Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hoàng Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hoàng Hương

1/ Mục tiêu :

 a) Kiến thức : Giúp học sinh

- Hiểu được yêuê2 sự thống nhất chủ đề của bài văn tự sự.

- Biết những biểu hiện của mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề trong văn tự sự.

- Tập tìm bố cục và viết mở bài cho bài văn tự sự

b) Kĩ năng : Rèn kĩ năng xác định chủ đề và lập dàn bài cho bài văn tự sự. Viết được mở bài cho bài văn tự sự.

c) Thái độ : Giáo dục HS ý thức cẩn thận khi xác định chủ đề và thấy sự cần thiết của việc lập dàn bài khi viết văn để tránh lạc đề, thiếu ý khi làm bài văn.

2. Trọng Tâm: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sư

3. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.

4/ Tiến trình :

4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh (6A1 : , 6A3 : , 6A6 : )

4.2) Kiểm tra bài cũ:

 HS1: Nêu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. (10đ)

 - Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể : sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến, không thể bớt đi hay đảo lộn để thể hiện tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

 

doc 14 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hoàng Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn đọc thêm 
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Truyền Thuyết
Bài : 4 Tiết : 13
Tuần CM : 4
Ngày dạy : 
1. Mục tiêu : 
 a. Kiến thức : Giúp học sinh
Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
Truyền thuyết địa danh.
Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 b. Kĩ năng: 
Đọc, hiểu văn bản truyền thuyết.
Phân tích và hiểu ý nghĩa một số chi tiết tưởng tượng.
Kể lại được truyện.
 c. Thái độ: - Giáo dục lịng yêu nước, biết ơn những người cĩ cơng với nước.
2. Trọng tâm: Đọc – tìm hiểu văn bản: Ý nghĩa việc LLQ cho mượn gươm và đòi gươm.
3. Chuẩn bị:
GV: - Tranh ảnh về Lê Lợi, về Hồ Gươm.
HS: - Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.	
4. Tiến trình :
4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh (6A1 : , 6A3 : , 6A6 : )
4.2) Kiểm tra bài cũ:
 HS1 : Kể tóm tắt truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”(10đ)
 - Yêu cầu: ngắn gọn, đầy đủ chi tiết chính.
 HS2 : Nêu ý nghĩa truyện. Liệt kê các chi tiết tưởng tượng kì lạ?(10đ)
 - Giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt. 
 - Phản ánh sức mạnh và mơ ước chiến thắng thiên tai bão lụt của nhân dân ta. 
 - Ca ngợi công lao trị thuỷ dựng nước của cha ông ta.
	 HS3 : Kể tóm tắt đoạn đầu “Sự tích Hồ Gươm”(10đ)
 4.3) Bài mới:
Hoạt động 1: Vào bài: 
GV: Tên gọi Hồ Gươm ở Hà Nội ngày nay là do đâu mà có? Anh hùng Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đã đại thắng quân Minh nhờ đâu? Tất cả những điều đó chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. 
Hoạt động 2: Đọc – kể, tìm hiểu chung :
1. Đọc, kể: Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kỳ, thuần tưởng tượng. Kể toàn chuyện 1 lần.
(?) Nêu hiểu biết của em về Anh hùng Lê Lợi?
O Lê Lợi là linh hồn của cuộc kháng chiến vẻ vang của nhân dân ta chống giặc Minh xâm lược thế kỷ XV.
@ GV giải thích về Truyền thuyết địa danh: loại TT giải thích nguồn gốc lịch sử của một điạ danh. “Sự tích Hồ Gươm” là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ Hoàn Kiếm và về Lê Lợi.
