*Đề bài: Kể lại một lần đi tham quan cùng các bạn trong lớp.
*Bài viết
Gần hết học kì I của năm lớp 6, nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi thăm quan ở hồ Núi Cốc. Vì đây là lần đầu tiên được đi xa mà không có bố mẹ, chỉ có cô giáo chủ nhiệm cùng các bạn nên tôi vừa hồi hộp vừa xen một chút lo lắng. Biết vậy, mẹ đã chuẩn bị cho tôi đủ thứ từ tối hôm trước và dặn dò tôi đủ điều. Sau đó mẹ bắt tôi đi ngủ thật sớm vì ngày mai 5 giờ sáng xe đã chạy.
Lên giường nằm rồi mà tôi vẫn chưa hết hồi hộp, cuối cùng tôi thiếp đi cho đến đúng lúc chuông báo thức đổ một hồi dài. Tôi vùng dậy, mẹ đã dậy và chuẩn bị ba lô cho tôi. Sau khi đã xong bố đèo tôi đến sân trường để cùng các bạn đi thăm quan.
Đúng 5 giờ sáng xe bắt đầu chạy, tất cả chúng tôi đều vui sướng khi đi ngang qua những con đường quen thuộc. Xe chạy bon bon, chỉ một lát sau đã rời xa nơi chúng tôi ở, những con đường xa lạ cứ mở dần ra trước mắt chúng tôi. Đi được một quãng, cô giáo bắt nhịp cho chúng tôi hát những bài hát quen thuộc, vậy là cả xe vang đầy tiếng hát cùng tiếng vỗ tay rào rào. Không khí thật vui vẻ, náo nhiệt.
Chỉ hơn hai tiếng sau chúng tôi đã có mặt ở Núi Cốc, đến nơi cô giáo cho chúng tôi nghỉ nửa tiếng để ăn sáng và nghỉ ngơi.
Hồ Núi Cốc mở ra trước mắt tôi là màu xanh thắm của rừng cây và màu trong xanh của hồ nước. Không khí thật thanh bình, yên tĩnh, khác hẳn không khí nơi chúng tôi sống.
Sau khi ăn sáng xong, cô giáo đưa chúng tôi đi vào thăm các hang núi, đây không phải là các hang núi tự nhiên mà nó được tạo ra bởi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của con người, đó quả là những công trình tinh vi đẹp mắt. Ra khỏi hang, chúng tôi leo lên những quả đồi cao, ở đó có rất nhiều thông và phi lao. Đứng trên đồi cao chúng tôi nghe thấy rất rõ tiếng thông vi vu như đang hát ru. Nhìn từ trên cao xuống mặt hồ thật đẹp, ánh nắng vàng toả trên mặt hồ làm cho hàng ngàn con sóng nhỏ chạy trên mặt nước nom như những vì sao đang tung tăng, chơi đùa.
Sau khi chơi chán trên bờ hồ, cô trò chúng tôi lại đi dạo trên mặt hồ bằng một chiếc thuyền nhỏ. Mặt hồ rộng mênh mông, sóng gợn lăn tăn chạy xô theo hướng gió thổi. Phía xa có những ngôi làng nằm lặng lẽ bên hồ. Khung cảnh thật nên thơ.
Trên thuyền, cô giáo kể cho chúng tôi nghe sự tích núi Cốc, rồi cô còn hát cho chúng tôi nghe bài hát Huyền thoại hồ Núi Cốc, giọng cô mượt mà tha thiết, lúc trầm lúc bổng ngọt ngào, thiết tha.
Thế là sau một ngày tham quan khu du lịch núi Cốc, cô trò chúng tôi lại thu dọn đồ đạc trở về nhà. Dù đi cả một ngày nhưng không khí vui quá, tất cả chúng tôi chẳng còn thấy mệt nữa. Lúc lên xe chúng tôi lại thi nhau hát và reo hò náo nhiệt cả một góc đường.
Trở về nhà, tôi háo hức kể cho bố mẹ nghe về chuyến đi đó và tôi thầm nghĩ chắc chắn bài văn tả cảnh ngày mai của mình sẽ rất hay, bởi qua chuyến đi này trong đầu tôi đã thu lượm được bao nhiêu khung cảnh đẹp về thiên nhiên. Quả là một chuyến đi đầy bổ ích.
Cõu hỏi:Con người vẫn thường tự hỏi: “Tương lai sau này của mỡnh sẽ như thế nào?”. Hóy tưởng tượng về cuộc sống của em 20 năm sau và kể lại cho cỏc bạn nghe Bài thi của em Nguyễn Ngọc Nga Trờn cuộc sống này, ai cũng cần cú một gia đỡnh. Tụi cũng vậy, tổ ấm của tụi bao giờ cũng tràn ngập hạnh phỳc và tiếng cười. Người ta thường vớ thời gian như một dịng sơng trơi mói, mới đú mà đó hai mươi năm. Tụi bõy giờ đó là một bỏc sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh được khoảng năm năm nay rồi. Tụi ngày nào cũng tất bật lo cho cụng việc ở bệnh viện. Cú khi về đến nhà thỡ con tụi cũng đó ngủ từ lõu. Chồng tụi đi dạy học ở một trường trung học khỏ lớn ở tỉnh. Ngày ngày anh ấy đi làm, trưa về nhà lo cơm nước rồi lại đi tiếp. Ngày qua ngày, mỗi người một việc, khụng ai trỏch ai. Cụ con gỏi bộ bỏng của tụi đang học lớp một. Tuy bằng tuổi với mấy đứa bạn cựng lớp nhưng nú cao hơn và thụng minh hơn hẳn chỳng bạn. Cụ bộ sở hữu chiều cao của cha, trớ thụng minh của cả mẹ và cha. Từ lỳc bộ, tụi đó mơ ước rằng mỡnh sẽ được làm một người bỏc sĩ thật giỏi. Điều đú bõy giờ đó trở thành sự thật sau một thời gian dài phấn đấu khụng ngừng. Cỏi mơ ước ấy bắt đầu xuất hiện trong tụi từ khi ụng của tụi bị bệnh, khụng đủ chi phớ để điều trị nờn đó qua đời. Tụi buồn lắm. Nhưng bõy giờ, tụi đó biến cỏi ước mơ cao xa đú thành sự thật. Tụi chuyờn khoa tai mũi họng, khỏm cho những người lớn. Tụi khụng biết bệnh nhõn của tụi cú hài lũng về thỏi độ và tỏc phong làm việc của tụi hay khụng nhưng cú lẽ họ sẽ bảo thầm: “Cũng rất tốt đấy chứ. Thỏi độ khụng đến nỗi tệ”. Tụi tự mỡnh ngồi xột lại những hồ sơ bệnh nhõn vào cuối mỗi ngày, và cũng ngồi xột lại những hành động, thỏi độ trong ngày. Tối về nhà, tụi cựng ngồi ăn cơm với gia đỡnh, làm phần việc cũn lại của mỡnh và đi ngủ. Bao giờ chồng tụi cũng dậy sớm hơn tụi. Sỏng nào cũng vậy, sau khi lo xong bữa điểm tõm cho cả nhà, anh ấy trở về phũng, đỏnh thức tụi dậy, rồi cả hai chỳc nhau một buổi sỏng tốt lành. Cả nhà ăn sỏng xong, bố của đứa con thõn yờu của chỳng tụi đưa nú đến trường, tiện thể đưa tụi đến bệnh viện. Đứa con gỏi ngồi nấp sau lưng ba, dựa vào lũng mẹ, rớu rớt ca hỏt suốt quóng đường đến trường. Chồng tụi vừa đi vừa hỏi chuyện học hành, làm việc của hai mẹ con, nhắc lại những điều hai mẹ con cần sữa chữa, lưu ý. Đến trường của con, chồng tụi đún lấy con gỏi yờu từ bàn tay tụi, hụn lờn mỏ rồi trao lại để tụi dắt bộ vào lớp học. Sau đú chở tụi đến bệnh viện, anh ấy khụng quờn cõu núi quen thuộc: “chiều nay anh lại đến đún nhộ!”. Chồng tụi, anh ấy lỳc nào cũng làm tốt cụng việc của mỡnh. Rồi cũn cả cụ con gỏi xinh xắn bộ bỏng của tụi nữa. Về trớ tuệ của nú thỡ tụi khụng phải lo. Cụ bộ giỏi đều cỏc mụn, nhất là cụ bộ viết chữ khỏ đẹp và học giỏi nhất mụn Toỏn. Nú lỳc nào cũng tự giỏc làm bài tập về nhà. Cụ con gỏi của tụi lại cũn rất yờu thớch thiờn nhiờn và trồng cõy từ khi nú vừa vào lớp Mầm. Tụi yờu nú hơn cũng chớnh vỡ điều đú. Hiện tại, gia đỡnh tụi tuy khụng sống với ụng bà của chỏu bộ nhưng đều đặn chỳng tụi vẫn thường về thăm cha mẹ. Nhà nội gần nờn cứ cuối tuần, vào ngày chủ nhật, chỳng tụi lại đưa đứa chỏu duy nhất của ụng bà về nhà chơi. Chỏu gỏi của ụng bà rất thớch những mún đồ chơi mà ụng bà làm tặng cho nú như những con cào cào làm bằng lỏ dừa, những cỏi kốn lỏ Vườn cõy nhà ụng bà luụn cuốn hỳt đứa trẻ thơ ngõy. Nhà ngoại thỡ xa lắm nờn thỉnh thoảng, ụng bà ngoại chỉ gặp chỏu cú mấy tuần hố thụi. Cịn chỏu khi về ngoại thỡ cũng vui khụng kộm gỡ về nội. Về ngoại, con tụi được nụ đựa dưới súng biển cựng với anh chị em họ của nú. Giú và súng đó xúa đi những căng thẳng về học tập của con gỏi tụi, chỏu lại được hũa mỡnh cựng với chỳng bạn hàng xúm bằng những trũ chơi dõn gian mà lỳc nhỏ tụi vẫn hay chơi. Đõy cũng là những dịp để chỳng tụi bỏo hiếu cho cha mẹ. Gia đỡnh tụi bõy giờ tuy luụn bận rộn nhưng lỳc nào cũng dành thời gian quõy quần bờn nhau, trao đổi sinh hoạt với nhau, trũ chuyện chia sẻ nỗi buồn chuyện vui cho nhau nghe. Khoảng bảy giờ tối thứ bảy, gia đỡnh của tụi lại tổ chức sinh hoạt với những nội dung như núi về thời sự, chuyện học tập của con, cụng việc của ba và mẹ “Cú lỳc cả nhà lại kể những mẫu chuyện vui cho nhau nghe, mở truyền hỡnh xem những chương trỡnh bổ ớch, núi về sai sút của thành viờn nào đú trong gia đỡnh và cũn nhiều lắm. Giờ đõy theo thời gian, con tụi lớn dần lờn. Rồi một ngày tụi nhận được từ tay nú tấm bằng vở sạch chữ đẹp cấp trường, cấp huyện rồi cả cấp thành phố, rồi tấm bằng khen học sinh giỏi Toỏn Mấy ngày hụm đú, cả gia đỡnh tụi ai cũng thờm yờu thương đứa con gỏi bộ bỏng của gia đỡnh mỡnh nhiều hơn nữa. Rồi đến chồng tụi lại được nhận bằng giỏo viờn giỏi. Tụi cũng được khen. Cả gia đỡnh từ đú nhõn đụi niềm hạnh phỳc. Những buổi sinh hoạt gia đỡnh sau hụm đú chỉ toàn đưa ra những thành tớch tốt của mọi người. Phần nhỏ cũn lại để dành cho một vài lời gúp ý. Cụ bộ con tụi được nghỉ hố. Vào một buổi trưa hố, nú đến núi với tụi như ngày xưa tụi đến núi với bà ngoại nú, khẽ hỏi tụi: “Tương lai sau này của con sẽ như thế nào hả mẹ?”. Tụi chợt nhớ lại những khi xưa, trong một buổi trưa hố, tụi cũng đến bờn mẹ tụi hỏi đỳng như cõu đú. Và vẫn cứ cõu trả lời khi xưa mà mẹ dành cho tụi, tụi nhẹ cười và bảo: “tương lai con sẽ do chớnh con quyết định. Nếu con muốn trở thành giống như mẹ thỡ cố gắng lờn con sẽ làm được. Hóy dựa vào chớnh mỡnh, cố gắng quyết tõm thỡ tương lai của con sẽ ngoan ngoón trong tay con, nú sẽ võng theo những lệnh mà con núi với nú. Cố gắng lờn con nhộ!”. Và cứ như thế, dũng thời gian đó làm cuộc sống ta thay đổi. Tương lai của tơi đó được dệt nờn từ ước mơ của hai mươi năm về trước. Quan trọng là ta phải cú nghị lực để cú thể quyết định chớnh tương lai của mỡnh. Bài thi đoạt Giải Nhất – Khối lớp 6-7 cuộc thi “Prudential – Văn hay chữ tốt” lần 10, năm 2009 khu vực TPHCM Thứ ba, 12/10/2010, 16:26 (GMT+7) . Đề thi khối 6, 7 cú nội dung: “Bạn em chưa hào hứng tham gia kỳ thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phỏt động. Hóy tõm sự với bạn về ý nghĩa kỳ thi này để bạn em tớch cực tham gia”. Đõy là bài thi đoạt Giải Nhất – Khối lớp 6-7 của em Nguyễn Hoàng Xuõn Chiờu, học sinh trường THCS Trần Quốc Toản, Q9. Trinh thõn mến, Dạo này bạn cú khỏe khụng? Chắc bạn cũn nhớ cụ lớp trưởng nhỏ nhắn ngày nào phải khụng? Thấm thoỏt đó hai năm rồi cũn gỡ, chỳng mỡnh xa nhau cũng khỏ lõu rồi nhỉ! Chắc là Trinh cũng đồng ý với mỡnh, cuộc sống ngày nay hối hả và hiện đại hơn ngày trước. Nào là xe cộ, nhà cao tầng Đặc biệt là từ lỳc mỏy vi tớnh trở nờn thụng dụng, ớt ai cũn nghĩ đến việc rốn chữ, luyện văn. Nhưng đối với mỡnh, con chữ là nết người, vỡ thế mỡnh đó ra sức luyện tập để được tham dự cuộc thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phỏt động. Mỡnh cũng nghe núi, Trinh chưa hào hứng lắm, cú lẽ vỡ bạn chưa hiểu hết ý nghĩa của cuộc thi và vỡ thế mà mỡnh đó viết những dũng tõm sự này để chia sẻ cựng bạn. Trinh thõn! Nghe mẹ kể, ngay từ bộ, mỡnh đó thớch cầm viết rồi. Mỡnh nghịch lắm, chỉ toàn cầm bỳt vẽ bậy lờn tường. Cũn mẹ mỡnh thỡ mỉm cười, tuyờn bố : “Bộ con này mai mốt sẽ viết chữ đẹp và vẽ đẹp lắm đõy!”. Mọi trong gia đỡnh mỡnh cũng tin tưởng và mong muốn thế. Rồi đến khi mỡnh vào Mầm non, mỡnh càng thớch viết, thớch vẽ. Trong lớp, mỡnh luụn được cụ khen về chữ viết, về những bài viết chữ theo mẫu. Cú lỳc, những bức tranh của mỡnh cũng được treo lờn cho toàn trường cựng xem. Thế là những năm Mầm non trụi qua thật vui vẻ và thỳ vị. Nhưng khi mỡnh lờn lớp Năm, bài tập, bài học nhiều hơn, mỡnh dần quờn đi sự ham mờ Mỹ thuật, mà thay vào đú là kỹ năng viết văn của mỡnh được bộc lộ. Những con điểm 8, điểm 9 luụn đỏ chúi trong quyển ở tập làm văn của mỡnh. Mỡnh liờn tục được cụ giỏo đưa đi thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường rồi cấp Quận rồi cú cả cấp Thành phố nữa chứ! Đến bõy giờ, mỡnh vẫn khụng sao quờn được những nột chữ trũn trịa, mềm mại của cụ đó chỉ dạy cho mỡnh. Rồi lờn lớp Bảy, mỡnh được dự thi “Văn hay chữ tốt”. Mỡnh luụn thầm hỏi : “Phải chăng, những năm thỏng được rốn chữ, luyện văn ở tiểu học là bệ phúng cho mỡnh?”. Chắc chắc là thế Trinh à! Trinh biết khụng, mỡnh đang rất hào hứng vơi cuộc thi đú đấy. Mỡnh luụn suy nghĩ rằng : “Trong cuộc sống, cú biết bao kiến thức mỡnh cần phải học nhưng trước hết, phải học làm người đó!”. Nhưng nếu để học làm người thỡ văn thơ là phương tiện truyền đạt hay nhất, vừa nhẹ nhàng, vừa sõu sắc. Đến bõy giờ, mỡnh cú thể khẳng định là mỡnh yờu văn thơ. Cuộc thi “Văn hay chữ tốt” đó truyền cho mỡnh niềm đam mờ đú. Cú những bài văn làm cho hàng mi mỡnh đẫm nước mắt, làm cho mỡnh luụn băn khoăn, luụn suy nghĩ. Hay là khi đọc tỏc phẩm văn học, mỡnh thấy những tỏc phẩm đú đó truyền cho mỡnh những bài học quớ giỏ. Những lời văn truyền cảm mà sõu lắng, trong sỏng mà sõu sắc vụ cựng đó dạy mỡnh biết yờu thương con người, biết quan tõm, sẻ chia, biết ước mơ, hy vọng vào những điều tốt đẹp. Những bài thơ về quờ hương làm mỡnh cảm thấy tõm hồn trong trẻo và và nhẹ nhừm : “Quờ hương là chựm khế ngọt Cho con trốo hỏi mỗi ngày” Nhưng làm mỡnh hỏi thầm lũng nhiều nhất là những cõu thơ viết về cha mẹ. Mỡnh nhớ nhà thơ Ngọc Sơn đó viết : “Tỡnh cha ấm ỏp như vầng Thỏi Dương” Nhẹ nhàng và sõu lắng, nhà thơ Quế Mai đó ca ngợi tỡnh mẹ: “Đụi tay cảm nhận nhịp con thở Những