Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn lang

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn lang

 1. Kiến thức:

 - HS hiểu rõ thời kì Văn Lang cư dân đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú tuy còn sơ khai.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng quan sát hình ảnh và nhận xét.

 3. Thái độ:

 

doc 4 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 2652Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Tiết: 14
NS: 30/10/2010
ND: 8/11,9/11,13/11
 Bài 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA 
 CƯ DÂN VĂN LANG
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
 - HS hiểu rõ thời kì Văn Lang cư dân đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú tuy còn sơ khai.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn kỹ năng quan sát hình ảnh và nhận xét.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS lòng yêu nước, ý thức gìn giữ cổ vật văn hoá dân tộc.
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
 1. Thầy: Một số tranh ảnh về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
 2. Trò: Các câu chuyện kể về vua Hùng.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
 1. Ổn định: (1’)
 2. kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước văn lang.
 *Đáp án: 
Hùng Vương
Lạc hầu – Lạc tướng
( trung ương )
Lạc tướng
( bộ )
Lạc tướng
( bộ )
Bồ chính
(chiềng,chạ )
Bồ chính
(chiềng,chạ )
Bồ chính
(chiềng,chạ )
Bồ chính
(chiềng,chạ )
SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VĂN LANG
 3. Bài mới:
 Giới thiệu: Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên ra đời đối với cư dân Lạc Việt. Sau khi nhà 
 nước ra đời thì đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang có gì thay đổi nó diễn ra như 
 thế nào? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: Cá nhân (10’)
GV: Gọi HS đọc đoạn 1, 2 mục (1). 
GV: Cho xem công cụ phục chế lưỡi cày đồng giới thiệu sơ lược về cuộc sống người Lạc việt thời đó. 
- Nêu vài nét về nông nghiệp của cư dân Văn Lang? 
GV: (Giải thích) nông nghiệp nước ta chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày, công cụ đá chuyển sang công cụ đồng. Đây là bước tiến dài trong sản xuất của cư dân Văn lang
- Nêu các nghề tiêu biểu của cư dân Văn Lang.
- Ngoài nghề nông cư dân Văn Lang biết làm nghề gì khác? 
GV: Gọi HS đọc đoạn cuối mục (1)
- Cư dân Văn lang biết làm những nghề thủ công gì?
- Qua các hình 36,37,38, em nhận thấy nghề nào phát triển thời bấy giờ? 
GV: Cho HS xem ảnh trống đồng, thạp đồnggiới thiệu đôi nét về trống đồng: là vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn lang, kĩ thuật luyên đồng của người việt cổ đạt đến trình độ điêu luyện.Nó tiêu biểu cho trí tuệ, tài năng, thẩm mĩ của người thợ thời bấy giờ. 
- Theo em việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi nói lên điều gì?
Gọi Hs đọc ND mục (2)sgk/39
Hoạt động 2: Nhóm/cá nhân (15’)
- Theo em đời sống vật chất của con người bao gồm những gì ? 
GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm:
- Tìm những nét tiêu biểu của cư dân Văn Lang ? (như ăn, ở, đi lại ) 
GV: Nhận xét phần trả lời từng nhómKết luận: theo Nd sgk. 
- Vì sao con người nghĩ ra đi lại bằng thuyền và làm được nhà sàn?
- Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của cư dân Văn Lang lúcbấy giờ.
- Liên hệ với cách ăn mặc của chúng ta ngày nay (so sánh ).
Hoạt động 3: Cá nhân (9’)
GV: Cho HS xem trống đồng. 
- Em thấy những gì trên mặt trống đồng? 
 ( Trống Đồng còn gọi là trống Sấm dùng trong chiến đấu, thờ cúng ) 
GV: Giới thiệu đôi nét về văn hoá Văn Lang. 
GV: Gọi HS đọc đoạn (3).
 - Cư dân Văn lang chia thành mấy tầng lớp? 
- Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang thể hiện ở những hoạt động nào? 
- Nêu những phong tục tập quán của cư dân Văn Lang còn giữ đến ngày nay là gì ? 
- Mô tả hình 38?
- Qua câu chuyện trầu cau, bánh trưng bánh dầy cho ta biết thời Văn lang có những phong tục gì?
- Hãy nêu nhận xét về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
- Cử đại diện đọc to, lớp đọc thầm theo.
- Xem công cụ phục chế.
HS: Tiến bộ hơn trước (do công cụ đồng thay công cụ đá )
HS: gồm trồng trọt và chăn nuôi (lúa là cây lương thực)
HS: ngoài ra có cây ăn quả như cam, quýt, trồng dâu nuôi tằm, và nuôi gia súc 
HS đọc đoạn cuối mục (1)
HS: làm gốm, dệt vải lụa, xây nhà được chuyên môn hoá.
HS: nghề luyện kim phát triển mạnh.
HS: điều đó chứng tỏ rằng: đây là thời kì đồ đồng và nghề luyện kim rất phát triển. Cuộc sống định cư của người dân ổn định hơn, no đủ hơn.
HS: ăn, ở đi lại.
- Chia thành 4 nhóm trao đổi 
( 3 phút ) 
- Cử đại diện trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
HS: Vì ở nhà sàn tránh được thú dữ, đi thuyền vì địa hình có nhiều sông rạch )
HS: mặc váy, nhiều kiểu phong phú. Thể hiện được sự tiến bộ lớn trong sinh hoạt văn hoá của cư dân Văn Lang lúc bấy giờ. 
HS: Tự liên hệ về cách ăn mặc của bản thân, người quen, xã hội. 
HS: cảnh cheo thuyền, đánh vật, giã gạo . thể hiện đầy đủ nếp sống văn hoá, tinh thần của con người, thể hiện sự khát vọng, mơ ước và còn là sức mạnh của con ngươiì lúc bấy giờ.
HS: vua quan, nông dân tự do, nô tì. Sự phân biệt chưa sâu sắc.
HS: Thường tổ chức lễ hội, vui chơi.
HS: tục gói bánh trưng, bánh giầy, ăn trầu )
HS: cách ăn mặc của cư dân Văn lang. Họ đang múa hát cầu mưa thuận gió hoà. Có những người cầm vũ khí để chống giặc ngoại xâm.
HS: thờ cúng các lực lượng tự nhiên, thờ Mặt Trời, Mặt Trăng.
HS: Đời sống ngày càng phong phú.
1. Nông nghiệp và các nghề thủ thủ công:
* Nông nghiệp:
- Văn Lang là một nước nông nghiệp.
-Trồng trọt chăn nuôi ngày một phát triển. 
* Nghề thủ công: 
- Xuất hiện nghề mới (dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền). 
- Nghề luyện kim được chuyên môn hoá cao (vũ khí, trống đồng). Đặc biệt là xuất hiện nghề rèn sắt 
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
- Thức ăn chính của người Văn Lang: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà,.thịt, cá.
- Biết làm nhà sàn, tập trung trong chiềng chạ, đi lại bằng thuyền. 
- Trang phục:
+ Nam: đóng khố, cởi trần. 
+ Nữ: Mặc váy, áo xẻ giữa, đeo đồ trang sức. 
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới? 
- Xã hội văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau:
+ Những người quyền quý.
+ Dân tự do.
+ Nô tì.
Sự phân biệt chưa sâu sắc.
- Thường tổ chức lễ hội, vui chơi. 
- Cư dân Văn Lang có một số phong tục, tập quán: tục gói bánh trưng, bánh giầy, ăn trầu
- Thích ca hát, nhảy múa 
- Biết tính ngưỡng. 
Đời sống ngày càng phong phú, đa dạng, độc đáo. Hình thành tình cảm cộng đồng.
4. Sơ kết bài học: (4’)
- Nghề thủ công nào sau đây được chuyên môn hoá? 
	a. Đánh cá, nuôi gia súc. 
	b. Làm gốm, dệt vải. 
	c. Xây nhà, đóng thuyền. 
	d. Đúc đồng, làm đồ trang sức.
- Nguồn lương thực chính của cư dân văn Lang là gì? Nêu những nét mới trong đời sống tinh thần của cư dân Văn lang. 
5. Dặn Dò: (1’)
- Về nhà học bài theo câu hỏi SGK. 
	- Sưu tầm tranh ảnh về nghề luyện kim (Trống đồng, đồ trang sức .) 
	- Xem trước bài “ Nước Âu Lạc”:
 + Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
 + Nước Aõu lạc ra đời
 +Đất nước Âu lạc có gì thay đổi?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13.doc