Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 1 đến bài 5

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 1 đến bài 5

Bài 1: NHÌN CHUNG VĂN HỌC DÂN GIAN THANH HOÁ

 * MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh:

 - Thấy được những sắc thái riêng những thể loại chính và nội dung cơ bản của VHDG Thanh Hoá.

 - Tự hào và có ý thức trách nhiệm đối với những giá trị của VHDG địa phương.

 * CHUẨN BỊ

GV cho HS tìm hiểu và chuẩn bị bài học này ở nhà. Giao cho các em sưu tầm các thể loại VHDG ở địa phương (xã, thị trấn, huyện)

 * TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ

- GV ổn định những nền nếp bình thường

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS: Tình hình sưu tầm, kết quả, nhận thức của HS về VHDG địa phương.

 

doc 23 trang Người đăng thu10 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 1 đến bài 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 6
Bài 1: nhìn chung văn học dân gian thanh hoá
	* Mục tiêu cần đạt	 Giúp học sinh:
	- Thấy được những sắc thái riêng những thể loại chính và nội dung cơ bản của VHDG Thanh Hoá.
	- Tự hào và có ý thức trách nhiệm đối với những giá trị của VHDG địa phương.
	* Chuẩn bị
GV cho HS tìm hiểu và chuẩn bị bài học này ở nhà. Giao cho các em sưu tầm các thể loại VHDG ở địa phương (xã, thị trấn, huyện)
	* Tiến trình lên lớp
 a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ
- GV ổn định những nền nếp bình thường
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS: Tình hình sưu tầm, kết quả, nhận thức của HS về VHDG địa phương.
- GV giới thiệu bài mới.
 b. tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chủ yếu về hoàn cảnh sáng tác, nội dung của VHDG Thanh Hoá.
- GV cho HS đọc phần khái quát chung (trang 7).
- GV nêu các câu hỏi:
+ Tác giả của VHDG Thanh Hoá?
+ Hoàn cảnh sáng tấc của VHDG Thanh Hoá?
+ Những nội dung chủ yếu của VHDG Thanh Hoá?
+ Sắc thái địa phương được thể hiện như thế nào?
i. một vài nét về hoàn cảnh sáng tác, nội dung chủ yếu của VHDG Thanh Hoá.
- Tác giả (chủ nhân): là đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Thổ, Khơ mú, Mông...
- Hoàn cảnh sáng tác: trong lao động, đấu tranh, trong các sinh hoạt văn hoá cộng đồng... lưu hành theo lối truyền miệng, được kể - hát - diễn xướng.
- Nội dung: phong phú, phản ánh nhiều mặt đời sống (lao động, đấu tranh, ứng xử, đạo đức, tình cảm...) 
HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung.
- Sắc thái địa phương: địa danh, con người, dấu tích, cách cảm cách nghĩ của con người xứ Thanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thể loại chính của VHDG Thanh Hoá.
- GV tổ chức cho HS đọc, tìm hiểu từng thể loại của VHDG Thanh hoá.
- GV căn cứ vào tình hình hiểu biết của HS về VHDG địa phương để kết hợp sử dụng phương pháp dạy học phù hợp (kết hợp trao đổi với thuyết trình, minh hoạ từ thực tế ở địa phương các em.
- Các em có thể kể tên, đọc các tác phẩm dân gian địa phương.
- GV nhấn mạnh những ý chính của từng thể loại để HS bước đầu biết phân biệt các thể loại VHDG ở Thanh Hoá.
- Do thời gian hạn chế, kiến thức tiết dạy học này lại nhiều, GV phải tính toán thu xếp nội dung bài dạy cho phù hợp, cần nhấn mạnh khái niệm và giới thiệu các tác phẩn VHDG.
ii. các thể loại chính của vhdg thanh hoá.
1. Truyện về sự hình thành núi, sông, đồng ruộng.
- Truyện giải thích các địa danh (tên núi, tên sông, tên cánh đồng, cồn bãi...)
Ví dụ: Ông Vồm, chàng Go ở Thiệu Hoá, ông Nưa ở Triệu Sơn, ông Bưng ở Hoằng Hoá.
- Những vị thần khổng lồ với sức mạnh vô biên được phóng đại theo kích thước vũ trụ qua trí tưởng tượng.
