Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 1: Sơ lược về môn lịch sử

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 1: Sơ lược về môn lịch sử

. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Kiến thức

 - Giúp HS hiểu lịch sử là môn khoa học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi con người: Học lịch sử là cần thiết.

 2. Tư tưởng tình cảm:

 - Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

 3.Về kĩ năng:

 

doc 77 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 1: Sơ lược về môn lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1: Ngày soạn: 15 Tháng 08 Năm 2010
 Tiết 1: Sơ lược về môn lịch sử
I. Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức 
	- Giúp HS hiểu lịch sử là môn khoa học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi con người: Học lịch sử là cần thiết.
 2. Tư tưởng tình cảm: 
	- Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
 3.Về kĩ năng:
	- Bước đầu giúp HS có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát .
II. Phương tiện dạy học:
	- SGK, Tranh ảnh và bản đồ treo tường 
	- Sách báo có liên quan đến nội sung bài học
III. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
CH: Có phải ngay từ khi mới xuất hiện cây cỏ, loài vật đã có hình dạng như ngày nay không?
- Không, mà nó trải qua một quá trình hình thành và phát triển biến đổi, nghĩa là có một quá khứ , quá khứ đó chính là lịch sử 
CH: Lịch sử là gì ?
CH: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?
CH: Nhìn vào lớp học ở hình 1, em thấy khác lớp học ở trường ta như thế nào? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó?
- Đây là phòng học ở trường làng thời xưa không có bàn giế học trò phẩi ngồi dưới đất chỉ có một thầy giáo già .còn lớp học ngày nay với đầy đủ tiện nghi 
CH: Theo em chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó ?
- Chúng ta cần phải biết những thay đổi đó để biết và qúy trọng. Có được tiến bộ đó là nhờ sự phát triển về kinh tế về khoa học kĩ thuật .
CH: Theo em học lịch sử để làm gì?
CH: Theo emchúng ta cần biết lịch sử để làm gì?
CH:Tại sao các em biết được cuộc sống của ông bà cha mẹ ta ngày xưa?
- Do được nghe kể lại. Lịch sử gọi đó là tư liệu truyền miệng.
CH: Quan sát H2 em biết đây là cái gì ? Tại sao em biết?
- Đây là bia tiến sĩ. Nhờ chữ khắc trên bia. Lịch sử gọi đây là tư liệu hiện vật
CH: Ngoài ra chúng ta còn biết lịch sử qua tư liệu nào nữa?
GV sơ kết bài giảng: Để dựng lại lịch sử , phải có những bằng chứng cụ thể mà chúng ta phải có tìm hiểu được. Đó là tư liệu. Như ông cha ta thường nói “ Nói có sách mách có chứng”, tức là phải có tư liệu cụ thể mới đảm bảo độ tin cậy của lịch sử .
1. lịch sử là gì? 
- Là những gì diễn ra trong quá khứ .
- Lịch sử mà chúng ta học là lịch sử về xã hội loài người - là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay
=> Lịch sử là một môn khoa học.
2. Học lịch sử để làm gì?
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm,cội nguồn của dân tộc mình 
- Học lịch sử để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh ngày nay.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- Dựa vào tư liệu truyền miệng
- Dựa vào tư liệu hiện vật.
- Dựa vào tư liệu chữ viết.
IV.Củng cố - Dặn dò:
 GV hướng dẫn học bài cũ chuẩn bị bài mới 
 Tuần 2: Ngày soạn: 22 Tháng 08 Năm 2010
 Tiết 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
I. Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức:
 làm cho HS hiểu :
	- Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
	- Thế nào là âm lịch, dương lịch và công lịch.
	- Biết cách đọc, ghi và tính năm, tháng theo công lịch
 2. Tư tưởng, tình cảm:
	Giúp cho học sinh biết quí trọng thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác, khoa học
 3. Kỹ năng:
	- Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại
II. Phương tiện dạy học:
	- Tranh ảnh theo sgk, lịch treo tường.
III. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 a. Lịch sử là gì? Lịch sử giúp em hiểu biết những gì?
 b. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
3. Bài mới: 
CH: Xem lại H1và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao lâu không?