đờm con sốt cao Đụi tay lạnh mỏt đặt lờn đầu Cho con bớt ốm” Những cõu thơ, những mạch văn trong sỏng luụn làm con tim ta lỳc thổn thức, lỳc chạnh lũng và xỳc động. Trinh ơi ! Nếu đó giỏi văn, sao ta khụng rốn chữ để cho nột chữ mềm mại hũa cựng những lời văn mang đậm nột đẹp nhõn văn. Lỳc đú, khi đọc những dũng văn ấy, tõm hồn ta sẽ hướng thiện, sẽ đẫm mỡnh vào mạch văn. Mỡnh luụn nghĩ rằng : “Nột chữ là nết người” và qua cuộc thi “Văn hay chữ tốt”, mỡnh càng khẳng định suy nghĩ đú là đỳng. Cuộc thi cũng đó gởi đến một thụng điệp: "Hóy cảm nhận văn thơ, cảm nhận cuộc sống thanh bỡnh, hóy yờu văn thơ để tõm hồn sạch trong, hóy rốn con chữ như rốn chớnh bản thõn ta” Mỡnh đó cảm nhận được thụng điệp đú qua hai năm dự thi. Trinh biết khụng, mỡnh luụn dành thời gian buổi tối để đọc những lời văn thật nhẹ nhàng, những vần thơ xỳc động, mỡnh luụn cố gắng trau dồi thờm những bài học quý giỏ từ cỏc tỏc phẩm và đặc biệt, mỡnh luụn dành ra khoảng nửa tiếng để rốn chữ đấy! Mỡnh luụn thầm cảm ơn cuộc thi đó truyền cho mỡnh sự yờu thớch văn học, đó cho mỡnh thấy được tầm quan trọng của chữ viết. Hay là Trinh cựng mỡnh tham gia cuộc thi này nhộ! Sẽ rất bổ ớch cho Trinh và cả cỏc bạn khỏc nữa, được khụng Trinh? Trinh đó hiểu được ý nghĩa của cuộc thi “Văn hay chữ tốt” chưa? Nếu Trinh đó hiểu được rồi thỡ cựng mỡnh tham gia. ... lên xe chúng tôi lại thi nhau hát và reo hò náo nhiệt cả một góc đường. Trở về nhà, tôi háo hức kể cho bố mẹ nghe về chuyến đi đó và tôi thầm nghĩ chắc chắn bài văn tả cảnh ngày mai của mình sẽ rất hay, bởi qua chuyến đi này trong đầu tôi đã thu lượm được bao nhiêu khung cảnh đẹp về thiên nhiên. Quả là một chuyến đi đầy bổ ích. *Đề bài: Hãy kể một chuyện vui (hoặc chuyện buồn) xảy ra trong lớp. *Bài viết Hôm nay là thứ bảy, lớp tôi tổ chức buổi sinh hoạt cuối tuần, đồng thời cũng là liên hoan mừng bạn Lan đạt giải nhất môn văn toàn thành phố. Vừa hết tiết cuối, cô giáo đã gọi mấy bạn trai lên văn phòng mang hoa quả bánh kẹo cô đã mua mang về lớp, một số bạn nam khác được phân công nhiệm vụ kê lại bàn ghế sao cho cả lớp ngồi quây quần bên nhau. Sau khi đã kê xong bàn ghế, các bạn gái được phân công cắm hoa, trải những chiếc khăn trắng tinh lên bàn và bày ra đĩa kẹo bánh, hoa quả đủ màu sắc, không khí lớp thật rộn ràng, tấp nập. Cô giáo chủ nhiệm và bạn Lan, nhân vật chính của buổi liên hoan hôm nay bước vào, trông bạn thật xinh tươi trong chiếc váy đỏ. Sau khi tuyên bố lí do của buổi liên hoan, cô giáo nói: - Bạn Lan đã đem lại vinh dự cho lớp ta, vậy cô đề nghị lớp ta tặng bạn một tràng vỗ tay để chúc mừng bạn. Quay sang bạn Lan cô nói: - Em có điều gì muốn nói với cả lớp không? Bạn Lan nói: - Em xin cảm ơn cô và các bạn đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập. Có lẽ bạn còn muốn nói nữa nhưng vì xúc động nên không nói nên lời. Sau đó cả lớp bắt đầu liên hoan, tiếng trêu đùa nhau nổ ra râm ran. Một lúc sau, cô giáo đề nghị cả lớp cùng nhau hát một bài. Tiếng vỗ tay hưởng ứng ào lên. Bạn quản ca bắt nhịp, cả lớp hát theo sôi nổi. Sau tiết mục đồng ca, cô giáo đề nghị ai cũng phải hát một