưng chưa phát triển ổn định, còn giảm diện tích ở các năm 2002 và 2004 so với năm trước.
Bài tập 23: Qua bảng số liệu cơ cấu ngành kinh tế của Tây Ninh: 
Năm
Ngành (%)
1995
1996
1997
1998
Nông – lâm – ngư nghiệp
51,6
52,18
49,52
48,5
Công nghiệp – xây dựng
16,64
17,18
19,05
18,7
Dịch vụ – du lịch
31,76
30,64
31,43
32,8
Em hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu kinh tế Tây Ninh giai đoạn 1995-1998 ?
Nhận xét biểu đồ. 
Trả lời: a) Vẽ biểu đồ miền:
Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu kinh tế Tây Ninh giai đoạn 1995-1998
b) Nhận xét:
- Ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.
- Thể hiện kinh tế Tây Ninh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong dia 9 ki 1,2.doc