2. Giải thích từ khó: (Sgk/42).
3. Bố cục: Gồm 2 phần lớn :
 - Phần 1 : Từ đầu . “trên đất nước” -> Long quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm.
 - Phần 2 : Tiếp theo đến hết -> Long Quân đòi gươm.
Hoạt động 3 : Đọc - Tìm hiểu văn bản.
* Học sinh đọc lại phần 1.
(?) Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
O Vì đất nước lâm nguy, nghĩa quân Lam Sơn còn yếu, nhiều lần thất bại .
(?) Việc Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần có ý nghĩa gì ?
(?) Vậy truyền thuyết này có liên quan đến sự thật lịch sử nào của nước ta?
O Cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn vào đầu thế kỷ XV
(?) Gươm thần đã về tay nghĩa quân Lam Sơn theo cách nào?
O Lưỡi gươm được Lê Thận vớt từ sông lên, chuôi gươm được Lê Lợi lấy từ ngọn cây xuống, về sau chắp lại “vừa như in” thành thanh gươm báu.
(?) Hai nửa thanh gươm được chắp lại thành gươm báu. Điều đó có ý nghĩa gì?
 (Từ miền xuôi -> ngược cùng nhất chí đồng lòng đánh giặc => Liên hệ bài Con Rồng cháu Tiên))
 (?) Thanh gươm báu mang tên “Thuận Thiên” là thuận theo ý trời được Lê Thận trao cho Lê Lợi. Điều đó có ý nghĩa gì?
O Đề cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống giặc Minh và đề cao anh hùng Lê Lợi 
 (?) Trong tay Lê Lợi, thanh gươm báu có sức mạnh như thế nào?
 - Tung hoành khắp nơi khiến quân Minh khiếp sợ
 - Mở đường để nghĩa quân chiến thắng.
(?) Theo em, đó là sức mạnh của gươm hay còn có sức mạnh của con người? Vì sao?
 O Cả 2. Vì : 
 - Sức mạnh của gươm : có vũ khí sắc bén trong tay thì tướng tài sẽ có sức mạnh vô địch.
 - Sức mạnh của người : chỉ trong tay Lê Lợi thanh gươm mới có sức mạnh như thế.
* Học sinh đọc phần 2
 (?) Gươm thần được trao trả trong hoàn cảnh nào? Ở đâu ? Thời gian nào và ai là người thực hiện nhiệm vụ đòi gươm ?
 O - Giặc tan, đất nước thái bình
 - Vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng.
(?) Việc trả gươm trong hoàn cảnh như thế có ý nghĩa gì?
(?) Trong câu chuyện có Rùa Vàng xuất hiện đòi gươm, em thấy trong truyền thuyết nào cũng có Rùa Vàng xuất hiện?
O “An Dương Vương”. Thần Kim Quy giúp vua xây thành, chế nỏ thần.
(?) Em hiểu gì về yếu tố kì ảo này trong truyện dân gian?
O Rùa Vàng là con vật thiêng, luôn làm điều thiện trong các truyện dân gian nước ta.
(?) Ngoài ý nghĩa trên ra, việc Rùa Vàng đòi gươm tại hồ Tả Vọng còn thể hiện ý nghĩa nào?
Hoạt động 4: Tìm hiểu nghệ thuật truyện:
(?) Trong truyện có những chi tiết kì ảo nào? Tác dụng của các chi tiết đó?	
 - 3 lần thả lưới ở 3 chỗ khác nhau nhưng đều vớt được duy nhất một lưỡi gươm có chữ “Thuận Thiên”.
 - Gươm có chữ “Thuận Thiên”
 - Lưỡi gươm được Lê Thận vớt từ sông lên, chuôi gươm được Lê Lợi lấy từ ngọn cây xuống, về sau chắp lại “vừa như in” thành thanh gươm báu.
 - Lưỡi gươm sáng rực một góc nhà khi ở trong tay Lê Lợi 
 - Chuôi gươm ở ngọn đa phát sáng.
 * Tác dụng: tăng sức hấp dẫn cho truyện, thiêng liêng hoá gươm thần. Thanh gươm của ý trời, của chính nghĩa.
(?) Nét đặc sắc trong nghệ thuật kể truyền thuyết này là gì? 
O Các yếu tố kì ảo xen lẫn các yếu tố hiện thực tạo sức hấp dẫn cho truyện.
Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa văn bản
(?) Qua việc tìm hiểu trên, em hãy nêu ý nghĩa truyện.
* Học sinh đọc ghi nhớ (Sgk/43) 
Hoạt động 5: Luyện tập
 - Học sinh xem tranh và phân tích tranh
 - Học sinh đọc phần Luyện tập, xác định yêu cầu các bài tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận tại lớp.
I/ Đọc - kể, tìm hiểu chung :
II/ Đọc - Tìm hiểu văn bản
 1. Long quân cho mượn gươm: 
 a) Hoàn cảnh mượn gươm: 
 - Giặc Minh xâm lược
 - Nghĩa quân còn non yếu, nhiều lần thất bại
à Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần (Tưởng tượng kì ảo) .
=> Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn đã được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ .
 b) Cách cho mượn gươm : 
 - Lê Lợi – chủ tướng – được chuôi gươm trên rừng .
 - Lê Thận – người đánh cá – được lưỡi gươm dưới nước 
-> Tra vào nhau – vừa vặn -> kì ảo 
 => Cuộc khởi nghĩa mang tính toàn dân. Thể hiện yÙ nguyện đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta
 - Thanh gươm báu mang tên “Thuận Thiên” -> Thuận ý trời 
-> Đề cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống giặc Minh và đề cao người anh hùng Lê Lợi.
 c) Sức mạnh của gươm : 
 - Tung hoành khắp nơi khiến quân Minh khiếp sợ
 - Mở đường để nghĩa quân chiến thắng.
-> Vừa là sức mạnh của gươm vừa là sức mạnh của người.
2. Long Quân đòi gươm :
 - Hoàn cảnh : Đất nước thái bình, Vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng.
 - Địa điểm : Hồ Tả Vọng 
 -Thời gian : Một năm sau khi đuổi giặc Minh 
 - Nhân vật đòi gươm : Rùa Vàng - sứ giả Đức Long Quân .
 -> Thể hiện quan điểm yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta.
 - Giải thích hồ Tả Vọng còn mang tên Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm).
3/ Nghệ thuật:
- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của nhân dân ta đoàn kết một lòng đánh giặc.
- Các yếu tố kì ảo mang ý nghĩa tương trưng xen lẫn các yếu tố hiện thực tạo sức hấp dẫn cho truyện.
4/ Ý nghĩa truyện :
 - Đề cao tính chất toàn dân, tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta
 - Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm.
* Ghi nhớ: (Sgk/43)
IV/ Luyện tập : (Sgk/43)
 1) Đọc phần Đọc thêm (Sgk/43)
 2) Vì không thể hiện tính chất toàn dân trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến.
 4) Những truyền thuyết đã học : Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
4.4.Câu hỏi và BT củng cố:
* Câu hỏi khó dành cho HS khá giỏi : Câu 3 Sgk/43
Đáp án: Ý nghĩa truyền thuyết sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô tượng trưng cho cả nước. Trả gươm ở đây là thể hiện lòng yêu hoà bình, tinh thần cảnh giác của nhân dân ta.
@Bài tập trắc nghiệm :
@ Sự tích Hồ Gươm gắn với sự kiện lịch sử nào?
a. Lê Thận bắt được lưỡi gươm.
b. Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.
c. Lê Lợi có báu vật là gươm thần.
d. Cuộc kháng chiến gian khổ chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn.
Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 	a. Đối với tiết học này:
Đọc kĩ truyện, nhớ các sự việc chính, tập đọc, kể truyện diễn cảm bằng lời văn của mình.
Phân tích ý nghĩa của một vài chi tiết tưởng tượng trong truyện.
Sưu tầm các bài viết về hồ Gươm.
Ôn tập các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết. 
Học thuộc bài học, ghi nhớ (Sgk/43).
Hoàn chỉnh các bài tập.
Học kĩ khái niệm truyền thuyết và dùng những truyền thuyết đã học làm sáng tỏ đặc điểm của thể loại.
 b. Đối với tiết học tiếp theo:
Soạn : “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”. Chú ý:
 + Chủ đề là gì?
 + Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Mỗi phần nêu gì?
 + Làm bài tập phần Luyện tập vào tập bài soạn.
5/ Rút kinh nghiệm :
*Nội dung:	
*Phương pháp:	
*ĐDDH:	
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
Truền 
Bài : 4 Tiết : 14
Tuần CM : 4
Ngày dạy : 
1/ Mục tiêu : 
 a) Kiến thức : Giúp học sinh
Hiểu được yêuê2 sự thống nhất chủ đề của bài văn tự sự.
Biết những biểu hiện của mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề trong văn tự sự.
Tập tìm bố cục và viết mở bài cho bài văn tự sự
Kĩ năng : Rèn kĩ năng xác định chủ đề và lập dàn bài cho bài văn tự sự. Viết được mở bài cho bài văn tự sự.
Thái độ : Giáo dục HS ý thức cẩn thận khi xác định chủ đề và thấy ...  sùng,
4.4 Củng cố và luyện tập :
(1) - Chủ đề của văn bản là gì?
(2) Dàn bài còn được gọi là gì? Gồm mấy phần ?
(3) Bài tập 2 – Sgk/46 – Câu b: Truyện Sự tích Hồ Gươm :
* Trả lời:
- MB : nêu rõ sự việc mở đầu là Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm.
- KB : nêu được sự việc kết thúc là Lê Lợi trả gươm và nêu được ý nghĩa truyện là giải thích tên hồ Gươm.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
	a. Đối với tiết học này:
Nắm bài văn tự sự cần có chủ đề thống nhất và bố cục rõ ràng 
Xác định chủ đề và dàn ý của một truyện dân gian đã học
Học thuộc ghi nhớ SGK/45
Hoàn chỉnh các bài tập vào vở bài tập.
 b. Đối với tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài : “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự”
 + Đọc, trả lời các câu hỏi phần I (Sgk/T47 - 48). Chú ý: Cách làm bài văn tự sự.
 + Làm bài tập phần luyện tập vào tập bài soạn.
5/ Rút kinh nghiệm :
*Nội dung:	
*Phương pháp:	
*ĐDDH:	
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM 
BÀI VĂN TỰ SỰ
Truền 
Bài : 4 Tiết : 15,16
Tuần CM : 4
Ngày dạy : 
1. Mục tiêu : 
 a) Kiến thức : Giúp học sinh 
Hiểu cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ diễn đạt trong đề)
Hiểu tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
Nắm những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
Biết cách tìm hiểu đề văn tự sự. cách làm một bài văn tự sự.
Kĩ năng : 
Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
Tập viết phần mở bài và kết thúc cho một bài văn tự sự.
Thái độ : HS có ý thức làm bài văn tự sự theo 4 bước đã học.
2. Trọng Tâm: Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
3. Chuẩn bị :
Giáo viên : Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ
Học sinh : Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
4. Tiến trình :
4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh (6A1 : , 6A3 : , 6A6 : )
4.2) Kiểm tra bài cũ:
 HS1 : ? Chủ đề của bài văn tự sự là gì?(3đ)
 - Là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người viết muốn thể hiện trong văn bản.
 ? Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nêu cụ thể từng phần?(7đ)
 - Ba phần : 
 a. Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
 b.Thân bài : Kể diễn biến của sự việc
 c. Kết bài : Kể kết cục của sự việc.
 HS2 : Sưả bài tập 2 SGK/46 (10đ)
 4.3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài : Muốn làm bài văn tự sự hoàn chỉnh, đạt yêu cầu ta phải nắm vững cách làm bài văn tự sự. Đó là nội dung chính của tiết học hôm nay.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
1. Tìm hiểu đề: 
* HS đọc 6 đề bài trong Sgk/47
(?) Lời văn đề 1, 2 nêu ra những yêu cầu gì về thể loại? Những chữø nào trong đề cho em biết điều đó?
O -Thể loại : Tự sự. 
 - Dựa vào từ “kể”.
=> Đề 1, 2 là đề trực tiếp
(?) Các đề 3,4,5,6 không có từ “kể”, có phải là đề văn tự sự không?
O Phải. Vì đề vẫn yêu cầu có kể việc, có nhân vật, có câu chuyện.
(?) Dựa vào đâu mà em biết như thế ?
 - Đề 3,4,5, 6 : dựa vào sự việc được nêu trong đề bài (dựa vào nội dung)
=> Đề 3,4,5, 6 là đề gián tiếp.
(?) Trong 6 đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?
O Kể việc: 3,5
 Kể người: 2,6
 Tường thuật: 4
 Kể chuyện : 1
(?) Vậy theo em, đề văn tự sự có những đặc điểm gì ?
 (HS thảo luận, trả lời)
2. Tìm hiểu cách làm bài văn tự sự:
@ GV ghi đề lên bảng, HS đọc đề
(?) Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào ?
(?) Vậy, khi tìm hiểu đề, em cần phải làm gì?
* Gv chuyển ý : Sau khi tìm hiểu đề xong, các em phải thực hiện bước tiếp theo, đó là bước lập ý cho bài văn. Lập ý là xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề.
(?) Với đề trên, trước khi kể, em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật, sự việc nào? 
(?) Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì ?
(?) Như vậy, khi lập ý cho bài văn tự sự, em phải xác định được những ý nào ?
(?) Em sẽ lập một dàn ý như thế nào cho đề văn trên?
(?) Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?
 MB : Đời HV thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, biết cười.
 TB : Một hôm có sứ giả của nhà vua rao tìm người tài ra đánh giặc, bỗng dưng Gióng biết nói và bảo mẹ gọi sứ giả vào ..
 KB : Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nha.ø
 (?) Vì sao ở phần Mở bài ta lại bắt đầu từ “Đời HV thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh”?
O Bắt đầu từ đó để không phải kể việc “người mẹ thụ thai, mang thai 12 tháng”
(?) Vì sao phải giới thiệu “Đời HV thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh”?
O Vì nếu không giới thiệu nhân vật thì truyện sẽ không có nhân vật và không kể được.
* GV lưu ý HS : Ta chọn chủ đề Gióng đánh giặc thì khi kể ta có thể bỏ qua đoạn kể việc mẹ Gióng giẫm vào vết chân rất to, chuyện tre đằng ngà và làng Cháy cũng có thể bỏ qua.
=> Kể chuyện quan trọng nhất là xác định chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc
(?) Như vậy, ở phần lập dàn ý, chúng ta phải làm gì ?
* GV lưu ý HS : khi lập dàn bài phải chú ý làm nổi bật chủ đề của bài văn.
(?) Em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em?
 O Là tự mình suy nghĩ viết ra, không sao chép bài của bất kỳ ai.
* GV yêu cầu HS viết phần mở bài và phần kết bài cho đề trên.
(HS viết)
* GV gọi một vài HS đọc phần viết của mình.
 -> Lớp nhận xét, bổ sung.
 -> GV sửa chữa, bổ sung.
(?) Từ quá trình tìm hiểu trên, em rút ra cách làm bài văn tự sự gồm các bước nào?
 O Năm bước : Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết bài, sửa chữa.
Hoạt động2 : HS đọc ghi nhớ SGK/48
 4.4 . Củng cố và luyện tập :
 * GV chia lớp thành 3 nhóm lập dàn ý vào bảng phụ.
 -> Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV sửa chữa, bổ sung.
 * GV yêu cầu HS viết Mở bài và đoạn đầu phần Thân bài -> Học sinh viết
 * GV gọi đại diện 1 số HS đọc bài
- HS đọc, lớp nhận xét
- Gv nhận xét.
I/ Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
 1) Đề văn tự sự 
 a) Ví dụ: 6 đề(Sgk/47)
 - Đề 1, 2 : Tự sự -> Đề trực tiếp
có từ “Kể”
 - Các đề 3,4,5,6 : Tự sự -> Đề gián tiếp không có từ “kể” 
 - Đề kể việc : 3,5
 - Đề kể người : 2,6
 - Đề tường thuật : 4
 - Đề kể chuyện : 1
 b) Ghi nhớ : 
- Có đề trực tiếp (có từ “kể”), có đề gián tiếp (không có từ “kể”)
- Có đề nghiêng về kể, có đề nghiêng về tường thuật.
- Đề thường có hai phần :
 + Yêu cầu về thể loại
 + Yêu cầu về nội dung.
2) Cách làm bài văn tự sự:
 Đề: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
* Bước 1 : Tìm hiểu đề:
- Thể loại : Kể chuyện 
- Nội dung : Câu chuyện em thích : Thánh Gióng.
- Ngôn ngữ : Lời văn của em.
=> Khi tìm hiểu đề cần tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm được: 
 + yêu cầu thể loại
 + yêu cầu nội dung.
 + yêu cầu ngôn ngữ 
* Bước 2 :Lập ý:
 - Nhân vật chính : Thánh Gióng.
 - Sự việc chính : Gióng đánh đuổi giặc Aân xâm lược :
 + Nguyên nhân ?
 + Diễn biến ?
 + Kết quả ?
 - Chủ đề : Ca ngợi công lao đánh giặc của người anh hùng Gióng.
 => Khi lập ý, phải xác định được : 
 + Nhân vật chính
 + Sự việc chính
 + Chủ đề
 + Nguyên nhân, diễn biến ,kết quả của sự việc
 + Ý nghĩa của câu chuyện 
* Bước 3 : Lập dàn ý: 
+ Mở bài : giới thiệu nhân vật Gióng
+ Thân bài: 
 . Gióng gặp sứ giả, bảo vua cho làm ngựa sắt, roi sắt
 . Gióng ăn khỏe, lớn nhanh
 . Gióng nhận ngựa sắt, roi sắt
Vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.
 . Gióng xông trận, giết giặc
 . Roi gãy, lấy tre làm vũ khí
 . Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời.
+ Kết bài : Vua nhớ công ơn 
=> Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau theo bố cục ba phần : 
 + Mở bài: giới thiệu nhân vật và sự việc
 + Thân bài: kể diễn biến của sự việc
 + Kết bài: kể kết quả của sự việc
* Bước 4 : Viết bài (Viết thành văn theo dàn ý trên)
* Bước 5 : Đọc và sửa chữa :
* Ghi nhớ : (Sgk/48)
II/ Luyện tập : Lập dàn ý cho đề bài : Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em.
Dàn ý
 1. MB : Giới thiệu hoàn cảnh của truyện : HV thứ 18 muốn kén rể cho con gái yêu là Mị nương.
 2. TB : 
 - Giới thiệu nhân vật chính của truyện : ST (Thần núi Tản Viên) và TT (Thần biển) cùng đến cầu hôn.
 - Tài năng phi thường của ST và TT. Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
 - Nỗi băn khoăn của nhà vua và yêu cầu sính lễ trong đám cưới Mị Nương.
 - ST đến trước trước cưới được Mị Nương.
 - Cuộc giao tranh quyết liệt giữa ST và TT. Sự thất bại của TT.
 3. KB : Mất Mị Nương, TT ôm hận, năm nào cũng dâng nước đánh ST, gây ra lũ lụt.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhàø:
Học thuộc bài học, ghi nhớ.
Hoàn chỉnh bài tập vào vở bài tập.
Lập dàn ý cho đề bài : Kể chuyện về một người bạn tốt.
Chuẩn bị : Bài viết TLV số 1 tại lớp 2 tiết về văn Tự sự.
 Chú ý : Về nhà :
 + Đọc lại các văn bản Truyền thuyết đã học.
 + Xem lại : . Cách làm bài văn Tự sự
 . Nhân vật và sự việc trong văn Tự sự.
 . Bố cục bài văn tự sự
 + Chuẩn bị giấy viết làm bài viết tại lớp. 
5/ Rút kinh nghiệm:
*Nội dung:	
*Phương pháp:	
*ĐDDH:	
Kiểm tra ngày 9.9.2010
TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4 CHUAN.doc