Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 8: Bố cục của văn bản - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 8: Bố cục của văn bản - Năm học 2012-2013

- Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục.

- Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: - Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bó cục.

2. Kĩ năng: - Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo bố cục nhất định.

 - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.

3. Thái độ: Thấy rõ được sự quan trọng của việc xây dựng bố cục mạch lạc, phù hợp.

C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chủ đề của văn bản? Nêu chủ đề của văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng? Khi nào văn bản có tính thống nhất về chủ đề?

3. Bài mới : Lớp 7 các em đã được học kỹ về bố cục văn bản, tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại một số kiến thức cơ bản và tìm hiểu sâu hơn nữa về cách sắp xếp nội dung phần thân bài vì đây là phần được coi là quan trọng nhất của một văn bản.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 8: Bố cục của văn bản - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2	 Ngày soạn: 06/09/2012
Tiết PPCT: 8 Ngày dạy : 08/09/2012
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục.
- Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc. 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: - Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bó cục.
2. Kĩ năng: - Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo bố cục nhất định.
 - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
3. Thái độ: Thấy rõ được sự quan trọng của việc xây dựng bố cục mạch lạc, phù hợp.
C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chủ đề của văn bản? Nêu chủ đề của văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng? Khi nào văn bản có tính thống nhất về chủ đề?
3. Bài mới : Lớp 7 các em đã được học kỹ về bố cục văn bản, tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại một số kiến thức cơ bản và tìm hiểu sâu hơn nữa về cách sắp xếp nội dung phần thân bài vì đây là phần được coi là quan trọng nhất của một văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
Yêu cầu học sinh đọc văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”
Câu hỏi thảo luận nhóm – 4 phút:
Văn bản trên có thể chia ra làm mấy phần? Chỉ ra các phần? 
- Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên?
- Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên.
 HS trao đổi và trình bày theo nhóm.
 HS các nhóm khác nhận xét, trình bày.
Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào?
Ø HS trả lời theo ý hiểu. 
Chốt: Bố cục văn bản thường gồm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần luôn quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ cho chủ đề của vb.
Giảng: Trong ba phần của văn bản, phần Mở bài, Kết bài thường ngắn gọn, được tổ chức tương đối ổn định. Thân bài là phần phức tạp nhất, được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số cách thức sắp xếp nội dung phần Thân bài.
Câu hỏi thảo luận theo cặp – 3 phút:
Câu 1 (nhóm 1): Phần Thân bài văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
Câu 2 (nhóm 2-3): Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng chú bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài?
Câu 3 (nhóm 4-5): Khi tả người, con vật, phong cảnh, em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào. Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết.
Câu 4 (Nhóm 6): Phần Thân bài của văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” nêu các sự việc để thể hiện chủ đề người thầy đạo cao đức trọng. Hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản?
 HS thảo luận và trình bày theo nhóm.
Nhận xét, tổng kết. 
 Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản?
(Gợi ý: Việc sắp xếp nội dung phần Thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tố nào? Các ý trong phần Thân bài thường được sắp xếp theo những trình tự nào?).
 HS trả lời theo ý hiểu. HS đọc ghi nhớ sgk tr 25.
LUYỆN TẬP:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc các đoạn trích sgk. 26. 
Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích?
 HS đọc và trình bày cá nhân.gv Nhận xét, cho điểm
Bài 3: Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, có bạn dự định sắp xếp trong phần Thân bài các ý sau:
a- Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: 
- Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước.
- Những người thường xuyên chịu khó hoà mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích.
- Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.
b- Giải thích câu tục ngữ:
- Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế đi một ngày đàng.
- Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế học một sàng khôn.
Theo em, cách sắp xếp như trên đã hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí thì sửa lại như thế nào?
 HS trình bày cá nhân.HS khác nhận xét.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Đọc ghi nhớ để hiểu rõ bố cục nội dung các phần của văn bản. Làm bài tập 2 để củng cố.
- Đọc bài mới, tìm hiểu trước các cách xây dựng đoạn văn.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Bố cục của văn bản
a- Ví dụ: Gồm 3 phần
+ Phần 1: Ông Chu Văn An không màng danh lợi ð giới thiệu ông Chu Văn An.
+ Phần 2: Học trò theo ông rất đông vào thăm ð công lao, uy tín và tính cách của ônh Chu Văn An.
+ Phần 3: Khi ông mất, .. thương tiếc ð tình cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An.
ð Các phần đều tập trung làm rõ cho chủ đề văn bản là “Người thầy đạo cao đức trọng”.
b- Ghi nhớ mục 1, 2 sgk tr 25.
2- Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản.
a- Phân tích ví dụ.
Câu 1: Sắp xếp theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả. Các cảm xúc được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
- Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước đây và buổi tựu trường đầu tiên.
Câu 2: Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình của cậu bé Hồng khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói xấu mẹ em.
- Niềm vui sướng cực độ của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
Câu 3: Có thể sắp xếp theo thứ tự không gian (tả phong cảnh), chỉnh thể –bộ phận (tả người, vật, con vật) hoặc tình cảm, cảm xúc (tả người).
Câu 4: Các sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao.
- Các sự việc nói về Chu Văn An là người đạo đức, được học trò kính trọng.
b- Ghi nhớ mục 3 sgk tr 25.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1:
a. Trình bày theo thứ tự không gian : nhìn từ xa – đến gần – đến tận nơi – đi xa dần 
b. Trình bày ý theo thứ tự thời gian : về chiều, lúc hoàng hôn 
Các ý trong đoạn trích được sắp xếp theo cách diễn giải, ý sau làm rõ bổ sung cho ý trước.
c.Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm.
Bài 3:
Phần thân bài sắp xếp chưa được hợp.
Sắp xếp lại:
- Giải thích câu tục ngữ
- Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Nắm khái niệm bố cục văn bản, nội dung của từng phần.
- Cách sắp xếp nội dung của phần thân bài.
- Soạn : Tức nước vỡ bờ
- Chuẩn bị: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
E. RÚT KINH NGHIỆM
***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 8 BO CUC TRONG VAN BAN.doc