bài để tặng Lan. Mở đầu là bạn Dung, nghe cô giới thiệu cả lớp ồ lên thích thú vì Dung thường ngày rất nhút nhát, ít khi dám lên tiếng, hơn nữa bạn lại có một giọng nói không mấy trong trẻo. Chúng tôi cứ tưởng Dung sẽ không dám đứng lên hát, thế mà bạn lại đứng lên hát ngay một bài dù không hay nhưng rất vui vẻ, có lẽ thấy lớp vui quá bạn quên cả tính nhút nhát của mình. Sau khi Dung hát xong liền chỉ định luôn bạn Hùng - một tên lém lỉnh và nghịch nhất lớp tôi. Vừa nghe thấy tên mình, Hùng đứng phắt ngay lên và nói: - Thay mặt cho các bạn nam lớp 6 của chúng ta, tớ sẽ hát một bài tặng Lan và tặng tất cả các bạn nữ. Cả lớp ồ lên tán thưởng và tặng Hùng một tràng pháo tay. Chúng tôi không thể ngờ một người lúc nào cũng oang oang mà lại có giọng hát hay đến như vậy. Hùng hát say sưa như chưa bao giờ được hát. Và câu cuối cùng vừa dứt, Hùng lại pha trò: - Trên đây tôi vừa hát rất hay, vậy tôi đề nghị mọi người lại tặng tôi một tràng pháo tay nữa. Và bây giờ để tiếp tục chương trình mời các bạn cứ ăn uống tự nhiên để nghe bạn Lan, người học giỏi và xinh đẹp nhất lớp được thể hiện tài năng của mình. Cả lớp tán thưởng, Lan đứng lên hát tặng ngay lớp một bài và sau đó lại đọc một bài thơ do chính bạn sáng tác. Trước không khí vui vẻ của lớp, cô giáo cũng đứng dậy và hát tặng cả lớp một bài. Giọng cô thật mượt mà trong trẻo. Cô nhìn chúng tôi với ánh mắt dịu dàng, trìu mến. Buổi liên hoan kết thúc trong tiếng cười rộn rã. Chưa bao giờ tôi cảm thấy gắn bó và thân quen với lớp đến như vậy. Có lẽ đây là buổi liên hoan có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi kể từ khi chúng tôi học cùng nhau. *Đề bài: Em hãy kể lại cảnh sinh hoạt trong một buổi chiều thứ bảy của gia đình em. *Bài viết Bố tôi công tác cách nhà gần 50 cây số nên cuối tuần mới về và do đó chỉ có chiều thứ bảy thì cả nhà tôi mới được đông đủ. Không khí gia đình tôi những ngày cuối tuần thường rộn ràng hơn và nhất là vào ngày thứ bảy, bởi cả ba mẹ con tôi, ai cũng ngóng bố về, và liên tục nhắc đến bố. Nào là tiếng cái út nũng nịu hỏi: - Bố sắp về chưa hả mẹ? Mẹ âu yếm trả lời: - Chỉ một lát nữa bố sẽ về nhà. Con ngoan bố về sẽ có quà, còn hư là bố không cho đâu. Con bé nghe vậy cười tít mắt: - Con ngoan nhất nhà mẹ nhỉ. Quay sang tôi nó tranh: - Em ngoan hơn chị, bố sẽ cho em nhiều quà hơn. Tôi mỉm cười ra dáng chị cả: - Chị sẽ nhường cho em hết. Được chưa. Bây giờ em lên nhà đợi bố để mẹ với chị nấu cơm. Biết bố thích ăn cánh cua, chiều thứ bảy nào mẹ cũng mua cua về dễ làm món bố thích. Và tôi thường quanh quẩn bên chân mẹ để phụ giúp. Chiều hôm nay cũng vậy, mẹ chuẩn bị mọi thứ từ sáng, đợi đến lúc bố sắp về đến nhà hai mẹ con lại tíu tít chuẩn bị. Đang mải mê nấu nướng hai mẹ con tôi bỗng nghe thấy út gọi í ới: - Mẹ ơi bố về. Bố về rồi! Tiếng nó lại lảng lót: - Con chào bố ạ. Bố có mua quà cho con không. Tôi và mẹ chạy lên nhà, bố đã bế út và lấy quà cho bé. Con nhỏ sung sướng ôm cổ bố. Bố quay sang tôi hỏi: - Con đang nấu cơm hả. Con ngoan lắm. Bố cất cặp sách vào nhà, mẹ đã kịp mang một chậu nước mắt lạnh cho bố rửa mặt, còn tôi chạy đi lấy