- Họ là anh hùng văn hoá, gắn với từng vùng, có công khai sáng quê hương, được truyền tụng, được thờ cúng gắn với tín ngưỡng dân gian.
2. Sử thi dân gian
- Là những sáng tác tự sự dài bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp kể lại những sự kiện quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
- Các sử thi tiêu biểu:
+ Tooi ặm oóc nặm đìn (kể chuyện sinh ra đất nước) của dân tộc Thái.
+ Đẻ đất đẻ nước (còn gọi là Mo Tiêu, kể về việc đẻ đất đẻ nước nương bản) của dân tộc Mường.
+ Cá xa sằng khăn (Thường Xuân)
+ Kin chiêng boóc mạy (Bá Thước)
3. Dã sử (truyền thuyết)
- Là những truyện về các nhân vật lịch sử được nhân dân lưu giữ và kể lại bằng phong cách dân gian.
- Các truyện dã sử về Bà Triệu, Lê Đại Hành, Dương Đình Nghệ, Lê Văn Hưu, Hồ Quý Ly, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân...
4. Truyện cổ tích
- Truyện cổ tích Thanh Hoá phát triển ở loại cổ tích sinh hoạt, gắn với những cuộc đời, những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể ở địa phương.
- Những truyện cổ ở Thanh Hoá: 
+ Chung với cả nước: Hòn Vọng Phu (Đông Sơn), Quả dưa hấu (Nga Sơn)
+ Riêng của Thanh Hoá: Từ Thức (Nga Sơn), Phương Hoa (Hậu Lộc).
5. Truyện thơ dân gian
- Là một thứ cổ tích sinh hoạt vừa mang yếu tố truyện (tự sự) vừa mang yếu tố thơ (trữ tình) được sáng tác (kể chuyện thơ trong lao động sản xuất, hội hè, tế lễ, gặp gỡ hoặc chia li...)
- Những truyện thơ dân gian ở Thanh Hoá:
+ Song tinh-Bất dạ (Nguyễn Hữu Hào)
+ Truyện Phương Hoa (Nguyễn Han)
+ Khăm Panh (của người Thái)
+ Nàng Nga - Hai mối, Nàng ờm - chàng Bồng Hương (của người Mường).
+ Tiếng hát làm dâu (của Người Mông)
6. Truyện cười và giai thoại
- Truyện cười dùng tiếng cười để phê phán, đả kích. Tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh và Truyện Xiển Bột. 
- Giai thoại là những truyện hay (vui, buồn) đề
cao những gương học tập, tu dưỡng, ca ngợi trí thông minh... gắn với các danh nhân như Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ...
7. Tục ngữ, phương ngôn, câu đố
- Có cùng phương thức biểu hiện là nối vần, có nội dung nổi bật là lòng tự hào về quê hương Thanh Hoá (thiên nhiên, con người, làng nghề...)
Ví dụ: 
Nghệ Yên Thành, Thanh Nông Cống.
Được mùa Nông Cống sống mọi nơi
Văn như Phương Hoa, Võ như Triệu ẩu.
Trai Đại Bái, gái Phố Bôn...
- Có lối diễn đạt bọc trực thể hiện cách cảm cách nghĩ của người Thanh Hoá.
Ví dụ:
Cà làng Hạc ăn gãy răng, khoai làng Lăng ăn tắc cổ.
Cá mè sông Mực... nước mắm Do Xuyên
8. Ca dao
- Ca dao Thanh Hoá mang cái hồn chung của ca dao toàn quốc nhưng nét riêng là cách bọc trực hồn nhiên của tình cảm con người xứ Thanh (Bài ca người thợ mộc, các bài ca dao khác).
- Ca dao Thanh Hoá phát triển mạnh nhất là bộ phận ca dao về tình yêu, ca dao kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
9. Dân ca
- Có nhiều làn điệu dân ca của nhiều tộc người cư trú trên quê hương Thanh Hoá.
- Các làn điệu dân ca Thanh Hoá.
Khặp (dân tộc Thái), Xường (dân tộc Mường)
Múa đèn, Chèo chải, Hò sông Mã (dân tộc kinh)...
10. Ca vè
- Gắn với những con người, sự việc cụ thể ở từng địa phương, bọc lộ thái độ yêu ghét của nhân dân.
- Ví dụ: Vè Thằng nhác, vè ăn tham, Nhật trình...
Hoạt động 3:
- GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong TL (trang 11).
- Mỗi nhóm làm 1 câu, sau đó các nhóm cử đại diện trình bày. Lớp góp ý. GV bổ sung.
iii. luyện tập
1. Căn cứ để phân biệt VHDG Thanh Hoá với VHDG các địa phương khác:
- Những tên đất, tên làng, tên địa danh (truyện về bà Triệu, Trạng Quỳnh..., ca dao về thợ mộc, về sông Tuần, núi Nưa; tục ngữ, phương ngôn về các sản vật địa phương Thanh Hoá.
- Thể hiện tâm hồn tính cách người dân quê Thanh.
(Gợi ý: Bài ca người thợ mộc)
2. Các thể loại VHDG Thanh Hoá (10 thể loại)
Nét đặc sắc của từng thể loại (truyện, ca dao, tục ngữ...). GV cho HS nêu và phân tích dẫn chứng đó.
3. Có ý kiến cho rằng: VHDG Thanh Hoá khác nhiều so với VHDG cả nước?
GV gợi ý các em hiểu đúng vấn đề. Đó là: 
- VHDG Thanh Hoá trong dòng chảy chung của VHDG cả nước với những sự tác động qua lại và quan hệ mật thiết. Cho nên: 
+ Có những nét chung: Phương thức sáng tác, lưu truyền, thể loại, nội dung - cả những nét chung đề tài, sự việc (Từ Thức, Mai An Tiêm, Vọng Phu...)
+ Có những nét riêng: Tên đất, tên người, tâm hồn tính cách người dân xứ Thanh.
- Gọi là nét riêng chứ không nên cho là "khác nhiều so với kho tàng VHDG cả nước". 
4. Tìm hiểu, ghi lại một số tác phẩm VHDG Thanh Hoá.
HS trình bày, GV bổ sung cho phù hợp với thể loại. Có thể các em có sự nhầm lẫn giữa thơ và
ca dao, giữa ca dao với tục ngữ, giữa các loại truyện dân gian... GV phải chú ý để các em phân biệt được thể loại VHDG.
Hoạt động 4.	iv. tổng kết
- Những vấn đề cơ bản về VHDG Thanh Hoá, gồm: Hoàn cảnh, đối tượng, phương thức sáng tác, nội dung, thể loại.
- Có ý thức sưu tầm, giữ gìn những giá trị của các tác phẩm VHDG Thanh Hoá.
c. hướng dẫn học ở nhà
	- Nắm vững các đặc trưng thể loại VHDG Thanh Hoá, liên hệ với VHDG cả nước.
- Tiếp tục làm bài tập 4.
- Chuẩn bị bài 2: Một số bài ca dao về "đất và người" xứ Thanh.
Bài 2: một số bài ca dao về đất và người xứ thanh
* Mục tiêu cần đạt	 Giúp học sinh:
- Nắm được những nội dung cơ bản về đất và người Thanh Hoá qua một số bài ca dao với những nét nghệ thuật tiêu biểu của ca dao Thanh Hoá.
- Bồi dưỡng lòng tự hào về mảnh đất và con người xứ Thanh qua ca dao.
* Chuẩn bị
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị các câu hỏi trong TL (trang 14)
- TL giới thiệu 11 bài ca dao, GV phải tính toán lựa chọn một số bài tiêu biểu để đảm bảo thời gian trên lớp.
* Tiến trình lên lớp
	a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ
- GV ổn định những nền nếp bình thường
- Kiểm tra bài cũ
+ Các thể loại VHDG Thanh Hoá
+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
- GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới: Ca dao về đất và người Thanh Hoá
b. tổ chức đọc - hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nội dung về đất Thanh và con người quê Thanh qua 11 bài ca dao.
- GV cho 2 HS đọc 2 lần 11 bài ca dao. GV nhận xét cách đọc ca dao và sửa chữa.
- GV nêu câu hỏi 1 (TL) các bài nói về đất ? về người ?
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về đất Thanh qua 4 bài ca dao trên?
i. Đất thanh và con người quê thanh qua ca dao.
Về đất Thanh: có các bài 1, 2, 3, 4.
Về người quê Thanh: bài, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.
1. Đất Thanh:
- Với các địa danh: Nga Sơn, Thần Phù, Sông Tuần, Kẻ Trọng - Kẻ Cát - Kẻ Mau.
- Với nền thái bình âu ca của đất vua chúa (Lê, Hồ, Trịnh, Nguyễn)...
- Với các vẻ đẹp của sông núi, biển rừng có thuyền đi như sao hôm rằm, Hàm Rồng một giải mờ mờ núi cao... Đó là những danh thắng.
- Với các sản vật: Cau, mía, lắm tiền...
- Giọng điệu các bài ca dao khoẻ khoắn, biểu hiện niềm tự hào về vùng đất nhiều danh thắng, gắn với những chiến tích chống ngoại xâm và cũng là mảnh đất màu mỡ, giàu có.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ trong các bài ca dao trên?
- Từ khẩu ngữ: Ta, kẻ, lắm, khéo, vụng... các từ Hán Việt: Thang mộc, thái bình, âu ca...
vừa trang trọng vừa tự nhiên.
- GV có thể cho HS bình bài ca dao số 3 (Sông Tuần... như sao hôm rằm)
- Đây là vẻ đẹp của vùng sông nước núi non từ sông Tuần (cầu Tào Xuyên đến cầu Hàm Rồng trên Sông Mã)
+ Cách tả cảnh: một giải..., núi thẳm sông sâu...
+ Cách so sánh: Thuyền đi như sao hôm...
+ Cách dùng từ cảm: Vui thay
- GV nêu câu hỏi 2 (TL) 
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, cô giáo bổ sung.
2. Người quê Thanh
- Nói đến đạo làm cha mẹ: bài 5, 6.
Nói về đạo làm con: bài 7, 8, 10.
Nói về tình yêu lứa đôi: bài 9
Nói về đạo vợ chồng: bài 11
- Em có nhận xét gì về nội dung các bài ca dao trên?
HS làm việc theo nhóm. Các nhóm cử đại diện trả lời. Lớp bổ sung. GV nhấn mạnh một số ý chính để HS nắm.
- GV nêu yêu cầu bài tập 3. Cá nhân hoặc nhóm trình bày miệng nội dung đã chuẩn bị, hoặc dựa vào nội dung về Đất Thanh và người quê Thanh để phát triển thành bài tập miệng.
Lớp nhận xét, GV bổ sung.
- ... thương về người mẹ hiền lành, chăm chỉ, vất vả cả một đời và sự xót xa của tác giả trước nấm mồ của mẹ.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc - hiểu văn bản.
- GV cho HS đọc lại văn bản để cảm nhận nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- GV cho HS xác định các tiêu đề để định hướng phân tích văn bản.
- GV nêu câu hỏi: Hình ảnh người mẹ hiện lên trong nỗi nhớ của người con như thế nào ? qua những từ ngữ, hình ảnh nào ?
- GV có thể cho HS bình nội dung này, hoặc sưu tầm những câu ca dao, câu thơ nói về hình ảnh người mẹ hiền.
i. đọc - hiểu
1. Hình ảnh người mẹ qua nỗi nhớ của người con.
- Sống với ruộng đồng (người mẹ nông thôn) tấm áo nâu, đau khổ, lo toan, suốt một đời vất vả.
Lời thơ chân thật, bình dị như chính cuộc đời mẹ.
- Về với đất (nghĩa bóng: chết), chẳng dặn điều gì, đem theo cả lo toan, nhận phần mình một nấm mồ... mẹ ra đi ra đi rất nhẹ.
Hình ảnh người mẹ hiền lành, chăm chỉ, lo toan, lặng lẽ hy sinh vì chồng con. Đó chính là vẻ đẹp truyền thống, nơi nuôi dưỡng những người con anh hùng cho Tổ quốc. Đúng như nhà thơ Tố Hữu viết:
	Việt Nam ! Ôi Tổ quốc thương yêu
	Trong khổ đau Người đẹp hơn nhiều.
	Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
	Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
	Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời.
	(Trên đường thiên lý)
- GV nêu câu hỏi: Tình cảm của con người trong bài thơ này là gì? (qua ngôn ngữ, qua giọng thơ...)
HS làm việc theo nhóm, cử đại diện phát biểu. Lớp góp ý. GV bổ sung.
2. Tình cảm của tác giả
- Trở về nhà không gặp được mẹ nữa. Mẹ ra đi rất nhẹ, rất thanh thản. Người con cảm thấy "tội" cho mình - Đó là sự xót thương đối với mẹ, xót thương cho mình, một chút ân hận và cô đơn.
- Câu thơ cuối kéo dài, nối dài - nối dài nỗi nhớ thương, buồn đau trước mộ mẹ, giữa đồng chiều, nắng đang tắt nơi xa... Tất cả thật buồn bã, vắng lặng, hiu hắt khi không còn mẹ ở trên đời!
- Khổ thơ cuối với âm điệu trầm buồn đến tê tái, se thắt càng thấy cái tình của người con đối với mẹ sâu nặng như thế nào.
Hoạt động 3: 
GV tổ chức cho HS phát biểu phần Ghi nhớ. GV bổ sung.
* Ghi nhớ
- Hình ảnh người mẹ hiền lành, lo toan, vất vả, im lặng hi sinh. Tình cảm tiếc thương của tác giả đối với mẹ.
- Thể thơ tự do, ngôn ngữ bình dị, giọng thơ tha thiết... biểu hiện cảm xúc chân thành của tác giả.
Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập qua 2 câu hỏi:
- Giọng thơ có gì đặc biệt?
- Cảm nghĩ của em về mẹ khi đọc bài thơ này?
HS đứng tại chỗ trả lời. GV góp ý, bổ sung.
iii. luyện tập
- Giọng thơ có thay đổi theo cảm xúc (câu dài, ngắn). Âm hưởng trầm buồn, nhịp thơ chậm đ giọng điệu buồn.
- Cảm nghĩ về mẹ: Tự hào vì có một người mẹ như thế. Buồn vì không còn mẹ nữa. Cố gắng để không phụ lòng mẹ.
c. hướng dẫn học ở nhà
- Thuộc bài thơ và nắm những nội dung cơ bản, nét nghệ thuật đặc sắc (ngôn ngữ, giọng điệu).
- Chuẩn bị bài 5: Làng cò và Ve sầu.
Bài 5: đọc - hiểu một trong hai bài thơ hiện đại
Văn bản 	làng cò
	(Mạnh Lê)
* Mục tiêu cần đạt	 Giúp học sinh:
- Thấy được hình ảnh con Cò gắn bó quen thuộc với người nông dân với làng quê xưa cũng như nay qua bài thơ có nhịp giống với đồng dao.
- Có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên để cho cuộc sống hài hoà.
* Chuẩn bị
- GV cho HS sưu tầm những tranh ảnh, bài thơ, ca dao, truyện dân gian có hình ảnh con Cò.
- GV cho HS chuẩn bị các câu hỏi trang 28.
* Tiến trình lên lớp
	a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ
- GV ổn định những nền nếp bình thường
- Kiểm tra + Bài Tiếng đàn bầu hoặc Kính tặng mẹ
	 + Chuẩn bị bài cho tiết học này: Làng Cò
- GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới
b. tổ chức đọc - hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung về tác giả, bố cục...
GV cho HS đọc văn bản, sau đó đọc phần chú thích và nêu các vấn đề tìm hiểu chung: về tác giả, nhịp thơ, bố cục, đại ý...
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
i. tìm hiểu chung
1. Tác giả (xem tài liệu trang 28)
2. Thể thơ: Tám chữ, ngắt nhịp 4/4 giống nhịp của đồng dao, gợi không khí dân gian, dễ nhớ, dễ đọc.
3. Bố cục: 2 phần
- 3 khổ đầu: Con Cò với làng quê Việt Nam.
- 2 khổ cuối: Con Cò trong cuộc sống hiện đại.
4. Đại ý: Con Cò gắn bó với tên làng, gắn bó với cuộc sống của người nông dân. Trong cuộc sống hiện đại, Còn vẫn gần gũi với con người.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc - hiểu văn bản
- GV cho HS đọc diễn cảm, đúng giọng điệu 3 khổ thơ đầu. Nêu các câu hỏi để HS suy nghĩ, trả lời:
+ Hình ảnh con Cò gắn bó với làng quê như thế nào?
+ Cò gắn bó với con người như thế nào?
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung và có thể bình.
ii. đọc - hiểu
1. Con cò với làng quê và con người Việt Nam.
- Với làng quê Việt Nam: Cò thành tên gọi (làng Cò). ở Thanh Hoá có những làng Cò (Triệu Sơn, Hoằng Hoá...), có những vườn Cò (Ngọc Lặc...). Các tỉnh khác cũng vậy.
Làng Cò, ở đó có con người cùng chung sống với Cò từ bao đời nay.
- Cò gần gũi, gắn bó với con người:
Cò sống theo người nết ăn nết ở, Cò nương gốc lúa, gặp hạn...gọi mưa, báo cho làng biết trời sắp có bão... 
- Trong cái gian khổ vất vả của người nông dân xưa đã có những con Cò chia sẻ, đồng cảm, như người bạn của nhà nông. Và chính những cánh Cò trắng trên đồng càng tô vẽ bức tranh quê yên bình.
- GV gọi HS đọc 2 khổ thơ cuối và nêu các câu hỏi:
+ Em hiểu gì về cuộc sống hiện đại được tác giả nói đến ở 2 khổ thơ cuối?
+ Cò với cuộc sống hiện đại như thế nào?
+ Tác giả muốn gửi gắm ý tứ, tình cảm gì trong bài thơ?
HS trao đổi theo nhóm, cử đại diện trình bày. Lớp góp ý. GV bổ sung.
2. Con Cò trong cuộc sống hiện đại
- Cuộc sống hiện đại ở làng quê: giàu có, tường xây mái chắn, điện sáng lung linh, người đến rộn làng, quay phim chụp ảnh...
Đó là niềm vui đổi mới của cả đất nước.
- Cò thương đất lành, không ngủ nằm mà ngủ đứng, ngủ một chân... (chia sẻ với con người).
- Cò bay vào lịch, nâng hồn quê qua câu ca về những cánh cò.
Dù trong cuộc sống hiện đại, hình ảnh con Cò vẫn tồn tại trong tâm hồn người Việt, là biểu tượng của người nông dân Việt Nam - chịu khó lam lũ, gần gũi...
- Tác giả muốn gửi gắm ý tứ, tình cảm: Hãy giữ lấy hồn quê, hồn Việt, để quê hương mãi "trắng những cánh cò bay lả, giữ lấy môi trường bình yên".
Hoạt động 3: Qua bài thơ, em rút ra những điều ghi nhớ gì? 
HS đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung.
* Ghi nhớ
- Con Cò gắn với làng quê, với con người cả lúc khó khăn vất vả cũng như khi cuộc sống giàu có, hiện đại. Hãy giữ lấy bình yên cho những cánh Cò trong đời sống và trong ca dao.
- Thể thơ tám chữ, nhịp thơ 4/4 giống nhịp của đồng dao gần gũi quen thuộc. Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh.
Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập 
GV cho HS suy nghĩ các câu hỏi:
iii. luyện tập
Bài thơ gợi suy nghĩ: Cảm thương, chia sẻ với hình ảnh con Cò về cuộc sống vất vả và sự gắn bó với làng quê, với con người.
Con Cò làm nên vẻ đẹp của ca dao, của đồng quê, của cuộc sống.
Cần giữ gìn môi trường để Cò được bình yên gần gũi với con người.
- Những câu thơ, ca dao có hình ảnh con Cò(...)
c. hướng dẫn học ở nhà
- Thuộc bài thơ. Nắm phần ghi nhớ.
- Viết bài về hình ảnh con Cò.
- Ôn tập chương trình Ngữ văn địa phương lớp 6.
Văn bản 	ve sầu
	(Mai Ngọc Thanh)
* Mục tiêu cần đạt	 Giúp học sinh:
- Thấy được cách cảm nhận của tác giả về hình ảnh con ve sầu kêu suốt mùa hè rút hết ruột gan để rồi rơi xuống nhẹ hơn chiếc lá.
- Thấy được ngôn ngữ bình dị mà ý tứ sâu sắc, triết lý về sự hi sinh đối với cuộc đời.
* Chuẩn bị
GV cho HS tìm hiểu bài thơ ở nhà. Tìm những bài thơ, bài hát có hình ảnh ve sầu gắn với tuổi thơ em.
* Tiến trình lên lớp
a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ
- GV ổn định những nền nếp bình thường
- Kiểm tra 	+ Bài viết về hình ảnh con Cò trong thơ, trong ca dao
	+ Chuẩn bị bài mới: Ve sầu:
- Giáo viên chuyển tiếp giới thiệu bài mới
b. tổ chức đọc - hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ, đọc phần chú thích và nêu câu hỏi tìm hiểu về tác giả, đại ý của bài thơ.
i. tìm hiểu chung
1. Tác giả (TL trang 29)
2. Thể thơ : Tự do, giàu cảm xúc trữ tình và triết lý.
3. Đại ý: Chuyện về con ve sầu kêu suốt mùa hè, rút hết ruột gan rồi rơi xuống như một chiếc lá.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc - hiểu văn bản
- GV cho HS đọc diễn cảm văn bản rồi nêu câu hỏi:
+ Câu chuyện tác giả kể về chú ve sầu như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về cách thể hiện câu chuyện đó của tác giả? (từ ngữ, hình ảnh...?)
HS đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sungHoa
ii. đọc - hiểu
1. Câu chuyện nhỏ về chú ve sầu
- Ve sầu chết: Vẫn nguyên vẹn hình hài.
+ Bụng rỗng không.
+ Giã biệt bầu trời, vòm cây.
+ Khi đã ca xong bản tráng ca.
+ Hè chín trên tầng tầng phượng vĩ
+ Quả vườn thơm lịm
+ Rơi xuống nhẹ hơn chiếc lá.
+ Không buồn.
- Những từ ngữ, hình ảnh trên vừa gợi tả, gợi cảm (cuộc sống ngắn ngủi, sinh động, hữu ích... của ve sầu đối với cuộc sống, cuộc đời này...)
- GV cho HS đọc chậm bài thơ lần nữa. Sau đó nêu câu hỏi: Từ một câu chuyện nhỏ ấy, tác giả muốn gửi gắm điều gì? nêu bài học gì? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ:
HS trao đổi theo nhóm, đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét. GV bổ sung.
2. Và một bài học sâu sắc
- Hình ảnh ve sầu gợi bài học về chuyện làm người: Biết dâng hiến, biết hy sinh một cách âm thầm, lặng lẽ, vô tư, không tính toán.
- Ngôn ngữ thơ vừa cụ thể vừa triết lý. Âm hưởng trầm lắng, suy tư về cái chết của ve sầu, về tên ve sầu "Ve có buồn đâu mà gọi ve sầu"
Hoạt động 3: Rút ra ghi nhớ.
GV cho HS rút ra những nội dung ghi nhớ.
* Ghi nhớ
Câu chuyện về chú ve sầu chết sau khi đã rút hết ruột, để lại khúc tráng ca mùa hè trên vòm cây,phượng vĩ và bài học về chuyện làm người.
Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 3: Nội dung bài thơ này với bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải để HS suy nghĩ .
GV gới ý. HS đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung.. 
iii. luyện tập
- Nét tương đồng ở hai bài thơ này là: sự hy sinh cho cuộc sống một cách âm thầm, lặng lẽ, vô tư, thanh thản:
	Ta làm con chim hót
	Ta làm một nhành hoa
	Ta nhập vào hoà ca
	Một nốt trầm xao xuyến.
	Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc
	(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
	c. hướng dẫn học ở nhà
- Thuộc bài thơ, nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Hệ thống, ôn tâp kiến thức ngữ văn địa phương lớp 6 cụ thể là:
	+ Văn học dân gian Thanh Hoá
	+ Ca dao Thanh Hoá
	+ Một số bài thơ hiện đại (Làng Cò , Kính tặng mẹ, Tiếng đàn bầu, Ve sầu) với các chủ đề về quê hương, về mẹ, về cách sống và cách làm người ...
	+ Đặc điểm tiếng địa phương Thanh Hoá.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN HOC DIA PHUONG.doc