CH: Vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó không? 
- Có, vì để biết được các tiến sĩ đậu vào năm nào, ai đậu trước ai đậu sau.
CH: Có cần thiết phải xác định thời gian trong lịch sử không?
CH: Dựa vào đâu và bằng cách nào, con người sáng tạo ra được cách tính thời gian?
CH: Dựa vào đâu người xưa làm ra lịch?
CH: Hãy xem trên bảng ghi “những ngày kỉ niệm và kịch sử” có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào?
- Ngày, tháng, năm, âm lịch, dương lịch.
CH: Theo các em thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
1. Tại sao phải xác định thời gian?
- Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện sảy ra vào thời gian khác nhau.
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải xắp xếp các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian
- Việc xác định thời gian là thực sự cần thiết 
- Là nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.
- Người xưa đã phân thời gian theo ngày tháng, năm, và sau đó chia thành giờ, phút.
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
-Thế giới cần một thứ lịch chung để tiện cho việc giao lưa văn hoá kinh tế.
- Các dân tộc sử dụng công lịch
- Công lịch lấy năm chúa Rê-xu ra đời làm năm đầu tiên. Trước năm đó là năm trước công nguyên.
- Cách ghi thứ tự thời gian như sau:
TCN
CN
179
111
50
40
248
542
IV. Củng cố:
	- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 (sgk)
	- Về nhà học bài làm bài tập
	- Chuẩn bị bài mới
Tuần3: Ngày soạn: 29 Tháng 08 Năm 2010
Phần một: lịch sử thế giới
 Tiết 3: xã hội nguyên thuỷ
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Giúp HS và nắm được những điểm chính sau.
	- Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trính chuyển biến từ người tối cổ thành người hiện đại.	
	- Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
	- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã
2. Tư tưởng:
	- HS ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của loài người.
3. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng quan sát trang ảnh 
II. Phương tiện dạy học:
	- Tranh công cụ, đồ sản xuất 
III. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
	a. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
2. Bài mới:
	Xã hội loài người xuất hiện khi nào và xuất hiện như thế nào , trải qua quá trình lịch sử đã thay đổi ra sao. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu:
CH; Loài vượn cổ xuất hiện khi nào, và ở đâu?
CH: Quá trình người vượn cổ trở thành người tối cổ như thế nào?
CH: Quan sát h5 em hãy mô tả hình dáng của người tố cổ?
CH: Đời sống của người tối cổ như thế nào?
CH: Cuộc sống của người tối cổ có gì tiến bộ hơn so với người vượn?
CH: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người tối cổ?
GV vậy người tinh khôn xuất hiện khi nào cuộc sống của họ ra sao 
CH: Người tinh khôn có nguồn gốc từ đâu?
CH:Xem hình 5 em thấy người tinh khôn khác người tối cổ như thế nào?
- Người tinh khôn có cấu tạo giống người ngày nay: xương cổ nhỏ hơn, bàn tay nhỏ khéo léo, các ngón tay linh hoạt, hộp sọ nhỏ hơn và thể tích não phát triển1.450cm2 trán cao, mặt phẳng,cơ thể gọn linh hoạt.
CH: Người tinh khôn sống như thế nào?
Cho HS quan sát h6, 7
CH:Xã hội nguyên thuỷ có những tiến bộ gì trong sản xuất?
CH: Xã hội có sự thay đổi như thế nào?
1,Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Vượn cổ xuất hiện cách đây hàng chục triệu năm. Họ sống ở khu rừng rậm 
- Do quá trình tìm kiếm thức ăn người vượn cổ đã trở thành người tối cổ
- Người tối cổ sống thành bầy gồm vài chục người, 
- Sống lang thang bằng nghề săn bắn và hái lượm. 
- ở trong hang hoặc nhà mái lá
- Đã có tổ chức, có người đứng đầu, biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng và lấy lửa bằng cách cọ sát đá
=> Đời sống bấp bênh ăn lông ở lỗ
2. Người tinh khôn sống thế nào?
- Trải qua hàng triệu năm người tối cổ trở thành người tinh khôn
- Người tinh khôn biết tổ chức thành thị tộc là những nhóm người gồm vài chục gia đình, có quan hệ dòng họ, gần giũ với nhau, thậm chí do cùng một bà mẹ đẻ rasống quây quần bên nhau cùng làm ăn sinh sống
- Đời sống con người trong thị tộc cao hơn, đầy đủ hơn: họ biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ trang sức.
3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
- Họ biết chế tạo ra công cụ lao động: bằng đá--> bằng kim loại--> diện tích đất gieo trồng tăng, đóng thuyền, làm nhà...--> có sản phẩm dư thừa
- Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo, xuất hiện giai cấp
=> Xã hội nguyên thuỷ tan rã. 
Iv. Củng cố - dặn dò:
	- Lập bảng so sánh đời sống của người tối cổ và đời sống của người tinh khôn.
Tuần4: Ngày soạn: 05 tháng 09 Năm 2010
Tiết 4: các quốc gia cổ đại phương đông
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: 
 Giúp HS nắm được:
	- Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp vá nha nước ra đời.
	- Những nha nước đầu tiên được hìnhthành ở phương Đông bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc từ cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III trước công nguyên.
	- Nền tảng kinh tế thể chế nhà nước ở các quốc gia này 
 2. Tư tưởng tình cảm.
	- Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ, bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về nhà nước chuyên chế.
II. Phương tiện dạy học.
	- Lược đồ các quốc gia cổ đại
III. Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ :
	a, Người tinh khôn đã sống như thế nào?
	b, Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
 3. Bài mới:
	Công cụ bằng kim loại ra đời thúc đẩy sản xuất phát triển, xã hội nguyên thuỷ tan rã nhường chỗ cho nhà nước ra đời. Các quốc gia cổ đại ra đời như thế nào ra đời từ bao giờ bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay?
Cho HS quan sát lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông, chỉ vị trí các nước.
CH: Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở đâu? Từ khi nào?
CH: Vì sao các quốc gia này lại ra đời ở lưu vực các con sông?
CH: Các ngành kinh tế chủ yếu của họ là gì?
CH: Để phát triển nông nghiệp họ đã làm gì?
CH: Các biện pháp đó mang lại kết quả gì trong nông nghiệp?
 Cho HS xem hình 8 em có suy nghĩ gì về bức tranh này ?
CH: Kể tên các quốc gia cổ đại đầu tiên?
CH: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
CH: Trước sự bóc lột đó thái độ của nô lệ như thế nào?
Cho HS đọc phần chữ nhỏ.
CH: Qua hai điều luật trên, theo em, người cày thuê ruộng phải làm việc như thế nào?
- Tuy quá trình hình thành và phát triển của các nhà nước không giống nhau nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ xhuyên chế 
CH: Em cho biết chế độ quân chủ chuyên chế là gì?
CH: Bộ máy hành chính được sắp xếp như thế nào?
1, Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu, từ bao giờ.?
- Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, từ thiên niên kỉ thứ IV đền đầu thiên niên kỉ thứ III TCN.
- Đất ven sông màu mỡ, dễ trồng trọt.
- Nông nghiệp trở thành nghề chính 
- Họ đ ... án (930 - 931).
? Nước Nam Hán ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Lúc này ở Quảng Châu, Viên Tiết Độ sứ là Lưu ẩn tước Nam Bình Vương cát cứ để xây dựng 1 quốc gia riêng. Lưu ẩn đã lần lượt thu phục được Giang Đông, Triều Châu, Thiều Châu liên kết với nước Nam Chiếu trở nên cường thịnh. 
- 910 Lưu ẩn chết, em là Lưu Nham lên thay . Năm 917 Lưu Nham tự xưng là Hoàng Đế. Lập ra nước Nam Hán.
? Nhà Nam Hán có ý định gì đối với nước ta?
- Nhà Nam Hán đã có ý đồ bành trướng nước ta.
? Nam Hán có ý đồ bành trướng để làm gì?
- Mở rộng lãnh thổ.
? Biết được ý đồ của nhà Nam Hán Khúc Hạo đã làm gì?
- Khúc Hạo đưa con là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin.
? Nguyên nhân quân Nam Hán xâm lược nước ta?
? Khúc Hạo mất. Khúc Thừa Mĩ kế nghiệp cha đã làm gì? 
- Khúc Thừa Mĩ kế nghiệp cha và tỏ ra không thần phục nhà Nam Hán.
 * Nguyên nhân:
- Sâu xa: Nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta từ lâu.
- Trực tiếp: Khúc Thừa Mĩ sang thần phục nhà Hậu Lương.
? Vin cớ đó nhà Nam Hán đã làm gì ?
- Nhà Nam Hán xâm lược nước ta
? Em hãy tường thuật lại cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất?
? Trước tình thế đó việc gì đã xảy ra?
 * Diễn biến:
- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh vào nước ta. Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi bị bắt đưa về Quảng Châu.
- Được tin đó 931 Dương Đình Nghệ đã đem quân ra Bắc bao vây tấn công thành Tống Bình.
? Em biết gì về Dương Đình Nghệ?
- Dương Đình Nghệ quê ở làng Ràng (Dương Xá - Thiệu Hóa - Thanh Hóa), là một hào trưởng địa phương (người có thế lực lớn nhất ở một vùng miền xuôi). Ông là người yêu nước thương dân, kiên quyết giành lại độc lập cho dân tộc.
? Nghe tin Dương Đình Nghệ đem quân ra Bắc, quân Nam Hán đã làm gì?
- Quân Nam Hán vội cho người về nước cầu cứu.
- Quân cứu viện chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đánh tan quân tiếp viện.
? Sau khi đánh tan quân Nam Hán Dương Đình Nghệ đã làm gì?
GVKl: Nhà Nam Hán thành lập dem quân xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ nhân dân ta đã đán bại cuuộc xâm lược của nhà Nam Hán và tiếp tục xây dựng quyền tự chủ.
 * Kết quả: 
- Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán giành lại quyền tự chủ cho đất nước.
- Tự xưng là Tiết Độ Sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
IV. Hướng dẫn học ở nhà
	- Khắc sâu kiến thức cơ bản.
	- Nhắc HS học bài, chuẩn bị bài tiết sau.
 Ngày 14 tháng 04 năm 2008
Tiết 32 Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: 
 Giúp HS nắm được:
- Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần 2 trong hoàn cảnh nào? Ngô Quyền và nhân dân ta đã chuẩn bị chống giặc như thế nào?
- Đây là trận thuỷ chiến lớn đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và thắng lợi thuộc về dân tộc ta.
- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dân tộc ta.
2. Về tư tưởng: Tự hào về ý chí quật cường của dân tộc.
3. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ.
II. Đồ dùng dạy học
GV chuẩn bị : Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
HS chuẩn bị: SGK
III. Tổ chức giờ dạy
1, Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
? Em hãy giới thiệu về Ngô Quyền?
- Ngô Quyền người Đường Lâm. Là người có sức khoẻ, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi, lại là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần I, là con rể của Dương Đình Nghệ.
? Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiền giết chết để đoạt chức. Được tin đó Ngô Quyền đã kéo quân ra Bắc.
- 937 Kiều Công Tiền đã giết chết Dương Đình Nghệ .
? Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
- Ngô Quyền đem quân ra Bắc để diệt tên phản loạn Kiều Công Tiền.
? Nguyên nhân nào dẫn đến quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 ?
- Kiều Công Tiền đã cầu cứu nhà Nam Hán.
-Năm 938 quân Nam Hán sang xâm lược nước ta.
? Trước tình hình đó ngô Quyền đã làm gì .
- Ngô quyền đã nhanh chóng giết chết Kiều Công Tiền và chuẩn bị kháng chiến.
? Công cuộc chuẩn bị của Ngô Quyền như thế nào ?
- Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo sông Bạch Đằng, Ngô Quyền cho quân xây dựng trận địa cọc ngậm ở những nơi hiểm yếu và có quân mai phục 2 bên bờ của sông Bạch Đằng.
Cho HS đọc địa danh sông Bạch Đằng.
* Sông Bạch Đằng: SGK
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Cho HS xem lược đồ.
? Dựa vào lược đồ em hãy cho biết diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng?
- Cuối năm 938 Quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đã kéo vào vùng biển nước ta.
- Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào đúng lúc nước lên.
- Quân của Lưu Hoằng Tháo đuổi theo, vượt qua bãi cọc.
? Khi nước triều rút quân ta như thế nào?
( Quân 2 bên bờ đánh tạt vào )
- Khi nước triều rút Ngô Quyền cho quân dốc toàn bộ lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.
- Đúng lúc đó nước triều rút nhanh, thuyền của quân Nam Hán va vào cọc vỡ tan. Số còn lại bị quân ta lướt thuyền nhỏ đánh giáp lá cà.
? Kết quả như thế nào?
- Quân giặc bị thiệt hại hơn nữa. Lưu Hoằng Tháo cũng bỏ mạng tại đây.
- Trận Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi
? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
 * ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta. Trận chiến đã làm cho giặc Phương Bắc khiếp sợ không giám sang nữa.
IV. Hướng dẫn học ở nhà
Khắc sâu kiến thức cơ bản.
Nhắc HS học bài, chuẩn bị bài tiết sau.
 Ngày 20 tháng 04 năm 2008
Tiết 33 ôn tập
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: 
 Giúp HS khái quát:
- Các giai đoạn phát triển từ nguồn gốc xa xưa đén thế kỉ X.
- Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kì Bắc thuộc, ý nghĩa lịch sử. Những vị anh hùng dân tộc đã giương cao lá cờ đấu tranh giành độc lập.
- Những công trình nổi tiếng thời Cổ Đại của thế giới.
2. Về tư tưởng: 
Tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc ta.
ý thức trân trọng nền văn hoá thế giới.
3. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng khái quát, hệ thống.
II. Tổ chức giờ dạy
* Bài mới:
1, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc xa xưa đến thế kỉ X trải qua những giai đoạn lớn nào?
? Lịch sử thời kì này trãi qua những giai đoạn lớn nào?
- Thời nguyên thuỷ có 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn ( Nguời tối cổ ): Cách đây 30 –40 vạn năm, tại di chỉ Thẩm Khuyên Thẩm Hai ( Lạng Sơn ); Núi Đọ, Quan Yên ( TH ), công cụ ghè đẽo thô sơ.
? Thời nguyên thuỷ có mấy giai đoạn?
+ Giai đoạn đá mới cách đây khoảng 10.000 đến 4.000 năm. Di tích Hoà Bình, Bắc Sơn ( Lạng Sơn ), Quỳnh Văn ( NA ).... công cụ : Rìu ngắn, rìu có vai...
+ Giai đoạn sơ kì kim khí. Cáhc đây khoảng 4.000 năm. Phùng nguyên, Hoa Lộc.
? Thời kì dựng nước được thực hiện vào thời gian nào?
- Thời kì dựng nước: Nước Văn Lang ( TK VII TCN ) tại Gia Ninh ( Phú thọ ). Nứoc Âu Lạc ( 207 TCN ) đóng đô ở Phong Khê Cổ Loa.
- Thời Bắc thuộc ( sau thất bại của An Dương Vương 179 TCN đến chiến thắng Bạch Đằng 938.
2, Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào? Tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai?
? Thời dựng nước diễn ra vào lúc nào ? tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai?
- TK VII TCN, tên nước là Văn Lang. Vị Vua đầu tiên là Vua Hùng.
3, Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kì Bắc thuộc. ý nghĩa lịch sử các cuộc khởi nghĩa đó?
? Kể tên những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc?
* Những cuộc khởi nghĩa lớn:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
- K/N Bà triệu năm 248
- K/N Lí Bí năm 542
- K/N Mai Thúc Loan năm 722
- K/N Phùng Hưng năm 776 – 791
? Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa ?
* ý nghĩa: Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất....., ý thức đấu tranh giành lại độc lập của tổ quốc...
4, Sự kiện lịch sử nào đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn thuộc về nhân dân ta trong sự nghiệp giành độc lập cho tổ quốc?
? Nêu sự kiện lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn thuộc vè dân tộc ta?
- 905 lợi dụng nhà Đường..... Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ....
938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán.
5, Hãy kể tên các vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc giành độc lập cho tổ quốc.
? Kể tên các vị anh hùng đã giương cao ngọn cờ giành độc lập.
- Hai Bà trưng ( Trưng Trắc, Trưng Nhị ).
- Bà Triệu ( Triệu Thị Trinh ).
- Lí Bí ( Lí Nam Đế ).
- Triệu Quang Phục ( Triệu V Vương )
- Mai Thúc Loan ( Mai Hắc Đế ).
-Phùng Hưng
- Khúc Thừa Dụ
- Ngô Quyền.
6, Hãy mô tả những công trình nổi tiếng của thế giới Cổ Đại?
? Hãy kể tên những công trình nghệ thuật nổi tiếng của thế giới?
- Kim Tự Tháp ( Ai Cập )
- Đền Pác -Tê- Nông ( A ten )
- Đấu trường Cô Li dê ( Rô ma )
- Khải hoàn môn ( Rô ma ).
- Tượng lực sĩ ném đĩa, vệ nữ ( Mi Lô ).
7, Bài tập ở nhà: ( SGK 7,8 )
IV. Hướng dẫn học ở nhà
Khắc sâu kiến thức cơ bản.
Nhắc HS học bài, chuẩn bị kiểm tra cuối kì.
 Ngày 26 tháng 04 năm 2008
Tiết 34 Kiểm tra học kì II 
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: 
- Giúp HS hệ thống những kiến thức về lịch sử VN từ nguồn gốc cho đến thé kỉ X.
- Củng cố những kiến thức trọng tâm.
- Có khả năng làm bài lịch sử theo các sự kiện.
2. Về tư tưởng: Có ý thức tự giác khi làm bài.
3. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết bài.
II. Tổ chức giờ dạy:
* Đề bài:
Câu 1: Các cuộc khởi nghĩa sau diẽn ra như thế nào? Ai lãnh đạo ? Hãy lập bảng thống kê theo yêu cầu trên.
Khởi nghĩa Bà Triệu.
Khởi nghĩa Lí Bí.
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Khởi nghĩa Phùng Hưng
Câu 2: Em hãy trình bày diễn biến của cuộc chiến trên sông Bạch Đằng và kết quả của nó?
Câu 3: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc xa xưa đến thế kỉ X trải qua những giai đoạn lớn nào?
Câu 4: Sự kiện lịch sử nào diễn ra năm 207 TCN, 179 TCN.
Đáp án
Câu 1: ( 2đ ) mỗi ý đúng 0,5 đ .
a, Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 do Bà Triệu Thị Trinh lãnh đạo.
b, K/N Lí Bí năm 542 do Lí Bí lãnh đạo
c, K/N Mai Thúc Loan năm 722 do Mai Thúc Loan lãnh đạo.
d, K/N Phùng Hưng 776 –791 do phùng Hưng Lãnh đạo.
Câu 2: ( 3đ) HS Nêu được ;
- Cuối năm 938 quân Nam Hán xâm lược nước ta.
- Ngô Quyền cho thuyền ra đánh nhữ quân Nam Hán vào trong trận địa cọc ngầm.
- Quân Lưu Hoằng Tháo đuổi theo vượt qua bãi cọc.
- Khi nước triều rút quân ta đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không được phải bỏ chạy.
- Đúng lúc triều rút nhanh thuyền quân NAm Hán va vào cọc vỡ tan tành....
- Quân giặc bị thiệt hại...
- Trận chiến kết thúc.
Câu 3: ( 4đ ) HS nêu được
- Thời nguyên thuỷ qua các giai đoạn
+ Giai đoạn người tối cổ
+ Giai đoạn đá mới
+ Giai đoạn sơ kì kim khí
- Thời dựng nước:
+ Nước văn Lang
+ Nước Âu Lạc
- Thời Bắc thuộc ( thời gian diễn ra đến kết thúc )
Câu 4: ( 1đ)
 - Năm 207 TCN nước Âu Lạc thành lập.
 - Năm 179 TCN Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược.
III. Hướng dẫn học ở nhà:
GV thu bài về chấm
Số bài, số học sinh vắng
Nhắc HS chuẩn bị bài tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lich su 6 ca nam.doc