cho bố một cốc nước mắt. Một lát sau cả nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm nóng hổi, từ lúc bố về út luôn ngồi cạnh kể cả lúc ăn cơm. Nó còn đòi gắp thức ăn cho bố và khi bố vừa đưa bát ra tro nó gắp thức ăn vào thì nó lại đánh rơi ngay xuống đất, cả nhà được một phen cười. Bố vừa cười vừa nói: - Con gái bố ngoan lắm! Tuần này con có được phiếu bé ngoan không? Nhắc đến phiếu bé ngoan bé vội vàng tụt xuống đất lon ton đi lấy ra khoe với bố. Bố vui sướng nhìn bé rồi quay sang hỏi tội: - Thế con được mấy điểm mười. Tôi tự hào khoe với bố: - Con vẫn luôn dẫn đầu lớp, tuần này bố phải thưởng cho con một chuyến đi công viên đấy. Nghe đến công viên út vội hét lên: - Con đi mấy. - ừ! Bố sẽ đưa cả nhà đi. Tôi còn kể cho bố nghe chuyện trường lớp ra sao, chuyện nhà tuần qua ra sao. Bố nhìn chúng tôi đầy yêu thương, trừu mến. Ăn cơm xong, cả nhà tôi đi dạo phố và ăn kem ở Bờ Hồ, thật vui. Buổi tối thứ bảy đường phố thật đông đúc, tấp nập. Hai chị em tôi ca hát líu lo. Tôi chỉ mong ngày nào cũng là thứ bảy để cả nhà tôi được ăn cơm cùng nhau bên nhau. *Đề bài: Tưởng tượng và kể lại câu chuyện mười năm sau khi về thăm trường cũ. *Bài viết Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thành sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng. Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường trải đá phẳng lì, êm ru. Xe tôi chạy chầm chậm trên con đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào. Bước vào sân trường sự thay đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây vẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dần. Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc "Cây kỷ niệm lớp...khoá...". Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm, ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đến khi xa cô rồi mới thấm thía lời cô dạy. Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá chỉ thích chơi thôi. Giờ đây lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình. Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dạy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng: - Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ? Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính: - Em là Lan học sinh lớp 6A, khoá học cách đây mười năm rồi phải không? - Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em. Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đến lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả các học sinh. Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được trở lại tuổi học trò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói: - Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu hết nhưng cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống. - Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em. Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu: - Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui. Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lớp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm. Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.
Tài liệu đính kèm: