Giáo án tự chọn Văn 6 - Tuần 24 đến 28 - Trường THCS An Lạc

Giáo án tự chọn Văn 6 - Tuần 24 đến 28 - Trường THCS An Lạc

Tuần 24 Tiết 24

Ngày dạy:

NHÂN HOÁ

A. Mục tiêu cần đạt

 - Nhằm củng cố kiến thức về hoán dụ và các kiểu hoán dụ đã học. Từ đó các em phân biệt được sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

 - Rèn kĩ năng biết và sử dụng ẩn dụ - hoán dụ cho đúng

B. Chuẩn bị

 Soạn bài kĩ - Học sinh xem lại bài Ẩn dụ - hoán dụ

C. Nội dung – phương pháp lên lớp

1. Tổ chức

Lớp 6A: Sĩ số: ./29 Vắng:

Lớp 6B: Sĩ số: ./28 Vắng:

2. Kiểm tra bài cũ

 (?) Thế nào là ẩn dụ? Tìm câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong bài “Đêm nay Bác không ngủ”?

3. Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 654Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Văn 6 - Tuần 24 đến 28 - Trường THCS An Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Tiết 24
Ngày dạy:
NHÂN HOÁ
A. Mục tiêu cần đạt
	- Nhằm củng cố kiến thức về hoán dụ và các kiểu hoán dụ đã học. Từ đó các em phân biệt được sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
	- Rèn kĩ năng biết và sử dụng ẩn dụ - hoán dụ cho đúng
B. Chuẩn bị
	Soạn bài kĩ - Học sinh xem lại bài Ẩn dụ - hoán dụ
C. Nội dung – phương pháp lên lớp
1. Tổ chức
Lớp 6A:
Sĩ số: ./29
Vắng:
Lớp 6B:
Sĩ số: ./28
Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ
	(?) Thế nào là ẩn dụ? Tìm câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong bài “Đêm nay Bác không ngủ”?
3. Bài mới
I. Thế nào là hoán dụ?
Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó làm tăng sự gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
(?) Qua những ví dụ cụ thể hướng dẫn và củng cố cho các em về khái niệm hoán dụ?
II. Các kiểu hoán dụ
- Lấy bộ phận chỉ toàn thể
- Lấy vật chứa đựng chỉ bộ phận bị chứa đựng
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
- Lấy cái cự thể để gọi cái trừu tượng
(?) Có mấy kiểu hoán dụ?
III. Luyện tập
	Xác định biện pháp nhân hoá trong các câu sau:
a. 	Yêu biết mấy những con đường ca hát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
	b. 	Xuân ơi xuân, vui tới mênh mông
	Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
4. Củng cố
	(?) Thế nào là nhân hóa?
(?) Có mấy kiểu nhân hoá?
5. Hướng dẫn
	Học bài, lấy ví dụ minh hoạ
	Tìm biện pháp nhân hoá trong các văn bản đã học
Tuần 25
Tiết 25
Ngày dạy:
ẨN DỤ
A. Mục tiêu cần đạt
	Trên cơ sở các em đã học biện pháp ẩn dụ, giờ này nhằm củng cố phần lí thuyết đã học, áp dụng và xác định biện pháp ẩn dụ trong các văn bản đã học
B. Chuẩn bị
	Nắm vững kiến thức ẩn dụ đã học
C. Nội dung – phương pháp lên lớp
1. Tổ chức
Lớp 6A:
Sĩ số: ./29
Vắng:
Lớp 6B:
Sĩ số: ./28
Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ
	(?) Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá?
3. Bài mới
I. Thế nào là ẩn dụ?
1. Là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng => tăng sự gợi hình cho diễn đạt
2. Ẩn dụ là cách so sánh ngầm trong đó ẩn đi sự vật được so sánh mà chỉ nêu hình ảnh so sánh.
(?) Thế nào là biện pháp ẩn dụ?
II. Luyện tập
(?) Sưu tầm biện pháp ẩn dụ trong những câu ca dao mà em biết
a. 	Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
	b. 	Một thuyền, một bến một dây
	Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay ta chịu cùng
Bài tập 5 trang 92: 
	 - Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay
	 - Con cò ăn bãi rau răm
	Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai
(?) Sự giống và khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ?
	* Giống nhau: Đều có nét tương đồng
	* Khác nhau: 	- So sánh là đối chiếu vế A và B
	- Ấn dụ là so sánh ngầm ẩn đi vế A mà chỉ nêu vế B
4. Củng cố
	(?) Thế nào là biện pháp ẩn dụ?
(?) Ẩn dụ và so sánh giống và khác nhau như thế nào?
5. Hướng dẫn
	Học bài chú ý làm hết các bài tập trong SGK, trong các văn bản đã học.
Tuần 26
Tiết 26
Ngày dạy:
HOÁN DỤ
A. Mục tiêu cần đạt
	- Nhằm củng cố kiến thức về hoán dụ và các kiểu hoán dụ đã học. Từ đó các em phân biệt được sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
	- Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng ẩn dụ, hoán dụ cho đúng
B. Chuẩn bị
	Soạn bài kĩ; Học sinh xem lại bài ẩn dụ, hoán dụ
C. Nội dung – phương pháp lên lớp
1. Tổ chức
Lớp 6A:
Sĩ số: ./29
Vắng:
Lớp 6B:
Sĩ số: ./28
Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ
	(?) Thế nào là ẩn dụ? Tìm câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong bài Đêm nay Bác không ngủ.
3. Bài mới
I. Thế nào là ẩn dụ?
Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó làm tăng sự gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
GV: Qua những ví dụ cụ thể hướng dẫn và củng cố cho học sinh về khái niệm hoán dụ.
II. Các kiểu hoán dụ
- Lấy bộ phận chỉ toàn thể
- Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
(?) Có mấy kiểu hoán dụ?
III. Bài tập nhanh
	Xác định và chỉ rõ mối quan hệ của phép hoán dụ trong khổ thơ:
	Em đã sống bởi vì em đã thắng
	Cả nước bên em quanh giường nệm trắng
	Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
	Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa.
QH: Vật chứa (cả nước) và vật được chứa (nhân dân Việt Nam sống trên đất nước Việt Nam)
4. Củng cố
	(?) Thế nào là hoán dụ?
(?) Có mấy kiểu hoán dụ?
5. Hướng dẫn
	Học bài, lấy ví dụ minh hoạ
	Áp dụng để làm các bài tập về hoán dụ
Tuần 27
Tiết 27
Ngày dạy:
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
MINH HUỆ - TỐ HỮU
A. Mục tiêu cần đạt
	- Trên cơ sở các em đã học hai bài thơ Đêm nay Bác không ngủ và Lượm của nhà thơ Minh Huệ - Tố Hữu tiết học này giới thiệu cho các em hiểu hơn nữa về Minh Huệ - Tố Hữu.
	- Giáo dục các em yêu thích những bài thơ đã học và học thuộc lòng.
B. Chuẩn bị
	Đọc kĩ bài thơ đã học
C. Nội dung – phương pháp lên lớp
1. Tổ chức
Lớp 6A:
Sĩ số: /29 
Vắng:
Lớp 6B:
Sĩ số: /28
Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ
	(?) Đọc thuộc bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
	(?) Đọc thuộc bài thơ Lượm - Tố Hữu
3. Bài mới
I. Giới thiệu tác giả Tố Hữu – Minh Huệ?
1. Minh Huệ
- Tên khai sinh: Nguyễn Thái
- Sinh 1927; quê Nghệ An
- Viết văn từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- Viết bài Đêm nay Bác không ngủ trong khi đi chiến dịch Biên giới năm 1950
2. Tố Hữu:
- Tên thật: Nguyễn Kim Thành
- Quê ở Thừa Thiên Huế
- Ông là nhà thơ lớn của dân tộc
(?)Tên khai sinh?
(?) Năm sinh?
(?) Ông viết văn từ bao giờ? viết bài Đêm nay Bác không ngủ vào năm nào?
(?) Tên thật của tác giả? Quê quán?
(?) Ông đã viết những bài thơ nào mà em biết?
II. Thi đọc thơ Minh Huệ - Tố Hữu
- Cử 4 tổ trưởng làm ban giám khảo => chấm
- Kết quả xếp thứ.
- Phân lớp làm 4 nhóm để thi đọc thuộc lòng.
- Cho bốc thăm bài thơ.
- Một em đọc câu đầu => đọc tiếp sức
4. Củng cố
	(?) Sự hiểu biết của em về tác giả Minh Huệ - Tố Hữu?
(?) Em đã đọc những bài thơ nào của hai tác giả trên?
5. Hướng dẫn
	Học bài, tìm những bài thơ của hai tác giả trên học thuộc
Tuần 28
Tiết 28
Ngày dạy:
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu rõ và nắm chắc
	- Nắm vững những đặc điểm, khái niệm và vai trò của thành phần chính và thành phần phụ của câu - đặc biệt là chủ ngữ và vị ngữ
	- Rèn kĩ năng nhận diện chính xác và phát triển được hai thành phần chính chủ ngữ - vị ngữ của câu trần thuật đơn.
B. Chuẩn bị
	Đọc kĩ các văn bản đã học để xác định đặc điểm, cấu tạo câu trần thuật đơn.
C. Nội dung – phương pháp lên lớp
1. Tổ chức
Lớp 6A:
Sĩ số: ./29
Vắng:
Lớp 6B:
Sĩ số: ./28
Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ
	(?) Sự hiểu biết của em về tác giả Minh Huệ - Tố Hữu?
3. Bài mới
I. Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu
- Thành phần chính là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt ý trọn vẹn.
- Thành phần phụ là thành phần không bắt buộc có mặt trong câu.
Chủ ngữ + Vị ngữ} Thành phần chính
Trạng ngữ} thành phần phụ
(?) Trong câu có những thành phần nào? Thành phần nào là thành phần chính, thành phần nào là thành phần phụ? 
(?) Thế nào là thành phần chính, thành phần phụ?
(?) Thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu?
II. Chủ ngữ
- TP chủ ngữ nêu lên sự vật, hiện tượng có đặc điểm hành động, trạng thái miêu tả ở vị ngữ.
? Trả lời cho câu hỏi ai? Cái gì? Con gì?
- Từ loại thường dùng làm chủ ngữ: Đại từ, danh từ, cụm danh từ.
(?) TP CN trong câu là TP nào?
(?) TP CN thường trả lời cho câu hỏi nào?
(?) Từ loại nào thường làm CN?
Bài tập nhanh: Xác định chủ ngữ trong câu sau:
a. Cây tre là người bạn thân.
b. Thi đua là yêu nước
c. Đẹp là điều ai cũng mong muốn.
III. Vị ngữ
- Vị ngữ là thành phần chính có khả năng kết hợp với phó từ
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào?
Vị ngữ: Động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ.
(?) Thế nào là vị ngữ? Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
(?) Những từ loại nào trực tiếp làm vị ngữ?
4. Củng cố
	(?) Phân biệt thành phần chính, thành phần phụ trong câu?
(?) Thế nào là thành phần chủ ngữ - vị ngữ?
5. Hướng dẫn
	Làm hết các bài tập sách giáo khoa.
	Học bài phân biệt các thành phần của câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon ki II van 6.doc