Việc biên soạn Sách giáo khoa mới đã có những thay đổi rất lớn . Sự thay đổi dễ nhận thấy nhất là nội dung của chương trình, cấu trúc của chương trình, mục tiêu và đổi mới phương pháp dạy học : Đi từ thực nghiệm của cuộc sống , những hình ảnh trực quan trong thực tế giúp học sinh hình thành kiến thức một cách nhanh chóng và chính xác.
Trong các môn học thì môn toán đa số học sinh đều cho rằng đặc điểm của môn học này là khô khan , cứng nhắc . Cho nên ngoài những đối tượng học sinh yêu thích môn học này thì mới chú trọng đầu tư, hứng thú trong học tập. Còn đối với những học sinh chậm tiến bộ, nhận thức của các em hơi chậm thì tiết học toán sẽ làm cho các em có cảm giác buồn chán và mệt mõi ví phải tư duy nhiều . Vậy làm thế nào để học sinh xóa bỏ tư tưởng trên? Làm thế nào để các em cảm thấy hứng thú hơn , chủ động hơn , tích cực hơn và yêu thích hơn đối với môn toán học?
TRƯỜNG THCS HÒA MINH B TỔ: TOÁN – LÍ – CÔNG NGHỆ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN 6 TÊN CHUYÊN ĐỀ: “ Dạy học gắn liền với thực tế ” Tên bài dạy : KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ? Người Thực Hiện : TRẦN THỊ HUYỀN Chức Vụ: giáo viên dạy lớp Thời Gian Thực Hiện : Tuần 9 tiết 9 ( theo phân phối chương trình ) sáng thứ 3 ngày tháng 10 năm 2009 I/ NÊU VẤN ĐỀ: Việc biên soạn Sách giáo khoa mới đã có những thay đổi rất lớn . Sự thay đổi dễ nhận thấy nhất là nội dung của chương trình, cấu trúc của chương trình, mục tiêu và đổi mới phương pháp dạy học : Đi từ thực nghiệm của cuộc sống , những hình ảnh trực quan trong thực tế giúp học sinh hình thành kiến thức một cách nhanh chóng và chính xác. Trong các môn học thì môn toán đa số học sinh đều cho rằng đặc điểm của môn học này là khô khan , cứng nhắc . Cho nên ngoài những đối tượng học sinh yêu thích môn học này thì mới chú trọng đầu tư, hứng thú trong học tập. Còn đối với những học sinh chậm tiến bộ, nhận thức của các em hơi chậm thì tiết học toán sẽ làm cho các em có cảm giác buồn chán và mệt mõi ví phải tư duy nhiều . Vậy làm thế nào để học sinh xóa bỏ tư tưởng trên? Làm thế nào để các em cảm thấy hứng thú hơn , chủ động hơn , tích cực hơn và yêu thích hơn đối với môn toán học? Chính vì những câu hỏi đó , là giáo viên dạy học môn toán , nhất là giáo viên dạy môn toán 6, phải biết vận dụng những đặc điểm trên vào dạy học thì mới có thể đạt được hiệu quả cao được. Thật vậy đối với học sinh lớp 6 , môn hình học là môn học dường như có chút mới lạ đối với học sinh. Các em chưa quen với các kí hiệu , quy ước vẽ hình hay tính toán đo đạt và bước đầu tập suy luận .Phần lớn là từ những hình ảnh trực quan trong thực tế cuộc sống giúp các em dễ tiếp thu , dễ nhận dạng và nhanh chống hình thành kiến thức mới . II/ THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG 1/ Thuận lợi: a) Trường THCS Hòa Minh B có đội ngũ Giáo viên linh hoạt , có tinh thần học hỏi đồng nghiệp để nâng cao tay nghề . Việc bồi dưỡng thường xuyên được tập trung đúng mức, được quan tâm thường xuyên của tổ chuyên môn, và được tổ chức khá kỹ lưỡng trong các kì phiên hợp tổ , Đây là một công tác rất quan trọng . Nó giúp cho Giáo viên nâng cao được chất lượng sọan giảng để từ đó nâng cao chất lượng dạy và học . Đội ngũ Giáo viên trường của chúng tôi thường xuyên được tập trung lại để trao đổi về phương pháp giảng dạy, tìm ra những cách giải quyết tốt nhất nhằm giúp cho Học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng nhất . Trong đó đã được chú ý bàn bạc, trao đổi phương pháp “ Dạy học gắn liền với thực tế ”. b) Phần đông Học sinh của trường đều có đầy đủ phương tiện học tập, cơ sở vật chất khá đầy đủ . Đa số các em đều yêu thích học tập môn toán ,chính nhờ điều đó đã góp phần không nhỏ cho việc giảng dạy thành công hơn. 2/ Khó khăn: a) Đa số đội ngũ Giáo viên của trường phần đông là trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế . Vì vậy việc tập trung Giáo viên trong tổ để nghiên cứu phương pháp giảng dạy cũng gặp không ít những khó khăn. b) Tuy phần đông các em học sinh khá – giỏi đều yêu thích học tập môn toán nhưng bên cạnh đó cũng không ít nhữnh Học sinh chậm tiến bộ chưa có ý thức học tập cao, còn lười học; không những thế một số em còn bị mất căn bản kiến thức từ các lớp học dưới. Do điều kiện kinh phí của trường còn thiếu nên các em học sinh không có điều kiện tham quan thực tế, chủ yếu nghe Giáo viên thuyết giảng trên lớp ; làm cho việc giảng dạy môn toán thiếu đi tính hấp dẫn, thu hút cacù em trong quá trình học tập Tất cả học sinh của trường đều ở vùng sâu , nên việc tiếp cận và cặp nhật tin tức còn hạn chế ,ý thức tự học chưa cao. Hơn nữa, một số Học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn , ngoài thời gian đến lớp , các em còn phải phụ giúp cha mẹ nên thời gian đầu tư cho việc học tập ở nhà đối với môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung chưa nhiều vì thế kết quả học tập chưa cao. III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1/ Chuẩn bị: 1. 1 Giáo viên Quá trình đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân cùng với quá trình trao đổi, học hỏi , góp ý của đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, sách báo ,qua mạng Internet; Quan sát , trao đổi , tìm hiểu , theo dõi năng lực học tập của các em học sinh và cảm nhận của các em khi học môn toán. Giáo viên có những bước chuẫn bị cụ thể như sau: - Đọc kỹ nội dung Sách khoa, nghiên cứu hướng dẫn giảng dạy trong Sách giáo viên . - Định hướng trả lời trước câu hỏi Sách giáo khoa, ước lượng thời gian cho mỗi hoạt động . -Sưu tầm các ảnh , các hiện tượng thực tế về toán học , vận dụng vào các tiết học có liên quan thật gần gủi đối với cuộc sống của các em học sinh. - Từ đó thiết kế thành một bài giảng sinh động , nhẹ nhàng với mục tiêu giúp học sinh thoải mái, tự tin trong học tập. 1.2 Học sinh Thông qua sự hướng dẫn của Giáo viên , học sinh tham khảo, sưu tầm những tài liệu có liên quan , trả lời trước những câu hỏi sau: Câu 1: Đoạn thẳng , cách vẽ một đoạn thẳng. Câu 2: Độ dài đoạn thẳng, dùng thước chia độ dài đo độ dài của một đoạn thẳng. Câu 3: Những hình ảnh nào trong thực tế nói về các điểm nằm giữa hai điểm? Câu 4: Những dụng cụ nào dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất? 2/ Biện pháp thực hiện 2.1 Hoạt động 1 * Bước 1: Cho học sinh quan sát ảnh 3 cây xanh được trồng thẳng hàng . Giáo viên đặt vấn đề:” Ta đặt mỗi điểm A, M, B tương ứng tại mỗi gốc của cây xanh, như vậy ta sẽ được 3 điểm thẳng hàng và trong ba điểm trên có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại .Nếu dùng thước đo các khoảng cách AM, MB, AB ta có thể khẳng định được AM + MB = AB không?” * Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu ?1 / sgk. Gọi 1 học sinh lên bảng , tất cả học sinh của lớp cùng thực hiện yêu cầu : “Vẽ đoạn thẳng AB , lấy điểm M thuộc đoạn thẳng AB. Dùng thước chia khoảng xác định các khoảng cách : AM = ; MB = ; AB = .; So sánh : AM + MB ..AB? “ Giáo viên gọi 1 học sinh khác lên bảng dùng thước chia khoảng kiểm tra lại bài làm của bạn. Lấy kết quả chung của cả lớp. Giáo viên nêu ra kết luận 1: “ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.” Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh :” Vẽ ba điểm A, M , B thẳng hàng trong đó M không nằm giữa hai điểm A và B. Dùng thước chia khoảng xác định các khoảng cách : AM = ; MB = ; AB = .; So sánh : AM + MB ..AB? “ Lấy ý kiến chung của cả lớp nêu ra kết luận 2:” Ngược lại , nếu AM + MB = AB thì điểm M ằnm giữa hai điểm A và B” Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại các kết luận. * Bước 3: Trở lại vấn đề đầu bài hình ảnh ba cây xanh thẳng hàng thì khẳng định “ Khoảng cách từ cây A đến cây M cộng với khoảng cách từ cây M đến cây B sẽ bằng khoảng cách từ cây A đến cây B.” Yêu cầu học sinh nêu ra những hình ảnh thực tế về điểm nằm giữa hai điểm ? Giáo viên bổ sung một số hình ảnh : Ba bạn cùng ngồi chung một băng ghế, ba mắt của một khúc tre thẳng, Giáo viên nêu ví dụ 1 : Cho M nằm giữa hai điểm A và B . Biết AM = 2 cm, MB = 3 cm. Tính AB ? Gọi học sinh vẽ hình và hướng dẫn học sinh giải bằng cách lấy ví dụ từ thực tế :” Muốn biết khúc tre dài bao nhiêu , biết độ dài của từng lóng tre , ta tính bằng cách nào?” Giáo viên nêu tiếp ví dụ 2: Cho M nằm giữa hai điểm A và B . Biết MB = 3 cm, AB = 6 cm, tính MB? Yêu cầu học sinh thảo luận suy nghĩ tìm ra cách giải quyết. Yêu cầu học sinh trình bày và nhận xét, kết luận chung. Để mở rộng kiến thức giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh khúc tre có thêm một lóng nữa. Có tất cả là 4 mắt tre , mỗi lóng tre có độ dài cụ thể , yêu cầu học sinh xác định chiều dài của khúc tre. Giáo viên nêu ra một hình ảnh thực tế: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài khá lớn .Hỏi làm thế nào để đo được chiều dài của mảnh vườn khi đó ta chỉ có một cây thước dài 1,2 mét. Thông qua các ví dụ hình ảnh thực tế giáo dục học sinh. Hoạt động 2 * Bước 1: Yêu cầu học sinh nêu ra một vài dụng cụ dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất. Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh các dụng cụ: thước cuộn bằng kim loại, thước cuộn bằng vải, thước chữ A.. Và cách sử dụng các dụng cụ đó. 3. Tiến trình lên lớp 3.1 Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số ( 1 phút) 3.2 Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) Câu hỏi: Vẽ đoạn thẳng AB lấy điểm M thuộc AB , đo các độ dài của các đoạn thẳng và điền vào dấu chấm (..) AM = ; MB = ; AB = .; So sánh : AM + MB ..AB? Đáp án: (4đ) AM = ; MB = ; AB = .; So sánh : AM + MB ..AB? (5đ) Câu hỏi phụ: Hãy kể tên một số dụng cụ dùng để đo độ dài? ( 1 đ) 3.3. Bài mới: Nêu vấn đề:”Khi nào thì AM+MB=AB?” Trợ giúp của thầy Hoạt động của trò Nội dung * Hoạt động 1: (25’) Hiểu được khi nào thì AM+MB=AB? - Vận dụng hình vẽ và các số đo phần KTBC. ?