I – MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: giúp HS hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Học lịch sử là cần thiết.
2. Về tư tưởng, tình cảm: bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn
MÔN HỌC: LỊCH SỬ LỚP 6 I – KẾ HOẠCH DẠY HỌC: Học kỳ I: mỗi tuần 1 tiết x 18 tuần = 18 tiết Học kỳ II: mỗi tuần 1 tiết x 17 tuần = 17 tiết Cả năm: 35 tuần x 1 tiết/tuần = 35 tiết II – PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH: HỌC KỲ I: Phần mở đầu: Tiết 1: Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử Tiết 2: Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Tiết 3: Bài 3: Xã hội nguyên thuỷ Tiết 4: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông Tiết 5: Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây Tiết 6: Bài 6: Văn hoá cổ đại Tiết 7: Bài 7: Oân tập Tiết 8: Làm bài tập lịch sử PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM Tiết 9: Chương I: Buổi đầu lịch sử nước ta Bài 8: Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta Tiết 10: Bài 9: Đời sông của người nguyên thuỷ trên đất nước ta Tiết 11 : Chương II: Thời đại dựng nước: Văn Lang – Aâu Lạc Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế Tiết 12: Kiểm tra viết 1 tiết Tiết 13: Bài 11: Những chuyển biến về xã hội Tiết 14: Bài 12: Nước Văn Lang Tiết 15: Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần củc cư dân Văn Lang Tiết 16: Bài 14: Nước Aâu Lạc Tiết 17: Bài 15: Nước Aâu Lạc (tiếp theo) Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I HỌC KỲ II Tiết 19: Bài 16: Oân tập chương I và chương II Tiết 20: Làm bài tập lịch sử Tiết 21: Chương III: Thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) Tiết 22: Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Hán Tiết 23: Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỷ I – giữa thế kỷ VI ) Tiết 24: Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỷ I – giữa thế kỷ VI ) (tiếp theo) Tiết 25: Kiểm tra viết 1 tiết Tiết 26: Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí – Nước Vạn Xuân (542 – 602) Tiết 27: Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí – Nước Vạn Xuân (542 – 602) (tiếp theo) Tiết 28: Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VII – IX Tiết 29: Bài 24: Nước Cham – pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X Tiết 30: Bài 25: Oân tập chương III Tiết 31: Chương IV: Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỷ X Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương Tiết 32: Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Tiết 33: Bài 28: Oân tập Tiết 34: Kiểm tra học kỳ II Tiết 35: Sử địa phương (Tham quan hoặc giới thiệu một di tích lịch sử gần nhất của địa phương) MỞ ĐẦU: Tiết 1: Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ I – MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: giúp HS hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Học lịch sử là cần thiết. 2. Về tư tưởng, tình cảm: bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn. 3. Về kỹ năng: bước đầu giúp HS có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát. II – CHUẨN BỊ: Giáo viên chuẩn bị: SGK, tranh ảnh và bản đồ treo tường, sách báo có nội dung liên quan đến nội dung bài học. HS chuẩn bị: tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. III – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Oån định lớp: Kiểm tra: Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Mọi vật xung quanh chúng ta ngày nay, từ cụ thể đến trừu tượng, đều trãi qua những thời kỳ: sinh ra, lớn lên, thay đổi nghĩa là đều có quá khứ. Để hiểu được quá khứ đó, trí nhớ của con người hoàn toàn không đủ mà cần đến một khoa học – khoa học lịch sử. Như vậy, có rất nhiều loại lịch sử, nhưng lịch sử chúng ta học ở đây là lịch sử loài người. B . Hoạt động GV-HS Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh Ghi bảng . Hoạt động 1 Phát vấn: Có phải ngay từ khi mới xuất hiện con người, cây cỏ, mọi vật đều có hình dạng như ngày nay ? Diễn giảng: sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi à quá khứ à lịch sử F Lịch sử là gì ? F Lịch sử loài người nghiên cứu những vấn đề gì ? F Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người? - Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh đều sinh ra, lớn lên và biến đổi. - Đọc SGK - Nghiên cứu toàn bộ hoạt động của con người. - Con người: cá thể - Loài người: tập thể, liên quan đến tập thể. 1. Lịch sử là gì ? - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ - Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt đông của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. à Lịch sử là một môn khoa học. Hoạt động 2 F Nhìn vào tranh, em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào ? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không? F Theo em, chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó? F Học lịch sử để làm gì? F Em hãy lấy vì dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải biết lịch sử? -Thấy được sự khác biệt so với ngày nay như: lớp học, thầy trò, bàn ghế -Những thay đổi đó chủ yếu do con người tạo nên. -Hiểu được cội nguồn dân tộc. -Quý trọng những gì mình đang có. -Biết ơn những người làm ra nó và trách nhiệm của mình đối với đất nước. 2. Học lịch sử để làm gì? -Hiểu được cội nguồn của tổ tiên, dân tộc mình. -Oâng cha đã sống và lao động để tạo nên đất nước, quý trọng những gì mình đang có. -Biết ơn những người làm ra nó và biết mình phải làm gì cho đất nước. Hoạt động 3 F Tại sao chúng ta lại biết rõ về cuộc sống của ông bà, cha mẹ? F Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? F Hãy kể những tư liệu truyền miệng mà em biết? F Thế nào gọi là tư liệu hiện vật, chữ viết? F Quan sát hình 1 và 2, theo em, đó là những loại tư liệu nào? F Bia đá thuộc loại gì? F Đây là loại bia gì? F Tại sao em biết đó là bia tiến sĩ ? -Dựa vào những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác -Các kho truyện dân gian:Truyền thuyết, Thần thoại, Cổ tích -Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được. -Những bản ghi, sách vở, in, khắc bằng chữ viết -Tư liệu hiện vật -Bia tiến sĩ -Nhờ chữ khắc trên bia. 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? -Tư liệu truyền miệng -Tư liệu hiện vật (di tích và di vật) -Tài liệu chữ viết. Củng cố: Trình bày một cách ngắn gọn lịch sử là gì? Lịch sử giúp em hiểu biết những gì? Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử? Giải thích danh ngôn: “Lịch sử là thầy dạy cuộc sống” – Xi-xê-rông Dặn dò: Trả lời các câu hỏi trong SGK. Xem trước bài: “ Cách tính thời gian trong lịch sử” IV. Rút kinh nghiệm: Duyệt tuần 1 TUẦN:2 - Tiết 2: Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ I – MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: Làm cho HS hiểu: - Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử - Thế nào là âm lịch, dương lịch và Công lịch - Biết cách đọc ghi và tính năm, tháng theo Công lịch 2. Về tư tưởng, tình cảm : Giúp HS biết quý thời gian và bồi dưỡng về tính chính xác, khoa học. 3. Về kỹ năng: Rèn cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên chuẩn bị: SGK, lịch treo tường, quả địa cầu. HS chuẩn bị: Lịch treo tường, cách xem ngày, tháng treo trên một tờ lịch. III – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Oån định lớp Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày một cách ngắn gọn lịch sử là gì? Lịch sử giúp em hiểu biết những gì? Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử? Bài mới:Bài 2 A-Giới thiệu bài: Trong bài học trước, chúng ta đã hiểu lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo thứ tự thời gian, có trước, có sau. Do đó việc tính thời gian trong lịch sử rất quan trọng vì nó giúp chúng ta hiểu biết được những nguyên tắc cơ bản trong lịch sử. B-Hoạt động GV-HS: Hoạt động 1: F Tại sao phải xác định thời gian? F Xem lại hình 1 và 2 của bài 1, em có thề nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách dây bao nhiêu năm? F Chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó không ? -Không phải các tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, phải có người trước, người sau. -Bia này có thể dựng cách bia kia rất lâu. F Dựa vào đâu và bằng cách nào, con người tính được thời gian? Cho HS đọc SGK -Quan sát hình 1 và 2 để rút ra kết luận của mình. -Rất cần thiết vì nó giúp chúng ta hiểu biết nhiều điều, là nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử. -Hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại à có quan hệ chặt chẽvới hoạt động của Mặt trời và Mặt trăng. 1.Tại sao phải xác định thời gian? -Để sắp xếp các sự kiện lịch sử lại theo thứ tự thời gian. -Là nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử. -Việc xác định thời gian dựa vào hoạt động của Mặt trời và Mặt trăng. Hoạt động 2: F Người xưa đã căn cứ vào đâu để làm r lịch ? -Cho HS xem bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỷ niệm” có những đơn vị thời gian và có những loại lịch sử nào ? -Giải thích âm lịch và dương lịch: + Aâm lịch: Mặt trăng àTrái đất, tính tháng, năm. + Dương lịch: Trái đất àMặt trăng, tính năm. F Người xưa đã phân chia thời gian như thế nào ? -Thời gian mọc lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng để làm ra lịch. -Phân biệt: +Aâm lịch + Dương lịch -Một tháng: 29-30 ngày -Một năm: 360-365 ngày -Theo ngày, tháng, năm, giờ, phút 2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào? -Dựa vào thời gian mọc lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa làm ra lịch. -Có 2 cách tính thời gian: + Aâm lịch: Dựa vào sự di chuyển của Măt trăng quanh Trái đất. + Dương lịch: Dựa vào sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt trời. Hoạt động 3: -Giải thích việc thống nhất cách tính thời gian? F Tại sao Công lịch được sử dụng ph ... địch ? F Lúc thuỷ triều xuống nước biển đổ về sông hay đổ về biển? -GV giải thích tranh hình: thuyền địch to lớn, kềng càng không thề thoát khỏi trận địa bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút. Thuyền quân ta nhỏ, nhẹ, dễ dàng luồn lách qua những hàng cọc, chủ động, dũng mảnh xông vào tiêu diệt quân thù. F Vì soa nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? F Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai ? -GV: hướng dẫn HS phân tích câu nói của Lê Văn Hưu để hiểu rõ hơn ý nghĩa trọng đại của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 F Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến ? -Đánh nhử giặc vào sông Bạch Đằng, lúc này thuỷ triều dâng lên tràn ngập bãi cọc, đưa giặc vượt qua bãi cọc ngầm. -Cho HS đọc phần diễn biến trong SGK. -Với chiến thắng này nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc. -Đã huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. -Sự lãnh đạo tài tình của Ngô Quyền, sự đoàn kết của toàn dân. 2.Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 -Năm 938, Lưu Hoằng Tháo cầm đầu thuỷ quân Nam Hán tiến đánh nước ta. -Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên. -Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm vào sông Bạch Đằng. -Lúc thuỷ triều xuống, quân ta phản công quyết liệt. -Đoàn thuyền địch va vào bãi cọc nhọn tan vỡ và đắm rất nhiều. Tướng Hoằng Tháo bỏ mạng, hơn nửa quân bị tiêu diệt. + Kết quả: Cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. + Ý nghĩa: -Ý đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp. -Mở ra thời kỳ mới: thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc. -Chấm dứt hẳn thời kỳ bị phong kiến Trung Quốc đô hộ (1000 năm). 4. Củng cố : - Tại sao quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai ? - Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ? - Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa to lớn như thế nào? Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến? 5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập trong sách thực hành. - Photo hình 55 dán vào tập. - Xem trước bài Ôn tập. D. RÚT KINH NGHIỆM: DUYỆT TUẦN 32 Bài 28: ÔN TẬP Tiết 33: I – MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc xa xưa đến thế kỷ X: - Các giai đoạn phát triển từ thời dựng nước đến thời Văn Lang – Aâu Lạc. - Những thành tựu văn hoá tiêu biểu. - Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc giành lại độc lập cho Tổ quốc. - Những anh hùng dân tộc. 2. Về tư tưởng, tình cảm: - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước chân chính cho HS. - Yêu mến, biết ơn các anh hùng dân tộc, các thế hệ tổ tiên đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước. - Ý thức vươn lên xây dựng đất nước. 3. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá các sự kiện, đánh giá nhân vật lịch sử. - Liên hệ thực tế. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng thống kê các giai đoạn lịch sử từ thời dựng nước đến thế kỷ X. Tranh ảnh lịch sử. III – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Oån định lớp Kiểm tra bài cũ: - Tại sao quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai ? - Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ? - Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa to lớn như thế nào? Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến? 3. Giảng bài mới: A. Giới thiệu bài: Chúng ta đã học xong phần lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến thế kỷ X, thời kỳ mở đầu rất xa xưa nhưng rất quan trọng đối với con người Việt Nam. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm được các sự kiện lớn đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ khi dựng nước đến năm 938 B. Nội dung giảng bài mới: Trả lời các câu hỏi trong SGK Câu 1: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc xa xưa đến thế kỷ X trải qua những giai đoạn lớn nào ? Giai đoạn nguyên thủy. Giai đoạn dựng nước và giữ nước. Giai đoạn đấu tranh chống ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Câu 2: Thời dựng nước đầu tiên diễn ra trong thời gian nào? Tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai? Thời dựng nước đầu tiên diễn ra từ thế kỷ VII TrCN. Tên nước đầu tiên là Văn Lang. Vị vua đầu tiên là Hùng Vương. Câu 3: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc. Yù nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa? Những cuộc khởi nghĩa lớn: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722) Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776-791) Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất, ý thức đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc. Câu 4: Sự kiện lịch sử nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn thuộc về nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc. Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc chế độ cai trị của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta. Câu 5: Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, gianh lại độc lập cho Tổ quốc? Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) Lý Bí (Lý Nam Đế) Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) Phùng Hưng Khúc Thừa Dụ Ngô Quyền. Câu 6: Những công trình nghệ thuật nổi tiếng của thế giới cổ đại ? Kim tự tháp (Ai Cập) Đền Pác-tê-nông (Hy Lạp) Đấu trường Cô-li-dê (Italia) Khải Hoàn Môn (Ý) Tượng lực sĩ ném đĩa. Tượng vệ nữ ở Mi-Lô. C. Kết luận toàn bài: Tóm lại, hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta: Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước. Lòng yêu nước. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc. 4. Dặn dò: Học từ bài 17 đến 28 để thi HKII. Tiết 8 Bài Tập lịch sử Bài 1:Sơ lược về môn lịch sử 1.b-a-c-d 2..a 3.d 4.Hiện vật 5.Truyền thuyết Bài 2:Cách tính thời gian trong lịch sử 1.Người xưa đã dựa vào sự di chuyển của mặt trăng ,mặt trời để làm ra lịch 2.TG cần thống nhất 1 cách tính thời gian thống nhất vì xã hội loài người ngày càng phát triển ,sự giao lưu giữa các dân tộc ,các khu vực ngày càng mở rộng 3.c 4.Một thế kỉ là 100 năm,một thiên niên kỉ là 1000 năm.1999 thuộc thế ki’ 20,thiên niên kỉ 2 2002 thuộc thế kỉ 21 ,thiên niên 3 5.c,a,d Bài 3:Xã hội nguyên thuỷ 1.a 2.b 3.b 4.a 5.c 6.b,d,e,f 7.a.Tối cổ,b.Tinh khôn 8.a-c-b-e-d-f Bài 4:Các quốc gia cổ đại phương Đông 1. Tên sông Tên các quốc gia cổ đại Sông Nin Ai cập Sông Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ Lưỡng Hà Sông Aán và sông Hằng Ấn Độ Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang Trung Quốc 2.Đất ven sông màu mỡ ,dể trồng trọt 3.a 4.3 tầng lớp:nông dân,vua-quan lại-quý tộc,nô tì 5.SBT 6.d Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây 1.Đầu thiên niên kỉ I,Nam Aâu,Hi Lạp,Rô Ma 2.b 3.c 4.d 5.Hình thành 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ ,chủ nô bóc lột sức lao động của nô lệ 6.d 7.d Bài 6:Văn hoá cổ đại 1.d 2.a 3. Người Ai Cập -Viết trên mai rùa,thẻ tre ,lụa trắng -Người Trung Quốc -Viết trên phiến đất sét -Người Lưỡng Hà -viết trên giấy Pa-pi-rút 4.c 5.Hi Lạp,Rô Ma,Ai Cập 6.-Toán :Ta-lét,Pitago,Ơcơlít -Vật lí:Ácsimét -Triết học:Platôn,Arixtốt -Sử học:Hêrôđốt,Tuxiđít -Địa lí:Stơrabôn 7.e Bài 7:Oân Tập 1.b 2.4 vạn năm ,c 3.SGK 4.a.Tối cổ b.Tinh khôn c. Tinh khôn d. Tinh khôn e.Tối cổ f. Tinh khôn 5. Phương Đông Phương Tây Ai Cập Hi Lạp Lưỡng Hà Rô Ma Aán Độ Trung Quốc 6.a 7.b 8.Chuyên chế ,chiếm hữu nô lệ 9.SBT 10.d Tiết 20 Bài Tập lịch sử Bài 8:Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta 1.c 2. Các giai đoạn Thời gian xuất hiện Địa điểm tìm thấy Công cụ chủ yếu Người Tối cổ 40-30 vạn năm Thẩm Khuyên,Thẩm Hai(Lạng Sơn),Núi Đọ Quan Yên(Thanh Hoá),Xuân Lộc(ĐN) Đá ghèđẽo thô sơ Người Tinh Khôn 3-2Vạn năm Thẩm Oàm(Nghệ An),Hang Hùm(Yên Bái),Thung Lang(Ninh Bình),Kéo Lèng(Lạng Sơn),đá Ngườm(Thái Nguyên),Sơn Vi(Phú Thọ),Lai Châu Đághè đẽo thô sơ,có hình thù Người Tinh Khôn 10000-4000 năm Hoà Bình,Bắc Sơn (Lạng Sơn),Quỳnh Văn(Nghệ An),Hạ Lonh(Quảng Ninh),Bàu Tró(Quảng Bình) Đá mài lưỡi 3.d Bài 9:Đời sống người nguyên thuỷ trên đất nước ta 1.SBT 2.c 3.c Bài 10:Những chuyển biến trong đời sống kinh tế 1. đồ gốm,trồng trọt,chăn nuôi,đánh ca,luyện kim,đồ trang sứcù.. Trồng lúa nước 2.Cây ăn quả,rau 3.c 4.c 5.Việt Nam 6.SBT 7.d 8.Luyệ kim ,trồng lúa Bài11:Những chuyể biến về xã hội 1.b 2.SBT 3.a 4.a 5.SBT 6.b 7.d 8.sbt Bài 12:Nước Văn Lang 1.Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 2.Đất màu mở ,có nước ,có công cụ.Lụt lội xảy ra 3.d 4.a Bài 13:Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang 1.Ruộng đồng hay nương rẩy,cày ,cuốc 2.Lúa,rau quả ,cá,gia súc ,gia cầm 3.d 4.d 5.Họ sống chủ yếu bằng nhàmái cong hình thuyền làm bằng tre ,gỡ ,nứa ,lá ,có cầu thang lên xuống 6.vùng đất ven đồi ,ven sông ,ven biển 7 .Thuyền vì họ sống chủ yếu ven sông ,ven biển 8.a 9.SBT 10d 11.d Bài 14:Nước Aâu Lạc 1.SBT 2.a 3.Thục Phán 4.d 5.Hai dân tộc Aâu Việt và Lạc Việt hợp nhất thành lạc Việt 6.d 7.Lưỡi cày đồng được cải tiến và sử dụng phổ biến .Điều phát triển ,phát triển ,luyện kim 8.d Bài 15:Nước Aâu Lạc 1.d a b c đúng 2.nỏ thần 3.d 4.SBT 5.c Bài 16:Oân Tập Chương I và II
Tài liệu đính kèm: