Báo cáo Chuyên đề - Dạy học theo nhóm - Năm học 2005-2006 - Lê Thị Dương Oanh

Báo cáo Chuyên đề - Dạy học theo nhóm - Năm học 2005-2006 - Lê Thị Dương Oanh

· lý do mở chuyên đề :

Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn.

Cùng một nội dung nhưng tuỳ thuộc vào phương pháp sử dụng trong dạy học thì kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri thức, sự phát triển của trí tuệ cùng các kĩ năng tư duy về giáo dục đạo đức và sự chuyển biến thái độ hành vi.

Trong xu thế chung của dạy học hiện nay, người ta coi dấu hiệu cơ bản của phương pháp là : Tính chất tổ chức , chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viên đối với học sinh. Mỗi phương pháp đảm nhận 1 tính chất xác định hoạt động nhận thức của học sinh : tiếp nhận 1 cách thụ động các tri thức do giáo viên truyền thụ hay độc lập tìm tòi nghiên cứu để lĩnh hội tri thức, giáo viên chỉ giúp học sinh định hướng vấn đề và thực hiện trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập của các em.

Đối với dạy học sinh, học phương pháp trực quan , thực hành đi theo con đường tìm tòi nghiên cứu tỏ ra có nhiều ưu thế vì phù hợp đặc điểm bộ môn. Bên cạnh các phương pháp trên các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập khi học sinh tự khám phá được kiến thức thì học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn.

Khả năng ghi nhớ :

 20 % những gì nghe được.

 40% những gì nhìn được.

 40 % những gì tự phát hiện được.

Một trong những phương pháp tích cực cần được phát triển trong dạy học môn toán là phương pháp “Dạy học theo nhóm”.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Chuyên đề - Dạy học theo nhóm - Năm học 2005-2006 - Lê Thị Dương Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên Đề : Dạy Học Theo Nhóm
lý do mở chuyên đề :
Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn.
Cùng một nội dung nhưng tuỳ thuộc vào phương pháp sử dụng trong dạy học thì kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri thức, sự phát triển của trí tuệ cùng các kĩ năng tư duy về giáo dục đạo đức và sự chuyển biến thái độ hành vi.
Trong xu thế chung của dạy học hiện nay, người ta coi dấu hiệu cơ bản của phương pháp là : Tính chất tổ chức , chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viên đối với học sinh. Mỗi phương pháp đảm nhận 1 tính chất xác định hoạt động nhận thức của học sinh : tiếp nhận 1 cách thụ động các tri thức do giáo viên truyền thụ hay độc lập tìm tòi nghiên cứu để lĩnh hội tri thức, giáo viên chỉ giúp học sinh định hướng vấn đề và thực hiện trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập của các em.
Đối với dạy học sinh, học phương pháp trực quan , thực hành đi theo con đường tìm tòi nghiên cứu tỏ ra có nhiều ưu thế vì phù hợp đặc điểm bộ môn. Bên cạnh các phương pháp trên các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập khi học sinh tự khám phá được kiến thức thì học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
Khả năng ghi nhớ :
	20 % những gì nghe được.
	40% những gì nhìn được.
	40 % những gì tự phát hiện được.
Một trong những phương pháp tích cực cần được phát triển trong dạy học môn toán là phương pháp “Dạy học theo nhóm”.
II. Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm”
+ Lớp học được chia làm 4 -6 nhóm mỗi nhóm có khoảng 6-8 học sinh. 
+Nhóm tự bầu ra 1 nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm , một thư ký để ghi chép kết quả thảo luận của nhóm.
+ Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực không được ỷ lại 1 vài người có hiểu biết và năng động hơn các thành viên trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp.
+Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp, nhóm cử 1 đại diện hoặc nhóm trưởng phân công thành viên trình bày.
III. Phương pháp tiến hành
Trình tự của phương pháp “Dạy học theo nhóm” gồm 3 bước.
Làm việc chung của cả lớp.
-Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
-Tổ chức các nhóm làm việc thông báo thời gian.
-Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả 1 giáo viên cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện, ấn định thời gian, nghĩa là học sinh phải hiểu ý nghĩa, mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ bao lâu.
	2/. Làm việc theo nhóm :
	-Phân công trong nhóm.
	-Trao đổi ý kiến , thảo luận trong nhóm.
	-Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
-Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân , sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra vấn đề chung cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
3/. Thảo luận tổng kết trước lớp :
Các nhóm báo cáo kết quả.
Thảo luận chung .
Giáo viên nhận xét , bổ sung 	tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc giáo viên tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nêu nhận xét bổ sung.
Nếu kết quả thảo luận của các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn đề ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp 
án đúng, hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
Ví dụ Minh hoạ
a/. Trong hình đã có bao nhiêu cặp
đường thẳng song song với nhau ?
b/ Tứ giác BDEF là hình gì ?
c/ So sánh các tỷ số 
Và cho nhận xét về mối liên hệ giữa các cặp cạnh tương ứng của hai tam giác ADE và ABC.
Xác định nhiệm vụ nhận thức.
Ta phải xác định xem đề bài yêu cầu gì ?. Dựa vào đâu để chứng minh cặp đoạn thẳng song song? Từ đó xác định xem tứ giác BDEF là hình gì ? Cuối cùng so sánh các tỉ số và nêu nhận xét hay phân tích đa thức thành nhân tử :
5x3 + 10x2y - 5xy2
1/ Làm việc chung của cả lớp :
	Xác định nhiệm vụ nhận thức : Ta có thể dùng phương pháp nào để phân tích ? Và có thể kết hợp mấy phương pháp phân tích đt 	 nt thì bài toán mới hoàn chỉnh.
b/ Chia nhóm giao nhiệm vụ , phát phiếu học tập.
c/ Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập.
2/ Làm việc theo nhóm :
	a/ Phân công trong nhóm : Nhóm trưởng phân công giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
	b/ Trao đổi y kiến, thảo luận trong nhóm thư ký của nhóm sẽ ghi lại kết quả thảo luận vào phiếu học tập sau khi thống nhất ý kiến trong nhóm.
	c/ Báo cáo kết quả thảo luận :
3/. Thảo luận tổng kết trước lớp :
a/.Đại diện nhóm trình bày trước lớp .
b/ Thảo luận chung : Các nhóm khác nhận xét nêu ý kiến giáo viên theo dõi uốn nắn lúc cần thiết, có thể giáo viên làm trọng tài để phân xử nếu trong quá trình thảo luận các nhóm chưa có sự đồng ý thống nhất.
c/ Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm đưa ra đáp án đúng 	 
 Tổng kết.
IV. Phương pháp thực hiện dạy học theo nhóm
Bảng nhóm ( phiếu học tập) cần được sử dụng thường xuyên khi sử dụng phương phap dạy học theo nhóm :
	1. Trong phiếu học tập cần có mục đích rõ ràng nội dung ngắn gọn, diễn đạt chính xác, khối lượng công việc vừa phải đảm bảo học sinh hoàn thành trong thời gian quy định.
	-Hình thức trình bày gây hứng thú làm việc có quy định thời gian hoàn thành có chỗ để tên nhóm, lớp để tiện việc đánh giá học sinh.
Bảng nhóm : có kết quả đúng về nội dung làm việc của học sinh.
V. Những điều lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm
1.Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất.
 2.Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng bộ môn trên cơ sở nội dung bài học . Các phương pháp nầy phát huy tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên.
 3.Việc lựa chọn đúng và sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình, ngoài trình độ chuyên môn , nghiệp vụ và vốn sống của người thầy.
VI. Những ưu điểm và hạn chế khi dạy học theo nhóm :
	1/.Ưu điểm :
	Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất 
hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc.
	-Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp nhau để đạt mục tiêu chung : Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng.
	2/. Hạn chế :
Dạy học theo nhóm có thể gây ồn trong lớp khó kiểm soát, vì vậy giáo viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện kỷ năng hoạt động hợp tác trong nhóm cho học sinh.
	-Nhiều học sinh không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng của mình với giáo viên hơn là với bạn.
	-Trong nhóm có thể có 1 số học sinh tích cực, một số khác ỷ lại vào các bạn trong nhóm.
	-Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian khó có thể đánh giá trên kết quả thảo luận của nhóm. Vì vậy giáo viên cần kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò.
VII.LỜI KẾT:
Qua thực nghiệm bản thân nhận thấy các em học sinh có hứng thú học tập và tiến bộ hơn .Là giáo viên giảng dạy bộ môn Toán bản thân cố gắng tích cực phát huy .Song chắc vẫn còn nhiều khuyết điểm .Tôi xin chân thành đón nhận ý kiến xây dựng của ban lãnh đạo và quý đồng nghiệp để tôi được học hỏi rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ hơn trong sự nghiệp giáo dục ./.
	Nhận xét của BGH 	 Trà Cú, ngày 15 tháng 5 năm 2007
	 Người thực hiện
 LÊ THỊ DƯƠNG OANH
 PHÒNG GIÁO DỤC TRÀ CÚ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KIM SƠN
 *********
 &!
 Dạy Học Theo Nhóm
	 	 Giáo Viên Thực hiện : Lê Thị Dương Oanh
	 Năm học : 2005-2006

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de Day hoc theo nhom.doc