/ Tính và so sánh: AM+MB = AM+MB AB? ?/ Em có nhận xét gì về vị trí của điểm M trên đoạn thẳng AB? ?/ Vậy khi nào thì AM + MB = AB? ?/ Từ hệ thức trên nếu biết AM và AB ta tính BM bằng cách nào? Tương tự tính AM ? -GV nêu ví dụ: Cho AM = 2 cm ; MB = 3 cm . Tính AB ? - GV nêu tiếp ví dụ 2: với AB = 6cm; MB= 3 cm Tính AM ? Vẽ hình minh họa? - Ứng với mỗi ví dụ , giáo viên nêu ra từ những hiểui biết trong thực tế vận dụng vào giải toán. xem lại hình vẽ KTBC tính (AM+MB=?; So sánh AM+MB?AB) Nhận xét (M nằm giữa A và B) trả lời, ghi bài trả lời ,suy luận(BM = AB-AM; AM = AB –BM ) tính AB = AM + MB = 5 cm tính AM = 6-3=3cm. Vẽ hình 1/. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và BM bằng độ dài đoạn thẳng AB? AM + BM = AB. *Nhận xét:Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại ,Nếu AM+MB=AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Ví dụ: AB=6cm; MB=3cm; Với M nằm giữa A và B. AM=AB-MB=6-3=3cm. * Hoạt động 2: ( 5’) Hiểu được các dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm và cách sử dụng các dụng cụ đo. - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk - Ta có thể dùng những dụng cụ gì để đo khoảng cách giữa hai điểm? ?/ Hãy dùng compa để đo khoảng cách AB, MB trong hình vẽ trên? đọc thông tin trả lời (compa, thước cuộn) thực hành đo 2/. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất. - Thước cuộn - Thước chữ A 3.4/. Củng cố: (6’) ?/ Khi naò thì AM+MB=AB? Khi nào thì M nằm giữa hai điểm A và B? Bài tập 46 (sgk/121) Đáp án: IK= IN+NK=6+3=9(cm) Bài tập 47 (sgk/121) Đáp án: MF= EF-EM= 8-4 =4 (cm) Vậy : MF=EM. 3.5/. Dặn dò: (3’) - Học bài theo sgk. - làm các bài tập 48; 49; 50 ; 51; 52 (sgk/121; 122). -Hướng dẫn bài tập 50 “ Lưu ý điểm V xuất hiện 2 lần nên V nằm giữa hai điểm T và A” -Chuẩn bị tiết sau luyện tập. IV/ KẾT LUẬN Trải qua quá trình nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp, kết hợp với kinh nghiệp dạy học nhiều năm . Tôi đã nhận thấy rằng việc thực hiện phương pháp : “Dạy học gắn liền với thực tế ” có những ưu điểm cần lưu ý sau: Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng Sách giáo khoa, Sách giáo viên .Cần phát hiện mối quan hệ giữa kiến thức và thực tế và sưu tầm thêm thật nhiều tranh ảnh, hiện tượng thực tế có liên quan , gắn bó chặt chẽ với học sinh , từ đó để có bước thiết kế những câu hỏi theo trình tự lôgic, tạo cảm giác thân thiện , gần gủi, hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Đối với học sinh , các em cần có sự chuẩn bị bài ở nhà thật kỹ lưỡng, đặc biệt chuẩn bị thật tốt những câu hỏi mà giáo viên yêu cầu chuẩn bị. Có làm được tốt những công việc trên thì mới có thể giúp học sinh xóa bỏ cảm giác buồn chán, mà hứng thú hơn, tích cực hơn, yêu thích hơn và nhẹ nhàng hơn đối với việc học tập môn toán. Duyệt của tổ trưởng Hòa Minh B, ngày 20/ 09 / 09 Người thực hiện Lâm Văn Thông Trần Thị Huyền
Tài liệu đính kèm: